Phương pháp đào tạo truyền thống

Theo các báo cáo về doanh nghiệp, các công ty có tổ chức chương trình đào tạo có thu nhập cao hơn 218% so với các doanh nghiệp không áp dụng đào tạo nhân sự. Không những vậy, đào tạo năng lực làm việc sẽ giúp tăng 200% hiệu suất làm việc của nhân viên. Vậy làm thế nào để các nhà quản lý có thể giúp doanh nghiệp của mình đạt được những con số như vậy? 

Tuy nhiên tại Việt Nam, các doanh nghiệp hầu vẫn đang quen thuộc với phương thức đào tạo nội bộ truyền thống (đào tạo in-house) và mới bắt đầu những bước đầu tiên trong quá trình công nghệ hoá trong đào tạo. Hầu hết các nhà quản lý vẫn còn suy nghĩ lo ngại với thay đổi và công nghệ, tuy nhiên phương thức truyền thống đã trở nên khá nhàm chán và không  đạt được hiệu quả như mong đợi. 

Mặc dù trong thời đại 4.0, e-Learning đang trở thành xu hướng mới trong doanh nghiệp, tuy nhiên mỗi phương pháp lại có những điểm nổi bật khác nhau. Dưới đây là những ưu và nhược điểm của phương thức đào tạo truyền thống mà các nhà quản lý nhân sự nên chú ý để có thể cân nhắc giải pháp đào tạo nhân sự phù hợp với doanh nghiệp. Hãy cùng Amber tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

 Những ưu điểm của đào tạo truyền thống

 

Phương pháp đào tạo truyền thống

  Khoá đào tạo tập trung

Với phương pháp đào tạo trực tiếp, nhà quản lý có thể dễ dàng kiểm soát số lượng nhân viên tham gia đồng thời đảm bảo được chất lượng bài giảng trực tiếp. Không những vậy, thông qua các buổi đào tạo nhân viên sẽ được giảng dạy một cách kỹ lưỡng và tập trung vào các kỹ năng cụ thể mà doanh nghiệp mong muốn.

    Xây dựng đội nhóm

Việc tạo một không gian học tập cho tất cả nhân viên từ nhiêu phòng ban,  trong mọi cấp động công việc sẽ giúp nhân viên có nhiều cơ hội hơn để giao tiếp với đồng nghiệp và cải thiện khả năng làm việc nhóm, hiểu rõ hơn về công việc/vai trò của các phòng ban. Đây là một hiệu ứng tuyệt vời vì trong môi trường học tập mang tính xã hội, nhân viên sẽ học được nhiều nhất từ các ý tởng của đồng nghiệp và góp ý nhằm đóng góp cho công việc chung.

 Những nhược điểm trong đào tạo truyền thống

 

Phương pháp đào tạo truyền thống

  Chi phí cao

So với phương thức đào tạo trực tuyến, tổ chức các buổi hội thảo hoặc buổi đào tạo chuyên gia sẽ có chi phí cao hơn rất nhiều. Bên cạnh chi phí để mời chuyên gia, các nhà quản lý cần phải chuẩn bị chi phí in ấn, ăn uống, nguồn cung cấp và nhiều thứ khác. Ngoài ra, nếu buổi đào tạo cần có sự tham gia của toàn bộ nhân viên trong cùng một ngày sẽ làm ảnh hưởng đến tiến độ của công việc hàng ngày, dẫn đến dồn việc hoặc gián đoạn khiến nhân viên cảm thấy không hài lòng.

  Thiếu tính đổi mới

Nếu doanh nghiệp sử dụng các trang thiết bị quen thuộc trong một môi trường đào tạo quen thuộc, trong thời gian dài sẽ khiến khoá đào tạo trở nên nhạt nhẽo và làm giảm đi tính tương tác và hào hứng với đào tạo của nhân viên. Sự quen thuộc đồng nghĩa với việc thiếu đi tính sáng tạo mới lạ trong đào tạo và có thể ảnh hưởng đến thái độ và kết quả học tập của nhân viên.

  Phân tâm

Khi tham gia đào tạo, nhân viên vẫn phải đảm bảo hoàn thành đầy đủ công việc được giao đúng thời hạn. Đối với các khoá học trực tuyến, quá trình sẽ có thể kéo dài nhiều tiếng, khiến nhân viên không thể tập trung 100% khả năng vào việc đào tạo và bị phân tâm khi phải suy nghĩ làm thế nào để hoàn thành công việc đúng thời hạn.

