Sau bầu cử Quốc hội chính quyền cách mạng ở các địa phương được thành lập dưới hình thức nào

Cuộc bầu cử năm nay có dáng dấp của Tổng tuyển cử năm 1946

“Qua 2 cuộc bầu cử [Quốc hội khóa I và khóa XV], chúng ta thấy rõ tinh thần yêu nước nồng nàn của nhân dân ta trước sau như một. Cách mạng đã hun đúc nên tấm lòng yêu nước của dân tộc ta không ngừng bồi đắp và phát huy”.

Vượt qua khó khăn để thực hiện quyền cử tri

Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 diễn ra trong bối cảnh đặc biệt, khi dịch bệnh Covid-19 đang có những diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương trên cả nước. Song, dưới sự chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư mà trực tiếp là Hội đồng bầu cử Quốc gia, Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc, Ủy ban bầu cử các cấp, sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị từ Trung ương tới địa phương, cùng với sự đồng lòng, ủng hộ, tuân thủ các quy định phòng chống dịch của người dân nên cuộc bầu cử đã diễn ra khá thuận lợi, không có những điểm nóng về an ninh trật tự.

Đặc biệt, trong ngày diễn ra bầu cử 23/5, hình ảnh những hòm phiếu lưu động được thành viên các tổ bầu cử mang đến từng nhà dân, ngõ phố và các khu vực đang thực hiện cách ly y tế, bảo đảm mọi công dân được thực hiện đầy đủ quyền lợi của mình đã để lại nhiều ấn tượng mạnh mẽ trong lòng cử tri cả nước.


Tại các khu vực đang bị phong toả do dịch bệnh Covid-19 ở Hải Dương, các hòm phiếu phụ được bố trí để cử tri bầu cử.

Được tham gia bỏ phiếu bầu cử từ Quốc hội khóa II đến nay, nhưng với ông Nguyễn Túc - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, cuộc bầu cử Quốc hội khóa XV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 để lại những ấn tượng đặc biệt.

Theo ông, cuộc bầu cử Quốc hội khóa XV có dáng dấp gần giống với cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa [6/1/1946]. Cuộc Tổng tuyển cử tháng giêng năm 1946 diễn ra trong điều kiện thù trong giặc ngoài, tình hình chính trị, kinh tế, xã hội hết sức khó khăn, vừa kháng chiến ở miền Nam. Còn cuộc bầu cử Quốc hội khóa XV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 cũng diễn ra trong bối cảnh rất đặc biệt, lần đầu tiên các địa phương trên cả nước cùng thực hiện 3 nhiệm vụ song song là vừa phòng, chống dịch Covid-19 với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, vừa phát triển kinh tế - xã hội và vừa đảm bảo tổ chức thành công cuộc bầu cử.

Với tinh thần quyết tâm cao, hơn 68,7 triệu cử tri trên khắp mọi miền đất nước đã thực hiện quyền và nghĩa vụ thiêng liêng của mình là trực tiếp bỏ phiếu lựa chọn, bầu ra những người tiêu biểu tham gia vào Quốc hội và HĐND các cấp nhiệm kỳ mới. Theo Hội đồng bầu cử Quốc gia, thống kê đến 0h sáng 24/5, tỉ lệ cử tri đi bầu đạt 98,43%, kết quả đó có thể khẳng định cuộc bầu cử đã thành công tốt đẹp.

“Qua 2 cuộc bầu cử [Quốc hội khóa I và khóa XV], chúng ta thấy rõ tinh thần yêu nước nồng nàn của nhân dân ta trước sau như một. Cách mạng đã hun đúc nên tấm lòng yêu nước của dân tộc ta không ngừng bồi đắp và phát huy” – ông Nguyễn Túc cho biết.


Ông Nguyễn Túc - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam

Theo Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, cuộc bầu cử đã đạt được kết quả rất đáng tự hào trong điều kiện, bối cảnh rất đặc biệt khi dịch Covid-19 tái bùng phát khiến nhiều nơi phải thực hiện cách ly, giãn cách xã hội. Mặc dù vậy, cử tri ở những địa phương có dịch cùng với cử tri cả nước đã vượt qua khó khăn để đi bầu cử, thể hiện quyền và trách nhiệm công dân, cũng như trách nhiệm cử tri của mình.

