Quy trình xử lý hàng kém chất lượng

Đã thanh lý hợp đồng mua bán rồi thì có khởi kiện được không?

Thông thường khi mua hàng hóa có giá trị lớn chúng ta hay tìm kiếm các đối tác uy tín, hoặc quen biết. Đây cũng là lý do bên mua hay phải tuân theo các quy trình về mẫu hợp đồng, tạm ứng và nghiệm thu bên bán đưa ra. Đương nhiên bên bán luôn chốt khá kỹ để giao hàng là nhận đủ tiền, là ký biên bản nghiệm thu rồi bước tiếp theo là thanh lý hợp đồng. Những rủi ro khi vận hành với công suất tối đa mới phát hiện ra chất lượng thực của hàng hóa là điều bên mua sẽ gánh chịu. Khi đó bên mua sẽ rất yếu căn cứ để yêu cầu hỗ trợ từ bên bán bởi:

✔ Tuy có thỏa thuận bảo hành nhưng nếu vi phạm nghĩa vụ này thì sao bởi hợp đồng mua bán hàng hóa đã thanh lý mất rồi.

✔ Tuy có thỏa thuận về giải quyết tranh chấp nhưng tiền đã trả đủ rồi, máy thì không trả lại được vậy căn cứ vào đâu để doanh nghiệp bạn đòi tiền.

Tại Luật Trí Nam, chúng tôi gồm các luật sư kinh tế hàng đầu nên luôn có phương án hiệu quả nhất cho yêu cầu tư vấn từ Quý vị. Vì vậy quý vị hãy liên hệ ngay số 0934.345.745 - 0904.588.557 để xem luật sư chúng tôi giúp được bạn đến đâu.

Quy trình xử lý hàng kém chất lượng

Ví dụ về hàng hóa mua bán không đạt chất lượng

Luật sư Trí Nam xin tổng hợp qua quy định về hàng hóa không đạt chất lượng để Quý vị xác định xem trong quá trình mua bán đã phát sinh lỗi vi phạm này chưa?

Theo quy định tại Điều 432 của Bộ luật dân sự năm 2015 chất lượng của tài sản được quy định như sau: Chất lượng của tài sản mua bán do các bên thoả thuận. Trường hợp tiêu chuẩn về chất lượng của tài sản đã được công bố hoặc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định thì thỏa thuận của các bên về chất lượng của tài sản không được thấp hơn chất lượng của tài sản được xác định theo tiêu chuẩn đã công bố hoặc theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Khi các bên không có thoả thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng về chất lượng tài sản mua bán thì chất lượng của tài sản mua bán được xác định theo tiêu chuẩn về chất lượng của tài sản đã được công bố, quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc theo tiêu chuẩn ngành nghề.

Trường hợp không có tiêu chuẩn về chất lượng của tài sản đã được công bố, quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và tiêu chuẩn ngành nghề thì chất lượng của tài sản mua bán được xác định theo tiêu chuẩn thông thường hoặc theo tiêu chuẩn riêng phù hợp với mục đích giao kết hợp đồng và theo quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Kinh nghiệm xử lý việc giao hàng không đạt chất lượng khi đang thực hiện hợp đồng

Trường hợp việc phát hiện lỗi chất lượng của hàng hóa trong quá trình mua bán thì bên mua có nhiều hướng, nhiều lựa chọn để đảm bảo mua được hàng đúng chất lượng thỏa thuận trong hợp đồng. Luật sư kiến nghị sử dụng các căn cứ pháp luật sau:

✔ Quyền từ chối nhận hàng kém chất lượng, không đúng thỏa thuận hợp đồng

Bên bán có nghĩa vụ giao hàng hóa đúng thời hạn, địa điểm giao hàng, số lượng hàng hóa, chất lượng hàng hóa theo Hợp đồng…đồng nghĩa việc bên mua có nghĩa vụ nhận hàng nếu bên bán thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ trên.

Tuy nhiên trong trường hợp bên bán không thực hiện đúng nghĩa vụ giao hàng của mình thì bên mua có quyền từ chối nhận hàng. Cụ thể: (i) Bên bán giao hàng hóa không sử dụng với mục đích sử dụng thông thường của hàng hóa cùng chủng loại. (ii) Bên bán giao hàng hóa không phù hợp với bất cứ mục đích cụ thể nào mà bên mua đã cho bên bán biết hoặc bên bán đáng lẽ ra phải biết vào thời điểm giao kết hợp đồng. (iii) Không đảm bảo chất lượng như chất lượng của mẫu hàng hóa mà bên bán đã giao cho bên mua. (iv) Không được bảo quản, đóng gói theo cách thức thông thường đối với loại hàng hóa đó hoặc không theo cách thức bảo quản thích hợp để bảo quản hàng hóa.

