Quốc vụ viện là cơ quan gì của trung quốc năm 2024

Tân Phó thủ tướng Đinh Tiết Tường (đứng trên bục) và các phó thủ tướng, ủy viên quốc vụ và tổng thư ký Quốc vụ viện tuyên thệ nhậm chức vào sáng 12.3

AFP

Theo Tân Hoa xã, Nhân đại Trung Quốc cũng phê chuẩn chức tổng thư ký Quốc vụ viện và lãnh đạo 26 cơ quan thuộc Quốc vụ viện.

Ông Ngô Chính Long được phê chuẩn làm tổng thư ký Quốc vụ viện. Các chức vụ tiếp theo được liệt kê là Ngoại trưởng Tần Cương, Bộ trưởng Quốc phòng Lý Thượng Phúc, Chủ nhiệm Ủy ban Cải cách và Phát triển quốc gia Trịnh Sách Khiết... Thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (ngân hàng trung ương của nước này) vẫn là ông Dịch Cương. Bộ trưởng Công an là ông Vương Tiểu Hồng trong khi ông Trần Nhất Tân là Bộ trưởng Quốc an. Ông Hầu Khải là Tổng kiểm toán quốc gia.

Bên cạnh đó, Nhân đại cũng đã phê chuẩn 5 tân ủy viên quốc vụ, gồm ông Lý Thượng Phúc, ông Vương Tiểu Hồng, ông Ngô Chính Long, bà Thầm Di Cầm và ông Tần Cương.

Chủ tịch Tập Cận Bình đã ký sắc lệnh bổ nhiệm các quan chức nói trên.

Quốc vụ viện là cơ quan gì của trung quốc năm 2024

Từ trái sang, Ngoại trưởng Tần Cương, Tổng thư ký Quốc vụ viện Ngô Chính Long và Bộ trưởng Quốc phòng Lý Thượng Phúc tuyên thệ nhậm chức

AFP

Theo Tân Hoa xã, các đại biểu dự kiến sẽ phê chuẩn lãnh đạo và thành viên của 8 ủy ban đặc biệt của Nhân đại trong ngày 12.3.

Mặt khác, các đại biểu sẽ cân nhắc dự thảo nghị quyết báo cáo công tác chính phủ, kế hoạch phát triển kinh tế và xã hội quốc gia, ngân sách trung ương và địa phương, các báo cáo của Ủy ban Thường vụ Nhân đại, tòa án nhân dân tối cao và viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Chân dung tân Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường

Trong tuần này, Nhân đại Trung Quốc đã bầu chủ tịch nước, chủ tịch và phó chủ tịch Quân ủy trung ương, chủ tịch Nhân đại và phê chuẩn thủ tướng.

Các cơ quan thuộc Chính phủ có chức năng quản lý hành chính Nhà nước.

