Quan hệ quần chúng và quảng cáo là gì năm 2024

Song song với những chiến lược về quảng bá sản phẩm, doanh nghiệp cũng rất chú trọng vào xây dựng một hình ảnh đẹp, một ấn tượng tốt về thương hiệu. Đó chính là lý do vì sao có thuật ngữ quan hệ công chúng. Vây quan hệ công chúng là gì? Những khác biệt cơ bản giữa quan hệ công chúng và quảng cáo là gì? Hãy cùng Sapo tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé

Theo Hiệp hội Quan hệ công chúng của Mỹ [PRSA] đưa ra: “Quan hệ công chúng là quá trình giao tiếp mang tính chiến lược nhằm xây dựng mối quan hệ cùng có lợi giữa tổ chức/ doanh nghiệp và công chúng.”

Thông thường, việc thực hiện và công bố một điều gì đó tới cộng đồng luôn mang lại rủi ro, một phần đến từ các ý kiến trái chiều, phần khác lại do chính việc rò rỉ những thông tin từ nội bộ nhưng chủ yếu vẫn là do các yếu tố bên ngoài tác động. PR được sinh ra như là một biện pháp xử lý các mối nguy này.

Quan hệ công chúng là gì?

PR cũng là một phần trong CRM [Customer relationship management] nhằm giúp khách hàng có cái nhìn tốt về thương hiệu và tạo ra mối liên hệ khăng khít giữa thương hiệu với người dùng. Có thể nói, quan hệ công chúng là một quá trình truyền thông chiến lược giúp xây dựng và tạo ra những lợi ích lẫn nhau giữa thương hiệu và cộng đồng

2. Đặc điểm của quan hệ công chúng

Bản chất của nghề quan hệ công chúng là xây dựng, cải thiện hình ảnh về một cá nhân, một công ty tới giới truyền thông, công chúng mục tiêu và lôi kéo sự chú ý của họ. Khác với digital marketing, hiệu quả của quan hệ công chúng không thể được đo lường bằng số lượng cụ thể. Dù sao đi chăng nữa việc tạo ra hình ảnh riêng và tăng thiện ý từ phía khách hàng, công chúng là những kết quả cuối cùng mà người làm PR phải đạt tới.

Xem thêm: Digital marketing là gì? Trọn bộ kiến thức về Digital marketing

Vai trò chính của PR trong lĩnh vực hoạt động xúc tiến thương mại là giúp doanh nghiệp truyền tải các thông điệp có ý nghĩa tích cực đến khách hàng cũng như các đối tượng công chúng quan trọng của họ. Từ đó, họ dễ dàng chấp nhận, tin tưởng và ủng hộ sản phẩm nhiều hơn.

Đặc điểm của quan hệ công chúng

Các doanh nghiệp hiện nay cũng đã quan tâm đến việc gây dựng hình ảnh thương hiệu, điều này tạo giúp cho hoạt động quan hệ công chúng được ứng dụng mạnh mẽ. Đa phần ta sẽ thấy PR được thể hiện rõ nhất ở các hoạt động như tổ chức sự kiện, quản lý khủng hoảng truyền thông, xử lý sự cố bất ổn, thiết lập và duy trì quan hệ với giới truyền thông, các cơ quan báo chí, chính quyền chức trách,… Bên cạnh đó, PR còn đảm nhận luôn cả các công việc như chuẩn bị thông tin, tài trợ, từ thiện, đối nội…

3 giai đoạn chính của quan hệ công chúng:

  • Giai đoạn 1: Xác định thái độ, quan điểm, lập trường của công chúng, sau đó đánh giá.
  • Giai đoạn 2: Tìm hiểu và lên kế hoạch những thủ tục cũng như chính sách cần thiết để doanh nghiệp tiếp nhận sự quan tâm của công chúng.
  • Giai đoạn 3: Thực hiện kế hoạch truyền thông, quảng bá để công chúng hiểu đúng về doanh nghiệp cũng như giá trị cốt lõi qua các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.

