Quy trình sản xuất xăng sinh học E5

Full PDF PackageDownload Full PDF Package

This Paper

A short summary of this paper

1 Full PDF related to this paper

Download

PDF Pack

21/06/2019 10:23 | Cẩm nang xăng sinh học – Ban điều hành đề án phát triển nhiêu liệu sinh học, Bộ Công Thương]

Xăng sinh học là hỗn hợp của xăng truyền thống và cồn sinh học [bioethanol] được sử dụng cho các loại động cơ đốt trong như xe ô tô và xe gắn máy. Xăng sinh học E5 là nhiên liệu chứa 5% thể tích cồn sinh học và 95% thể tích xăng truyền thống. Hiện nay, cồn sinh học tại Việt Nam chủ yếu được sản xuất từ nguyên liệu chính là sắn lát khô. Xăng sinh học đã được sử dụng tại nhiều quốc gia trên thế giới từ nhiều năm nay. Đây được coi là giải pháp bảo vệ môi trường, giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch.

Sử dụng xăng sinh học đem lại nhiều lợi ích to lớn như: - Lợi ích đến động cơ: Do ethanol [cồn] có trị số octan cao tới 109 nên khi pha vào xăng sẽ làm tăng trị số octan và tăng khả năng chống kích nổ của nhiên liệu. Thêm vào đó, với hàm lượng oxy cao hơn xăng thông dụng, giúp quá trình cháy trong động cơ diễn ra triệt để hơn, tăng công suất, giảm tiêu hao nhiên liệu, đồng thời giảm thiểu phát thải các chất độc hại trong khí thải động cơ. Cần lưu ý rằng nếu sử dụng nhiên liệu xăng có hàm lượng ethanol cao hơn 10% có thể gây ảnh hưởng đến một số chi tiết kim loại, cao su, nhựa, polymer của động cơ. Tuy nhiên với hàm lượng 5% ethanol trong xăng sinh học E5 thì các ảnh hưởng này không xảy ra. - Lợi ích đến môi trường: Như chúng ta đã biết, khí thải CO là một khí rất độc, mức phát thải CO rất cao ở động cơ xe máy. Theo các kết quả nghiên cứu, động cơ sử dụng xăng sinh học E5 tạo ra rất ít khí thải CO và HC, ít hơn hẳn các loại xăng thông thường như A92 và A95 tới 20%. Chính vì vậy, xăng sinh học E5 được coi là thân thiện với môi trường. Trong xăng sinh học E5 có thành phần Oxy là yếu tố giúp cho nhiên liệu được cháy trong điều kiện không quá thiếu oxy và cháy kiệt. Đây là cơ sở tạo ra ít khí thải độc hại CO và HC. Thêm vào đó, các loại xe thế hệ mới hiện nay có bộ phận xử lý khí thải, kết hợp với sử dụng xăng sinh học E5 thì lượng khí độc thải ra môi trường sẽ giảm đáng kể. Ngoài ra, sử dụng xăng sinh học E5 góp phần đảm bảo an ninh năng lượng, không bị lệ thuộc vào vấn đề nhập khẩu nhiên liệu, kiềm chế sự gia tăng giá dầu, ổn định tình hình năng lượng. Sử dụng xăng sinh học E5 còn tạo ra sự phát triển vùng nguyên liệu để sản xuất ethanol, góp phần tạo thảm thực vật xanh làm giảm ảnh hưởng của bão lũ, xói mòn. Đặc biệt, khi các nhà máy ethanol đi vào sản xuất sẽ thu mua nguyên liệu đầu vào giúp cho người trồng sắn có đầu ra ổn định, tăng thu nhập cho người dân ở vùng nông thôn, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa thành thị và nông thôn. Xăng sinh học E5 thích hợp với tất cả các loại xe như xe ô tô, xe gắn máy; các loại phương tiện như ca nô, máy nổ … và các phương tiện sử dụng động cơ chạy bằng xăng. Tuy nhiên, người sử dụng cần lưu ý không nên sử dụng xăng sinh học E5 đối với các loại xe có động cơ chạy bằng xăng đời cũ hoặc xe đã thay thế các phụ tùng không chính hãng. Việc chuyển đổi sử dụng từ xăng truyền thống sang xăng sinh học E5 không có bất cứ ảnh hưởng gì đến động cơ, máy móc. Có thể trộn 2 loại xăng trên theo bất kỳ tỷ lệ nào vào bình chứa xăng của xe, bởi xăng sinh học E5 có tính tương thích tốt. Trên thực tế xăng sinh học E5 được sản xuất trên nền tảng đưa cồn sinh học vào xăng truyền thống. Xăng sinh học E5 được pha chế từ 95% xăng A92 và 5% cồn sinh học. Các nguyên liệu này đều được giám định chất lượng bởi các Trung tâm tiêu chuẩn – đo lường – chất lượng trước khi nhập kho và phải đạt tiêu chuẩn Việt Nam và quy chuẩn quốc gia Việt Nam. Hiện nay trên địa bàn tỉnh Ninh Bình người tiêu dùng có thể mua xăng sinh học E5 tại 4 cửa hàng xăng dầu là Cửa hàng xăng dầu Đồng Giao [QL1A, phường Nam Sơn, thành phố Tam Điệp], CHXD Ninh Mỹ [QL1A, thị trấn Thiên Tôn, huyện Hoa Lư]; CHXD Phúc Thành [đường Tây Thành, phường Phúc Thành, thành phố Ninh Bình] và CHXD Nam Thành [đường 30/6, phường Nam Thành, thành phố Ninh Bình]. Trong thời gian tới, Sở Công thương tiếp tục chỉ đạo các đơn vị kinh doanh xăng dầu trên địa bàn đầu tư cải tạo, sửa chữa các cửa hàng xăng dầu để cung cấp xăng sinh học E5 phục vụ nhu cầu của nhân dân trên địa bàn tỉnh, phấn đấu đến 31/12/2016 sẽ có khoảng 50% số lượng cửa hàng xăng dầu trên địa bàn tỉnh sẽ kinh doanh mặt hàng xăng sinh học E5.