Các cơ quan thuộc Chính phủ có chức năng quản lý hành chính Nhà nước có một số nét tương đồng so với chức năng của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, nó cũng đảm nhiệm việc quản lý trên phạm vi một lĩnh vực nhất định. Tuy nhiên, khác với Bộ thông thường các cơ quan này quản lý một lĩnh vực đặc thù hơn và thường được tổ chức đơn giản hơn so với cơ cấu tổ chức của các Bộ. Ở nhiều nước, cơ quan thuộc Chính phủ có chức năng quản lý hành chính thường chỉ có bộ máy ở trung ương và một vài chi nhánh ở một số địa phương trọng điểm chứ không dàn trải tổ chức tới tất cả các địa phương trong phạm vi cả nước. Điển hình cho loại cơ quan này là trong thể chế hành chính của Cộng hoà nhân dân Trung Hoa. Hiện tại có 17 cơ quan trực thuộc Quốc Vụ Viện[1] (cơ quan hành chính cao nhất) của Trung Quốc có chức năng quản lý hành chính, bao gồm: Tổng cục Hải quan; Tổng cục Thuế vụ quốc vụ quốc gia; Tổng cục Bảo vệ môi trường quốc gia; Tổng cục Hàng không dân dụng quốc gia; Tổng cục Phát thanh truyền hình Nhà nước; Tổng cục Thể dục thể dục thể thao; Cục Thống kê; Cục Quản lý hành chính công thương quốc gia; Cục Xuất bản tin tức quốc gia (Cục Bản quyền quốc gia); Cục Lâm nghiệp quốc gia; Cục Giám sát chất lượng kỹ thuật quốc gia; Cục Quản lý giám sát chất lượng tân dược; Cục Sở hữu trí tuệ quốc gia; Cục Du lịch quốc gia; Cục Tôn giáo quốc gia; Cục Quản lý sự vụ cơ quan Quốc vụ viện; Phòng tham sự Quốc vụ viện. Các cơ quan này có một số nhiệm vụ, quyền hạn giống với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, tuy không phải tuyệt đối giống nhau. Nhiều cơ quan như Tổng cục Thuế quốc gia, Cục Lâm nghiệp quốc gia... có cơ cấu tổ chức như một Bộ, bao gồm Văn phòng ở Trung ương và các đơn vị trực thuộc ở địa phương. Có thể thấy rằng các cơ quan thuộc Quốc vụ viện của Trung Quốc có mô hình tương tự như ở nước ta. Hiện nay, Trung Quốc đang tiến hành cải cách hành chính và có xu hướng tổ chức lại các bộ, cơ quan ngang bộ và cơ quan thuộc Quốc vụ viện. Theo đó, các cơ quan thuộc Quốc vụ viện, đặc biệt là các cơ quan quản lý Nhà nước có xu hướng giảm, nhiều cơ quan được nâng lên thành Bộ hoặc sát nhập vào một Bộ chuyên trách, trách chồng chéo.

Khác với Trung Quốc, ỏ Nhật Bản khi một lĩnh vực nào đó yêu cầu được tổ chức quản lý nhưng vượt quá khả năng của một Bộ, không thể để vào cơ cấu của các bộ được thì thành lập các uỷ ban. Đây cũng có thể coi là một dạng của "cơ quan thuộc Chính phủ". Hiện nay, ở Nhật Bản có các uỷ ban sau đây[2]:

- Uỷ ban hội chợ thương mại.

- Uỷ ban an toàn quốc gia.

- Uỷ ban điều phối các tranh chấp môi trường.

- Uỷ ban kiểm tra toà án quốc gia.

- Uỷ ban an ninh công cộng.

- Uỷ ban điều phối lao động đối với những người lái tàu biển.

- Uỷ ban quan hệ lao động trung ương.

Đứng đầu Uỷ ban là Chủ nhiệm. Các Chủ nhiệm của Uỷ ban không có quyền trực tiếp trình lên nội các các dự luật hoặc các lệnh và không có quyền ban hành các nghị định. Tất cả những thẩm quyền đó đều phải thông qua một bộ chuyên môn nhất định. Ngoài thẩm quyền đó, các Uỷ bản có hầu hất các thẩm quyền tương đương các bộ. Ngoài Uỷ ban, Nhật Bản còn có các cơ quan có thẩm quyền như Uỷ ban, đó là:

- Cơ quan Hoàng gia.

- Cơ quan quản lý và điều phối.

- Cơ quan phát triển Hôkaiđô.

- Cơ quan phòng vệ.

- Cơ quan kế hoạch hoá kinh tế.

- Cơ quan môi trường.

- Cơ quan phát triển Ôkinaoa.

- Cơ quan đất đai quốc gia.

Đứng đầu mỗi cơ quan trên là một Quốc Vụ khanh và có một Thứ trưởng hành chính giúp việc. Các cơ quan này chịu sự quản lý của Văn phòng Thủ tướng.

