Quyền và nghĩa vụ học tập của công dân được biểu hiện như thế nào

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

Giải Bài Tập Giáo Dục Công Dân 6 – Bài 15: Quyền và nghĩa vụ học tập giúp HS giải bài tập, hiểu được những chuẩn mực đạo đức và pháp luật cơ bản, phổ thông, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi HS trong các quan hệ với bản thân, với người khác, với công việc và với môi trường sống:

Bài 15: Quyền và nghĩa vụ học tập

Trả lời Gợi ý Bài 15 trang 39 sgk GDCD 6

Trả lời:

– Một quần đảo hoang vắng.

– Rừng cây bị chặt, đồng ruộng thiếu nước, bị bỏ hoang.

– Trình độ dân trí thấp, trẻ em thất học nhiều.

Trả lời:

Điểm đặc biệt là tất cả trẻ em trong huyện đến tuổi đi học đều được đến trường.

Trả lời:

– Hội khuyến học huyện được thành lập.

– Lập ban đại diện cha mẹ từng trường để vận động trẻ đến trường

– Có chính sách hỗ trợ cho con em thương binh liệt sĩ, gia đình khó khăn, học sinh ở xa.

– Thầy cô giáo tình nguyện ở lại đảo dạy học lâu dài

– Xây dựng được nhiều trường học khang trang.

Trả lời:

Việc học tập đối với mỗi người là vô cùng quan trọng, có học tập, chúng ta mới có kiến thức, có hiểu biết, được phát triển toàn diện, trở thành người có ích cho gia đình và xã hội.

Trả lời:

– Học ở trường, ở lớp…

– Học ở Trung tâm giáo dục thường xuyên;

– Học ở trường vừa học vừa làm;

– Tự học qua sách báo, bạn bè, vô tuyến;

– Học ở lớp học tình thương.

Trả lời:

Em hãy kể một số tấm gương vượt khó, vươn lên trong học tập như các bạn trong lớp của em, hoặc những tấm gương mà em biết được qua sách báo, tạp chí hay được nghe kể lại từ bố, mẹ, ông bà mình nhé.

Trả lời:

– Những trẻ em bị khuyết tật như khiếm thị, khiếu thính, tàn tật và trẻ em lang thang cơ nhỡ đều có quyền và nghĩa vụ học tập.

– Những trẻ em đó thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập dưới nhiều hình thức:

+ Trẻ khuyết tật có thể học ở trường mà Nhà nước, các tổ chức xã hội dành riêng cho họ, như: Trường cho trẻ em mù Nguyễn Đình Chiểu, Trường cho trẻ em câm điếc Xã Đàn… Tỉnh nào cũng có các lớp học tình thương dành cho trẻ khuyết tật.

+ Trẻ có hoàn cảnh khó khăn:

Ngày đi làm, tối học ở Trung tâm giáo dục thường xuyên.

Học ở trung tâm vừa học vừa làm.

Tự học qua sách báo, bạn bè…

Học ở các lớp học tình thương do các thầy cô giáo, thanh niên tình nguyện dạy.

Nếu là Nam, trong hoàn cảnh đó, em sẽ giải quyết khó khăn như thế nào ?

Trả lời:

Trong hoàn cảnh đó em chấp nhận nghỉ học để có thời gian lao động giúp bố và nuôi các em. Em sẽ tự học vào những lúc rảnh rỗi. Ban ngày đi lao động kiếm sống, ban đêm em sẽ theo học ở các lớp học tình thương để tiếp tục việc học tập của mình.

– Chí chăm chú vào học tập, ngoài ra không làm một việc gì.

– Chỉ học ở trên lớp, thời gian còn lại vui chơi thoải mái.

– Ngoài giờ học ở trường, có kế hoạch tự học ở nhà, lao động giúp cha mẹ, vui chơi giải trí, rèn luyện thân thể?

Trả lời:

– Ý thức thứ nhất và hai là sai.

– Ý đúng là ý thứ 3: Ngoài giờ học ở trường, có thời gian học ở nhà, lao động giúp bố mẹ, vui chơi giải trí rèn luyện thể thao.

Có nghĩa là bản thân phải biết cân đôi giữa nhiệm vụ học tập với những nhiệm vụ khác, phải say mê, kiên trì và tự học, phải có phương pháp học tập đúng đắn. Tuy nhiên chỉ học trên lớp chưa đủ mà phải học cả ở nhà, ngoài học tập phải biết giúp đỡ cha mẹ làm những công việc vừa sức mình và tham gia các hoạt động vui chơi giải trí để tinh thần vui vẻ, có sức khoẻ thì mới học tập tốt.

Trả lời:

“Học, học nữa, học mãi”

[Lê nin]

“Các điều chúng ta biết chỉ là một giọt nước.

Các điều chúng ta chưa biết là cả một đại dương.”