                                                                                                          Th.s Phạm Quốc Thắng – Trưởng phòng QLTM

Sản xuất xăng sinh học E5 - nan giải bài toán nguyên liệu

[ĐCSVN] - Theo lộ trình, từ 1/12/2015, xăng sinh học E5 [hỗn hợp của xăng không chì và ethanol nhiên liệu biến tính với hàm lượng ethanol từ 4%-5% theo thể tích] sẽ được sử dụng cho các phương tiện cơ giới đường bộ trên toàn quốc. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, hoạt động của các nhà máy sản xuất ethanol trong nước đang ở trong tình trạng cầm chừng hoặc ngừnghoạt động do khó khăn về nguyên liệu, vốn, thị trường tiêu thụ.

Thực hiện chiến lược phát triển nhiên liệu sinh học đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2025 theo Quyết định 177/2007/QĐ-TTg ngày 20/11/2007 của Thủ tướng Chính phủ, các doanh nghiệp Việt Nam đã triển khai một loạt các dự án đầu tư vào các nhà máy sản xuất ethanol sinh học. Báo cáo của Hiệp hội nhiên liệu sinh học Việt Nam cho thấy, chỉ trong vòng 3-4 năm, từ 2008-2012, một loạt các nhà máy sản xuất ethanol công suất lớn đã ra đời. Tính đến tháng 12/2013, ở Việt Nam đã có 7 nhà máy ethanol với công suất lớn như: Nhà máy cồn Đồng Xanh [Quảng Nam] 120 triệu lít/năm, Nhà máy cồn Tùng Lâm [Đồng Nai] 72 triệu lít/năm, Nhà máy cồn Bình Phước [Bình Phước] 100 triệu lít/năm,... Hiện tại, hầu hết các nhà máy có công suất lớn mới xây dựng đều sử dụng sắn [khô hoặc tươi] làm nguyên liệu để sản xuất. Nếu các nhà máy hoạt động hết công suất để sản xuất cồn nhiên liệu thì tổng công suất đạt khoảng 500 triệu lít, có thể pha được khoảng 10.000 triệu lít xăng E5 hoặc khoảng 5.000 triệu lít xăng E10.