Hệ thống hành chính Nhật Bản được tổ chức xuyên suốt từ trung ương xuống cơ sở để thực thi quyền lực của chính phủ trung ương. Đứng đầu các địa phương theo hệ thống dọc là các Thống đốc, các Thị trưởng. Đó là bộ máy hành chính thống nhất từ trung ương xuống địa phương. Hệ thống này ngoài cơ chế đảm bảo tập quyền của Chính phủ trung ương cũng còn thực hiện chế độ tự trị địa phương theo hình thức phân quyền lãnh thổ. Các địa phương, với tư cách là một cộng đồng lãnh thổ được Nhà nước trung ương chuyển giao một phần quyền quản lý trong phạm vi cộng đồng của mình. Các cộng đồng lãnh thổ đó thông qua đầu phiếu phổ thông và trực tiếp bầu ra Hội đồng địa phương. Hội đồng địa phương quyết định về những vấn đề phát triển kinh tế - xã hội trong phạm vi lãnh thổ của mình theo luật định. Ngoài những luật chung do nghị viện ban hành cho cả nước, còn có những luật riêng cho địa phương. Nhưng nghị viên chỉ ban hành những đạo luật đặc biệt đó trên cơ sở được sự đồng ý của đa số cử tri ở địa phương đó. Chính vì vậy, cơ quan hành chính trung ương ở Nhật Bản chỉ chủ yếu quản lý về mặt vĩ mô chứ không can thiệp quá sâu và công việc quản lý của từng địa phương. Các cơ quan thuộc Chính phủ cũng vậy, thường có chức năng hoạch định chính sách. Ví dụ như Cơ quan đất đai quốc gia có nhiệm vụ chủ yếu là hoạch định chính sách, tính toán các biện pháp nhằm phát triển các khu vực và nâng cao hiệu quả của việc sử dụng đất, phòng tránh thảm hoạ và bảo vệ nguồn nước. Về tổ chức, các Uỷ ban cũng như cơ quan thuộc Chính phủ của Nhật Bản cũng chủ yếu chỉ ở cấp Trung ương. Một số cơ quan do tính chất quản lý có chi nhánh tại một số vùng nhất định. Các uỷ ban, cơ quan này ít có tính ổn định hơn so với tổ chức của các Bộ và do Thủ tướng quyết định thành lập và giải thể.

Với kiểu tổ chức Nhà nước liên bang, hệ thống cơ quan hành pháp trung ương Hoa Kỳ có nhiều nét đặc thù so với các nước tổ chức Nhà nước theo chế độ đơn nhất. Việc tổ chức hệ thống hành pháp Hoa Kỳ được quy định bởi luật liên bang, bao gồm: Tổng thống; Nhà trắng (Văn phòng giúp việc cho Tổng thống); Phó tổng thống và hệ thống Cơ quan điều hành của Tổng thống; mười bốn các văn phòng liên bang và hệ thống cơ quan trực thuộc; hàng trăm các văn phòng liên bang độc lập; hệ thống cơ quan dự trữ liên bang; các ban, uỷ ban ad-hoc đảm nhiệm những công việc đột xuất; các cơ quan bán chuyên trách. Tất cả các cơ quan đó tạo nên một hệ thống hành chính đồ sộ nhằm thực hiện các công việc quản lý theo luật liên bang. Như vậy, trực thuộc Tổng thống và Nhà trắng ngoài các Bộ còn có rất nhiều các cơ quan khác nhau trong đó có cả các cơ quan đảm đương nhiệm vụ quản lý Nhà nước. Có thể lấy ví dụ một số cơ quan có đảm đương chức năng này như: Uỷ ban về dầu mỏ và khí tự nhiên đại diện cho Chính phủ Mỹ về dầu mỏ và khí tự nhiên; Uỷ ban phát triển nông nghiệp quốc gia (NASDA) với chức năng phát triển và hỗ trợ nông nghiệp trên toàn liên bang... Đối với chính quyền các bang, bên cạnh các Bộ của bang cũng nhiều bang có tổ chức các cơ quan dưới hình thức các Uỷ ban, các ban trực thuộc thống đốc bang có chức năng quản lý hành chính. Đặc biệt, đối với những công việc quan trọng nhưng không thường niên, ở Mỹ thường thành lập các ban ac-hoc trực thuộc Nhà trắng để quản lý. Khi hết nhiệm vụ quản lý, các ban này sẽ giải thể.

