Quy luật giá trị quy định trong sản xuất từng sản phẩm biểu hiện như thế nào

Quy luật giá trị quy định trong sản xuất từng hàng hóa biểu hiện như thế nào?

A. Giá cả < giá trị.

B. Thời gian lao động cá biệt > Thời gian lao động xã hội cần thiết.

C. Giá cả = giá trị.

D. Thời gian lao động cá biệt phải phù hợp thời gian lao động xã hội cần thiết.

Đáp án chính xác
Xem lời giải

Quy luật giá trị quy định trong lưu thông, tổng sản phẩm biểu hiện như thế nào dưới đây?

A.Tổng giá cả = Tổng giá trị.

Đáp án chính xác

B. Tổng giá cả > Tổng giá trị.

C.Tổng giá cả < Tổng giá trị.

D.Tổng giá cả – Tổng giá trị.

Xem lời giải

1.Nội dung của quy luật giá trị

1.1.Nội dung khái quát:

Sản xuất và lưu thông hàng hóa phải dựa trên cơ sở thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa đó.

1.2.Biểu hiện: Trong sản xuất và trong lưu thông

Trong sản xuất: quy luật giá trị yêu cầu người sản xuất phải đảm bảo sao cho thời gian lao động cá biệt để sản xuất hàng hóa đó phải phù hợp với thời gian lao động xã hội cần thiết.

Trong lưu thông: việc trao đổi hàng hóa phải dựa theo nguyên tắc ngang giá.

- Đối với một hàng hóa, giá cả của một hàng hóa có thể bán cao hoặc thấp so với giá trị của nó nhưng bao giờ cũng phải xoay quanh trục giá trị hàng hóa.

-Đối với tổng hàng hóa trên toàn xã hội,quy luật giá trị yêu cầu: tổng giá cả hàng hóa sau khi bán phải bằng tổng giá trị hàng hóa được tạo ra trong quá trình sản xuất.

2. Vai trò của quy luật giá trị

Quy luật GT có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế [đặc biệt là với các chủ thể sản sản xuất] điều này được thể hiện thông qua các điểm sau:

– Quy luật giá trị điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa như thế nào?

Điều tiết sản xuất tức là điều hoà, phân bổ các yếu tố sản xuất giữa các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế. Tác lộng này của quy luật giá trị thông qua sự biến động của giá cả hàng hoá trên thị trường dưới tác động của quy luật cung - cầu.

*Nếu cung nhỏ hơn cầu, thì giá cả lớn hơn giá trị, nghĩa là hàng hóa sản xuất ra có lãi, bán chạy. Giá cả cao hơn giá trị sẽ kích thích mở rộng và đẩy mạnh sản xuất để tăng cung; ngược lại cầu giảm vì giá tăng.

*Nếu cung lớn hơn cầu, sản phẩm sản xuất ra quá nhiều so với nhu cầu, giá cả thấp hơn giá trị, hàng hóa khó bán, sản xuất không có lãi. Thực tế đó, tự người sản xuất ra quyết định ngừng hoặc giảm sản xuất; ngược lại, giá giảm sẽ kích thích tăng cầu, tự nó là nhân tố làm cho cung tăng.

*Cung cầu tạm thời cân bằng; giá cả trùng hợp với giá trị. Bề mặt nền kinh tế người ta thường gọi là “bão hòa”.

Tuy nhiên nền kinh tế luôn luôn vận động, do đó quan hệ giá cả và cung cầu cũng thường xuyên biến động liên tục.

Như vậy, sự tác động trên của quy luật giá trị đã dẫn đến sự di chuyển sức lao động và tư liệu sản xuất giữa các ngành sản xuất khác nhau. Đây là vai trò điều tiết sản xuất của quy luật giá trị.

+ Điều tiết lưu thông của quy luật giá trị cũng thông qua diễn biến giá cả trên thị trường. Sự biến động của giá cả thị trường cũng có tác dụng thu hút luồng hàng từ nơi giá cả thấp đến nơi giá cả cao, do đó làm cho lưu thông hàng hoá thông suốt.

Như vậy, sự biến động của giả cả trên thị trường không những chỉ rõ sự biến động về kinh tế, mà còn có tác động điều tiết nền kinh tế hàng hoá.

– Quy luật giá trị yêu cầu người sản xuất phải đảm bảo những gì ?

Quy luật giá trị yêu cầu người sản xuất phải đảm bảo hao phí lao động cá biệt của mình bằng hoặc thấp hơn hao phí lao động xã hội.

Trong một nền kinh tế có nhiều nhà sản xuất khác nhau, vì có những điều kiện sản xuất khác nhau, kiến thức khác nhau, trang bị kỹ thuật khác nhau… nên cóhao phí lao động cá biệt khác nhau.

Nếu ai có hao phí lao động các biệt thấp hơn hao phí lao động xã hội thì sẽ thu được lợi nhuận cao.

Ngược lại ai có hao phí lao động cá biệt cao hơn hao phí lao động xã hội thì sẽ lỗ vốn.

Dẫn đến, các nhà sản xuất phải tìm cáchhạ thấp hao phí lao động cá biệt của mình xuống bằng hoặc thấp hơn hao phí lao động xã hộibằng các biện pháp nhưcải tiến kỹ thuật, đầu tư thiết bị máy móc hiện đại, nâng cao tay nghề cho công nhân, phân bổ nguồn lực hiệu quả…

Từ đó nâng cao năng suất lao động, góp phần tăng trưởng kinh tế vàThúc đẩy lực lượng sản xuất của toàn xã hội phát triển.

– Tại sao quy luật giá trị có tác động phân hóa giàu nghèo?

Quá trình cạnh tranh theo đuổi giá trị tất yếu dẫn đến kết quả là: những người có điều kiện sản xuất thuận lợi, có trình độ, kiến thức cao, trang bị kỹ thuật tốt nên có hao phí lao động cá biệt thấp hơn hao phí lao động xã hội cần thiết, nhờ đó phát tài, giàu lên nhanh chóng. Họ mua sắm thêm tư liệu sản xuất, mở rộng sản xuất kinh doanh. Ngược lại những người không có điều kiện thuận lợi, làm ăn kém cỏi, hoặc gặp rủi ro trong kinh doanh nên bị thua lỗ dẫn đến phá sản trở thành nghèo khó.

Video liên quan

Chủ Đề