Smartphone dùng được bao lâu

Theo bạn, sau bao nhiêu năm thì một chiếc smartphone cũ không còn đủ an toàn để sử dụng hàng ngày?

Đối với smartphone, vấn đề tuổi thọ của mỗi thiết bị không quá ảnh hưởng đến việc trải nghiệm, trừ khi bạn làm rơi vỡ hoặc có tác động vật lý nghiêm trọng gây hư hại máy. Theo trang công nghệ Tom's Guide, sự thiếu an toàn của điện thoại thông minh cũ đến từ yếu tố phần mềm, về khía cạnh này, iPhone và smartphone Android khác nhau khá nhiều.

Một chiếc iPhone cũ bảo mật an toàn trong bao lâu?

Thông thường, Apple sẽ hỗ trợ phần mềm cho các đời iPhone của họ sau 5 năm kể từ khi phát hành, việc này khiến cho người sử dụng iPhone thường xuyên được cập nhật hệ điều hành mới nhất và lập tức được vá các lỗ hổng bảo mật ngay khi chúng xuất hiện.

Một ví dụ dễ hiểu: nếu bạn vẫn còn sở hữu một chiếc iPhone 4s ra mắt từ năm 2011, tuy không thể cập nhật lên iOS 10, nhưng vẫn có thể sử dụng phiên bản iOS 9 được phát hành vào tháng 9 năm 2015. Trong khi đó, chiếc điện thoại iPhone 5 ra mắt từ năm 2012 vẫn có thể nâng cấp lên phiên bản iOS mới nhất hiện nay là iOS 10.

Ngoài việc cập nhật hệ điều hành liên tục, một ưu thế nữa của iOS là chỉ một số ít phần mềm độc hại có khả năng tấn công nền tảng này. Điều đó khiến cho người dùng iPhone hoàn toàn có thể an tâm sử dụng điện thoại của mình trong một thời gian dài cho đến khi thực sự muốn đổi sang một chiếc smartphone mới.

iPhone thường được Apple cập nhật phần mềm bảo mật trong 5 năm

 

Một chiếc smartphone Android an toàn trong bao lâu?

Việc đánh giá độ an toàn về mặt phần mềm của điện thoại Android cũ khó hơn iPhone cũ do nền tảng này được cung cấp cho quá nhiều dòng sản phẩm. Theo đánh giá của các chuyên gia Tom's Guide, do smartphone Android không thường xuyên được cập nhật phần mềm nên sau 3 năm bạn có thể cân nhắc đổi cho mình một thiết bị mới.

Hiện có hàng trăm nhà sản xuất smartphone đang sử dụng Android làm hệ điều hành cho điện thoại của họ. Việc phải trải qua một quy trình tùy biến tiêu hao nhiều thời gian và công sức mỗi khi có phiên bản mới ra mắt khiến cho nhiều thương hiệu dừng nâng cấp Android cho sản phẩm chỉ sau 2 năm.

Tính đến cuối tháng 3/2017 theo số liệu tổng hợp từ chính Google thì chỉ có 3% thiết bị Android hiện đang chạy phiên bản mới nhất của hệ điều hành này là Android Nougat. Trong khi đó, con số tương ứng của iOS là 79%.

Sau 3 năm, bạn có thể cân nhắc sắm một chiếc Android mới

Độ an toàn vượt trội của điện thoại cơ bản

Trái với smartphone, dòng điện thoại "cục gạch" với loạt chức năng cơ bản như nghe, gọi, nhắn tin tuy không ưu việt về khả năng giải trí đa phương tiện nhưng lại vượt trội về độ an toàn và có thể sử dụng rất lâu về sau.

Một ưu điểm của điện thoại cơ bản là khả năng hoạt động bền bỉ, chống chịu va đập tốt, đặc biệt là thời lượng pin hết sức dài lâu mà smartphone không thể nào có được. Không có kết nối internet, điện thoại cơ bản sẽ không lo lắng đến việc bị hacker tấn công, sử dụng phần mềm mặc định nên chẳng bao giờ lỗi thời.

Điện thoại cơ bản tuy nhàm chán nhưng an toàn về phần mềm

Có cách nào phòng chống những mối nguy hiểm rình rập?

Santorelli - một chuyên gia trong lĩnh vực bảo mật di động cho biết các nhà phát triển ứng dụng thường cập nhật bản vá lỗi ngay khi họ tìm thấy lỗ hổng trong phần mềm họ phát triển, do đó, bạn hãy thường xuyên kiểm tra và chịu khó nâng cấp phần mềm khi có thể.

Ngoài ra, hãy đa dạng hóa mật khẩu của bạn và thường xuyên thay đổi chúng, sử dụng những công cụ lưu trữ mật khẩu hiệu quả. Việc thiết lập bảo mật 2 lớp đối với những ứng dụng quan trọng cũng hết sức cần thiết. Bạn không nên chỉ chú trọng vào yếu tố phần cứng mà bỏ qua những nguy cơ tiềm tàng liên quan đến phần mềm nếu muốn sử dụng chiếc smartphone cũ của mình thực sự bền lâu.