Có thể thấy rằng, cơ quan thuộc Chính phủ có chức năng quản lý Nhà nước có mô hình tổ chức và tên gọi rất đa dạng, không giống nhau ở từng nước phụ thuộc vào thực tiễn công việc quản lý. Tuy nhiên, đây là một dạng cơ quan vẫn tồn tại khá phổ biến, đặc biệt là trong những lĩnh vực có tính chất đặc thù mà các bộ theo mô hình tổ chức thông thường không thể đảm nhiệm được hết hoặc tầm quan trọng của quản lý chưa đến mức phải giao cho một bộ độc lập thực hiện. Tuy xét về tính chất không quan trọng như các Bộ, cơ quan ngang bộ nhưng nó rất cần thiết để đảm bảo bộ máy hành chính được vận hành một cách hiệu quả và giúp Chính phủ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước của mình một cách đầy đủ.

2. Các cơ quan thuộc Chính phủ có chức năng giúp việc Chính phủ.

Cơ quan thuộc Chính phủ đảm đương nhiệm vụ "giúp việc" cho Chính phủ tồn tại khá phổ biến ở hầu hết các nước thuộc mọi chính thể với nhiều kiểu tổ chức Nhà nước nhau, từ Nhà nước đơn nhất đến Nhà nước liên bang. Nó hình thành xuất phát từ nhu cầu tất yếu của hoạt động hành pháp, có chức năng giúp cho Chính phủ hay Nội các, cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất có thể điều hành công việc một cách hiệu quả. ở nhiều quốc gia, cơ quan này còn có tính chất ngang bộ, với người đứng đầu (Chủ nhiệm, Chánh Văn phòng) là Bộ trưởng và là thành viên Chính phủ/ Nội các. Quan điểm này tồn tại phổ biến tại các nước Đông Âu trước đây và các nước XHCN.

Vì là cơ quan có tính chất giúp việc, tổ chức các cơ quan này tại các nước rất khác nhau tuỳ thuộc vào yêu cầu công việc. Có những nước các cơ quan này khá đông đảo bao gồm nhiều Văn phòng, Vụ, Viện, Uỷ ban nhưng cũng có những nước hình cơ cấu đơn giản hơn chỉ gồm một cơ quan đầu mối.

Trung Quốc với đặc thù về lãnh thổ và dân số, với 5 cơ quan giúp việc Chính phủ khá đông đảo với 5 cơ quan, đó là: Văn phòng Quốc vụ viện; Văn phòng Ngoại Kiều Quốc vụ viện; Văn phòng Hồng Kông - Macao Quốc vụ viện; Văn phòng Cải cách thể chế kinh tế quốc dân; Văn phòng Nghiên cứu Quốc vụ viện. Cơ quan giúp việc với nhiệm vụ chính là giúp việc cho Thủ tướng như Văn phòng Thủ tướng Đan Mạch đóng vai trò là bộ phận thư ký cho Thủ tướng Chính phủ và giúp Thủ tướng thực hiện trách nhiệm người đứng đầu Chính phủ và một số nhiệm vụ chuyên biệt khác như phụ trách các vấn đề liên quan đến đảo Faroe và Greeland, mối quan hệ với gia đình hoàng gia, các quan hệ với báo chí cũng như các vấn đề về luật Hiến pháp và luật quốc gia, phân công công việc, bổ nhiệm và bãi nhiệm các bộ trưởng. Tại nước Anh, Văn phòng Nội các là cơ quan giúp việc chính cho Thủ tướng và Chính phủ. Văn phòng Nội các không những là cơ quan ngang bộ mà còn được coi là một trong hai bộ quan trọng nhất của Chính phủ (bao gồm Văn phòng Nội các và Bộ Ngân khố). Trong văn phòng Nội các có bốn Quốc Vụ khanh và đảm nhiệm nhiều công việc quan trọng như: tuyển dụng công chứng, quản lý tài sản công, tổ chức bộ may của Chính phủ.... Để tổ chức tốt các công việc trong các phiên họp của Nội các, Chính phủ Anh thành lập ra các uỷ ban (hiện có 16 Uỷ ban trong đó Uỷ ban quan trọng nhất là Uỷ ban kinh tế). Các Uỷ ban có nhiệm vụ chuẩn bị các nội dung công việc để chuẩn bị cho các cuộc họp của Nội các đạt kết quả.

