Quy trình to chức trò chơi đóng vai theo chủ de

Quy trình to chức trò chơi đóng vai theo chủ de

Nội dung Text: Biện pháp tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề nhằm phát triển kĩ năng hợp tác cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường mầm non tỉnh Đồng Tháp

  1. 148 BIỆN PHÁP TỔ CHỨC TRÒ CHƠI ĐÓNG VAI THEO CHỦ ĐỀ NHẰM PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG HỢP TÁC CHO TRẺ 5 -6 TUỔI Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON TỈNH ĐỒNG THÁP SV. Nguyễn Thị Phận ThS. Nguyễn Thị Thanh Nguyệt Tóm tắt. Trò chơi đóng vai theo chủ đề có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành kĩ năng hợp tác cho trẻ, góp phần phát triển toàn diện nhân cách trẻ mầm non. Trong bài viết này tác giả đề xuất một số biện pháp nhằm phát triển kĩ năng hợp tác cho trẻ thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề 1. Mở đầu Hợp tác là một trong những kĩ năng sống quan trọng của con người, chính sự hợp tác kết dính con người giúp họ có được sự thành công trong cuộc sống. C.Mac cho rằng “Sự hợp tác của con người trong mối quan hệ xã hội không phải dấu cộng về số lượng mà nhờ sự hợp tác tạo nên một sức lao động chiến đấu có hiệu quả. Sức mạnh của con người cũng chính là xã hội mà ở đó hợp tác với nhau trong cuộc sống để tồn tại và phát triển”. Ngày nay, với sự phát triển của nền kinh tế tri thức, sự hợp tác lại càng có ý nghĩa hết sức cần thiết với mọi cá nhân và cộng đồng. Cùng với những thành quả của khoa học kỹ thuật thì kỹ năng hợp tác giúp cho con người có thể giải quyết một cách hiệu quả những vấn đề xảy ra trong cuộc sống, kỹ năng hợp tác giúp cho con người lĩnh hội những giá trị xã hội trong quá trình tham gia vào các hoạt động chung. Hợp tác cần được hình thành ở mọi lứa tuổi, đặc biệt, đối với trẻ mầm non, kỹ năng hợp tác là một trong những điều kiện quan trọng để hình thành và phát triển toàn diện nhân cách trẻ, là một trong những kỹ năng sống vô cùng quan trọng đối với trẻ nhỏ. Trong độ tuổi mẫu giáo, mẫu giáo lớn là độ tuổi mà kĩ năng hợp tác thể hiện rõ nét nhất, phát triển nhất và nó chỉ được hình thành khi trẻ được trực tiếp, chủ động tham gia vào các hoạt độngchung. Việc giáo dục phát triển kỹ năng hợp tác cho trẻ mẫu giáo lớn có thể thực hiện thông qua nhiều con đường khác nhau, một trong những con đường thuận lợi để hình thành và phát triển kĩ năng hợp tác cho trẻ hiệu quả là thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề bởi đây là trò chơi trung tâm, là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo, là phương tiện thuận lợi và phù hợp để hình thành, củng cố và phát triển kỹ năng hợp tác của trẻ mẫu giáo lớn thông qua việc mô phỏng lại những mối quan hệ giữa người với người trong xã hội. - Thực tiễn giáo dục mầm non hiện nay ở tỉnh Đồng Tháp, việc phát triển kỹ năng hợp tác cho trẻ mẫu giáo lớn qua trò chơi đóng vai theo chủ đề chưa thực sự được giáo viên chú ý đến, họ quan tâm đến tính sáng tạo và nhận thức của trẻ nhiều hơn kỹ năng hợp tác. Từ đó, khiến nhiều trẻ trở nên lúng túng, vụng về trong việc thiết lập mối quan hệ hợp tác với bạn bè và những người xung quanh dẫn đến việc không duy trì được lâu thời gian chơi cùng nhau. - Xuất phát từ thực trạng đã khảo sát chúng tôi đề xuất một số biện pháp tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề nhằm phát triển kỹ năng hợp tác cho trẻ mẫu giáo lớn để góp một phần nhỏ trong việc hình thành nhân cách cho trẻ để chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1.
