Phương pháp Luận sáng tạo đổi mới PGS ts Phan Dũng

Giới thiệu cuốn sách: Phương pháp luận sáng tạo và đổi mới - Những điều muốn nói thêm - Giải Quyết Vấn Đề Và Ra Quyết Định Tập 10 - Phan Dũng

Chín quyển sách trước của bộ sách “Sáng tạo và đổi mới” đã tập trung trình bày khá chi tiết các nội dung chính của lĩnh vực phương pháp luận sáng tạo và đổi mới [PPLSTVĐM], bao gồm trình độ cơ bản – sơ cấp [xem từ quyển một đến quyển bảy] và nâng cao – trung cấp [xem quyển tám và quyển chín].

Như tên gọi, quyển mười là những điều người viết muốn nói thêm liên quan đến PPLSTVĐM. Những điều muốn nói thêm có rất nhiều, người viết không thể nói hết, do vậy, trên thực tế, quyển mười chỉ dành nói về cuộc đời và số phận của môn học, môn khoa học PPLSTVĐM ở Việt Nam.

Toàn bộ quyển mười là chương thứ mười bảy của bộ sách “Sáng tạo và đổi mới” và được chia thành ba mục lớn. Mục thứ nhất [17.1] trình bày quá trình du nhập, phổ biến và phát triển PPLSTVĐM ở Việt Nam với những kịch bản có thể có, trong đó, đặc biệt nhấn mạnh quá trình du nhập, phổ biến và phát triển PPLSTVĐM đã xảy ra trên thực tế hơn 30 năm qua ở Việt Nam.

Phương pháp luận sáng tạo và đổi mới [viết tắt là PPLSTVĐM, tiếng Anh là Creativity and Innovation Methodologies] là phần ứng dụng của Khoa học về sáng tạo [Sáng tạo học, tên cổ điển – Heuristics, tên hiện đại – Creatology], gồm hệ thống các phương pháp và các kỹ năng cụ thể giúp nâng cao năng suất và hiệu quả, về lâu dài tiến tới điều khiển tư duy sáng tạo [quá trình suy nghĩ giải quyết vấn đề và ra quyết định] của người sử dụng.

Suốt cuộc đời, mỗi người chúng ta dùng suy nghĩ rất nhiều, nếu không nói là hàng ngày. Từ việc trả lời những câu hỏi bình thường như “Hôm nay ăn gì? mặc gì? làm gì? mua gì? xem gì? đi đâu?...” đến làm các bài tập thầy, cô cho khi đi học; chọn ngành nghề đào tạo; lo sức khỏe, việc làm, thu nhập, hôn nhân, nhà ở; giải quyết các vấn đề nảy sinh trong công việc, trong quan hệ xã hội, gia đình, nuôi dạy con cái..., tất tần tật đều đòi hỏi phải suy nghĩ và chắc rằng ai cũng muốn mình suy nghĩ tốt, ra những quyết định đúng để “đời là bể khổ” trở thành “bể sướng”. 

Chúng ta tuy được đào tạo và làm những nghề khác nhau nhưng có lẽ có một nghề chung, giữ nguyên suốt cuộc đời, cần cho tất cả mọi người. Đó là “nghề” suy nghĩ và hành động giải quyết các vấn đề gặp phải trong suốt cuộc đời nhằm thỏa mãn các nhu cầu chính đáng của cá nhân mình, đồng thời thỏa mãn các nhu cầu để xã hội tồn tại và phát triển. Nhìn dưới góc độ này, PPLSTVĐM giúp trang bị loại nghề chung nói trên, bổ sung cho giáo dục, đào tạo hiện nay, chủ yếu, chỉ đào tạo các nhà chuyên môn. Nhà chuyên môn có thể giải quyết tốt các vấn đề chuyên môn nhưng nhiều khi không giải quyết tốt các vấn đề ngoài chuyên môn, do vậy, không thực sự hạnh phúc như ý.

Các nghiên cứu cho thấy, phần lớn mọi người thường suy nghĩ một cách tự nhiên như đi lại, ăn uống, hít thở mà ít khi suy nghĩ về chính suy nghĩ của mình, xem nó hoạt động ra sao để cải tiến, làm suy nghĩ của mình trở nên tốt hơn, như người ta thường chú ý cải tiến các dụng cụ, máy móc dùng trong sinh hoạt và công việc. Cách suy nghĩ tự nhiên nói trên có năng suất, hiệu quả rất thấp và nhiều khi trả giá đắt cho các quyết định sai. Nói một cách nôm na, cách suy nghĩ tự nhiên ứng với việc lao động bằng xẻng thì PPLSTVĐM là máy xúc với năng suất và hiệu quả cao hơn nhiều. Nếu xem bộ não của mỗi người là máy tính tinh xảo – đỉnh cao tiến hóa và phát triển của tự nhiên thì phần mềm [cách suy nghĩ] tự nhiên đi kèm với nó chỉ khai thác một phần rất nhỏ tiềm năng của bộ não. PPLSTVĐM là phần mềm tiên tiến giúp máy tính – bộ não hoạt động tốt hơn nhiều. Nếu như cần “học ăn, học nói, học gói, học mở” thì “học suy nghĩ” cũng cần thiết cho tất cả mọi người.