Tại Nhật Bản, các cơ quan giúp việc Nội các cũng đóng một vai trò quan trọng, bao gồm các cơ quan chuyên môn như: Ban thư ký của Nội các có chức năng sắp xếp chương trình nghị sự, điều phối hoạt động phối hợp các chính sách; cơ quan pháp chế của nội các có nhiệm vụ xem xét các dự thảo văn bản của các bộ, soạn thảo các lệnh, các hiệp định của nội các và làm nhiệm vụ tư vấn pháp lý cho nội các, Thủ tướng và các Bộ trưởng; Cơ quan nhân sự quốc gia có chức năng điều phối nhân lực đối với việc phục vụ dân sự theo luật phục vụ công cộng của Nhà nước... Các cơ quan này là cơ quan thuộc Nội các và đứng đầu là các Quốc Vụ khanh (không phải là Bộ trưởng).

Như vậy, có thể thấy tuy cùng là cơ quan có chức năng giúp việc Chính phủ hay Nội các nhưng ở tuỳ nước, vị trí của các cơ quan này có khác nhau, nơi thì được tổ chức dưới dang cơ quan thuộc Chính phủ/Nội các, nơi thì được tổ chức ở tầm cơ quan ngang Bộ, thậm chí còn được coi là một trong những Bộ trọng yếu.

3. Các cơ quan thuộc Chính phủ/Nội các có chức năng nghiên cứu, hành chính - sự nghiệp.

Bên cạnh các cơ quan thuộc Chính phủ có chức năng quản lý Nhà nước hay giúp việc cho Chính phủ/ Nội các, hiện nay ở nhiều nước còn có nhiều cơ quan thuộc Chính phủ/Nội các có chức năng hành chính - sự nghiệp hoặc làm chức năng chủ yếu là nghiên cứu khoa học, đào tạo cán bộ công chức Nhà nước. Các cơ quan này mặt dù thường chỉ là một đơn vị độc lập, không tham gia trực tiếp vào hoạt động quản lý nhưng lại có vị trí rất quan trọng cần phải có sự quản lý và điều hành trực tiếp từ cơ quan hành chính cao nhất là Chính phủ hay Nội các. Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị này tuy không mang hàm Bộ trưởng, không phải là thành viên của Chính phủ/Nộicác nhưng các cơ quan này cũng không phải chịu sự điều hành của các Bộ trưởng và chịu sự điều hành trực tiếp từ Thủ tướng Chính phủ và Nội các. Tùy thuộc vào hoàn cảnh lịch sự và điều kiện kinh tế - chính trị- xã hội của từng nước, số lượng cũng như tính chất công việc của các cơ quan này có khác nhau. Đối với tổ chức bộ máy hành chính của Trung Quốc, các cơ quan thuộc loại này có một vị trí khá quan trọng. Hiện có 8 cơ quan thuộc Quốc vụ viện Trung Quốc là cơ quan sự nghiệp, bao gồm: Tân hoa xã; Viện khoa học Trung Quốc; Viện công trình Trung Quốc; Trung tâm nghiên cứu phát triển Quốc vụ viên; Học viện hành chính quốc gia; Cục địa chấn Trung Quốc; Uỷ bản quản lý giám sát chứng khoán Trung Quốc. Trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, nhiều lĩnh vực khoa học trọng yếu cũng được đặt trực tiếp dưới sự điều hành của Thủ tướng hay Chính phủ, chẳng hạn như Cơ quan nghiên cứu vũ trụ ấn độ trực thuộc Thủ tướng; Cơ quan nghiên cứu hàng không Mỹ NASA... Nhiều lĩnh vực quan trọng khác cũng được đặt dưới sự điều hành của Chính phủ/Nội các các nước, ví dụ như tại New-zi-lân có Cơ quan thư viện quốc gia có nhiệm vụ quản lý mạng lưới thư viện trên toàn quốc. Ngoài ra, còn có một số lĩnh vực hành chính - sự nghiệp khác xuất phát từ yêu cầu thực tiễn của hoạt động quản lý của từng nước mà các nước này cũng thành lập các cơ quan, Uỷ ban khác nhau để đảm nhiệm.