  2. 149 2. Biện pháp tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề nhằm phát triển kỹ năng hợp tác cho trẻ mẫu giáo lớn ở trường mầm non tỉnh Đồng Tháp Biện pháp 1: Khuyến khích trẻ chia sẻ kinh nghiệm, ý tưởng chơi cùng nhau Cách thực hiện: - Trước khi trẻ triển khai dự định chơi, giáo viên khuyến khích trẻ nêu lên ý tưởng chơi của mình, khơi gợi những ý tưởng chơi đòi hỏi phải có nhiều trẻ tham gia cùng làm một việc gì đó. - Khi tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ, GV tạo cho trẻ bầu không khí thân thiện, cởi mở và vui tươi, không được áp đặt trẻ chơi theo ý thưởng của GV - Tạo điều kiện thuận lợi nhất để trẻ chia sẻ kinh nghiệm, ý tưởng cùng chơi trong các buổi chơi - GV kích thích trẻ chia sẻ ý tưởng của mình - GV khen những trẻ biết chia sẻ kinh nghiệm, ý tưởng chơi cùng nhau. Biện pháp 2: Tạo tình huống chơi hấp dẫn cuốn hút nhiều trẻ chơi cùng nhau Cách thực hiện: - GV tạo tình huống chơi hấp dẫn mang tính nêu vấn đề liên quan đến kỹ năng hợp tác, lôi cuốn trẻ tham gia vào các tình huống đó. - Khi tạo tình huống Gv không nên đưa ra cách giải quyết mà nên để trẻ giải quyết theo kinh nghiệm và vốn sống của trẻ Biện pháp 3: Kịp thời giúp trẻ xử lý những vướng mắc, xung đột xảy ra trong khi chơi Cách thực hiện: GV luôn gần gũi với trẻ, khi thấy những xung đột mà trẻ không thể giải quyết được thì GV phải kịp thời nhận biết và phân biệt nguồn gốc một cách chính xác những vướng mắc, xung đột của trẻ và đưa ra hướng giải quyết hợp lý Biện pháp 4: Thiết kế môi trường chơi đa dạng, phong phú, hấp dẫn, có nội dung tích cực và lành mạnh cho trẻ Cách thực hiện: Môi trường chơi được ví như người thầy thứ hai của trẻ, việc tạo môi trường chơi phong phú, đa dạng, đảm bảo các nguyên tắc sẽ giúp cho việc hình thành kĩ năng hợp tác của trẻ diễn ra thuận lợi và hiệu hơn. Giáo viên lưu ý, bố trí các góc chơi phải phù hợp với nguyên tắc, vị trí các góc trong lớp học, phải thuận tiện cho trẻ hoạt động. Các góc phải có không gian phù hợp để đảm bảo an toàn và vận động của trẻ, tạo ranh giới giữa các góc để trẻ nhận biết từng góc một cách rõ ràng. Cô và trẻ có thể thay đổi vị trí các góc chơi để tạo sự mới mẽ hấp dẫn cho trẻ nhưng vẫn đảm bảo nguyên tắc bố trí xây dựng hoạt động góc.
  3. 150 3. Kết luận Hợp tác là một đặc trưng cơ bản trong hoạt động của con người, là khả năng của con người được hình thành, phát triển và bộc lộ trong hoạt động của họ. Chính vì vậy việc phát triển kỹ năng hợp tác cho trẻ mẫu giáo là một việc cần thiết và có ý nghĩa quan trọng trong giai đoạn hiện nay, nhất là đối với các trường mầm non, cần coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm để giúp trẻ trở thành con người lao động mới. Trò chơi đóng vai theo chủ đề chính là môi trường thuận lợi nhất để kỹ năng hợp tác của trẻ được bộc lộ và phát triển. Giáo viên biết tổ chức và hướng dẫn cho trẻ chơi trò chơi đóng vai theo chủ đề thông qua các biện pháp phù hợp thì sẽ có tác dộng tích cực đến sự phát triển kỹ năng hợp tác cho trẻ. Tài liệu tham khảo [1]. Nguyễn Thị Thanh Hà, (2006), Giáo trình Tổ chức hoạt động vui chơi của trẻ ở trường mầm non, NXB Giáo dục. [2]. Đinh Văn Vang, (2009), Giáo trình Tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mầm non, NXB Giáo dục Việt Nam.