 Cuối cùng để tạo ra sự phát triển thuận lợi và bền vững cho doanh nghiệp, các nhà lãnh đạo cần phải tiến hành quá trình chuẩn bị và giáo dục nhân viên về mức độ quan trọng của đào tạo và phát triển năng lực.

Phương pháp đào tạo truyền thống

Amber hy vọng thông qua bài viết này, các nhà quản lý đã có cho mình cái nhìn đa chiều về những ưu và nhược điểm của phương thức đào tạo truyền thống trong doanh nghiệp.

Tuy nhiên, trong thời đại phát triển số 4.0, để đồng hành cùng doanh nghiệp trong hành trình quốc tế hóa trình độ và kỹ năng làm việc nhân sự, Amber Online Education đã cho ra đời series khoá đào tạo trực tuyến Management 4.0 dành cho các nhà quản lý và nhân viên. Với khoá học tại Amber, nhân viên sẽ được tham gia đào tạo ngay tại nơi làm việc mỗi ngày thông qua các phương thức sáng tạo và hiện đại. Nhà quản lý sẽ không còn phải đau đầu khi phải tìm địa điểm đào tạo hay thay đổi giáo trình để tạo động lực cho nhân viên nữa. Trải nghiệm ngay khoá học của chúng tôi tại đây!

Thế nào là phương pháp giảng dạy truyền thống và hiện đại?

Ưu nhược điểm của các loại hình này?

Hai phương pháp giảng dạy truyền thống và hiện đại có gì khác nhau?

Đó là những câu hỏi mà người dùng hay thắc mắc. Vậy thì hãy cùng Airclass tìm hiểu và phân tích thật chi tiết hai loại hình này qua bài viết sau nhé.

Khái niệm về phương pháp giảng dạy truyền thống

Phương pháp giảng dạy truyền thống là cách thức dạy học đã có từ xưa đến nay và truyền qua nhiều thế hệ. Phương pháp này lấy người dạy học làm trung tâm và học viên sẽ tiếp thu kiến thức trực tiếp khi đến lớp. Giáo viên sẽ đứng trên bục giảng thuyết trình về nội dung trong sách và học sinh sẽ tiếp thu kiến thức đó một cách thụ động thông qua việc lắng nghe, ghi chép và học thuộc lòng.

Phương pháp đào tạo truyền thống
Phương pháp giáo dục truyền thống lấy người dạy làm trung tâm

Ưu điểm

  • Giáo viên là tâm điểm, mọi kiến thức được truyền đạt đầy đủ từ A đến Z
  • Giáo án được thiết kế theo một đường thẳng, từ trên xuống dưới có chủ đích rõ ràng.
  • Phương pháp áp dụng theo truyền thống cha ông, có tính logic cao.

Nhược điểm

  • Người học bị thụ động khi tiếp thu kiến thức
  • Giờ học sẽ nhàm chán, buồn tẻ vì kiến thức chủ yếu là lý thuyết suông, ít hoặc hầu như không có thực hành
  • Học sinh không có tư duy cao, áp dụng kiến thức vào thực tiễn gặp nhiều khó khăn.

Khái niệm về phương pháp giảng dạy hiện đại

Phương pháp giảng dạy hiện đại (phương pháp dạy học tích cực) là phương pháp dạy cho người học, học sinh, sinh viên tự chủ động trong việc vận hành suy nghĩ, tư duy và hành động.

Ở phương pháp này, người dạy học không còn đóng vai trò trung tâm mà chỉ giữ vai trò định hướng cho học viên, gợi ý cho người học, chỉ dẫn tìm kiếm tài liệu, mở các cuộc thảo luận cho học viên của mình. Từ đó giúp người học sẽ phải tìm kiếm trước thông tin, tích lũy kinh nghiệm, rèn luyện khả năng phán đoán và tự tin hơn qua từng chủ đề bài học.

Phương pháp đào tạo truyền thống
Phương pháp giáo dục hiện đại lấy người học làm trung tâm

Ưu điểm

  • Rèn luyện kỹ năng ứng biến tình huống thông qua việc tự tìm kiếm thông tin
  • Nâng cao kỹ năng thực hành, tự chủ động trong suy nghĩ
  • Khả năng nói chuyện trước đám đông, Tự tin hơn khi thuyết trình

Nhược điểm

  • Phương pháp này sẽ giảm bớt các bài giảng từ thầy cô mà chỉ chú trọng vào hướng dẫn cách làm, cách suy nghĩ, tăng khả năng tự lập cho học viên. Điều đó không phải học viên nào cũng tự làm được gây khó khăn trong việc không tập trung và theo kịp chủ đề.
  • Chưa đáp ứng được về cơ sở vật chất và phương tiện hỗ trợ dạy học vì đây là phương pháp xuất phát từ nước ngoài.
  •  Ít được áp dụng tại Việt Nam vì còn khá mới mẻ.