Xây dựng vùng nguyên liệu sắn bền vững là giải pháp quan trọng
cho chiến lược phát triển nhiên liệu sinh học trong nước [Ảnh: HNV]


Tuy nhiên, theo ông Lưu Quang Thái – Chủ tịch Hiệp hội nhiên liệu sinh học Việt Nam, hiện nay, hoạt động của các nhà máy ethanol đang gặp nhiều khó khăn do nguồn nguyên liệu sắn khan hiếm. Điều này một phần do năng suất sắn bình quân của Việt Nam còn tương đối thấp, chỉ tương đương khoảng 60% so với Thái Lan và 80% năng suất bình quân của khu vực châu Á, trong khi nhu cầu nguồn nguyên liệu của các các nhà máy sản xuất tinh bột, sản xuất cồn khá cao. Đồng thời, sản lượng sắn xuất khẩu sang các thị trường Trung Quốc chiếm số lượng lớn dẫn đến việc các nhà máy ở gần các vùng nguyên liệu trồng sắn nhưng vẫn thiếu nguyên liệu.

Thực tế cho thấy, các nhà máy sau khi lập dự án đầu tư đều lên kế hoạch phát triển vùng nguyên liệu. Tuy nhiên, kế hoạch chưa được thực hiện do thiếu vốn và kỹ thuật để triển khai. Các ngân hàng thường không tài trợ vốn cho việc đầu tư vùng nguyên liệu do lo sợ rủi ro cao, đồng thời, rất khó tìm các chuyên gia đủ kinh nghiệm để tư vấn về kỹ thuật thâm canh cây sắn trên quy mô lớn ở Việt Nam.

Mặt khác, cây sắn đã được canh tác quảng canh nhiều năm nay và chủ yếu do nông dân trồng tự phát, khó đưa cơ giới hóa hoặc kỹ thuật trồng trọt tiên tiến để nâng cao năng suất cây trồng; không có giống cây trồng tốt, năng suất cao để đảm bảo canh tác có hiệu quả. Do không có vùng nguyêu liệu, các nhà máy dựa vào thu mua từ dân hoặc các thương lái theo mùa vụ và chưa xây dựng được hệ thống cung ứng nguyên liệu chuyên nghiệp.

Bên cạnh đó, do phải cạnh tranh với sắn xuất khẩu sang Trung Quốc nên 100% các nhà máy cồn [bao gồm cồn nguyên liệu và cồn thực phẩm] đều phải mua nguyên liệu với giá cao. Với các nhà máy mới xây dựng sau năm 2007, hầu hết đều sử dụng sắn khô làm nguyên liệu chính. Ở thời điểm lập dự án đầu tư [2007], giá sắn khô ở Việt Nam mới khoảng trên dưới 120 USD/MT FOB cảng Việt Nam, đến 2013, giá sắn đã lên đến 250 USD/MT, trong khi giá cồn thế giới tăng chậm [từ 550 USD/MT năm 2007 lên 800 USD/MT năm 2013].

Với giá nguyên liệu cao vượt quá mức giá các nhà máy cồn có thể chấp nhận được dẫn đến giá thành sản xuất cồn của Việt Nam khó cạnh tranh với giá cồn của Mỹ và Braxin trong nhiều thời điểm. Đây là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự đình đốn sản xuất của các nhà máy ethanol. Qua điều này, có thể khẳng định giá nguyên liệu quá cao là nguyên nhân cơ bản gây khó khăn cho sản xuất ethanol hiện nay.

