Quy định về quy tắc ứng xử của người học UEH

Hội nghị hỗ trợ và chăm sóc người học, ngày 12/1/2021

[Stxdd.thanhuytphcm.vn] Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng về nhiệm vụ xây dựng môi trường văn hóa trường học đối với việc thực hiện bền vững và lâu dài của công tác chính trị tư tưởng trong cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và người học tại Trường Đại học Kinh tế TPHCM [UEH], Đảng ủy đã chỉ đạo Ban Giám hiệu nhà trường xây dựng và triển khai thực hiện Quyết định số 1697/QĐ-ĐHKT-CTCT ngày 30/7/2012 về việc ban hành nội dung “Văn hóa UEH”.

Qua 5 năm thực hiện, thông qua thực tiễn và các ý kiến đóng góp của viên chức, người học, đồng thời thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh[1], nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động trong công tác dạy và học, Đảng ủy - Ban Giám hiệu đã tiếp thu và lấy ý kiến toàn thể viên chức, người học để điều chỉnh, cập nhật nội dung “Văn hóa UEH”. Ngày 7/9/2017, Hiệu trưởng nhà trường đã ký Quyết định số 2638/QĐ-ĐHKT-CTCT về việc ban hành “Nội dung Văn hóa Trường Đại học Kinh tế TPHCM phiên bản 2017” [gọi tắt là “Văn hóa UEH”].

Trong các giá trị của “Văn hóa UEH”, văn hóa ứng xử là một trong 4 thành tố cấu thành hệ thống giá trị nền tảng của “Văn hóa UEH”, là thành tố quan trọng thực hiện cụ thể hóa công tác đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong hoạt động quản lý, giảng dạy, học tập tại trường, là quy ước hướng dẫn mỗi đảng viên, công chức, viên chức, người lao động và người học thực hành các bài học quý báu về bản lĩnh chính trị, đạo đức, hành động và ứng xử của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thực tiễn hoạt động giảng dạy, học tập và trong đời sống tại UEH. Nhà trường đã ban hành các quy định cụ thể: “Quy định về quy tắc ứng xử của viên chức Trường Đại học Kinh tế TPHCM” hướng đến đối tượng thực hiện là công chức, viên chức và người lao động tại UEH; “Quy định về quy tắc ứng xử của người học tại Trường Đại học Kinh tế TPHCM” hướng đến đối tượng thực hiện là người học đang trong quá trình học tập, nghiên cứu tại UEH.

Từ khi các quy định về quy tắc ứng xử được áp dụng, UEH có thêm căn cứ để tạo dựng môi trường học tập và làm việc chuyên nghiệp, thân thiện, hiện đại, kỷ cương và hiệu quả, đồng thời là công cụ định hướng các chuẩn mực ứng xử nhằm nâng cao ý thức, tinh thần trách nhiệm, đảm bảo sự liêm chính, tính chính trực, tôn trọng bản thân và mọi người trong quá trình học tập, làm việc tại UEH của đội ngũ công chức, viên chức và người học. Bên cạnh đó, dưới góc độ quản trị nhà trường, UEH có thêm cơ sở để giám sát việc chấp hành pháp luật; quy chế, quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của UEH, xử lý viên chức, người lao động vi phạm các chuẩn mực đạo đức khi thi hành nhiệm vụ. Điều này đã nhắc nhở đội ngũ viên chức, người lao động luôn phải ý thức về chuẩn mực đạo đức, tuân thủ các quy tắc ứng xử trong quá trình thi hành nhiệm vụ được nhà trường giao.

Dưới góc độ đào tạo nhân lực, việc ban hành các quy tắc ứng xử đã giúp UEH chuẩn hóa việc giáo dục bản lĩnh chính trị, tinh thần trách nhiệm và định hướng các chuẩn mực ứng xử cho người học trong quá trình học tập và rèn luyện tại UEH, bao gồm những việc phải làm hoặc không được làm, nhằm đảm bảo tính chính trực, chuyên nghiệp, tôn trọng bản thân và mọi người trong suốt quá trình học tập và sau khi tốt nghiệp, tham gia thị trường lao động. Kết quả của công tác giáo dục tinh thần “Tự hào phát huy truyền thống UEH” - đi đầu trong công cuộc phát triển kinh tế, xây dựng Tổ quốc, giáo dục tinh thần “Tôn sư trọng đạo, sống có nghĩa tình”, “Đoàn kết tương trợ lẫn nhau” và trách nhiệm “Phát triển hài hòa cùng cộng đồng” là đảm bảo nhiệm vụ chính trị, đào tạo và cung cấp cho xã hội đội ngũ trí thức “vừa hồng, vừa chuyên”.

