Rau ngải cứu còn gọi là gì năm 2024

VOV.VN - Ngải cứu là cây trồng khá quen thuộc với người Việt Nam, nó xuất hiện trong nhiều bài thuốc cũng như món ăn hằng ngày.

Nhắc đến ngải cứu không ai là không biết. Ngải cứu được trồng nhiều ở trong các khu vườn của gia đình Việt Nam. Không chỉ là rau ăn, mà ngải cứu còn là vị thuốc quen thuộc trong Đông y.

Theo Sohu & NetEase, ngải cứu được mệnh danh là vua của các loại thảo mộc, có giá trị dược liệu rất cao. Lá ngải cứu vị hơi đắng, không độc, giúp đả thông kinh mạch, trừ ẩm, tán hàn, điều hòa khí huyết.

Theo các nghiên cứu hiện đại, ngải cứu giàu các loại tinh dầu dễ bay hơi, các loại vitamin A, B1, B2, C. Ngải cứu có tính đắng, cay, ấm, đi vào lá lách, gan, thận.

Ngoài sử dụng làm rau ăn, lá ngải có những tác dụng vàng trong việc bảo vệ sức khỏe dưới đây.

Ngải cứu rất tốt cho sức khỏe

Ngải cứu giúp lưu thông máu

Những người thường xuyên bị hoa mắt chóng mặt do lưu thông máu kém có thể sử dụng ngải cứu để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng.

Bạn có thể dùng làm thức ăn, nấu các món như canh ngải cứu, ngải cứu rán trứng để tăng khả năng tuần hoàn máu não.

Ngải cứu giúp điều hòa kinh nguyệt

Lá ngải cứu được gọi là thảo dược cho sức khỏe phụ nữ, thích hợp với phụ nữ khí huyết ngưng trệ. Nhiều chị em gặp vấn đề kinh nguyệt không đều, tay chân lạnh, uống một chút trà ngải cứu sẽ thấy tác dụng rõ rệt.

Ngoài ra trà ngải cứu còn giúp làm ấm tử cung, từ đó giúp cải thiện sức khỏe sinh sản của phụ nữ.

Trị đau xương khớp

Nhiều phụ nữ sau khi sinh con sẽ bị đau nhức xương khớp. Khi đó bạn nên tắm bằng lá ngải cứu để cải thiện tình trạng đau nhức. Bạn dùng 50 gram ngải cứu khô và vài lát gừng để đun nước tắm. Sau đó pha nước ngải cứu với nước lạnh, đợi nước đạt nhiệt độ phù hợp thì dùng nước này để tắm.

Ngải cứu khô có tác dụng điều hòa khí huyết, giúp làm ấm kinh mạch, trừ phong hàn và giảm đau nhức. Phụ nữ sau khi sinh dễ sinh phong hàn, nên hãy thường xuyên dùng ngải cứu đun nước tắm.

Điều trị bệnh nấm da chân, phù nề

Lá ngải cứu tác dụng sát trùng, tiêu viêm nên kiên trì ngâm chân bằng nước lá ngải cứu có thể ức chế sự phát triển và sinh sản của vi khuẩn trên bàn chân. Từ đó ngăn ngừa bệnh nấm da chân, giảm phù nề.

Loại trừ cảm lạnh, đẹp da

Dùng lá ngải cứu khô để nấu nước ngâm chân có thể đẩy nhanh quá trình lưu thông khí huyết, đả thông kinh mạch, điều hòa âm dương trong cơ thể, trừ cảm lạnh.

Ngoài ra, ngâm chân bằng lá ngải cứu giúp đẩy khí lạnh từ trong người ra ngoài. Nhờ đó trông bạn có sức sống hơn, da mặt sẽ trở nên hồng hào căng bóng, ngày càng rạng rỡ.

