Vì sao hải dương có dịch

Cụ thể: có 267 trường hợp F1, 44 ca ho sốt cộng đồng, 17 trường hợp về từ các tỉnh khác và 5 trường hợp sàng lọc cộng đồng. Đáng chú ý, trong 333 bệnh nhân được ghi nhận trong ngày, có đến 264 ca đã được tiêm vaccine phòng COVID-19.

Tại huyện Bình Giang có 24 ca mắc mới được ghi nhận tại 3 ổ dịch: Công ty May Hải Anh 1 [xã Bình Minh]; thị trấn Kẻ Sặt; tại K-Café [thị trấn Kẻ Sặt] và xã Vĩnh Hồng. Trong số những bệnh nhân nói trên có 22 ca là F1, còn lại là ho sốt cộng đồng và từ vùng dịch về.

Đối với huyện Cẩm Giàng và Gia Lộc có tổng 78 bệnh nhân mắc trong ngày liên quan đến các ổ dịch gồm: Công ty Brother - KCN Phúc Điền; công ty Sambound, KCN Tân Trường; công ty Haivina. Ngoài ra, huyện Gia Lộc còn ghi nhận thêm 3 ca mắc ho sốt cộng đồng.

Tại huyện Tứ Kỳ và Kim Thành, ngày hôm nay có 54 trường hợp mắc COVID-19 được Bộ Y tế đánh mã số bệnh nhân. Chủ yếu những ca bệnh là trường hợp F1, ngoài ra tại ổ dịch công ty Lucky [Hải Phòng], công ty Freedom [Cường Ngoan] trong ngày tiếp tục ghi nhận những ca mắc mới.

Nhân viên y tế xã Đồng Tâm [huyện Ninh Giang] lấy mẫu xét nghiệm test nhanh cho học sinh trường tiểu học. Ảnh: Đ.Tùy

Ngày hôm nay, tại huyện Ninh Giang có thêm 15 ca mắc là những F1 ở các xã: Đồng Tâm, Hiệp Lực, Hồng Phong, Nghĩa An, Tân Quang, Ứng Hòe, Vĩnh Hòa. Trong đó, ổ dịch xã Đồng Tâm ghi nhận 4 ca mắc mới; liên quan đến ổ dịch công ty Sky Dragon [xã Minh Đức, huyện Tứ Kỳ] tại huyện này có thêm 9 bệnh nhân. Đối với huyện Thanh Hà cũng ghi nhận 24 trường hợp mắc COVID-19 chủ yếu là các trường hợp F1.

Cũng theo ngành Y tế Hải Dương, hôm nay TP. Chí Linh có số ca mắc cao nhất với 106 trường hợp. Trong đó, 67 ca là F1, ho sốt cộng đồng 33 ca, 4 trường hợp sàng lọc cộng đồng và 1 công dân từ vùng dịch về; riêng ổ dịch phường Sao Đỏ ghi nhận 80 ca.

Từ khi thực hiện Nghị quyết 128 của Chính phủ [12/10/2021] đến chiều 01/01/2022, tỉnh Hải Dương đã ghi nhận 2.965 ca bệnh mắc COVID-19 và hiện tại đang điều trị cho 1.345 trường hợp.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Nguy cơ bùng phát từ dòng người về quê ăn Tết, liệu dịch ở Hà Nội đã đạt đỉnh? | SKĐS


Hàng loạt xe khách phải tạm dừng hoạt động sau khi Hải Phòng nâng cấp độ dịch COVID-19 trên quy mô toàn thành phố lên cấp độ 4 - Ảnh: TIẾN THẮNG

Ngày 8-1, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật [CDC] Hải Phòng công bố cấp độ dịch COVID-19 trên quy mô toàn thành phố lên cấp độ 4 [vùng đỏ, có nguy cơ rất cao] sau khi 131/218 xã, phường trên địa bàn chuyển cấp độ 4.

Để cảnh báo sự lơ là của người dân trước dịch?

Ngày 9-1, trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Lê Khắc Nam - phó chủ tịch UBND TP kiêm giám đốc Sở Y tế TP Hải Phòng - cho rằng việc nâng cấp độ dịch lên mức cao nhất nhằm mục tiêu giảm số ca mắc ngoài cộng đồng, khi những ngày gần đây liên tục có chiều hướng gia tăng.

Đồng thời, TP cũng muốn nhắc nhở người dân tuyệt đối không được lơ là, chủ quan với dịch khi thực tế hiện nay đang có tâm lý chủ quan, xem nhẹ dịch bệnh.

Theo ông Nam, những ngày qua trung bình ghi nhận liên tục từ 500 đến hơn 1.000 ca COVID-19, dù xét theo các tiêu chí hướng dẫn của trung ương, Hải Phòng chưa đến mức phải áp dụng vùng đỏ cho toàn thành phố. 

Hải Phòng có khoảng 2 triệu dân, tỉ lệ người dân trong diện chỉ định tiêm vắc xin phòng COVID-19 cơ bản đạt 100%. Trong đợt dịch này, TP ghi nhận 19 trường hợp tử vong đều là người chưa tiêm vắc xin, có bệnh nền và tuổi cao.

Theo ghi nhận của Tuổi Trẻ Online trong ngày 9-1, dù nhiều nơi ở Hải Phòng đã trở thành vùng đỏ nhưng các hoạt động sản xuất, kinh doanh và lưu thông của người dân vẫn diễn ra bình thường. 

Tại các khu vực thuộc vùng đỏ, hàng quán chỉ được phép bán mang về nhưng người dân tại các vùng đỏ vẫn có thể thoải mái di chuyển sang hàng quán ở vùng xanh, vùng vàng để được ăn uống tại chỗ.