Trên cơ sở phát huy nội dung “Tận tâm với người học”, lấy người học là trọng tâm để chăm sóc và phục vụ, UEH đã tổ chức Hội nghị Chăm sóc và hỗ trợ người học. Phòng Chăm sóc và hỗ trợ người học vừa ra đời của UEH là một trong những mô hình đầu tiên của hệ thống cơ sở giáo dục đại học công lập tại Việt Nam, lấy việc phục vụ người học làm trung tâm nhằm chăm sóc, hỗ trợ và đảm bảo tạo điều kiện tốt nhất cho việc học tập, sinh hoạt và nghiên cứu của người học và song hành là việc định hướng, giáo dục tinh thần tôn sư trọng đạo của người học với thầy cô, tôn trọng cán bộ viên chức, thấu hiểu và thực hiện theo “Văn hóa UEH”.

Để phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến Văn hóa UEH và các quy tắc ứng xử đến viên chức và người học, UEH đã tổ chức thành công các hoạt động Tìm hiểu về “Văn hóa UEH” và các quy tắc ứng xử dành cho viên chức, người lao động và người học trong các năm 2018, 2019, 2020. Chuỗi hoạt động đã thu hút hơn 500 lượt viên chức, người lao động và hơn 10.000 lượt người học tham gia ở các nội dung gồm: Cuộc thi Trắc nghiệm trực tuyến “Tìm hiểu “Văn hóa UEH” và các quy tắc ứng xử” năm 2018, 2020; Cuộc thi Viết và Cuộc thi Ảnh “Nét đẹp UEH” năm 2018, 2019. Các bài viết, các tác phẩm ảnh dự thi đã khai thác được nhiều khía cạnh, góc nhìn, cách cảm nhận, trải nghiệm sống thể hiện vẻ đẹp về văn hóa, con người trong hoạt động của UEH, trong quan hệ giữa sinh viên, học viên, viên chức, người lao động với nhau và với môi trường xã hội xung quanh. Kết quả thu được từ chuỗi hoạt động đã thể hiện sự hiểu biết, sự quan tâm đặc biệt của đảng viên, công chức, viên chức, người lao động, người học về việc tự giác làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với phòng, chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; đồng thời gắn với chức danh, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp và quy định về quy tắc ứng xử trong UEH.

Trao giải cuộc thi Tìm hiểu "Văn hóa UEH" năm 2020

Cùng với sự phát triển chung của xã hội, các hoạt động giáo dục, đào tạo cũng phải có những thay đổi đề phù hợp, đặc biệt là trong bối cảnh Luật Giáo dục đại học có hiệu lực từ ngày 1/7/2019 với quy định về việc trao quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục đã đặt ra yêu cầu mỗi cơ sở giáo dục cần chủ động hơn nữa trong việc đảm bảo hoạt động và vươn mình phát triển. Do đó, “Văn hóa UEH” và các quy tắc ứng xử cũng cần được điều chỉnh theo từng giai đoạn để phù hợp với chiến lược phát triển của UEH.

Thời gian tới, gắn với việc đẩy mạnh “học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, UEH sẽ tiếp tục cụ thể hóa bộ quy tắc ứng xử trong từng lĩnh vực hoạt động [học tập, nghiên cứu khoa học, quản trị nhà trường…], từng nhóm đối tượng thực hiện [giảng viên, viên chức khối quản lý, nhân viên phục vụ, học viên, sinh viên...]; xây dựng khung đánh giá việc thực hiện văn hóa ứng xử, kết hợp trong việc đánh giá kết quả thực hiện công việc của viên chức, người lao động hàng năm; đánh giá kết quả rèn luyện sinh viên theo định kỳ; đưa nội dung giảng dạy về môi trường văn hóa, văn hóa ứng xử vào nội dung chính thức của Tuần sinh hoạt công dân dành cho sinh viên đại học chính quy hàng năm; thực hiện việc lồng ghép giáo dục văn hóa ứng xử trong các sinh hoạt ngoại khóa của Trường và các hoạt động, phong trào của các tổ chức đoàn thể; tiếp tục tuyên truyền, triển khai sâu rộng nội dung “Văn hóa UEH” và các quy định về quy tắc ứng xử của viên chức, người lao động và người học trong toàn trường; tiếp tục tổ chức các cuộc thi về tìm hiểu, vận dụng “Văn hóa UEH” dành cho viên chức, người lao động và người học với các hình thức phong phú, đa dạng hơn.

