Rockefeller là ai

Rockefeller [1839-1937] đã tạo ra cuộc cách mạng trong ngành dầu lửa và xác lập cơ cấu của các tổ chức từ thiện hiện đại. Năm 1870, ông lập công ty dầu lửa Standard Oil và điều hành nó cho đến tận khi nghỉ hưu. Công ty này về sau nằm trong một tổ chức hợp tác cùng 5 hãng khác và tạo thành một đế chế dầu lửa. Khi vai trò của dầu hỏa và xăng ngày càng tăng, túi tiền của Rockefeller ngày càng nặng, và ông trở thành người giàu nhất thế giới, là người đầu tiên có tài sản trị giá trên 1 tỷ USD. Nếu tính đến yếu tố lạm phát, Rockefeller thường được cho là người giàu nhất trong lịch sử nhân loại. Khi còn điều hành công ty, ông chỉ trích gay gắt “sự phí phạm” trong cạnh tranh không kiểm soát và luôn cho rằng mục đích của ông là đúng đắn. Rockefeller còn là một người khó gần đến kỳ lạ và sự khó gần này hoàn toàn có chủ ý. Về sau này, ông đọc lại một bài thơ mà ông còn nhớ:

Con cú già khôn ngoan sống trong cây sồi già
Càng chứng kiến nhiều, nó càng nói ít
Càng nói ít, nó càng nghe nhiều
Tại sao chúng ta không giống như con cú già kia?

Ngay từ khi bắt đầu kinh doanh, Rockefeller đã quyết tâm “ít phô trương nhất ở mức có thể”. Ông là người có óc phân tích, có tính hoài nghi và luôn giữ khoảng cách với mọi người. Thái độ lạnh lùng, xa cách và cái nhìn chằm chằm, xuyên thấu của Rockefeller khiến người khác cảm thấy thiếu tự tin. Một lần, ông gặp gỡ một nhóm các chủ công ty lọc dầu tại Pittsburgh. Sau cuộc gặp, nhiều người trong số này đi ăn tối. Câu chuyện của họ tập trung vào người đàn ông lầm lì, không thân thiện và khiến họ thấy e dè. Một người nói: “Tôi không biết ông ta bao nhiêu tuổi nữa”. Nhiều người khác đưa ra dự đoán của họ. Cuối cùng, một người nói: “Ông ta để cho mọi người nói trong khi bản thân ngồi yên và chẳng nói gì. Nhưng có vẻ ông ta nhớ hết mọi thứ và khi thật sự bắt đầu, ông ta nói đâu vào đấy… Tôi đoán ông ta đã 140 tuổi rồi, vì khi mới ra đời, hẳn là ông ta đã 100 tuổi”.

Có người từng làm việc cho Rockefeller đã gọi ông là “người vô cảm nhất mà tôi từng biết”. Nhưng, dĩ nhiên, còn có một con người khác phía sau tấm mặt nạ này. Thập kỷ 1870 và 1880 là những năm thành công những cũng đầy gay cấn và căng thẳng. Rockefeller từng nói: “Tất cả tài sản mà tôi làm ra vẫn chưa thể bù đắp cho những lo lắng tôi phải chịu đựng trong thời kỳ đó”. Vợ ông cũng nhớ về thời kỳ đó như là “những tháng ngày của lo âu”. Rockefeller tìm nhiều cách để thư giãn, nghỉ ngơi. Cuối ngày, trong những cuộc họp bàn về công việc kinh doanh, ông thường nằm xuống một chiếc trường kỷ và tham gia thảo luận trong khi nằm dài trên ghế. Rockefeller còn giữ một dụng cụ tập căng cơ rất thô sơ trong phòng làm việc. Và cuối ngày, ông thường cưỡi ngựa đi dạo, tiếp đó là nghỉ ngơi và ăn tối, sẽ giúp Rockefeller sảng khoái trở lại.