Giúp trị gàu, giảm ngứa đầu

Do ngải cứu tính tiêu viêm, kháng khuẩn nên tác dụng trị ngứa và gàu rất tốt mà không gây hại cho tóc. Thời gian đầu, bạn gội bằng nước ngải cứu tuần khoảng 3 lần/tuần. Sau khi da đầu hết ngứa có thể gội 1-2 lần/tuần.

Bạn kiên trì thực hiện phương pháp này tóc sẽ ngày càng bồng bềnh và hết ngứa. Ngoài ra nước ngải cứu giúp đả thông kinh mạch trên đầu, giải phong hàn, từ đó bạn sẽ cảm thấy cơ thể thoải mái nhẹ nhõm, giảm đau đầu, ngủ ngon hơn.

Trên đây là những tác dụng của rau ngải cứu đối với sức khỏe. Hãy thường xuyên bổ sung ngải cứu vào chế độ ăn uống hàng ngày nhé.

Hàng loạt câu hỏi được đặt ra về cây ngải cứu, nào là ngải cứu là cây gì? Ngải cứu có tác dụng gì? Cây ngải cứu có phải rau tần ô? Qua bài viết trên thì chắc hẳn các bạn đã có đáp án cho mình rồi phải không ạ! Đây hoàn toàn là hai cây khác nhau nhưng đều có công dụng tốt trong y học và mỗi loại đều có mỗi công dụng riêng.

Ngải cứu là loại cây được trồng phổ biến trong vườn nhà các gia đình Việt Nam. Từ lâu, ngải cứu được biết đến là loại thảo dược tốt cho sức khoẻ. Dưới đây là những công dụng tuyệt vời của rau ngải cứu khô đối với sức khoẻ.

Tổng quan về cây ngải cứu

Bài viết trên website Bệnh viện Đa khoa Medlatec có sự tham vấn y khoa của BSCKI. Dương Ngọc Vân cho biết, cây ngải cứu vốn là loại cây cỏ mọc dại ở rất nhiều địa phương phía bắc Việt Nam.

Chúng thường được dùng làm món ăn hàng ngày và xuất hiện trong nhiều bài thuốc dân gian. Ngải cứu có tên gọi khác là rau ngải, ngải diệp.

Ngải cứu là cây thân cỏ, cây trưởng thành có thể cao từ 0,4 - 1m, thuộc họ cúc. Cây có khả năng sống lâu năm, mọc dại nên nhiều nơi coi là cỏ dại cần diệt trừ. Lá cây màu xanh, mặt dưới có một lớp lông nhung trắng, mọc lo le. Cây có mùi thơm đặc trưng, lá có tinh dầu.

Trong lá cây ngải cứu có hàm lượng tinh dầu tương đối lớn. Thành phần trong đó chủ yếu là monoterpen, tetradecatrilin, dehydromatricaria ester, tricosanol, rachel ancol và một số chất khác.

Trong dângian, cây ngải cứu được dùng rất nhiều trong những bài thuốc chữa các bệnh thông thường. Đặc biệt là tác dụng tốt đối với cầm máu, điều hòa kinh nguyệt, chữa đau đầu, tiêu chảy, chướng bụng… Ngài cứu được dùng như một loại rau ăn thường ngày của nhiều gia đình và được yêu thích với vị hơi đắng và thơm.

Ngải cứu có nhiều công dụng với sức khoẻ.

Công dụng của cây ngải cứu

Ngoài sử dụng làm rau ăn, lá ngải cứu phơi khô còn có những tác dụng vàng dưới đây.

Điều hòa kinh nguyệt

Lá ngải cứu được gọi là thảo dược cho sức khỏe phụ nữ, thích hợp với phụ nữ khí huyết ngưng trệ. Nhiều chị em gặp vấn đề kinh nguyệt không đều, tay chân lạnh, uống một chút trà ngải cứu sẽ thấy tác dụng rõ rệt, theo Sohu & NetEase.

Ngoài ra, trà ngải cứu còn giúp làm ấm tử cung, từ đó giúp cải thiện sức khỏe sinh sản của phụ nữ.

