Quyết định thành lập Hội đồng xác định giá khởi điểm

Mẫu quyết định thành lập hội đồng định giá tài sản là gì? Mẫu số 38/QĐ-TLHĐĐGTS: Mẫu quyết định thành lập hội đồng định giá tài sản? Hướng dẫn lập Mẫu số 38/QĐ-TLHĐĐGTS: Mẫu quyết định thành lập hội đồng định giá tài sản? Một số quy định pháp luật về hội đồng định giá tài sản?

Theo quy định của pháp luật về xử phạt các hành vi vi phạm hành chính thì việc tạm giữ, tịch thu đối với các tang vật, phương tiện vi phạm là không thể thiếu bởi lẽ việc tạm giữ hoặc tịch thu phương tiện giúp ngăn chặn được các hành vi vi phạm tiếp theo. Có những trường hợp, tang vật, phương tiện bị tịch thu sẽ được sung quy nhà nước, theo đó, cơ quan có thẩm quyền xử phạt tiến hành lập Hội đồng định giá tài sản để định giá tang vật, phương tiện tịch thu đó theo quy định pháp luật.

Luật sư tư vấn bào chữa vụ án hình sự uy tín toàn quốc: 1900.6568

1. Mẫu quyết định thành lập hội đồng định giá tài sản là gì?

Căn cứ theo Điều 105 Bộ luật dân sự 2015 [BLDS] xác định như sau: Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.

Hội đồng định giá tài sản là Hội đồng do Tòa án, Chấp hành viên hoặc cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền lập ra để tiến hành định giá tài sản phục vụ cho việc giải quyết các vụ án hoặc để thực thi các quyết định Nhà nước có liên quan.

Mẫu số 38/QĐ-TLHĐĐGTS: Mẫu quyết định thành lập hội đồng định giá tài sản là mẫu quyết định thành lập hội đồng định giá tài sản dựa trê n những căn cứ quy định về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính; quy định về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính,.. của cơ quan có thẩm quyền tiến hành thành lập Hội đồng định giá tài sản là tang vật, phương tiện đó.

Mẫu số 38/QĐ-TLHĐĐGTS: Mẫu quyết định thành lập hội đồng định giá tài sản là mẫu quyết định của cơ quan có thẩm quyền trong thi hành cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính được lập ra dựa trên các quyết định thành lập Hội đồng định giá số tài sản tịch thu là tang vật, phương tiện vi phạm. Mẫu Quyết định thành lập Hội đồng định giá tài sản [Mẫu số 38/QĐ-TLHĐĐGTS] được ban hành kèm theo Thông tư số 07/2019/TT-BCA ngày 20 tháng 3 năm 2019 của Bộ Công an.

2. Mẫu số 38/QĐ-TLHĐĐGTS: Mẫu quyết định thành lập hội đồng định giá tài sản:

Nội dung cơ bản của mẫu quyết định thành lập hội đồng định giá tài sản như sau:

Mẫu số 38/QĐ-TLHĐĐGTS

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Xem thêm: Quy định về định giá tài sản góp vốn theo Luật doanh nghiệp

————-

.……….. [1]

………… [2]

Số: …………/QĐ-TLHĐGTS

……[3]……., ngày ……… tháng ……… năm ……..

QUYẾT ĐỊNH

Thành lập Hội đồng định giá tài sản

Căn cứ Khoản 3 Điều 60 Luật xử lý vi phạm hành chính;

Xem thêm: Quy trình, trình tự thủ tục thẩm định giá tài sản mới nhất

Căn cứ Nghị định số 115/2013/NĐ-CP ngày 03/10/2013 của Chính phủ quy định về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính;

Căn cứ Điều 25 Nghị định số 166/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính;

Căn cứ Quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính số………ngày………../………../……….của………[nếu có];

Căn cứ Quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính số………ngày………../………../……….của……………[nếu có];

Căn cứ Quyết định về việc giao quyền xử phạt vi phạm hành chính số………… ngày……../……/……[nếu có];

Tôi: …………..

Cấp bậc, chức vụ: …………..

Đơn vị: ……………..

Xem thêm: Tạm ứng án phí và định giá tài sản khi ly hôn

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Thành lập Hội đồng định giá tài sản bao gồm:

1.Ông/Bà:…………đại diện cơ quan:…………là Chủ tịch.

2.Ông/Bà:……………đại diện cơ quan:…………là Phó Chủ tịch.

