Quyền và trách nhiệm của thanh niên học sinh

Theo Điều 12, 13, 14, 15 Luật Thanh niên có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2021 thì trách nhiệm của thanh niên như sau:

1. Trách nhiệm đối với Tổ quốc

- Phát huy truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc; xung kích, sáng tạo, đi đầu trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

- Sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ độc lập, giữ vững chủ quyền, an ninh quốc gia, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; đảm nhận công việc khó khăn, gian khổ, cấp bách khi Tổ quốc yêu cầu.

- Đấu tranh với các âm mưu, hoạt động gây phương hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc.

2. Trách nhiệm đối với Nhà nước và xã hội

- Gương mẫu chấp hành chính sách, pháp luật và thực hiện nghĩa vụ công dân

- Tham gia giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, quốc phòng, an ninh quốc gia.

- Chủ động đề xuất ý tưởng, sáng kiến trong quá trình xây dựng chính sách, pháp luật; tham gia quản lý nhà nước và xã hội.

- Tích cực tham gia tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện Hiến pháp và pháp luật.

- Xây dựng các mô hình sản xuất, kinh doanh tạo việc làm; tham gia bảo vệ môi trường và các hoạt động vì lợi ích của cộng đồng, xã hội.

- Tích cực tham gia hoạt động chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em.

3. Trách nhiệm đối với gia đình

- Chăm lo hạnh phúc gia đình; giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam.

- Kính trọng, hiếu thảo đối với ông bà, cha mẹ và tôn trọng các thành viên khác trong gia đình; chăm sóc, giáo dục con em trong gia đình.

3. Tích cực phòng, chống bạo lực gia đình, xóa bỏ phong tục, tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình.

4. Trách nhiệm đối với bản thân

- Rèn luyện đạo đức, nhân cách, lối sống văn hóa, ứng xử văn minh; có trách nhiệm công dân, ý thức chấp hành pháp luật; phòng, chống tiêu cực, tệ nạn xã hội, hành vi trái pháp luật và đạo đức xã hội.

- Tích cực học tập, nâng cao trình độ, kiến thức, kỹ năng; tiếp cận, nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ vào thực tiễn.

- Chủ động tìm hiểu về thị trường lao động; lựa chọn nghề nghiệp, việc làm phù hợp; rèn luyện ý thức trách nhiệm, kỷ luật lao động và tác phong chuyên nghiệp; sáng tạo, cải tiến kỹ thuật nâng cao năng suất lao động.

- Rèn luyện, bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe, phát triển thể chất và tinh thần; trang bị kiến thức, kỹ năng sống, kỹ năng chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục, phòng, chống bệnh tật; không lạm dụng rượu, bia; hạn chế sử dụng thuốc lá; không sử dụng ma túy, chất gây nghiện và chất kích thích khác mà pháp luật cấm; phòng, chống tác hại từ không gian mạng.

- Tích cực tham gia các hoạt động, phong trào văn hóa, thể dục, thể thao lành mạnh; bảo vệ, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.

Hùng Phi

Vũ Thị Thanh Tú

  • Căn cứ theo Luật Thanh niên 2005 thì quyền và nghĩa vụ của thanh niên được quy định như sau:

    Quyền và nghĩa vụ Nội dung
    Trong học tập

    - Được học tập và bình đẳng về cơ hội học tập.

    - Tích cực học tập hoàn thành chương trình phổ cập giáo dục và vươn lên học tập ở trình độ cao hơn; thường xuyên học tập nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, nghề nghiệp; tham gia xây dựng môi trường văn hoá học đường; trung thực trong học tập.

    - Xung kích tham gia các chương trình phát triển giáo dục và đào tạo, xây dựng xã hội học tập.

    Ttrong lao động

    - Lao động để lập thân, lập nghiệp, làm giàu chính đáng, góp phần xây dựng đất nước.

    - Chủ động tiếp cận thông tin thị trường lao động; lựa chọn việc làm và nơi làm việc phù hợp với khả năng của bản thân và nhu cầu của xã hội.

    - Rèn luyện tác phong công nghiệp, năng lực quản lý, kinh doanh, tuân thủ kỷ luật lao động; phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật; nâng cao trình độ nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu phát triển khoa học và công nghệ.