Tại Cleveland, ngoài công việc kinh doanh, cuộc sống của Rockefeller tập trung vào nhà thờ Baptist. Ông là giám thị của trường đạo ở đây và đã để lại ấn tượng không thể phai mờ đối với một học sinh của trường, cũng là một người bạn của các con ông.

Nhiều năm sau đó, người phụ nữ này nhớ lại: “Tôi vẫn còn nhớ Rockefeller khi ông hướng dẫn các buổi thể dục ở trường dòng. Cái mũi dài, nhọn và cái cằm cũng dài, nhọn của ông giơ cao trước mặt bọn trẻ. Đôi mắt xanh xám của ông không bao giờ thay đổi cảm xúc. Rockefeller luôn nói chậm rãi đến mức như lè nhè và khiến người ta không nghi ngờ gì về việc ông đang thích thú với vị trí của mình. Lòng mộ đạo chính là thú tiêu khiển số một của ông ấy”. Rockefeller yêu mến điền trang Forest Hill của ông, một điền trang ở ngoại ô Cleveland, và dành nhiều thời gian để chỉnh trang nơi này – xây dựng một lò sưởi bằng loại gạch đỏ đặc biệt; trồng cây cối; mở những con đường mới xuyên qua rừng. Ông tiếp tục thú tiêu khiển quy mô lớn hơn khi chuyển tới một điền trang mới rộng lớn ở vùng đồi Pocantino, phía bắc thành phố New York. Tại đây, ông chỉ đạo việc tạo dựng cảnh quan và tự mình dùng cọc và cờ để bố trí những con đường mới. Đôi lúc, ông làm việc cho đến lúc mệt rã rời. Niềm đam mê đối với việc xây dựng cảnh quan của Rockefeller xuất phát từ chính tài năng tổ chức giúp ông trở thành nhân vật vô cùng đáng nể trong kinh doanh.

Tuy nhiên, ngay cả khi đã trở thành người giàu nhất nước Mỹ, Rockefeller vẫn duy trì tính căn cơ đến kỳ lạ. Bất chấp sự phản đối của gia đình, ông kiên quyết mặc những bộ comple cũ cho tới khi chúng sờn rách. Một trong những món ăn ông yêu thích vẫn là bánh mì và sữa. Một lần, ở Cleveland, ông mời hai vợ chồng doanh nhân nổi tiếng của địa phương đến trang trại Forest Hill nghỉ hè. Sau này, họ nhận được từ Rockefeller một hóa đơn tiền ăn 600 đô-la.

Rockefeller không phải là không có khiếu hài hước, thậm chí còn là một người khôi hài, nhưng ông chỉ thể hiện điều này với rất ít người. Vào bữa tối, ông có thể làm cả nhà vui bằng cách hát, đặt một chiếc bánh quy lên mũi rồi đưa chiếc bánh đó vào miệng, hoặc đặt một chiếc đĩa thăng bằng trên mũi. Rockefeller cũng rất thích ngồi chơi với các con và bạn bè chúng.

Ngay từ khi bắt đầu kiếm ra tiền, Rockefeller đã tài trợ những khoản tiền nhỏ cho nhà thờ. Thời gian trôi qua, số tiền tài trợ mỗi ngày một lớn và Rockefeller luôn nỗ lực ban tặng một phần lớn trong khối tài sản ông tích luỹ được. Cách xem xét tỉ mỉ và đánh giá thận trọng trong kinh doanh cũng được Rockefeller áp dụng trong hoạt động từ thiện, và cuối cùng, các khoản tài trợ của ông được dành cho khoa học, y tế và giáo dục. Tuy nhiên, ở thế kỷ 19, phần lớn số tiền làm từ thiện của Rockefeller là dành cho nhà thờ Baptist, nơi ông trở thành con chiên có ảnh hưởng nhất.