Lý giải về tỷ lệ cử tri đi bầu đạt kết quả cao, ông Nguyễn Túc cho rằng, Đảng đã đề ra đường lối cách mạng, còn cách mạng có thành công hay không là do nhân dân quyết định. Khi đường lối của Đảng phù hợp với lòng dân và nhân dân hưởng ứng thì nhất định sự nghiệp đó sẽ thành công. Trong cuộc bầu cử vừa qua cũng như vậy, Chỉ thị của Bộ Chính trị, Nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Hội đồng bầu cử Quốc gia được các cấp ủy, chính quyền địa phương triển khai và được lòng dân, vì vậy, cử tri cả nước, nhất là cử tri ở vùng có dịch đã vượt qua khó khăn để đi bầu cử.

“Điều đó chứng tỏ người dân rất có ý thức đối với vận mệnh đất nước trong những thời kỳ đặc biệt như vậy. Điều đó cũng chứng tỏ đường lối của Đảng phù hợp với lòng dân và được người dân ủng hộ, thực hiện một cách hết sức tốt đẹp” – ông Nguyễn Túc nhấn mạnh.

Kỳ bầu cử đặc biệt, đáng nhớ

Chị Dương Thị Hồng [phường Mỹ Độ, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang] đã 3 lần tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp, song đây là lần bầu cử khá đặc biệt và có lẽ là đáng nhớ nhất của chị. Khu vực bầu cử của chị không nằm trong tâm dịch nhưng cử tri được khuyến khích đi bỏ phiếu theo từng khung giờ khác nhau để đảm bảo yêu cầu giãn cách. Tại các điểm bỏ phiếu, Tổ bầu cử bố trí nhân viên y tế đo thân nhiệt cho cử tri, đề nghị cử tri rửa tay sát khuẩn, đeo khẩu trang. Nhiều bạn bè, người thân của chị đang sống tại vùng có dịch, dù phải cách ly y tế nhưng vẫn được thực hiện quyền công dân của mình.


Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ kiểm tra công tác bầu cử tại huyện Đông Anh, Hà Nội.

“Người thân của tôi thuộc diện phải cách ly y tế đã chia sẻ hình ảnh các thành viên tổ bầu cử mặc bộ đồ bảo hộ giữa trời nắng nóng, mang hòm phiếu lưu động đến từng hộ gia đình, khiến tôi rất cảm động. Cảm động vì tinh thần trách nhiệm của các thành viên tổ bầu cử và cảm động vì thấy trong hoàn cảnh dịch bệnh thế này, quyền công dân của chúng tôi vẫn được Nhà nước quan tâm, tạo điều kiện tốt nhất” – chị Hồng chia sẻ.

Còn với chị Lưu Thị Hương [Thị trấn Thống Nhất, huyện Yên Định, Thanh Hóa], cuộc bầu cử lần này cũng đã để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp. Chị chia sẻ, trước ngày bầu cử, công tác chuẩn bị được cấp ủy, chính quyền địa phương triển khai một cách trang trọng, chu đáo, đúng luật, tạo không khí phấn khởi nô nức trong nhân dân. Dù dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, khó lường, nhưng với trách nhiệm và nghĩa vụ công dân, cử tri ở Thị trấn Thống nhất đã đến các điểm bầu cử từ rất sớm, thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trước khi tiến hành bỏ phiếu như: giữ khoảng cách, đeo khẩu trang, sát khuẩn tay, đo thân nhiệt…Trên gương mặt mọi người đều thể hiện niềm vui, hân hoan khi đã làm tròn trách nhiệm của một công dân yêu nước.