3.Ông/Bà:………..đại diện cơ quan:…………..là Thư ký.

4.Ông/Bà:………….đại diện cơ quan:…………..là Thành viên.

Điều 2. Hội đồng định giá tài sản có trách nhiệm đánh giá giá trị sử dụng/xác định giá trị của tang vật, phương tiện bị tịch thu dưới đây [4]:

STT TÊN TANG VẬT, PHƯƠNG TIỆN SỐ LƯỢNG ĐƠN VỊ TÍNH ĐẶC ĐIỂM, CHỦNG LOẠI, SỐ HIỆU, NHÃN HIỆU, KÝ HIỆU, SỐ ĐĂNG KÝ [NẾU CÓ], XUẤT XỨ [NẾU CÓ], TÌNH TRẠNG GHI CHÚ

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Các Ông, Bà có tên tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Xem thêm: Nguyên tắc và căn cứ định giá tài sản trong tố tụng hình sự

Nơi nhận:

– Như Điều 1 [để thực hiện];

– Lưu: Hồ sơ.

NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH

[Ký, đóng dấu; ghi rõ chức vụ, họ tên]

3. Hướng dẫn lập Mẫu số 38/QĐ-TLHĐĐGTS: Mẫu quyết định thành lập hội đồng định giá tài sản:

[1] Tên cơ quan chủ quản;

[2] Tên đơn vị ra quyết định thành lập Hội đồng định giá tài sản;

[3] Ghi rõ địa danh hành chính;

Xem thêm: Hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá

[4] Trường hợp định giá giá trị sử dụng của nhiều tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thì phải lập bảng thống kê riêng kèm theo Quyết định này

4. Một số quy định pháp luật về hội đồng định giá tài sản:

Căn cứ theo  Nghị định 30/2018/NĐ-CP quy định chi tiết việc thành lập và hoạt động của Hội đồng định giá tài sản như sau:

Về thành lập Hội đồng định giá theo vụ việc, Nghị định quy định Hội đồng định giá theo vụ việc được thành lập ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương [cấp huyện]; ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương [cấp tỉnh]; ở trung ương; Hội đồng định giá theo vụ việc cấp huyện do Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định thành lập theo đề nghị của cơ quan chuyên môn về lĩnh vực tài chính cùng cấp để định giá tài sản khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

Hội đồng định giá theo vụ việc cấp tỉnh do Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định thành lập theo đề nghị của cơ quan chuyên môn về lĩnh vực tài chính cùng cấp để định giá các loại tài sản khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc thực hiện định giá lại trong các trường hợp theo quy định.

Hội đồng định giá theo vụ việc ở trung ương do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ thực hiện chức năng quản lý ngành, lĩnh vực về tài sản cần định giá theo quy định của pháp luật quyết định thành lập để thực hiện định giá lại trong các trường hợp theo quy định.

Trường hợp pháp luật không quy định cụ thể cơ quan thực hiện chức năng quản lý ngành, lĩnh vực về tài sản cần định giá, Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định thành lập Hội đồng định giá tài sản; thành phần, hoạt động, quyền và nghĩa vụ của Hội đồng định giá theo vụ việc, quyền và nghĩa vụ của thành viên và Chủ tịch Hội đồng định giá theo vụ việc thực hiện theo các quy định.

Về thành lập Hội đồng định giá thường xuyên, căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương, Chủ tịch UBND cấp huyện và cấp tỉnh quyết định thành lập Hội đồng định giá thường xuyên để định giá tài sản.

Hội đồng định giá thường xuyên cấp huyện do Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định thành lập theo đề nghị của cơ quan chuyên môn về lĩnh vực tài chính cùng cấp để định giá tài sản khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

Xem thêm: Không đồng ý với kết quả định giá tài sản thì làm như thế nào?

Hội đồng định giá thường xuyên cấp tỉnh do Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định thành lập theo đề nghị của cơ quan chuyên môn về lĩnh vực tài chính cùng cấp để định giá khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng và thực hiện định giá lại trong các trường hợp theo quy định.

Quyết định thành lập Hội đồng định giá thường xuyên được gửi đến cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng để cơ quan này gửi văn bản yêu cầu định giá tài sản theo quy định. Thành phần, hoạt động, quyền và nghĩa vụ của Hội đồng định giá thường xuyên, quyền và nghĩa vụ của thành viên và Chủ tịch Hội đồng định giá thường xuyên thực hiện theo quy định.