Cuối thập niên 1880, Rockefeller quyết tâm sáng lập một trường đại học lớn. Thực hiện hành động nghĩa cử đó, ông đã tài trợ tiền bạc và tổ chức thành lập Đại học Chicago. Sau đó, ông tiếp tục là nhà tài trợ lớn nhất của trường đại học này. Mặc dù rất quan tâm đến sự phát triển của trường, song Rockefeller không can thiệp vào công tác dạy học, ngoại trừ việc yêu cầu trường không được chi tiêu vượt ngân sách. Ông từ chối việc đặt tên ông cho bất kỳ tòa nhà nào và chỉ đến thăm trường hai lần trong 10 năm đầu tiên sau ngày thành lập. Chuyến thăm đầu tiên diễn ra vào năm 1896, nhân dịp kỷ niệm năm năm ngày thành lập trường. Trong cuộc gặp mặt, ông phát biểu: “Tôi tin tưởng vào việc thành lập trường đại học này. Đây là vụ đầu tư tốt nhất tôi từng thực hiện trong đời… Chúa đã cho tôi tiền bạc và làm sao tôi có thể không tài trợ cho Đại học Chicago chứ?” Một nhóm sinh viên đã hát cho ông nghe:

John D. Rockefeller, con người tuyệt vời đã cho chúng ta hết chỗ tiền lẻ để dành của mình. Tính đến năm 1910, “chỗ tiền lẻ để dành” mà Rockefeller tài trợ cho Đại học Chicago lên tới 35 triệu đôla. Tổng cộng, số tiền làm từ thiện của ông vào khoảng 550 triệu đôla.

Những thói quen trong công việc cũng được Rockefeller đưa vào cuộc sống riêng. Thời kỳ đó là những thập kỷ của Kỷ nguyên vàng, thời kỳ mà “những quý tộc kẻ cướp” làm ra những khối tài sản khổng lồ và tạo ra những lối sống xa hoa, phóng túng. Ngôi nhà tại New York và điền trang Pocantico của nhà Rockefeller cũng thật sự sang trọng, nhưng ông và gia đình vẫn đứng bên ngoài sự sặc sỡ, phô trương và trần tục của thời kỳ đó. Rockefeller và vợ muốn dạy cho con cái về những giá trị của lối sống thanh bạch để tránh cho chúng bị hủy hoại bởi chính những khoản thừa kế lớn. Do đó, bọn trẻ nhà Rockefeller chỉ có duy nhất một chiếc xe ba bánh để học cách chia sẻ. Tại thành phố New York, cậu con trai John D. Rockefeller Con phải đi bộ từ nhà đến trường và từ trường về nhà trong khi những đứa trẻ con nhà giàu khác được đưa đón bằng xe và có người phục vụ đi cùng. Còn để có tiền tiêu vặt, cậu phải làm việc trên các điền trang của cha với mức lương giống như những công nhân khác.


Năm 1888, Rockefeller đưa gia đình cùng hai vị mục sư của nhà thờ Baptist tới châu Âu ba tháng. Mặc dù không biết tiếng Pháp, ông vẫn xem kỹ từng khoản trên mỗi hóa đơn. “Poulet!” ông kêu lên, rồi quay sang hỏi con trai John “Poulet là cái gì?”. Được giải thích rằng đó là món gà tây, ông lại tiếp tục xem những khoản mục khác và hỏi xem đó là gì.


Sau này, John nhớ lại: “Bố tôi không bao giờ muốn thanh toán một hóa đơn khi chưa biết mọi khoản trên hóa đơn có chính xác hay không. Đối với một số người, bận tâm đến những thứ nhỏ nhặt dường như là bủn xỉn, nhưng đối với cha tôi, đó là cách thể hiện của một quy tắc sống”.

John Davison Rockefeller [ 1839 -1937 ] được sinh ra trong một nền giáo dục nề nếp, nguyên tắc, tiết kiệm và kỷ luật từ gia đình. Từ một người làm thuê đào khoai tây dưới ánh nắng chói chang với 4 xu mỗi giờ, Rockerfeller đã trở thành một trong những người giàu có nhất thế giới.