Khánh Vân

--------------------------------------

[1] Trong đó có nội dung: “Phải làm cho tư tưởng, đạo đức, phong cách của Hồ Chí Minh thật sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của đời sống xã hội, xây dựng văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

Tin liên quan

1. Hệ thống giá trị cốt lõi trong văn hóa UEH – Tự hào phát huy truyền thống UEH; – Tôn sư trọng đạo, sống có nghĩa tình; – Đoàn kết, tương trợ lẫn nhau;

– Không bản vị, cục bộ.

2. Các quy ước văn hóa ứng xử tại UEH

2.1. Quy ước ứng xử của nhà quản lý

– Ứng xử đúng mực, phù hợp với quy định của pháp luật, nội quy của UEH và phù hợp với phong tục tập quán, đạo lý của dân tộc; – Thể hiện sự tôn trọng, nhân ái, quan tâm đến mọi người; – Gương mẫu, đi đầu trong việc thực hiện các nội quy, quy định; làm tròn bổn phận, trách nhiệm của mình; giữ gìn, bảo vệ uy tín của UEH và của cá nhân; – Đối xử công bằng, minh bạch, không bè phái; luôn quan tâm, tạo mọi điều kiện để cán bộ, viên chức hoàn thành tốt nhất công việc được phân công; – Thái độ thân thiện, chân thành, biết lắng nghe mọi ý kiến đóng góp; – Đánh giá nhân viên khách quan bằng cái tâm trong sáng và trách nhiệm;

– Kiên nhẫn và biết thuyết phục.

2.2. Quy ước ứng xử của cán bộ, viên chức

Văn hóa ứng xử giữa cán bộ, viên chức với nhà quản lý

– Phục tùng và chấp hành nghiêm túc các quyết định, yêu cầu của nhà quản lý theo đúng chức trách và nhiệm vụ được giao;
– Thể hiện được vai trò là người tham mưu hoặc thực thi công việc được giao với tinh thần trách nhiệm và hiệu quả cao nhất.

Văn hóa trong làm việc – ứng xử với đồng cấp, đồng nghiệp

– Luôn giữ tinh thần đoàn kết, hợp tác, thúc đẩy cùng hướng tới mục tiêu chung; xây dựng mối quan hệ tin cậy lẫn nhau; – Thái độ thân thiện, cởi mở, tôn trọng, trung thực và chia sẻ khó khăn; làm tròn nhiệm vụ được giao; tạo điều kiện cho đồng nghiệp hoàn thành nhiệm vụ; – Phát ngôn chuẩn mực; thẳng thắn phê bình, góp ý những việc làm sai trái trên tinh thần đoàn kết, đúng lúc đúng chỗ; cầu thị tiếp thu ý kiến để sửa chữa khuyết điểm; – Đi làm đúng giờ; tham gia đầy đủ các buổi sinh hoạt, hội họp;

– Tích cực học tập và học tập suốt đời.

Văn hóa ứng xử với người học

– Đúng mực, gương mẫu; đón tiếp lịch sự, nhã nhặn, tận tình, chu đáo;
– Người học là trung tâm. Tạo mọi điều kiện tốt nhất cho người học.

2.3. Quy ước ứng xử của người học

Văn hóa ứng xử trong giảng đường

– Tôn sư trọng đạo; – Cầu tiến, ham học hỏi; trung thực, thẳng thắn; có tư duy phản biện; – Gương mẫu chấp hành và vận động người học khác thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật của Nhà nước, các nội quy, quy định của UEH; – Giữ gìn giảng đường xanh, sạch, đẹp;

– Hăng hái tham gia các hoạt động vì cộng đồng.

Văn hóa giao tiếp trong phạm vi UEH

– Tự trọng, chuẩn mực, lịch sự và lễ phép; – Kính trọng thầy cô, cán bộ, viên chức; yêu mến bạn bè; – Trang phục chỉnh tề, lịch sự, phù hợp với môi trường sư phạm; – Nêu cao tinh thần tiết kiệm; có ý thức bảo vệ tài sản của UEH;

– Luôn tự hào là thành viên của đại gia đình UEH.

Video liên quan

Chủ Đề