✔ Quyền yêu cầu bên bán phải thực hiện đúng thỏa thuận chất lượng hàng hóa trong hợp đồng

+ Trong trường hợp hợp đồng chỉ quy định thời hạn giao hàng và không xác định thời điểm giao hàng cụ thể là ngày nào thì nếu bên bán giao thiếu hàng hoặc giao hàng hóa kém chất lượng thì bên bán có quyền giao hàng hóa trong thời hạn còn lại.

+ Nếu bên bán thực hiện việc khắc phục mà gây bất lợi hoặc làm phát sinh chi phí bất hợp lý cho bên mua thì bên mua có quyền yêu cầu bên bán khắc phục bất lợi hoặc chịu các chi phí phát sinh.

+ Trong trường hợp trong số lượng gạo được giao chỉ có một phần bị ẩm mốc thì bên mua có quyền yêu cầu bên bán giao hàng khác thay thế. Nếu bên bạn không giao được hàng hóa đúng chất lượng thì bên mua có quyền mua hàng hóa của người khác để thay thế và bên giao hàng hóa kém chất lượng phải trả khoản tiền chênh lệch và các chi phí phát sinh liên quan nếu có.

✔ Quyền cho gia hạn thời gian để bên bán thay thế hàng kém chất lượng

+ Trong trường hợp buộc thực hiện đúng Hợp đồng bên mua có thể gia hạn thêm một thời gian hợp lý để bên bán giao đúng số gạo với chất lượng như hai bên thỏa thuận trong Hợp đồng.

+ Thời gian hợp lý tùy thuộc vào hai bên thỏa thuận.

Ngoài áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng, bên mua có quyền áp dụng chế tài phạt vi phạm nếu hai bên có thỏa thuận trong hợp đồng, mức phạt vi phạm không được quá 8% phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm. Bên mua cũng có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại trong trường hợp việc bên bán giao hàng hóa kém chất lượng gây thiệt hại đến cho bên mua.

✔ Quyền hủy bỏ hợp đồng do vi phạm hợp đồng

Trong trường hợp bên mua đã gia hạn thực hiện hợp đồng nhưng bên bán nhất quyết vẫn không giao hàng đảm bảo chất lượng, bên mua có quyền hủy bỏ hợp đồng.

Điều 312 Luật Thương mại 2005 quy định bên mua có quyền hủy bỏ hợp đồng nếu: “Xảy ra hành vi vi phạm mà hai bên đã thỏa thuận là điều kiện để hủy bỏ hợp đồng.

Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ được quy định trong Hợp đồng. Vi phạm nghĩa vụ cơ bản là vi phạm gây thiệt hại cho bên kia đến mức bên đó không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng.”

Sau khi bên mua hủy bỏ hợp đồng, hợp đồng chấm dứt hiệu lực kể từ thời điểm giao kết, tuy nhiên các điều khoản về phạt vi phạm, giải quyết tranh chấp và bồi thường thiệt hại vẫn có hiệu lực.

Giải quyết tranh chấp chất lượng hàng hóa mua bán theo hợp đồng

Với vai trò Luật sư đại diện giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế, Luật Trí Nam đánh giá đây là một dạng tranh chấp khó khởi kiện bởi căn cứ, chứng cứ cần chuẩn bị đòi hỏi đúng quy trình, đúng thủ tục, và chính xác. Ví dụ: Khi tranh chấp về chất lượng thép mua bán không đạt chất lượng thì để kiểm định hàng mẫu các bên cần tuân thủ nguyên tắc lấy mẫu, nguyên tắc kiểm định và tiêu chuẩn chất lượng áp dụng.

Chúng tôi ví dụ để Quý khách hàng hiểu mỗi vụ án sẽ cần tiếp cận chứng cứ, quy định pháp luật khác nhau để đưa ra kết quả cuối cùng là bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp cho doanh nghiệp. Vì vậy Quý vị đang đối diện với tranh chấp chất lượng hàng hóa hãy đừng ngần ngại liên hệ với Luật sư Trí Nam ngay hôm nay theo số 0934.345.745 - 0904.588.557.

Chúng tôi rất mong được hợp tác với Quý khách hàng trong công việc.