    - Xung kích thực hiện các chương trình phát triển kinh tế - xã hội ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

    Trong bảo vệ Tổ quốc

    - Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của thanh niên.

    - Được huấn luyện chương trình giáo dục quốc phòng; thực hiện nghĩa vụ quân sự, tham gia các lực lượng vũ trang theo quy định của pháp luật.

    - Tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân, giữ gìn bí mật quốc gia, xung kích đấu tranh chống mọi hành vi xâm hại đến an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội.

    Trong hoạt động khoa học, công nghệ và bảo vệ tài nguyên, môi trường

    - Được nghiên cứu khoa học và công nghệ, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và đời sống.

    - Trung thực và có tinh thần hợp tác trong nghiên cứu khoa học và công nghệ.

    - Tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường, sử dụng hợp lý tài nguyên; đấu tranh chống các hành vi huỷ hoại tài nguyên, môi trường.

    Trong hoạt động văn hoá, nghệ thuật, vui chơi, giải trí

    - Được tham gia các hoạt động văn hoá, nghệ thuật, vui chơi, giải trí lành mạnh.

    - Thường xuyên rèn luyện đạo đức, tác phong, hành vi ứng xử văn hoá; thực hiện nếp sống văn minh.

    - Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ di sản văn hoá; tích cực tham gia xây dựng đời sống văn hoá cộng đồng.

    Trong bảo vệ sức khoẻ, hoạt động thể dục, thể thao

    - Được bảo vệ, chăm sóc, hướng dẫn nâng cao sức khoẻ, kỹ năng sống lành mạnh, phòng ngừa bệnh tật.

    - Được chăm lo phát triển thể chất; tích cực tham gia các hoạt động thể dục, thể thao, rèn luyện thân thể.

    - Phòng, chống HIV/AIDS; phòng, chống ma tuý và các tệ nạn xã hội khác.

    Trong hôn nhân và gia đình - Được giáo dục kiến thức về hôn nhân và gia đình, thực hiện hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng, xây dựng gia đình hạnh phúc.

    - Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam; kính trọng ông bà, cha mẹ và người lớn tuổi; chăm sóc, giáo dục con, em trong gia đình.

    - Gương mẫu thực hiện pháp luật về hôn nhân và gia đình, về dân số và kế hoạch hoá gia đình.

    Trong quản lý nhà nước và xã hội - Nâng cao ý thức công dân, chấp hành pháp luật, góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.

    - Được ứng cử, đề cử vào Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp theo quy định của pháp luật; được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng, kiến nghị với cơ quan, tổ chức về những vấn đề mà mình quan tâm; tham gia góp ý xây dựng các chính sách, pháp luật liên quan đến thanh niên và các chính sách, pháp luật khác.

    - Tham gia tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước.

    Trên đây là nội dung trả lời về quyền và nghĩa vụ của thanh niên.

    Trân trọng!

  • Bác Hồ đã từng nói: “Nhiệm vụ của thanh niên không phải là hỏi nước nhà đã cho mình những gì. Mà phải tự hỏi mình đã làm gì cho nước nhà? Mình phải làm thế nào cho ích lợi nước nhà nhiều hơn? Mình đã vì lợi ích nước nhà mà hy sinh phấn đấu chừng nào?” Từ câu nói trên ta càng phải nâng cao trách nhiệm và tinh thần của thanh niên.

    Bài viết được thực hiện bởi: Luật gia Trần Thị Thu Hoài – Công ty Luật TNHH Everest -Tổng đài tư vấn [24/7]; 1900 6198

    Quyền và nghĩa vụ của thanh niên trong học tập

    Căn cứ theo Điều 15 Luật thanh niên năm 2020 nghĩa vụ của thanh niên trong học tập: Tích cực học tập, nâng cao trình độ, kiến thức, kỹ năng; tiếp cận, nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ vào thực tiễn.

    Trách nhiệm của Nhà nước và tổ chức có thẩm quyền [Điều 16 Luật thanh niên năm 2020]: Bảo đảm bình đẳng trong tiếp cận giáo dục và tạo điều kiện cho thanh niên tham gia nghiên cứu khoa học.