[I. Niutơn]

“Kiến thức là chìa khóa vạn năng mở tất cả các cửa”

[A-Phơ-răng-xơ]

Từ khóa liên quan số lượng

Câu hỏi ngày hỏi

Ngày hỏi:31/08/2018

 Quyền học tập  Hoạt động giáo dục

Giáo dục là một trong những yếu tố giúp cho đất nước ngày càng phát triển. Liên quan tới vấn đề này tôi có thắc mắc mong được Ban tư vấn giải đáp giúp. Cụ thể Ban tư vấn cho tôi hỏi quyền và nghĩa vụ học tập của công dân được quy định như thế nào? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban tư vấn.

Ngọc Thanh - Tiền Giang

Nội dung này được Ban biên tập Thư Ký Luật tư vấn như sau:

  • Theo Điều 83 Luật giáo dục 2019 quy định quyền của người học, cụ thể như sau:

    1. Được giáo dục, học tập để phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng của bản thân.

    2. Được tôn trọng; bình đẳng về cơ hội giáo dục và học tập; được phát triển tài năng, năng khiếu, sáng tạo, phát minh; được cung cấp đầy đủ thông tin về việc học tập, rèn luyện của mình.

    3. Được học vượt lớp, học rút ngắn thời gian thực hiện chương trình, học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định, học kéo dài thời gian, học lưu ban, được tạo điều kiện để học các chương trình giáo dục theo quy định của pháp luật.

    4. Được học tập trong môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh.

    5. Được cấp văn bằng, chứng chỉ, xác nhận sau khi tốt nghiệp cấp học, trình độ đào tạo và hoàn thành chương trình giáo dục theo quy định.

    6. Được tham gia hoạt động của đoàn thể, tổ chức xã hội trong cơ sở giáo dục theo quy định của pháp luật.

    7. Được sử dụng cơ sở vật chất, thư viện, trang thiết bị, phương tiện phục vụ các hoạt động học tập, văn hóa, thể dục, thể thao của cơ sở giáo dục.

    8. Được trực tiếp hoặc thông qua đại diện hợp pháp của mình kiến nghị với cơ sở giáo dục các giải pháp góp phần xây dựng cơ sở giáo dục, bảo vệ quyền, lợi ích của người học.

    9. Được hưởng chính sách ưu tiên của Nhà nước trong tuyển dụng vào các cơ quan nhà nước nếu tốt nghiệp loại giỏi và có đạo đức tốt.

    10. Được cử người đại diện tham gia hội đồng trường theo quy định.

    Trân trọng!Bạn có thể tham khảo thêm:

    Quyền và nghĩa vụ học tập của công dân từ ngày 01/7/2020

    Cản trở quyền học tập của người khuyết tật có bị xử phạt không?

    Trách nhiệm bảo đảm quyền học tập, phát triển năng khiếu của trẻ em


Mục lục bài viết

  • Trả lời:
  • I Cơ sở pháp lý:
  • II Nội dung phân tích
  • Quy định của pháp luật về việc học tập của công dân
  • Tại sao Pháp luật lại quy định học tập là quyền và nghĩa vụ?
  • Lý luận về nguyên tắc “Quyền và nghĩa vụ của công dân do Hiến pháp và luật quy định”

Em xin chân thành cảm ơn, em mong mình có thể nhận được câu trả lời sớm nhất có thể

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mụctư vấn luật dân sựcủa công ty Luật Minh Khuê.

Luật sư tư vấn luật dân sựgọi:1900.6162

Trả lời:

Chào bạn, Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

I Cơ sở pháp lý:

Luật giáo dục năm 2005 được sủa đổi bổ sung năm 2009

II Nội dung phân tích

Quy định của pháp luật về việc học tập của công dân

Theo quy định tại Điều 10 Luật giáo dục năm 2005 được sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định:

Điều10.Quyền và nghĩa vụ học tập của công dân

Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân.

Mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, nam nữ, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội, hoàn cảnh kinh tế đều bình đẳng về cơ hội học tập.

Nhà nước thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo điều kiện để ai cũng được học hành. Nhà nước và cộng đồng giúp đỡ để người nghèo được học tập, tạo điều kiện để những người có năng khiếu phát triển tài năng.

Nhà nước ưu tiên, tạo điều kiện cho con em dân tộc thiểu số, con em gia đình ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi, người tàn tật, khuyết tật và đối tượng được hưởng chính sách xã hội khác thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập của mình.

Tại sao Pháp luật lại quy định học tập là quyền và nghĩa vụ?