Những khác biệt cơ bản của phương pháp giảng dạy hiện đại so với giảng dạy truyền thống

Áp dụng bài học vào tình huống thực tế cụ thể

Người dạy hướng các kiến thức học thông qua các hoạt động thực tế, cụ thể sẽ giúp các bạn học sinh, sinh viên  tiếp nhận kiến thức nhanh hơn và bài học cũng trở nên thú vị hơn. Từ đó, người dạy học không cần phải giảng dạy lý thuyết suông, áp đặt các kiến thức một cách thụ động cho người học.

Người học phải có tinh thần tự giác nghiên cứu, tìm hiểu trước

Đây là phương pháp giảng dạy hiện đại mang lại rất nhiều ưu điểm cho người học. Vì phương pháp này yêu cầu người học phải tự giác tìm kiếm tài liệu trước nếu muốn hiểu bài, tự có suy nghĩ riêng và rút ra bài học kinh nghiệm … Nếu không, người học sẽ không bắt kịp với mọi người và không đạt được đầu ra của chương trình học.

Ngoài ra, trước khi bước vào lớp học có sử dụng phương pháp này thì học viên luôn phải chuẩn bị trước bài tập ở nhà để có thể ứng biến linh hoạt với câu hỏi từ thầy cô và các bạn.

Ngoài việc tự học, học viên phải biết tham gia học nhóm và kết hợp chúng với nhau

Đây là hoạt động mà học viên vừa phải tham gia các hoạt động học nhóm đề cùng bàn luận về chủ đề, đôi khi sẽ có những ý kiến trái chiều, mâu thuẫn từ đó sẽ giúp người học tăng khả năng giao tiếp, hùng biện, sự chủ động trong việc trình bày, tính tự giác cao và hơn nữa thúc đẩy tạo nguồn động lực học tập hơn khi học nhóm.

Điều quan trọng là bạn phải biết chọn đúng nhóm, các thành viên trong nhóm có thể hỗ trợ bạn và giảng giải cho bạn những vấn đề mà bạn chưa hiểu rõ.

Sau khi học nhóm xong, bạn cũng cần có thời gian để tự học. Việc này giúp người học tổng hợp, tập hợp lại các kiến thức cần đạt và có thể phát triển thêm các chủ đề liên quan.

Nhận xét, đánh giá lẫn nhau giữa người dạy và người học

Nếu trong giáo dục truyền thống, chỉ có giáo viên mới được phép đưa ra những nhận xét đánh giá của mình đối với người học để họ có thể thay đổi và phát triển hơn. Còn đối với phương pháp giảng dạy hiện đại, ngoài giáo viên thì học sinh, sinh viên sẽ có quyền đưa ra đánh giá của mình. Những đánh giá này sẽ giúp trường học, cơ sở đào tạo có dữ liệu về chất lượng của giảng viên và xây dựng các tiêu chuẩn cho giảng viên của họ.

Hơn nữa nếu trung bình đánh giá học viên là chưa đạt thì sẽ dễ dàng tìm ra các biện pháp khắc phục những chỗ còn thiếu sót của người dạy. Phiếu đánh giá thường thực hiện qua bảng khảo sát gồm nhiều câu hỏi và nội dung khác nhau. Phiếu khảo sát càng chi tiết thì việc đánh giá càng hiệu quả.

Phương pháp giảng dạy hiện đại là phương pháp đang được áp dụng rộng rãi theo xu thế phát triển của xã hội. Tuy nhiên, trước khi áp dụng vào bài giảng, người dạy nên tìm hiểu thật kỹ về phương pháp đó.

Phương pháp đào tạo truyền thống
Khác biệt cơ bản của phương pháp giảng dạy hiện đại so với giảng dạy truyền thống

Kết luận

Tại Airclass, chúng tôi có các nền tảng để người dạy có thể tạo website bán khóa học cho riêng mình. Việc áp dụng phương pháp giảng dạy hiện đại luôn được chú trọng đúng mức. Nếu người dạy có thể sử dụng thì việc bán khóa học nhanh chóng và dễ dàng hơn bao giờ hết.

Hy vọng rằng, bài viết trên đã cung cấp cho các bạn cái nhìn tổng quan và hiểu rõ về hai phương pháp giáo dục truyền thống và hiện đại. Từ đó đưa ra so sánh và bạn sẽ cân nhắc để lựa chọn phương pháp nào phù hợp cho mình.