PPLSTVĐM dạy và học được như các môn học truyền thống: Toán, lý, hóa, sinh, tin học, quản trị kinh doanh... Trên thế giới, nhiều trường và công ty đã bắt đầu từ lâu và đang làm điều đó một cách bình thường. Dưới đây là vài thông tin về PPLSTVĐM trên thế giới và ở nước ta.

Từ những năm 1950, ở Mỹ và Liên Xô đã có những lớp học dạy thử nghiệm PPLSTVĐM. Dưới ảnh hưởng của A.F. Osborn, phó chủ tịch công ty quảng cáo BBD & O và là tác giả của phương pháp não công [Brainstorming] nổi tiếng, Trung tâm nghiên cứu sáng tạo [Center for Studies in Creativity] được thành lập năm 1967 tại Đại học Buffalo, bang New York. Năm 1974, Trung tâm nói trên bắt đầu đào tạo cử nhân khoa học và năm 1975 – thạc sỹ khoa học về sáng tạo và đổi mới [BS, MS in Creativity and Innovation].

Ở Liên Xô, G.S. Altshuller, nhà sáng chế, nhà văn viết truyện khoa học viễn tưởng và là tác giả của Lý thuyết giải các bài toán sáng chế [viết tắt theo tiếng Nga và chuyển sang ký tự Latinh – TRIZ] cộng tác với “Hiệp hội toàn liên bang các nhà sáng chế và hợp lý hóa” [VOIR] thành lập Phòng thí nghiệm các phương pháp sáng chế năm 1968 và Học viện công cộng về sáng tạo sáng chế [Public Institute of Inventive Creativity] năm 1971. Người viết, lúc đó đang học ngành vật lý bán dẫn thực nghiệm tại Liên Xô, có may mắn học thêm được khóa đầu tiên của Học viện sáng tạo nói trên, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của thầy G.S. Altshuller.

Bộ sách “Sáng tạo và đổi mới” gồm những quyển sách trình bày tương đối chi tiết và hệ thống dựa theo giáo trình môn học dành đào tạo những người sử dụng PPLSTVĐM, được các giảng viên của Trung tâm Sáng tạo Khoa học – kỹ thuật [TSK] dạy ở nước ta trong các lớp do TSK mở và theo lời mời của các cơ quan, trường học, tổ chức, công ty. Những quyển sách này được biên soạn nhằm phục vụ đông đảo bạn đọc muốn tìm hiểu môn học PPLSTVĐM trong khi chưa có điều kiện đến lớp học và các cựu học viên muốn có thêm các tài liệu giúp nhớ lại để áp dụng các kiến thức đã học tốt hơn.

Dự kiến, bộ sách “Sáng tạo và đổi mới” sẽ gồm những quyển sách trình bày từ đơn giản đến phức tạp, từ những kiến thức cơ sở đến những kiến thức ứng dụng của PPLSTVĐM với các tên sách sau:

1. Giới thiệu: Phương pháp luận sáng tạo và đổi mới.

2. Thế giới bên trong con người sáng tạo.

3. Tư duy lôgích, biện chứng và hệ thống.

4. Các thủ thuật [nguyên tắc] sáng tạo cơ bản [1].

5. Các thủ thuật [nguyên tắc] sáng tạo cơ bản [2].

6. Các phương pháp sáng tạo.

7. Các quy luật phát triển hệ thống.

8. Hệ thống các chuẩn dùng để giải các bài toán sáng chế.

9. Algôrit [Algorithm] giải các bài toán sáng chế [ARIZ].

10. Phương pháp luận sáng tạo và đổi mới: Những điều muốn nói thêm.


CLICK LINK DOWNLOAD EBOOK TẠI ĐÂY

KINH NGHIỆM HAYHọc thiết kế - Thêu thùa - May vá

bộ sách sáng tạo và đổi mới//www.vinabook.com/tac-gia/phan-dung-i19679Bỏ ra 7 năm trời để viết 7 cuốn đầu tiên của bộ sách 10 tập "Sáng tạo và đổi mới" [NXB Trẻ], PGS-TSKH Phan Dũng gợi mở một quá trình thay đổi tư duy và đưa ra quyết định đúng để mỗi người có thể giải quyết các vấn đề gặp phải trong đời.Lý do mà tác giả viết sách chính là, trong cuộc đời, mỗi chúng ta dùng suy nghĩ rất nhiều. Ai cũng muốn mình suy nghĩ kỹ, nhưng phần lớn, mọi người đều suy nghĩ một cách tự nhiên mà ít khi nghĩ xem những suy nghĩ của mình hoạt động ra sao để cải tiến, làm cho suy nghĩ tích cực hơn. Chính vì thế mà có nghề suy nghĩ và hành động giải quyết các vấn đề.Đó cũng là mục tiêu hướng tới của bộ môn Phương pháp luận sáng tạo và đổi mới [PPLSTĐM]. Tác giả ví nó như “chiếc máy xúc” cho ra năng suất và hiệu quả cao hơn nhiều so với lối suy nghĩ tự nhiên [tương tự như dùng xẻng].Ông cũng nhấn mạnh: “Nếu xem bộ não của mỗi người là máy tính tinh xảo, thì phần mềm [cách suy nghĩ tự nhiên] đi kèm với nó chỉ khai thác một phần rất nhỏ tiềm năng của bộ não. PPLSTĐM là phần mềm tiên tiến giúp máy tính - bộ não hoạt động tốt hơn nhiều. Chính vì lẽ đó, ngay từ những năm 1950, ở Mỹ và Liên Xô đã có những lớp học thử nghiệm về các phương pháp này”.Bản thân tác giả - trong thời kỳ theo học ngành vật lý bán dẫn thực nghiệm tại Liên Xô - có may mắn học thêm khóa đầu tiên ở Học viện Công cộng về sáng tạo sáng chế, dưới sự hướng dẫn của GS Altshuller - nhà sáng chế, nhà văn viết truyện khoa học viễn tưởng và tác giả của Lý thuyết giải các bài toán sáng chế nổi tiếng [TRIZ]. Khi về VN, ông trở thành người đầu tiên đưa bộ môn này vào VN và mở những khóa học về PPLSTĐM vào năm 1977, sau nhiều năm đã gây dựng cơ sở chính thức đầu tiên ở nước ta giảng dạy, đào tạo và nghiên cứu bộ môn trên.Bộ sách gồm các cuốn sau: “Giới thiệu PPLSTĐM”, “Thế giới bên trong con người sáng tạo”, “Tư duy logic, biện chứng và hệ thống”, “Các thủ thuật [nguyên tắc] sáng tạo cơ bản” 1 và 2, “Các phương pháp sáng tạo”, “Các quy luật phát triển hệ thống”, “Hệ thống các chuẩn để giải các bài toán sáng chế”, “Algorit giải các bài toán sáng chế” và “PPLSTĐM: Những điều muốn nói thêm”.Những cuốn sách trên trình bày khá chi tiết và hệ thống dựa theo giáo trình môn học dành cho người sử dụng PPLSTĐM, kèm theo những bài tập thực hành, những ứng dụng, những ví dụ cụ thể để người chưa đến lớp cũng nắm được khái niệm về môn học này, cũng như bổ sung nguồn tài liệu phong phú cho các học viên.Tác giả nhấn mạnh: Ở thời đại bùng nổ thông tin này, nếu người có thông tin mà không thông qua phần xử lý ở bộ não để biến đổi thông tin trở nên có ý nghĩa và ích lợi cho họ, thì chính họ có thể bị “bội thực” thông tin nhưng “đói” tri thức, thậm chí “ngộ độc” vì nhiễu thông tin và “chết đuối” trong đại dương thông tin mà không khai thác được gì từ đại dương giàu có đó. PPLSTĐM chính là hệ thống công cụ dùng để biến đổi thông tin thành tri thức, tri thức đã biết thành tri thức mới.Ông cũng hy vọng, qua bộ sách này, những người có trách nhiệm sẽ để tâm đến vấn đề nghiên cứu, giảng dạy PPLSTĐM hơn và không thể chậm trễ hơn nữa, đưa bộ môn này vào chương trình giáo dục của nước nhà.GS-TSKH Phan Dũng sinh năm 1950 tại Thừa Thiên - Huế, tốt nghiệp đồng thời Đại học Tổng hợp quốc gia về vật lý thực nghiệm các chất bán dẫn và Học viện Công cộng sáng tạo - sáng chế Azerbaigian, Baku, Liên Xô năm 1973. Nhận học vị tiến sĩ [1985] và TSKH [1989] về vật lý thực nghiệm các chất bán dẫn tại ĐH Quốc gia Leningrad [nay là Saint Petersburg] - Liên bang Nga, nhận chức danh phó giáo sư năm 1991. Ông là người sáng lập và hiện nay là Giám đốc TT Sáng tạo khoa học kỹ thuật [TSK] thuộc Trường ĐHKH tự nhiên, ĐHQG TPHCM. Minh Thi

Video liên quan

Chủ Đề