3. Phân biệt quan hệ công chúng và quảng cáo

3.1 Khác biệt về bản chất

Quảng cáo là một kỹ thuật thu hút sự chú ý của công chúng đến sản phẩm hoặc dịch vụ, chủ yếu thông qua các thông báo được trả tiền. Quan hệ công chúng là một hoạt động truyền thông chiến lược nhằm mục đích xây dựng mối quan hệ cùng có lợi giữa công ty và công chúng.

3.2 Quan hệ công chúng có độ tin cậy cao hơn

Quảng cáo là hình thức truyền thông mất phí, còn hoạt động quan hệ công chúng là truyền thông mang tính lan truyền. Điều này có nghĩa là bạn cần thuyết phục các phóng viên, biên tập viết câu chuyện tích cực về thương hiệu, nhân viên, khách hàng của mình, hay thậm chí là các vấn đề công ty đang gặp phải. Câu chuyện sẽ được xuất hiện trong phần bài viết của tạp chí, báo đài, TV chứ không thuộc chuyên mục quảng cáo. Bởi vậy, câu chuyện của nhãn hàng sẽ trở nên đáng tin cậy hơn nhờ sự chứng thực từ một bên thứ ba, chứ không phải do bản thân doanh nghiệp đưa ra.

Phân biệt quan hệ công chúng và quảng cáo

3.3 Quảng cáo tiêu tốn chi phí “khổng lồ”

Sự khác biệt lớn nhất có thể kể tới chính là giá cả. Thông thường, các hoạt động PR thường đưa ra ngân sách theo tháng hoặc theo từng dự án cụ thể còn đối với quảng cáo có thể khiến doanh nghiệp tiêu tốn lượng ngân sách khổng lồ. Ví dụ như để có một trang quảng cáo trên các báo, tạp chí lớn có thể tốn vài chục triệu đồng thậm chí là cao hơn nhưng hiệu quả không thể bằng việc xuất hiện trên các trích dẫn của tờ báo uy tín, người nổi tiếng,.... Hơn nữa, quảng cáo cần được lặp lại nhiều lần mới thực sự gây ảnh hưởng tới người tiêu dùng.

Trong quá trình phát triển thương hiệu, các doanh nghiệp hiện nay cũng cần hiểu rõ quan hệ công chúng là gì để có thể kết hợp và phát huy tối đa hiệu quả hoạt động của công ty. Hy vọng bài viết này có thể giúp bạn đọc có 1 cái nhìn bao quát về hoạt động quan hệ công chúng và sự khác biệt của nó với hoạt động quảng cáo. Hẹn gặp lại trong những bài viết tiếp theo của Sapo.

PR và quảng cáo có gì giống và khác nhau?

Tuy PR và quảng cáo đều là quá trình truyền thông, giới thiệu sản phẩm, dịch vụ đến với công chúng, thế nhưng chúng không giống nhau. Trong khi, PR là thông tin của bên thứ ba nói về tổ chức và mang tính phi thương mại thì quảng cáo nói là những thông tin chính xác do doanh nghiệp cung cấp và mang tính thương mại.

Sản phẩm quan hệ công chúng là gì?

PR có tên đầy đủ là Public relations - quan hệ công chúng. Đây là hệ thống bao gồm các hoạt động xây dựng đánh giá tích cực, đúng đắn và cải thiện sai lầm, tiêu cực của khách hàng đối với doanh nghiệp, tổ chức hay sản phẩm nào đó. PR sản phẩm là cách doanh nghiệp đưa sản phẩm của mình tiếp cận gần hơn với khách hàng.

Quảng cáo hay còn gọi là gì?

Advertising dịch sang nghĩa tiếng Việt là quảng cáo. Đây là các hoạt động truyền thông phải trả phí nhằm mục đích truyền tải tới khách hàng các thông điệp mà cá nhân, doanh nghiệp muốn gửi gắm. Thông điệp này đơn giản là những giá trị độc đáo, khác biệt của sản phẩm/dịch vụ.

MPR trọng marketing là gì?

MPR là "sử dụng các chiến lược và sách lược quan hệ công chúng nhằm đạt được mục đích tiếp thị. Mục đích của MPR là đạt được nhận thức, khuyến khích bán hàng, làm thuận tiện việc truyền đạt thông tin và xây dựng mối quan giữa người tiêu dùng, các công ty với các nhãn hàng.

Chủ Đề