AnhNQ

Theo: Tom's Guide

Thống kê của công ty nghiên cứu thị trường Baystreet Research cho thấy, giờ đây, trung bình khoảng 31 đến 33 tháng [tương đương 3 năm], người dùng sẽ thay điện thoại. Số này tiếp tục tăng nếu thế giới smartphone không có công nghệ gì thực sự đột phá.

Với nhiều người, mua điện thoại là một quyết định lớn, cần cân nhắc nhiều yếu tố, như ngân sách, hoàn cảnh và nhu cầu sử dụng.Tuy nhiên, việc cố gắng tận dụng điện thoại cũ là điều không nên, bởi người dùng sẽ bị giới hạn trong trải nghiệm, đồng thời tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn thông tin.

Dưới đây là một số dấu hiệu cho thấy bạn cần mua điện thoại mới:

Máy hiện tại không được cập nhật hệ điều hành mới nhất

Điện thoại có thể sử dụng tốt những tính năng cơ bản mà không cần hệ điều hành đời mới nhất, tuy nhiên, nếu máy nằm ngoài danh sách cập nhật phần mềm nghĩa là nhà sản xuất đã đánh giá nó là "lỗi thời".

Việc cập nhật hệ điều hành sẽ mang đến những tính năng mới, đồng thời giúp "vá" những lỗ hổng an ninh. Vòng đời cập nhật của thiết bị Android là khoảng 2 năm, trong khi con số này với iOS có thể là 4-5 năm.

Hiệu năng của máy giảm

Hầu hết người dùng smartphone đều nhận thấy máy của mình chậm đi sau quá trình sử dụng, đặc biệt là với các thiết bị Android. Nguyên nhân là có nhiều dữ liệu "rác" phát sinh, do cơ chế quản lý tệp tin của hệ điều hành chưa tối ưu.

Nhưng theo AndroidAuthority, nguyên nhân còn đến từ việc các ứng dụng cho điện thoại ngày càng "nặng", phức tạp và yêu cầu nhiều tài nguyên. Nếu bạn thấy máy chậm, có thể máy đã "lỗi thời" so với các ứng dụng và nên được nâng cấp.

Pin chai quá mức

Hầu hết điện thoại hiện nay sử dụng pin Li-Ion và có một thực tế người dùng cần chấp nhận là pin này có tuổi thọ nhất định. Quá trình chai pin diễn ra ngay từ những lần sử dụng đầu tiên.

Tuổi đời của một viên pin kéo dài từ 1-3 năm, sau đó chai đến mức có thể sập nguồn khi sử dụng. Lúc này, người dùng chỉ còn cách thay pin mới hoặc đổi máy nếu sản phẩm đó không thể thay pin.

Nhiều bộ phận của smartphonecó chi phí thay linh kiệnngang bằng với một chiếc máy mới.

Những hỏng hóc vật lý

Điển hình là màn hình của máy bị nứt vỡ do rơi hoặc va đập mạnh, ngoài ra, còn móp méo khung viền, trầy camera, gãy chân sạc... Bạn có thể cố gắng tiếp tục sử dụng, nhưng cách tốt nhất là hãy mua máy mới để tránh gặp phải những bất tiện không đáng có.

Ngoài ra, một số dấu hiệu khác như điện thoại thiếu nhiều tính năng quan trọng, trong khi nhu cầu của bạn lại cần, như màn hình lớn, kết nối 4/5G, camera độ phân giải cao, sạc không dây, mở khóa bằng khuôn mặt...

Để đảm bảo sự "lên đời" này không lãng phí, các chuyên gia khuyên rằng, bạn nên tự trả lời 3 câu hỏi: "Máy mới có mang lại khác biệt đáng kể không? Nó có những tính năng mà bạn thực sự cần hay không? Những lợi ích mang lại có xứng đáng với chi phí?".

Lưu Quý tổng hợp

Theo Phonearena, việc thay đổi hay trung thành với một mẫu smartphone là tùy thuộc vào sở thích của mỗi người, cũng như công năng mà thiết bị đó mang lại. Có những người mua điện thoại ngay sau khi chúng được bán ra, mục đích là để trải nghiệm công nghệ hiện đại. Với những người này, thời gian "chia tay" điện thoại cũ có thể tính bằng tháng.

Nhiều người vẫn trung thành với smartphone đời cũ. Ảnh: Phonearena.

Tuy nhiên, không ít người trung thành với những thiết bị có tuổi đời 2, 3 năm hoặc lâu hơn vì một lý do cụ thể nào đó. Chẳng hạn, nếu cấu hình và tính năng của máy chưa bị lỗi thời và vẫn đủ phục vụ cho nhu cầu hàng ngày, nó vẫn có thể được trọng dụng. Hay đơn giản là chiếc máy gắn liền với kỷ niệm, sở thích sưu tầm...

Theo báo cáo công bố cuối 2018 của HYLA Mobile, công ty chuyên giao dịch thiết bị di động tại Mỹ, người dùng Mỹ thường dùng smartphone khoảng 2,83 năm trước khi mua một chiếc mới, trong khi số này năm 2016 là 2,39 năm. Một số nghiên cứu tại các quốc gia khác cũng cho thấy chu kỳ đổi điện thoại di động đang vượt con số 2 năm, thậm chí tiệm cận mức 3 năm vào 2020.

Xem thêm

Bảo Lâm

Video liên quan

Chủ Đề