Rockefeller là người đóng vai trò quan trọng trong ngành công nghiệp dầu mỏ sơ khai, ông sáng lập ra công ty Standard Oil và được mệnh danh là “Vua Dầu Mỏ“. Tên tuổi của Rockefeller gắn liền với việc khởi nghiệp từ tay trắng, là biểu tượng cho sự thành công của “Giấc Mơ Mỹ”.

John Davison Rockefeller – Ông sáng lập ra công ty Standard Oil và được mệnh danh là “Vua Dầu Mỏ” 

Khi còn trẻ, Rockefeller kể rằng ông có hai tham vọng là: kiếm được 100.000 USD và sống đến 100 tuổi. Rockefeller mất ngày 23/05/1937, cách sinh nhật lần thứ 100 của mình chỉ 26 tháng và để lại một tài sản ròng trị giá 1,4 tỉ USD trong khi GDP nước Mỹ lúc bấy giờ là 92 tỷ USD.

Tuổi thơ

Năm 12 tuổi, Rockefeller đã tiết kiệm được 50 USD nhờ đào khoai tây giúp những người làng giềng hay bán kẹo. Sau đó Rockefeller cho một người nông dân gần nhà vay số tiền này với lãi suất 7% và trả trong 1 năm. Năm sau, khi người nông dân đó trả lại cho ông số tiền kèm theo lãi, Rockefeller đã rất vui sướng. Ông đã nói ” Ấn tượng sâu sắc đầu tiên của tôi là, hãy để đồng tiền là nô lệ của mình chứ không biến mình thành nô lệ của đồng tiền“.

  • Thất bại như một bài học trong cuộc sống

Rockefeller được bố mình hướng dẫn lập những quyển số ghi chép cẩn thận lại những đồng tiền kiếm được cũng như từng xu cậu tiêu xài đi [ông đã ghi chép tiền tán tỉnh người vợ của mình và thậm chí là tiền mua nhẫn đính hôn giành cho đám cưới]. Sau này John con của ông nhớ lại ” Bố tôi không bao giờ muốn thanh toán một hóa đơn khi chưa biết mọi khoản trên hóa đơn có chính xác hay không. Đối với một số người, bận tâm đến những thứ nhỏ nhặt dường như là bủn xỉn keo kiệt, nhưng đối với cha tôi, đó là thể hiện của một quy tắc sống”.

Tư duy nhạy bén

Năm 1863, khi mới nhận được một vài hợp đồng là nhà thầu phụ liên quan đến lĩnh vực dầu mỏ, Rockefeller đã nhanh nhạy phát hiện và khẳng định đây sẽ là một miếng đất màu mỡ để có thể nhanh chóng kiếm tiền. Ông mua lại công ty ban đầu do ông thành lập chung với Clark và sau này là một số người bạn nữa với giá 72.500 USD. Khi đã trở thành người chủ duy nhất, ông bắt đầu lao vào cuộc giành giật những hợp đồng dầu mỏ dù là nhỏ nhất.

Năm 1867, Rockefeller đã mua thêm một nhà máy lọc dầu ở Cleveland thuộc bang Ohio. Đây được coi là thương vụ đầu tiên trong hàng loạt vụ sáp nhập mà Rockefeller với tham vọng bá chủ ngành công nghiệp dầu mỏ Hoa Kỳ để tạo ra công ty Standard Oil vào năm 1870 lúc ông mới 31 tuổi. Lúc bấy giờ Standard Oil chiểm khoảng 10% ngành công nghiệp dầu mỏ Mỹ.