Cử tri bỏ phiếu, hoàn thành nghĩa vụ công dân

“Thật xúc động khi thấy hình ảnh tại các vùng dịch như Bắc Giang, Bắc Ninh, các thành viên trong tổ bầu cử mang hòm phiếu đến từng nhà dân thuộc diện cách ly hay khu vực cách ly tập trung để đảm bảo mọi người đều được bỏ phiếu. Trong điều kiện khó khăn, dịch bệnh, Ủy ban bầu cử các cấp đã chuẩn bị mọi điều kiện chu đáo để mọi người được thực hiện tốt nghĩa vụ công dân của mình khiến người dân rất tự hào, xúc động. Đó cũng là một trong những yếu tố khiến cử tri đi bầu đạt tỷ lệ cao. Người dân mong các đại biểu trúng cử sẽ có trách nhiệm lo cho dân, đặc biệt tham gia khống chế và dập tắt dịch Covid-19”- chị Lưu Thị Hương cho biết./.

Nguồn: vov.vn

Page 2

Liên kết website khác ----------------------------------------------- Quốc hội Việt Nam Đảng Cộng sản Việt Nam Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Hội đồng bầu cử quốc gia

Ngày 3-9-1945, trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu 6 vấn đề cấp bách nhất cần giải quyết, một trong 6 vấn đề đó là phải tổ chức Tổng tuyển cử để bầu ra Quốc hội chính thức và cử ra Chính phủ của dân, đồng thời thành lập Ủy ban dự thảo Hiến pháp.

Bác Hồ bỏ phiếu bầu cử tại Hà Nội năm 1960. Ảnh: TL

Ngày 8-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Sắc lệnh số 14-SL về cuộc Tổng tuyển cử. Sắc lệnh ghi rõ: "Chiếu theo Nghị quyết của Quốc dân Đại hội ngày 16, 17-8-1945 tại khu giải phóng, ấn định rằng nước Việt Nam sẽ theo chính thể dân chủ cộng hòa và chính phủ nhân dân toàn quốc sẽ do một Quốc dân đại hội bầu theo lối phổ thông đầu phiếu cử lên”. Để xúc tiến công việc chuẩn bị cho cuộc Tổng tuyển cử, ngày 29-9-1945, Chính phủ lâm thời ban hành Sắc lệnh số 51-SL, ngày 17-10-1945 quy định thể lệ cuộc Tổng tuyển cử.

Về ý nghĩa cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Người nói: "Tổng tuyển cử là một dịp cho toàn thể quốc dân tự do lựa chọn những người có tài, có đức để gánh vác công việc của nước nhà”; "Tổng tuyển cử tức là tự do, bình đẳng; tức là dân chủ, đoàn kết”; "Do tổng tuyển cử mà toàn dân bầu ra Quốc hội. Quốc hội sẽ cử ra Chính phủ. Chính phủ đó thật là Chính phủ của toàn dân”. Những đối tượng được ra ứng cử đại biểu Quốc hội, theo Người là "Những người muốn lo việc nước” và "Hễ là công dân đều có quyền đi bầu cử. Không chia gái trai, giàu nghèo, tôn giáo, nòi giống, giai cấp, đảng phái”.

Cuộc Tổng tuyển cử Quốc hội khóa đầu tiên ở nước ta diễn ra trong điều kiện thù trong, giặc ngoài, tình hình kinh tế-xã hội hết sức khó khăn. Do vậy, cuộc Tổng tuyển cử lần này không chỉ là một cuộc vận động chính trị thông thường, mà thực chất là cuộc đấu tranh chính trị vô cùng gay go, phức tạp và không kém phần quyết liệt. Đặc biệt trong quá trình đấu tranh thương lượng và nhân nhượng, chúng ta đã thừa nhận 70 ghế đại diện của Việt Nam Quốc dân đảng [Việt quốc], Việt cách trong Quốc hội mà không thông qua bầu cử cũng như việc có đại diện của họ tham gia Chính phủ lâm thời. Đây là sách lược hết sức mềm dẻo và khôn khéo của Mặt trận Việt Minh và Chủ tịch Hồ Chí Minh nhằm cô lập bọn phản động và hạn chế sự chống phá điên cuồng của chúng. Trong diễn văn khai mạc kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa I nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Người nhấn mạnh: "Các đại biểu trong Quốc hội này không phải đại diện cho một đảng phái nào mà là đại biểu cho toàn thể quốc dân Việt Nam. Đó là một sự đoàn kết tỏ ra rằng lực lượng của toàn dân Việt Nam đã kết lại thành một khối...”. Bởi theo Người: "Quốc hội là tiêu biểu ý chí thống nhất của dân tộc ta, một ý chí sắt đá không gì lay chuyển nổi”, "Quốc hội đoàn kết nhất trí, toàn dân đoàn kết nhất trí thì khó khăn nào chúng ta cũng khắc phục được và thắng lợi nhất định về tay ta”.