Đối với cùng một tài sản được cơ quan có thẩm quyền trưng cầu định giá, trường hợp Hội đồng định giá thường xuyên đã được thành lập để tiến hành định giá đối với tài sản này thì không thành lập Hội đồng định giá theo vụ việc.

Hội đồng định giá có tối thiểu 3 thành viên

Nghị định cũng quy định cụ thể thành phần của Hội đồng định giá tài sản. Theo đó, thành phần của Hội đồng định giá cấp huyện bao gồm: Một lãnh đạo của cơ quan chuyên môn cấp huyện về lĩnh vực tài chính là Chủ tịch Hội đồng; một chuyên viên của cơ quan chuyên môn cấp huyện về lĩnh vực tài chính là thành viên thường trực Hội đồng; đại diện các cơ quan, tổ chức chuyên môn liên quan đến tài sản cần định giá là thành viên Hội đồng. Căn cứ vào yêu cầu định giá tài sản, Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định các thành viên phù hợp với đặc điểm của tài sản cần định giá.

Thành phần của Hội đồng định giá cấp tỉnh bao gồm: Một lãnh đạo của cơ quan chuyên môn cấp tỉnh về lĩnh vực tài chính là Chủ tịch Hội đồng; một lãnh đạo cấp phòng của cơ quan chuyên môn cấp tỉnh về lĩnh vực tài chính là thành viên Thường trực Hội đồng; đại diện các cơ quan, tổ chức chuyên môn liên quan đến tài sản cần định giá là thành viên Hội đồng. Căn cứ vào yêu cầu định giá tài sản, Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định các thành viên phù hợp với đặc điểm của tài sản cần định giá.

Thành phần của Hội đồng định giá ở trung ương bao gồm: Một lãnh đạo bộ, cơ quan ngang bộ hoặc lãnh đạo cơ quan chuyên môn được ủy quyền của bộ, cơ quan ngang bộ thực hiện chức năng quản lý ngành, lĩnh vực về tài sản cần định giá theo quy định của pháp luật là Chủ tịch Hội đồng; một lãnh đạo cơ quan chuyên môn thuộc bộ, cơ quan ngang bộ thực hiện chức năng quản lý ngành, lĩnh vực về tài sản cần định giá theo quy định của pháp luật là thành viên Thường trực Hội đồng; đại diện các cơ quan, tổ chức chuyên môn liên quan đến tài sản cần định giá là thành viên của Hội đồng. Căn cứ vào yêu cầu định giá tài sản, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ thực hiện chức năng quản lý ngành, lĩnh vực về tài sản cần định giá quyết định các thành viên phù hợp với đặc điểm của tài sản cần định giá cho từng vụ việc.

Số lượng thành viên của Hội đồng định giá phải là số lẻ, tối thiểu là 3 người đối với Hội đồng định giá cấp huyện, tối thiểu là 5 người đối với Hội đồng định giá cấp tỉnh và ở trung ương. Trường hợp cần thiết, thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền thành lập Hội đồng định giá quyết định thành lập Tổ giúp việc Hội đồng.

Xem thêm: Cách xác định giá trị phương tiện vi phạm hành chính

Hoạt động của Hội đồng định giá tài sản

Hội đồng định giá hoạt động theo cơ chế tập thể. Cơ quan của người có thẩm quyền thành lập Hội đồng hoặc Chủ tịch Hội đồng phải đóng dấu vào các văn bản của Hội đồng và chịu trách nhiệm về tư cách pháp lý của Hội đồng.

Hội đồng định giá tiến hành định giá tài sản theo nguyên tắc, trình tự, thủ tục định giá tài sản quy định tại Nghị định này và các quy định khác theo quy định.

Hội đồng định giá chấm dứt hoạt động sau khi hoàn thành nhiệm vụ quy định tại Quyết định thành lập Hội đồng hoặc khi có Quyết định của người có thẩm quyền thành lập Hội đồng về việc chấm dứt hoạt động của Hội đồng.

Như vậy, đối với tài sản có thể là tang vật, phương tiện đang được thu giữ theo thủ tục hành chính được quy định tại Luật xử lý vi phạm hành chính thì cơ quan có thẩm quyền xem xét và tiến hành thành lập Hội đồng định giá và hội đồng định giá tài sản có trách nhiệm đánh giá giá trị sử dụng/xác định giá trị của tang vật, phương tiện bị tịch thu của đối tượng vi phạm bị áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

Video liên quan

Chủ Đề