    • Ban hành và bảo đảm thực hiện các chương trình giáo dục đạo đức, lý tưởng, truyền thống dân tộc, lối sống văn hóa, kỹ năng sống, ý thức chấp hành pháp luật cho thanh niên.
    • Có chính sách tín dụng, học bổng, miễn, giảm học phí cho thanh niên theo quy định của pháp luật.
    • Khuyến khích, hỗ trợ thanh niên học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; khả năng sáng tạo, nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ.
    • Ưu đãi, hỗ trợ tổ chức, cá nhân đầu tư hoạt động nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo của thanh niên; tham gia đào tạo kỹ năng sống và kỹ năng cần thiết khác cho thanh niên.

    Trách nhiệm của tổ chức xã hội [Điều 32 Luật thanh niên năm 2020]: Vận động thành viên của mình tạo điều kiện để thanh niên học tập, lao động, tham gia hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, phát triển thể lực, trí tuệ; bồi dưỡng đạo đức, truyền thống dân tộc, ý thức công dân; đi đầu trong công cuộc lao động sáng tạo và bảo vệ Tổ quốc.

    Trách nhiệm của tổ chức kinh tế [Điều 33 Luật thanh niên năm 2020]: Quan tâm chăm lo đời sống của người lao động là thanh niên; hỗ trợ để người lao động là thanh niên được học tập, tham gia hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao; chăm sóc và bảo vệ sức khỏe.

    Quyền và nghĩa vụ của thanh niên trong lao động

    Khoản 3 Điều 15 Luật thanh niên năm 2020 quy định về trách nhiệm của thanh niên trong lao động: Chủ động tìm hiểu về thị trường lao động; lựa chọn nghề nghiệp, việc làm phù hợp; rèn luyện ý thức trách nhiệm, kỷ luật lao động và tác phong chuyên nghiệp; sáng tạo, cải tiến kỹ thuật nâng cao năng suất lao động.

    Điều 17 Luật thanh niên năm 2020 quy định về chính sách về lao động, việc làm của Nhà nước: [i] Tư vấn, định hướng nghề nghiệp, cung cấp thông tin thị trường lao động cho thanh niên; giáo dục kỹ năng nghề nghiệp, đạo đức nghề nghiệp cho thanh niên; bảo đảm thanh niên không bị cưỡng bức, bóc lột sức lao động; [ii] Tạo điều kiện để thanh niên có việc làm; tạo việc làm tại chỗ cho thanh niên ở vùng nông thôn, miền núi, hải đảo phù hợp với từng vùng, miền, gắn với từng giai đoạn phát triển của đất nước; [iii] Tạo điều kiện cho thanh niên được vay vốn ưu đãi từ Quỹ quốc gia về việc làm và nguồn tín dụng hợp pháp khác để tự tạo việc làm, phát triển sản xuất, kinh doanh.

    Điều 32 Luật thanh niên năm 2020 quy định về trách nhiệm của tổ chức xã hội đối với thanh niên trong lao động: Vận động thành viên của mình tạo điều kiện để thanh niên học tập, lao động, tham gia hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, phát triển thể lực, trí tuệ; bồi dưỡng đạo đức, truyền thống dân tộc, ý thức công dân; đi đầu trong công cuộc lao động sáng tạo và bảo vệ Tổ quốc.

    Điều 33 Luật thanh niên năm 2020 quy định về trách nhiệm của tổ chức kinh tế: [i] Bảo đảm môi trường, điều kiện làm việc an toàn; cung cấp đầy đủ kiến thức, thông tin về an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động là thanh niên; [ii] Quan tâm chăm lo đời sống của người lao động là thanh niên; hỗ trợ để người lao động là thanh niên được học tập, tham gia hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao; chăm sóc và bảo vệ sức khỏe.

    Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc về lĩnh vực lao động hãy tham khảo: Luật lao đông việt nam

    Các nghĩa vụ khác

    Bên cạnh các quyền và nghĩa vụ trong học tập, lao động thanh niên còn có các nghĩa vụ khác như:

    Trách nhiệm đối với Tổ quốc

    [i] Phát huy truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc; xung kích, sáng tạo, đi đầu trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

    [ii] Sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ độc lập, giữ vững chủ quyền, an ninh quốc gia, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; đảm nhận công việc khó khăn, gian khổ, cấp bách khi Tổ quốc yêu cầu.

    [iii] Đấu tranh với các âm mưu, hoạt động gây phương hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc.

