Sản xuất hàng hóa xuất hiện dựa trên năm 2024

- Sản xuất tự cung tự cấp là kiểu tổ chức kinh tế mà ở đó sản phẩm sản xuất ra nhằm thỏa mãn nhu cầu của chính bản thân người sản xuất.

- Sản xuất hàng hóa là kiểu tổ chức kinh tế mà trong đó sản phẩm sản xuất ra nhằm mục đích trao đổi, mua bán trên thị trường.

II. Điều kiện ra đời và tồn tại sản xuất hàng hóa

- Điều kiện thứ nhất, phân công lao động xã hội: Là sự chuyên môn hóa người sản xuất vào những ngành nghề, lĩnh vực khác nhau, mỗi người chỉ sản xuất ra một hoặc một vài loại sản phẩm nhưng nhu cầu của họ lại cần nhiều loại sản phẩm khác nhau. Vì vậy, để thỏa mãn nhu cầu người ta phải trao đổi sản phẩm cho nhau. Trong lịch sử đã có 3 cuộc phân công lao động xã hội lớn:

  • Lần thứ nhất: Chăn nuôi tách khỏi trồng trọt
  • Lần thứ hai: Thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp
  • Lần thứ ba: Xuất hiện ngành thương nghiệp

- Điều kiện thứ hai, sự tách biệt tương đối về kinh tế giữa những người sản xuất hàng hóa: Chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất đã chia rẽ người sản xuất, là cho họ độc lập với nhau, sản phẩm họ sản xuất ra là quyền thuộc sở hữu của họ. Mặt khác, phân công lao động xã hội lại kéo con người ta xích lại gần nhau, phục vụ lẫn nhau. Từ đó dẫn đến sự ra đời của sản xuất hàng hóa *NOTE: Thiếu một trong hai điều kiện nói trên thì không thể xuất hiện sản xuất hàng hóa.

III. Đặc trưng của sản xuất hàng hoá

- Sản xuất hàng hóa là sản xuất để trao đổi, mua bán. Theo chủ nghĩa Marx-Lenin thì trong lịch sử loài người tồn tại hai kiểu tổ chức kinh tế khác nhau là sản xuất tự cung, tự cấp [tự túc, tự cấp] và sản xuất hàng hóa. Sản xuất tự cung, tự cấp là kiểu tổ chức kinh tế trong đó sản phẩm được sản xuất ra nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của chính bản thân người sản xuất như sản xuất của người dân trong thời kỳ công xã nguyên thủy, sản xuất của những người nông dân gia trưởng dưới chế độ phong kiến... Trong khi đó, sản xuất hàng hóa là kiểu tổ chức kinh tế trong đó sản phẩm được sản xuất ra để bán chứ không phải là để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của chính người trực tiếp sản xuất ra nó, tức là để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người khác, thông qua việc trao đổi, mua bán.

- Lao động của người sản xuất hàng hóa vừa mang tính tư nhân, vừa mang tính xã hội. Lao động của người sản xuất hàng hóa mang tính chất xã hội vì sản phẩm làm ra để cho xã hội, đáp ứng nhu cầu của người khác trong xã hội. Nhưng với sự tách biệt tương đối về kinh tế, thì lao động của người sản xuất hàng hóa đồng thời lại mang tính chất tư nhân, vì việc sản xuất cái gì, như thế nào là công việc riêng, mang tính độc lập của mỗi người. Tính chất tư nhân đó có thể phù hợp hoặc không phù hợp với tính chất xã hội. Đó chính là mâu thuẫn cơ bản của sản xuất hàng hóa. Theo chủ nghĩa Marx-Lenin thì mâu thuẫn giữa lao động tư nhân và lao động xã hội là cơ sở, mầm mống của khủng hoảng trong nền kinh tế hàng hóa. - Mục đích của sản xuất hàng hóa là giá trị, là lợi nhuận chứ không phải giá trị sử dụng.

IV. Ưu thế của sản xuất hàng hoá:

Sản xuất hàng hóa ra đời là bước ngoặt cản bản trong lịch sử phát triển của xã hội loài người. So với sản xuất tự cung tự cấp, sản xuất hàng hóa có những đặc trưng và ưu thế cơ bản sau đây:

Sản xuất hàng hóa Sản xuất tự cung tự cấp Mục đích Sản xuất hàng hóa là sản xuất cho người khác, cho xã hội, sản xuất để bán, vì mục tiêu lợi nhuận, do đó nó tạo ra động lực mạnh mẽ thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển. Còn sản xuất tự cung tự cấp với mục đích sản xuất ra những giá trị sử dụng để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của chính người sản xuất, nên không tạo ra động lực thúc đẩy sản xuất phát triển. Năng lực cạnh tranh Sản xuất hàng hóa đã tạo ra sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, buộc mỗi người sản xuất hàng hoá phải năng động trong sản xuất - kinh doanh, phải thường xuyên cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất để tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, nhằm tiêu thụ được hàng hoá và thu được lợi nhuận ngày càng nhiều hơn. Cạnh tranh đã thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ. Trong sản xuất tự cung tự cấp, quy mô nhỏ chủ yếu dựa vào nguồn lực sẵn có của tự nhiên, nhu cầu thấp, trình độ dân trí thấp nên không có cạnh tranh, không tạo ra động lực mạnh mẽ phát triển khoa học - công nghệ để phát triển kinh tế có hiệu quả. Quá trình sản xuất Sản xuất hàng hóa với năng suất lao động cao, chất lượng hàng hóa tốt và khối lượng ngày càng nhiều, chủng loại đa dạng và phong phú làm cho thị trường được mở rộng, giao lưu kinh tế - xã hội giữa các vùng, các miền, các địa phương và quốc tế phát triển, tạo điều kiện thỏa mãn các nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao cũng như sự phát triển tự do và toàn diện của mỗi thành viên trong xã hội. Ngược lại với sản xuất tự cung tự cấp, sản xuất kém phát triển, mang tính khép kín, sản phẩm sản xuất ra không đủ tiêu dùng vì thế đời sống vật chất và tinh thần của người lao động thấp, không có điều kiện để mở rộng hoạt động giao lưu kinh tế - xã hội giữa các vùng miền...

Chủ Đề