II. Quan điểm hoàn thiện cơ cấu tổ chức của các cơ quan thuộc Chính phủ/Nội các của một số nước.

Không giống như các bộ, cơ quan ngang bộ, hoàn cảnh ra đời cũng như chức năng nhiệm vụ của các cơ quan thuộc Chính phủ (Nội các) của các nước rất khác nhau xuất phát từ thực tiễn của hoạt động quản lý. Như trên đã trình bày, cơ quan thuộc Chính phủ (Nội các) các nước có chức năng rất phong phú và không giống nhau ở mỗi nước, từ quản lý Nhà nước, giúp việc Chính phủ đến các chức năng sự nghiệp khác. Các cơ quan này có đặc điểm là dễ thành lập và giải thể hơn tổ chức của một Bộ mặc dù có nhiều cơ quan thuộc loại này đảm đương chức năng tương đương với chức năng của một Bộ. Đặc điểm này có những mặt thuận lợi như tính năng động, dễ điều hành những công việc mới... nhưng đồng thời cũng có những mặt bất lợi vì vị trí của cơ quan thuộc Chính phủ không thể bằng được vị trí của bộ do người đứng đầu các cơ quan này không phải là thành viên Chính phủ/ Nội các nên không có một số thẩm quyền trong các công việc của Chính phủ/ Nội các. Nhằm hạn chế những khiếm khuyết của đặc điểm kể trên đồng thời phát huy những ưu điểm của loại hình cơ quan này, các nước trên thế giới đang có những cải cách đáng kể trong việc tổ chức sắp xếp lại các cơ quan này. Có thể nêu lên một số quan điểm trong việc sắp xếp lại tổ chức các cơ quan thuộc Chính phủ như:

- Quan điểm về giảm thiểu chức năng quản lý Nhà nước chuyên ngành của các cơ quan thuộc Chính phủ (Nội các). Hiện nay,Trung Quốc cũng đang tiến hành thực hiện quan điểm này trên cơ sở tiến hành một cuộc cải cách hành chính và tinh giảm biên chế có quy mô lớn. Theo quan điểm này, nếu các cơ quan thuộc Chính phủ có nhiệm vụ, chức năng như Bộ, cơ quan ngang Bộ thì cũng phải có tính chất như Bộ, cơ quan ngang Bộ, nghĩa là cần được tổ chức dưới dạng cơ quan Bộ. Quan điểm này cùng có nhiều điểm hợp lý vì cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, nhiều ngành, lĩnh vực hiện nay ở nhiều nước đang được quản lý bằng cơ quan thuộc Chính phủ như hải quan, thuế... lại trở nên hết sức quan trọng và có thể phải nâng lên thành cơ quan bộ thì mới đáp ứng được yêu cầu thực tiễn. Mặt khác, theo quan điểm này các cơ quan thuộc Chính phủ hay Nội các chỉ nên đảm đương các công việc hành chính sự nghiệp như: giúp việc Chính phủ (Nội các); nghiên cứu khoa học hay giúp Chính phủ quản lý một số lĩnh vực rất đặc thù chỉ cần thành lập cơ quan quản lý ở cấp trung ương.