Để cuộc bầu cử Quốc hội đầu tiên diễn ra thắng lợi, ngày 5-1-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi quốc dân đi bỏ phiếu, trong đó có đoạn: "... Ngày mai là một ngày vui sướng của đồng bào ta, vì ngày mai là ngày Tổng tuyển cử, vì ngày mai là một ngày đầu tiên trong lịch sử Việt nam mà nhân dân ta bắt đầu hưởng dụng quyền dân chủ của mình...”. Để mọi cử tri thực thi nhiệm vụ thiêng liêng của mình, trên Báo Cứu quốc số đặc biệt ra ngày 6-1-1946 có đăng bút tích của Người: "Khuyên đồng bào nam nữ 18 tuổi trở lên hôm nay tất cả đều đi bỏ phiếu để bầu những đại biểu xứng đáng vào Quốc hội khóa đầu tiên của nước ta”.

Với sự chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng, cuộc bầu cử Quốc hội đầu tiên diễn ra đúng như kế hoạch và thu được thắng lợi. Chỉ một bộ phận ở phía Nam tiến hành vào ngày 23-12-1945 [do không kịp nhận lệnh hoãn], còn hầu hết đều tiến hành ngày 6-1-1946. Tất cả 71 tỉnh, thành phố có 89% tổng số cử tri đi bỏ phiếu. Cả nước bầu được 333 đại biểu. Tại thủ đô Hà Nội có 91,95% cử tri của 74 khu nội thành và 118 làng ngoại thành đi bỏ phiếu; kết quả 6 trong 74 ứng cử viên trúng cử đại biểu Quốc hội; Chủ tịch Hồ Chí Minh trúng cử với số phiếu cao nhất [98,4%].

Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa I-Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau Tổng tuyển cử ngày 6-1-1946, tại Nhà hát lớn Hà Nội. Ảnh: TL

Phát biểu tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa I, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: "Khóa Quốc hội này là khóa Quốc hội phát triển dân chủ với nhân dân, chuyên chính với kẻ thù của nhân dân. Khóa Quốc hội này là khóa Quốc hội đoàn kết...”. Người mong rằng Quốc hội phải cố gắng để làm tròn trách nhiệm của mình trước nhân dân. Và để làm được điều đó: "… Quốc hội phải có những đại biểu thật xứng đáng, những đại biểu một lòng một dạ phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân và phục vụ chủ nghĩa xã hội”. Trong quá trình đó, một mặt phải phát huy vai trò đại diện của đại biểu Quốc hội nhưng mặt khác người dân phải phát huy quyền của mình. Người khẳng định: "Lựa chọn những đại biểu như vậy là quyền lợi và nghĩa vụ của người cử tri...” và "Nhân dân có quyền bãi miễn đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND nếu những đại biểu ấy tỏ ra không xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân”.

75 năm đã qua, ngày 6-1-1946 đã đi vào lịch sử của dân tộc ta. Quốc hội Việt Nam đến nay đã tiến hành 14 cuộc bầu cử và Chủ nhật ngày 23-5-2021, Quốc hội tiến hành cuộc bầu cử thứ 15 để bầu Quốc hội khóa XV và bầu cử hội đồng nhân dân nhiệm kỳ 2021-2026. Kế thừa và phát huy giá trị lịch sử của cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên, các cuộc bầu cử Quốc hội tiếp theo luôn thể hiện quyết tâm và ý chí độc lập tự do, giữ vững chủ quyền dân tộc của Nhân dân ta, tự mình sáng suốt lựa chọn người đại diện chân chính của mình vào Quốc hội, tự mình quyết định tham gia vào việc xây dựng Nhà nước của dân, do dân và vì dân.

Bảo Ngọc Tổng hợp

Video liên quan

Chủ Đề