Theo tính toán của Bộ Công Thương, nếu các dự án đầu tư được triển khai đúng tiến độ, đến năm 2015 cả nước sẽ có 13 nhà máy sản xuất ethanol nhiên liệu với tổng công suất thiết kế đạt khoảng 858.000 tấn và nhu cầu sử dụng sắn lát khô khoảng 2,15 triệu tấn để sản xuất ethanol. Vì vậy, nếu không mở rộng diện tích trồng sắn như hiện nay, bắt buộc phải đầu tư nghiên cứu, mở rộng tối đa các giống sắn mới có năng suất cao kèm theo quy trình canh tác phù hợp mới có cơ sở nâng cao sản lượng sắn phục vụ nhu cầu sử dụng trong nước và xuất khẩu.

Theo ông Lưu Quang Thái, đã đến thời điểm Việt Nam cần thực sự quan tâm đến việc xây dựng vùng nguyên liệu cho ngành nhiên liệu sinh học Việt Nam. Trong đó, cần có đầu tư nghiên cứu, phát triển các giống sắn mới cho năng suất cao, quy trình canh tác phù hợp để nâng cao sản lượng sắn; phải quy hoạch các vùng nguyên liệu sẵn có, giá thành hạ để nhà sản xuất và nông dân đều có lãi.

Thêm vào đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần đưa cây sắn ở vị trí là cây trọng điểm ưu tiên quốc gia, có biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp phát triển vùng nguyên liệu bền vững theo mô hình sản xuất phù hợp, có chính sách khuyến nông cho người nông dân trồng nguyên liệu sản xuất nhiên liệu sinh học. Song song với đó, quy hoạch xác định vùng nguyên liệu sắn cho các nhà máy sản xuất ethanol; xây dựng và chỉ đạo thực hiện quy trình thâm canh sắn bền vững. Bố trí đề tài nghiên cứu chọn, nhập nội, nhân nhanh những giống sản xuất tốt phù hợp với các vùng sinh thái để phát triển nhanh vào sản xuất. Tăng cường tập huấn kỹ thụât cho nông dân, xây dựng mô hình thâm canh sắn bền vững để mở rộng.

Đồng thời, Bộ Công Thương, Bộ Tài chính cần nghiên cứu, đề xuất cho Chính phủ và Quốc hội ban hành các chính sách ưu đãi tài chính đối với nguyên liệu sinh học, chính sách thuế đối với sử dụng nguyên liệu sinh học. Đặc biệt là chính sách thuế đối với xuất khẩu nguyên liệu thô để hạn chế việc xuất khẩu củ sắn tươi. Hỗ trợ vốn và miễn thuế cho nông dân, doanh nghiệp đầu tư phát triển vùng nguyên liệu cho sản xuất nhiên liệu sinh học; hỗ trợ và đầu tư kinh phí cho nghiên cứu giống cây trồng cho năng suất cao, làm nguyên liệu cho sản xuất nhiên liệu sinh học./.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

  • Lâm Đồng: Đẩy mạnh xây dựng thương hiệu nông sản đặc trưng
  • Kiểm soát lạm phát ở mức phù hợp, tạo dư địa điều hành tăng trưởng kinh tế
  • Nâng cao chất lượng về chuyển đổi số trong quản lý bay Việt Nam
  • Chuyển đổi số với ứng dụng công nghệ thực tế ảo trong giáo dục môi trường
  • Xây dựng nông thôn mới phải đảm bảo thực chất, bám sát thực tiễn địa phương
  • Thịt heo ăn chuối của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai chính thức có mặt tại TP Hồ Chí Minh
  • Chủ tịch Quốc hội kiểm tra công tác chuẩn bị tổ chức Diễn đàn Kinh tế - Xã hội

Video liên quan

Chủ Đề