Trừ cảm lạnh, làm đẹp da

Việc dùng lá ngải cứu khô để nấu nước ngâm chân có thể đẩy nhanh quá trình lưu thông khí huyết, đả thông kinh mạch, điều hòa âm dương trong cơ thể, trừ cảm lạnh.

Ngoài ra, cách ngâm chân bằng lá ngải cứu giúp đẩy khí lạnh từ trong người ra ngoài. Nhờ đó trông bạn có sức sống hơn, da mặt sẽ trở nên hồng hào căng bóng, ngày càng rạng rỡ.

Trị đau xương khớp

Nhiều phụ nữ sau khi sinh con bị đau nhức xương khớp, việc tắm bằng lá ngải cứu sẽ cải thiện tình trạng này. Cách làm: Dùng 50 gram ngải cứu khô và vài lát gừng để đun nước tắm.

Ngải cứu khô có tác dụng điều hòa khí huyết, giúp làm ấm kinh mạch, trừ phong hàn và giảm đau nhức. Phụ nữ sau khi sinh dễ sinh phong hàn, nên thường xuyên dùng ngải cứu đun nước tắm, theo Sohu & NetEase.

Trị gàu, giảm ngứa đầu

Ngải cứu tiêu viêm, kháng khuẩn nên có tác dụng trị ngứa và gàu rất tốt mà không gây hại cho tóc.

Thời gian đầu, bạn gội bằng nước ngải cứu khoảng 3 lần/tuần. Sau khi da đầu hết ngứa, có thể gội 1-2 lần/tuần. Kiên trì thực hiện phương pháp này, tóc sẽ ngày càng bồng bềnh và hết ngứa.

Ngoài ra, nước ngải cứu giúp đả thông kinh mạch trên đầu, giải phong hàn, từ đó bạn sẽ cảm thấy cơ thể thoải mái nhẹ nhõm, giảm đau đầu, ngủ ngon hơn.

Điều trị nấm da chân, phù nề

Lá ngải cứu có tác dụng sát trùng, tiêu viêm. Việc kiên trì ngâm chân bằng nước lá ngải cứu có thể ức chế sự phát triển và sinh sản của vi khuẩn trên bàn chân, từ đó ngăn ngừa bệnh nấm da chân, giảm phù nề.

Trên đây là những tác dụng tuyệt vời của rau ngải cứu khô đối với sức khoẻ. Bạn đừng bỏ qua loại rau này nhé.

Rau ngải cứu còn được gọi là rau gì?

Ngải cứu còn có tên thuốc cứu, nhả ngải [tiếng Tày], bắc ngải, danh pháp hai phần: Artemisia vulgaris, là một loài thực vật thuộc họ Cúc [Asteraceae]. Artemisia vulgaris var.

Rau ngải cứu miền Nam gọi là rau gì?

Ngải cứu miền nam gọi là cây thuốc cứu hay còn gọi là ngải diệp để giải thích đơn giản tên gọi ta có thể hiểu như sau: Khi phơi khô tán vụn đề làm mồi ngải được gọi là ngải. Tác dụng chữa bệnh, dùng để cứu người nên gọi nó là cứu.

Rau tần ô còn có tên gọi khác là gì?

Cải cúc, vị thuốc vào mùa đông TTO - Rau cải cúc hay còn được gọi các tên gọi khác là tần ô, cải cúc, cúc tần ô, rau tần ô, đồng cao, xuân cúc; tên khoa học Glebionis coronaria, họ...

Tần ô khác ngải cứu như thế nào?

Rau ngải cứu không phải là rau tần ô, rau tần ô là rau chuyên dùng để chế biến món canh trong các bữa ăn hàng ngày của các gia đình việt, rau ngải cứu là cây thuốc thường dùng trong đông y để chữa trị nhiều căn bệnh thường gặp trong cuộc sống.

Chủ Đề