Để hiểu được quy định này trước tiên bạn phải hiểu được hai từ thế nào là "quyền" và thế nào là" nghĩa vụ"

Theo từ điển Tiêng Việt quyền được hiểu làđiều mà pháp luật hoặc xã hội công nhận cho được hưởng, được làm, được đòi hỏi.NHư vậy quyền được học tập là quyền được nhà nước xã hội cho phép công dân thuộc bất kỳ mọi tầng lớp không phân dân tộc giới tinh địa vị đều được học hỏi và được pháp luật bảo đảm như một quyền của công dân như quyền được sống,được tự do,được mưu cầu hạnh phúc...

Nghĩa vụ được hiểu là bổn phận của con người,việc bắt buộc phải làm đối với xã hội, đối với người khác mà pháp luật hay đạo đức quy định.Nghĩa vụ học tâp của công dân được hiểu là công dân có nghĩa vụ phải học tập học tập không chỉ thể hiện trách nhiệm với bản thân mình mà còn thể hiện trách nhiệm với đất nước, góp phần phát triển đất nước, giúp nước,cứu nước...

Nhà nước ta là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Nhân dân tổ chức ra Nhà nước bằng cách bầu ra các cơ quan quyền lực Nhà nước. Do đó, học tậpvừa là quyền, vừa là nghĩa vụ của công dân. Vì thông qua học tập, nhân dân trực tiếp tích luỹ kiến thức cho bản thân mình, trở thành một công dân kiểu mẫu, có ích cho gia đình, xã hội, đất nước; thông qua học tập mà nhân dân góp phần tham gia việc thiết lập ra bộ máy nhà nước để tiến hành các hoạt động quản lý xã hội, tạo ra các thành tựu phục vụ cho mục đích lao động, sản xuất, phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.

Lý luận về nguyên tắc “Quyền và nghĩa vụ của công dân do Hiến pháp và luật quy định”

Nhà nước là chủ thể độc quyền ban hành pháp luật. Vì thế, về nguyên tắc, pháp luật của nhà nước phải khách quan để bảo đảm lợi ích của công dân và duy trì bình thường việc thực hiện các chức năng của nhà nước. Ở nước ta, Quốc hội là cơ quan dân cử tiêu biểu nhất, có khả năng nhất trong việc thể chế hóa ý nguyện của nhân dân một cách trung thực và toàn diện; đặc biệt trong việc xây dựng mối quan hệ cơ bản giữa nhà nước với công dân.

Để thể chế hóa nguyên lý đại diện trên, đồng thời “khắc phục sự vi phạm quyền con người, quyền công dân do thiếu sót của Nhà nước từ hoạt động lập pháp, lập quy”, Hiến pháp năm 1992 khẳng định một tư tưởng chỉ đạo hay nguyên tắc nền tảng cho việc xác lập địa vị pháp lý của công dân:Quyền và nghĩa vụ của công dân do Hiến pháp và luật quy định.Ngay từ năm 1992, Phó Chủ tịch Quốc hội khóa VIII- luật gia kỳ cựu Phùng Văn Tửu - đã bình luận: “Ở đây nói luật chứ không phải pháp luật. Như vậy là sau khi có Hiến pháp mới thì chỉ có luật do Quốc hội thông qua mới quy định về quyền và nghĩa vụ công dân. Còn các văn bản dưới luật chỉ là hướng dẫn cụ thể việc thực hiện. Đó cũng là một trong nhiều thí dụ khác chứng tỏ quyết tâm của Nhà nước ta xây dựng nhà nước pháp quyền, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa”. Đây cũng chính là quy định mới mang tính nền tảng đối với hoạt động lập pháp của Nhà nước ta nói chung, Quốc hội nói riêng. Điều này, một lần nữa, thể hiện thái độ trân trọng rất đáng ghi nhận của Nhà nước đối với việc thể chế hóa địa vị pháp lý của công dân, nhằm hạn chế tối đa sự tùy tiện từ phía Nhà nước.

Về mặt hình thức pháp lý,chúng tôi xin diễn giải như sau:

1.Quyền và nghĩa vụ của công dân có thể được chia thành hai loại gồm quyền và nghĩa vụ cơ bản [được quy định mang tính xác lập, khởi đầu trong Hiến pháp - luật cơ bản của Nhà nước] và quyền, nghĩa vụ khác hay quyền, nghĩa vụ không cơ bản [được quy định mang tính xác lập, khởi đầu trong các luật, bộ luật]. Phân tích sâu hơn, chúng ta nhận thấy Hiến pháp chỉ quy định những quyền và nghĩa vụ công dân hoặc có tính quan trọng đặc biệt, hoặc vừa có tính quan trọng đặc biệt vừa có tính khái quát so với quyền và nghĩa vụ luật định. Ví dụ: nghĩa vụ nộp thuế là nghĩa vụ chung được hiến định; còn nghĩa vụ nộp một loại thuế cụ thể như thuế thu nhập cá nhân, thuế xuất nhập khẩu… sẽ do luật định. Hoặc quyền được Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình [theo suy đoán] là quyền chung; còn quyền kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình là quyền cụ thể. Một ví dụ khác, quyền bầu cử là quyền quan trọng đặc biệt vừa có tính chung nên được hiến định: "Công dân, không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, đủ 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên đều có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân theo quy định của pháp luật” [Điều 54 Hiến pháp 1992]. Trong trường hợp này, nếu chỉ lấy việc xác định độ tuổi làm căn cứ thì quyền bầu cử dường như là quyền khá cụ thể; tuy nhiên, nếu tiếp tục xét một số trường hợp công dân tuy đủ tuổi hiến định song vẫn bị tước quyền bầu cử theo luật định [ngoại lệ] thì quyền này lại vẫn mang tính khái quát[5].