  • Tỷ phú Do Thái Ralph Lauren và bài học vượt qua nghịch cảnh

Nhận thấy giá cả đầu vào thấp và thị trường đang thừa cung nên các công ty dầu mỏ nhỏ đã hạ giá dưới mức giá thành nhằm bán sản phẩm gây thiệt hại nặng cho những công ty lớn như Standard Oil. Rockefeller đã đưa ra giải pháp hợp thành một công ty lớn, kiểm soát việc lọc dầu, đưa dầu vào các kho chứa cũng như sản xuất những phụ phẩm từ quá trình lọc dầu. Nhờ tính tiết kiệm được dạy dỗ từ nhỏ mà Rockefeller đã sáng tạo ra phương pháp kinh doanh ” khép kín toàn bộ” bằng cách khống chế tất cả các công đoạn và các bộ phận có liên quan đến kinh doanh, tuyệt đối tự cung tự cấp nếu điều kiện cho phép để giảm bớt chi phí và giá thành sản phẩm nhằm tạo lợi thế cạnh tranh về giá bán. Rockefeller quy định giá cả phải tính tới 3 con số sau dấu phẩy và các báo cáo lãi ròng được yêu cầu cung cấp mỗi buổi sáng cho ông.

Kiểm soát 90% ngành lọc dầu Mỹ

Năm 1873 gần như các công ty dầu mỏ tại Clevelanh đều bị Standard Oil mua lại, lúc bấy giờ Standard Oil đã kiểm soát 25% ngành công nghiệp dầu lửa của Mỹ. Việc ầm thầm kín đáo và tiến hành mua lại của các các công ty dầu mỏ ở các bang cho đến năm 1879, Standard Oil Trust đã kiểm soát 90% ngành lọc dầu Mỹ, khi đó ông 43 tuổi.

Năm 1883 lúc Rockefeller 43 tuổi, ông hợp nhất các công ty lại thành Tập đoàn Standard Oil Trust với mức vốn điều lệ 70 triệu Đô La. Ông chính thức trở thành người giàu có nhất nước Mỹ. Sau 8 năm phát triển mạnh mẽ, Standard Oil Trust sở hữu 20.000 giếng dầu, 4000 dặm đường ống, 5000 xe bồn và hơn 100.000 nhân công. Rockefeller đặc biệt đề cao người tài giỏi. Ông trả lương cao để thu hút nhân tài và thưởng cổ phần trong công ty cho họ.

Người ta bắt đầu thấy mối đe dọa và gọi Standard Oil Trust là con bạch tuộc khổng lồ vươn vòi thâu tóm và thao túng hệ thống nền kinh tế nước Mỹ.

Tên tuổi của ông Rockefeller gắn liền với việc khởi nghiệp từ tay trắng, là biểu tượng cho sự thành công của “Giấc Mơ Mỹ”

Rockerfeller nhìn thấy một sự thật hiển nhiên đó là cạnh tranh kinh doanh diễn ra kịch liệt mà không thể kiểm soát được, vì thế sớm hay muộn, các doanh nghiệp tham gia vào cuộc chiến này để tồn tại và phát triển chỉ có duy nhất một cách: tiêu diệt đối thủ cạnh tranh bằng mọi giá, không từ bất cứ thủ đoạn nào. Sự nghiệp kinh doanh của ông đã gây nhiều tranh cãi. Ông bị các nhà báo chuyên chống tham nhũng tấn công; công ty của ông bị tòa án liên bang Mỹ buộc tội độc quyền và bị chia nhỏ vào năm 1911.

Lịch sử nước Mỹ ghi nhận, John Davison Rockefeller – được mệnh danh là người giàu nhất trong những người giàu nhất vừa được kính nể và khâm phục bởi tài làm giàu nhanh chóng, nhưng cũng vừa bị khiếp sợ bởi những tham vọng khôn cùng.

Học cách kiểm soát và duy trì thái độ bình thản

Khi còn nhỏ, mẹ của ông đã dạy rằng: “Làm chủ chính mình giúp ta giành chiến thắng, vì nó có nghĩa là ta làm chủ được người khác“.