    Trách nhiệm đối với Nhà nước và xã hội

    [i] Gương mẫu chấp hành chính sách, pháp luật và thực hiện nghĩa vụ công dân

    [ii] Tham gia giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, quốc phòng, an ninh quốc gia.

    [iii] Chủ động đề xuất ý tưởng, sáng kiến trong quá trình xây dựng chính sách, pháp luật; tham gia quản lý nhà nước và xã hội.

    [iv] Tích cực tham gia tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện Hiến pháp và pháp luật.

    [v] Xây dựng các mô hình sản xuất, kinh doanh tạo việc làm; tham gia bảo vệ môi trường và các hoạt động vì lợi ích của cộng đồng, xã hội.

    [vi] Tích cực tham gia hoạt động chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em.

    Trách nhiệm đối với gia đình

    [i] Chăm lo hạnh phúc gia đình; giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam.

    [ii] Kính trọng, hiếu thảo đối với ông bà, cha mẹ và tôn trọng các thành viên khác trong gia đình; chăm sóc, giáo dục con em trong gia đình.

    [iii] Tích cực phòng, chống bạo lực gia đình, xóa bỏ phong tục, tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình.

    Trách nhiệm đối với bản thân

    [i] Rèn luyện đạo đức, nhân cách, lối sống văn hóa, ứng xử văn minh; có trách nhiệm công dân, ý thức chấp hành pháp luật; phòng, chống tiêu cực, tệ nạn xã hội, hành vi trái pháp luật và đạo đức xã hội.

    [ii] Rèn luyện, bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe, phát triển thể chất và tinh thần; trang bị kiến thức, kỹ năng sống, kỹ năng chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục, phòng, chống bệnh tật; không lạm dụng rượu, bia; hạn chế sử dụng thuốc lá; không sử dụng ma túy, chất gây nghiện và chất kích thích khác mà pháp luật cấm; phòng, chống tác hại từ không gian mạng.

    [iii] Tích cực tham gia các hoạt động, phong trào văn hóa, thể dục, thể thao lành mạnh; bảo vệ, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.

    Luật thanh niên khi ra đời có mục đích, ý nghĩa gì?

    Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198

    Mục đích

    Mục đích xây dựng Luật Thanh niên [sửa đổi] là nhằm thể chế hóa và hoàn thiện cơ sở pháp lý, xác định rõ quyền và nghĩa vụ của thanh niên, các chính sách của Nhà nước đối với thanh niên; bảo đảm trách nhiệm của nhà nước, gia đình, nhà trường, xã hội và các tổ chức của thanh niên trong thực hiện chính sách, pháp luật để thanh niên được tu dưỡng, rèn luyện, lập thân, lập nghiệp, đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

    Quan điểm chỉ đạo xây dựng Luật

    – Một là, tiếp tục thể chế hóa đầy đủ các chủ trương, chính sách, quan điểm của Đảng về thanh niên và công tác thanh niên, nhất là Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 25/7/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Kết luận số 80/KL-TW ngày 25/12/2013 của Bộ Chính trị về việc đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW.

    – Hai là, căn cứ Hiến pháp 2013 và điều kiện cụ thể của Việt Nam, căn cứ quyền, nghĩa vụ của công dân mà Hiến pháp đã quy định, cụ thể hóa quy định tại khoản 2 Điều 37 Hiến pháp năm 2013 để quy định các quyền và nghĩa vụ của thanh niên; các chính sách của Nhà nước đối với thanh niên; trách nhiệm của Nhà nước, gia đình, nhà trường, xã hội và cá nhân đối với thanh niên; vai trò của tổ chức thanh niên, nhất là Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh trong bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của thanh niên.

    – Ba là, bảo đảm tính thống nhất với hệ thống pháp luật hiện hành, bên cạnh một số quy định chung về chính sách đối với thanh niên, cần có các chính sách cụ thể để bảo đảm tính khả thi trong quá trình thực hiện.

    – Bốn là, bảo đảm phù hợp với xu thế quản lý và hoạt động của thanh niên trong thời kỳ hội nhập, toàn cầu hóa.

    • Sử dụng lao động dưới tuổi vị thành niên, doanh nghiệp cần lưu ý điều gì?

    1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
    2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
    3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: .

    Video liên quan

    Chủ Đề