2.Bản thân Quốc hội cũng không được ban hành các loại văn bản khác mà nội dung có liên quan đến việc quy định mang tính xác lập, khởi đầu quyền và nghĩa vụ công dân. Chiểu theo cách hiểu trên thì Quốc hội không thể sử dụng Nghị quyết vào việc này. Khoản 3 Điều 11 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật [VBQPPL] quy định: “Nghị quyết của Quốc hội được ban hành để quyết định nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội; dự toán ngân sách nhà nước và phân bổ ngân sách trung ương; điều chỉnh ngân sách nhà nước; phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước; quy định chế độ làm việc của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội; phê chuẩn điều ước quốc tế và quyết định các vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Quốc hội”. Hệ quả là, không thể suy diễn “các vấn đề khác” ở đây bao hàm mọi thẩm quyền của Quốc hội để ban hành nghị quyết kiểu Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 07/01/2002 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 1992 hay Nghị quyết số 55/2010/NQ- QH12 ngày 6/12/2010 về việc miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp.

3.Tất nhiên, Quốc hội cũng không thể ủy quyền cho bất kỳ cơ quan nào khác việc quy định quyền và nghĩa vụ công dân. Như vậy, thật khó mà bào chữa cho sự có mặt của pháp lệnh của Ủy ban thường vụ Quốc hội, thậm chí là Nghị định “không đầu” của Chính phủ quy định về địa vị pháp lý của công dân, nếu chúng ta thượng tôn Hiến pháp.

Về mặt nội dung,theo Luật Ban hành VBQPPL 2008, “Luật của Quốc hội quy định các vấn đề cơ bản thuộc lĩnh vực... quyền và nghĩa vụ của công dân” [Khoản 2 Điều 11]. Trong khi đó, các VBQPPL khác hoặc không được Luật này xác định rõ thẩm quyền như trên hoặc nếu được trao thẩm quyền có liên quan, như nghị định do Chính phủ ban hành sẽ “quy định các biện pháp cụ thể để thực hiện… quyền, nghĩa vụ của công dân” [Điều 14]. Từ đó, có thể hiểu:

1. Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền quy định quyền và nghĩa vụ công dân mang tính xác lập, khởi đầu trong Hiến pháp và các đạo luật.

2. Các cơ quan nhà nước khác chỉ có quyền dựa vào Hiến pháp và luật để quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành quyền, nghĩa vụ công dân và phải đảm bảo rằng, hoạt động này không được tiến hành trái với tinh thần hiến định, luật định. Ví dụ: Quốc hội đặt ra các thứ thuế kèm theo khung thuế suất chuẩn; cơ quan thuế vụ theo thẩm quyền chỉ có thể tổ chức cho công dân đăng ký mã số thuế, kê khai và nộp thuế [chẳng hạn ở tỉnh A, công dân đăng ký mã số thuế, kê khai và nộp thuế trực tiếp tại trụ sở cơ quan thuế; còn ở tỉnh B, công dân đăng ký mã số thuế, kê khai thuế qua Internet và nộp thuế qua ngân hàng] hoặc cơ quan thuế có quyền ấn định mức thuế suất riêng cho từng đối tượng nộp thuế nhưng không được nằm ngoài khung thuế suất luật định. Nếu hiểu một cách nghiêm ngặt thì các cơ quan này chỉ có thể tác động đến việc hưởng quyền và gánh vác nghĩa vụ của công dân thông qua việc tự mình xây dựng hoặc tham gia xây dựng thủ tục hành chính; thậm chí, trong một số trường hợp, Hiến pháp, luật sẽ quy định về quyền, nghĩa vụ công dân một cách trực tiếp và toàn diện [tuyệt đối].

3. Các cơ quan nhà nước khác không được đặt ra quyền, nghĩa vụ mới so với quyền, nghĩa vụ hiến định và luật định hoặc xóa bỏ quyền, nghĩa vụ hiến định và luật định.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số:1900.6162hoặc gửi qua email:Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Emailđể nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Luật sư Tư vấn pháp luật dân sự.

Video liên quan

Chủ Đề