Thời còn trẻ, ông rất nóng tính nhưng đã tự học cách kiểm soát và duy trì thái độ bình thản đến đáng kinh ngạc cho tới cuối đời. Người khác càng lo lắng, thì ông càng bình thản. Sự điềm tĩnh của ông đi kèm với vẻ kín đáo: Ông ít khi tiết lộ suy nghĩ của mình, ngay cả với những đồng nghiệp thân thiết.

  • 3 bài học quan trọng đầu đời cha mẹ Do Thái dành cho con

Đó không chỉ là sở thích hay tính cách mà còn là một chiến lược có chủ ý; làm chủ tâm trạng và sống theo châm ngôn: “Thành công đến từ việc dóng tai lên nghe và ngậm chặt miệng“.

Trong quan hệ với nhân viên, bất kể nhân viên cấp thấp đến mấy, ông cũng không bao giờ bực tức, ngay cả khi họ kêu ca than phiền. Một nhân viên tại nhà máy lọc dầu kể lại: “Ngài Rockefeller luôn gật đầu chào và nói chuyện tử tế với mọi người, không bao giờ quên ai. Công ty đã trải qua khoảng thời gian khó khăn trong những năm đầu hoạt động, nhưng tôi chưa bao giờ thấy ngài Rockefeller không thân thiện cả. Không có gì có thế kích động được ngài ấy”.

Ông không bao giờ lên giọng, nói lời xúc phạm, hay cư xử bất lịch sự. Nhiền nhân viên nhận xét ông là người công bằng, không nhỏ nhen hay tỏ vẻ độc tài.

Tin rằng im lặng cũng là sức mạnh, Rockefeller lắng nghe nhiều hơn trong các cuộc họp với những người đứng đầu công ty. Sự điềm tỉnh này góp phần gia tăng sức ảnh hưởng của ông trong phòng họp. Ông càng im lặng, sự hiện diện của ông càng có sức nặng. Ngay cả khi các đồng nghiệp đang tranh luận gay gắt, vị chủ tịch của Standard Oil vẫn giữ vẻ điềm tĩnh. Như một giám đốc kể lại, “Tôi đã chứng kiến những cuộc họp mà các thành viên quá khích nói những lời lẽ không hay và có những cử chỉ đe dọa, nhưng ngài Rockefeller vẫn hết sức lịch sự, tiếp tục chủ trì cuộc họp”.

Khi đối mặt với đối thủ, vẻ điềm tĩnh của Rockefeller khiến họ mất bình tĩnh. Khoảng lặng dài khi đàm phán thường khiến đối phương cảm thấy bối rối. Ông thường trả lời những câu chất vấn hóc búa một cách chậm rãi và đĩnh đạc, phá hỏng mục đích của đối phương. Rockefeller thích kể câu chuyện về một nhà cung cấp tức giận xông vào văn phòng ông và tuôn ra một tràng chỉ trích. Rockefeller ngồi quay mặt vào trong, khom lưng trước bàn làm việc cho tới khi người kia nói xong. Sau đó, ông quay lại và bình thản nói, “Tôi không nghe kịp những điều anh vừa nói. Anh vui lòng lặp lại giúp tôi được không?”.

John Davison Rockefeller – được mệnh danh là người giàu nhất trong những người giàu nhất vừa được kính nể và khâm phục bởi tài làm giàu nhanh chóng

Rockefeller cũng thận trọng bảo vệ sự riêng tư và thường xuyên từ chối các lời mời phỏng vấn. Không chỉ vì ông không thích người khác soi mói việc kinh doanh của mình, mà còn vì ông tin rằng càng tránh xa báo chí, càng duy trì được hứng thú của công chúng. Ngoài ra, ông cảm thấy trả lời phỏng vấn rất dễ vô tình để lộ bí mật kinh doanh vốn cần giữ kín.