- Quan điểm về việc thành lập các cơ quan thuộc Chính phủ đảm đương những nhiệm vụ quản lý không thường niên hay không thuộc chức năng quản lý của bộ, cơ quan ngang bộ. Hiện nay cũng nhiều nước theo xu hướng này. Đối với các công việc quan trọng phát sinh trong hoạt động quản lý đòi hỏi phải có cơ quan ở cấp cao quản lý nhưng lại là công việc đột xuất, không thường niên thì thông thường các nước hiện nay có xu hướng thành lập các Uỷ ban achoc thuộc Chính phủ hay Nội các. Mô hình Uỷ ban này có nhiều ưu điểm như dễ thành lập, chỉ đạo, điều hành và cũng dễ giải thể khi nhiệm vụ quản lý không còn. Ngoài ra, đối với một số công việc mà một bộ, ngành không thể thực hiện quản lý được thì cũng có thể thành lập các Uỷ ban quản lý chung thuộc Chính phủ. Các mô hình này sẽ góp phần tạo ra sự năng động, một đặc tính rất cần thiết trong hoạt động quản lý.

Hoàn thiện tổ chức và hoạt động của hệ thống các cơ quan thuộc Chính phủ (Nội các) của các nước luôn là vấn đề mới mẻ và được tiến hành thường xuyên xuất phát từ thực tiễn đòi hỏi của đời sống xã hội. Có thể nói mô hình cơ quan thuộc Chính phủ(Nội các) vẫn là một trong những loại cơ quan không thể thiếu trong thể chế hành chính của mỗi nước bởi những ưu việt của nó trong hoạt động hành chính hiện đại ngày càng đòi hỏi sự năng động, hiệu quả. Chính vì đặc tính "động" của nó, hệ thống cơ quan này không thể ổn định như các cơ quan bộ mà cần luôn luôn được xem xét đổi mới, sắp xếp lại cho phù hợp. Nước ta hiện nay cùng với việc thực hiện Chương trình cải cách và hiện đại hoá bộ máy hành chính, việc hoàn thiện tổ chức và hoạt động của các cơ quan thuộc Chính phủ là một trong những yêu cầu bức xúc. Theo xu hướng của các nước trên thế giới, chúng ta cần thiết phải tinh giảm hệ thống cơ quan thuộc Chính phủ trên cơ sở xác định rõ chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của loại cơ quan này trong bộ máy hành chính của Chính phủ. Những lĩnh vực nào hiện nay thuộc chủ thể quan lý Nhà nước theo nghĩa hẹp thì cần nâng lên thành bộ hoặc có thể ghép với các bộ, cơ quan ngang bộ; những lĩnh vực nào không cần thiết phải do Chính phủ quản lý thì giao cho các cơ quan khác quản lý; tránh tình trạng chồng chéo trong quản lý hoặc có những đơn vị lại không rõ ai quản lý... Mặt khác, đối với những vấn đề mới phát sinh trong hoạt động quản lý thì cũng cần mạnh dạn thành lập các cơ quan quản lý, không nên chỉ vì tinh giảm đầu mối mà không cho phép thành lập. Việc tổ chức bộ máy quản lý hành chính Nhà nước cần dựa trên nền tảng yêu cầu thực tiễn của hoạt động quản lý kết hợp với việc nghiên cứu học hỏi kinh nghiệm của các nước trên thế giới./.