Ngay cả khi báo giới chỉ trích ông, Rockefeller vẫn chọn giữ im lặng. Ông rất hiếm khi đọc những lời chỉ trích này vì ông khinh thường những chỉ trích từ người mà ông cảm thấy không liên quan đến công ty mình: “Đứng ở chỗ thoải mái và buông lời chỉ trích thì dễ, làm việc và nỗ lực kiếm được quyền đưa ra kết luận lại là chuyện khác”. Ông không cần sự chấp nhận của người khác, đặc biệt là những người ông không hề tôn trọng.

Lời giải thích tốt nhất cho phản ứng “không phàn nàn, không giải thích” của ông có lẽ nằm trong câu chuyện do một người bạn kể lại. Hai người đang dạo quanh khu đất của Rockefeller, người bạn này thúc giục ông phản hồi lại những lời chỉ trích. Rockefeller chỉ vào con sâu bướm và nói: “Nếu tôi dẫm lên con sâu, nó sẽ được chú ý đến. Còn nếu tôi phớt lờ thì sẽ chẳng ai biết nó tồn tại cả“.

Bài học kinh doanh

1. “Bí quyết để thành công là làm tốt những điều bình thường theo cách không bình thường… Tôi luôn cố gắng biến các mối nguy thành các cơ hội” – Rockefeller chia sẻ. Từ việc điều hành hoạt động của công ty với một ngân sách eo hẹp cho đến việc mua lại các đối thủ cạnh tranh, tìm cách sử dụng các nguồn chất thải một cách hiệu quả, ông luôn để ý đến việc cắt giảm chi phí tối đa.

2. “Nếu muốn thành công, anh phải thử những hướng đi mới thay vì cứ đi vào những lối mòn đã được mọi người công nhận… Tôi nghĩ điều đó đòi hỏi lòng kiên trì” – Rockefeller khuyên nhủ. Ông không bao giờ ngại ngần làm những việc mà mình chưa bao giờ làm. Đây chính là bí quyết giúp ông luôn tiến về phía trước, ngay cả khi đang bị nghi ngờ và chỉ trích từ công chúng.

Ông cũng từng chia sẻ, lãnh đạo tốt là người có khả năng hướng dẫn cho những người trung bình biết cách phân loại công việc của những người tài giỏi.

“Tôi thà kiếm được 1% nổ lực của 100 người khác hơn là 100% từ chính nổ lực cá nhân tôi”, Rockefeller khẳng định.

3. “Con đường đi đến hạnh phúc có hai nguyên tắc rất đơn giản. Đi tìm điều làm anh quan tâm và cố để làm tốt, sau đó hãy đặt hết tâm hồn, nỗ lực, tham vọng và khả năng tự nhiên của mình vào đó” – Rockefeller bày tỏ quan điểm. Luôn có những ước mơ lớn, ông sẵn sàng theo đuổi chúng bằng mọi giá. Tham vọng của ông không bao giờ dừng lại. “Tôi có những cách làm ra tiền mà anh chưa bao giờ biết đến”, Rockefeller từng nói như vậy.

4. “Điều quan trọng nhất đối với một người trẻ tuổi là tạo cho mình một uy tín và một cá tính” – Rockefeller nói. Chính uy tín và cá tính đã giúp Rockefeller trở thành một nhà lãnh đạo mạnh mẽ, có khả năng động viên nhân viên làm việc tích cực và trung thành với tổ chức ngay cả trong những thời kỳ khó khăn nhất.

5. “Nếu mục đích duy nhất của anh chỉ là trở nên giàu có, anh sẽ không bao giờ đạt được điều đó”, Rockefeller chia sẻ. Mặc dù đã giàu có nhưng Rockefeller luôn nghĩ đến việc đóng góp trở lại cho xã hội một cách tốt nhất. Ông tâm niệm cho đi và làm những điều tốt hơn cho nhân loại là một nhiệm vụ của mình”.

Xem thêm bài viết :  Ý tưởng startup ghi nhận phản hồi khách hàng, thu về cả chục triệu đô mỗi năm

Sưu tầm

Video liên quan

Chủ Đề