Người dân mong sự thay đổi về phương hướng ứng phó dịch

Việc nâng cấp độ dịch tại Hải Phòng hiện nay đang ảnh hưởng trực tiếp đến việc kinh doanh dịch vụ ăn uống tại những vùng đỏ và hoạt động vận tải khách của các doanh nghiệp trên địa bàn.

Bà Nguyễn Thị Hương [65 tuổi, bán cháo lòng ăn sáng tại khu vực phường Lạch Tray, quận Ngô Quyền, Hải Phòng] cho biết nhiều ngày nay phải nghỉ bán do chính quyền địa phương không cho bán hàng ăn tại chỗ nên khách gần như không có.

"Kinh tế gia đình tôi gần như dựa cả vào việc bán hàng ăn sáng, nhưng giờ không bán được nên rất khó khăn. Tết đến còn nhiều thứ cần phải chi tiêu, mua sắm mà như thế này thì không biết xoay xở ra sao", bà Hương buồn rầu.

Theo bà Hương, với tình hình dịch bệnh COVID-19 như hiện nay, việc phân vùng cấp độ dịch không còn phù hợp bởi thực tế hiện nay người dân không còn quan tâm đâu là vùng đỏ, vùng xanh nữa.

Không được ngồi tại các hàng quán ở vùng đỏ, người dân tìm đến quán ở vùng xanh để ngồi

"Chính quyền cấm người vùng đỏ bán hàng ăn tại chỗ, nhưng người vùng đỏ lại có thể đi sang vùng xanh để ăn uống và dịch vẫn cứ lây lan vì ai mà giám sát, quản lý hết được. Vì thế điều người dân mong muốn hiện nay là chính quyền nên tập trung nguồn lực cho việc mua sắm trang thiết bị y tế, thuốc men điều trị bệnh nhân nặng cũng như vắc xin tiêm phòng mũi tăng cường" - bà Hương nêu.

Lãnh đạo một doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách tại Hải Phòng cũng bày tỏ sự khó hiểu với quyết định tạm dừng hoạt động vận tải khách khi Tết đã cận kề, nhu cầu đi lại của người dân tăng cao.

"Hải Phòng cấm xe khách hoạt động nhưng chắc chắn không thể ngăn được nhu cầu đi lại của người dân. Không đi xe khách thì với người ít tiền họ sẽ đi xe máy, còn người có điều kiện có thể sẽ thuê xe cá nhân để đi. Tôi nghĩ đã đến lúc phải thay đổi phương hướng chống dịch, không thể cấm chỗ này, hở chỗ kia", vị lãnh đạo doanh nghiệp vận tải chia sẻ.

Trước những băn khoăn của người dân, ông Lê Khắc Nam - phó chủ tịch UBND TP Hải Phòng - thừa nhận có những tác động khi nâng cấp độ dịch, tuy nhiên TP kỳ vọng số ca mắc sẽ giảm trong những ngày tới khi ý thức người dân nâng cao, không lơ là với dịch bệnh.

"Mục tiêu cao nhất của chúng tôi là cảnh báo để mọi người vui xuân được an toàn nhất, chứ không cấm việc đi lại, buôn bán của người dân. Khi tình hình dịch bệnh có chuyển biến tích cực, thành phố sẽ điều chỉnh để thích ứng an toàn, linh hoạt" - ông Nam nêu.

Tính đến cuối ngày 8-1, Hải Phòng có thêm 4 quận, huyện, gồm: Ngô Quyền, Hải An, Kiến An, Kiến Thụy thành vùng đỏ, nâng tổng số nhóm nguy cơ rất cao lên 10 quận, huyện.

Hải Phòng chỉ còn huyện đảo Bạch Long Vỹ - nơi cách đất liền khoảng 110km vẫn duy trì được vùng xanh tuyệt đối, không có ca mắc COVID-19. Thành phố này có 8.875 ca đang được điều trị; hồi phục, xuất viện có 6.508 ca và 47 bệnh nhân nặng, nguy kịch.

Chủ tịch Hải Phòng kêu gọi người dân tự mua kit test để tầm soát COVID-19

TIẾN THẮNG

Một chốt phong tỏa ở TP Hải Dương - Ảnh: CƯỜNG ĐẠT

Trước việc có dư luận dịch vẫn "dây dưa" ở Hải Dương khi chỉ còn một ngày nữa là tròn 2 tháng kể từ ngày dịch bệnh xuất hiện [28-1], ông Lưu Văn Bản - phó chủ tịch UBND tỉnh, tổ trưởng tổ chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh - cho rằng không có gì bất thường.

* Nhiều người băn khoăn đợt dịch ở Đà Nẵng được coi là nặng nề nhưng sau khoảng 1 tháng đã dập được, còn tại Hải Dương 2 tháng đã trôi qua mà vẫn "chưa dứt" các ca dương tính... Có điều gì khó hiểu xảy ra ở Hải Dương không, thưa ông?

- Thực tế những ca bệnh được phát hiện gần đây đều là những trường hợp F1 đã được cách ly tập trung từ trước nên khi được phát hiện dương tính cũng không phải là điều bất ngờ đối với ngành y tế, tất cả đều theo đúng kịch bản phòng chống dịch đã được xây dựng trước đó. 

Nhiều người so sánh công tác dập dịch của Hải Dương lâu hơn Đà Nẵng hay những địa phương khác là một so sánh bất hợp lý bởi dịch bệnh xảy ra trong điều kiện, hoàn cảnh cũng như chủng loại virus khác nhau.

Từ khi dịch bệnh xuất hiện ngày 28-1, các trường hợp F1 mà tỉnh truy vết lên tới hơn 17.500 người và hiện nay chỉ còn có 140 người trong khu cách ly tập trung, 3 người khác cách ly trong khu điều trị, cách ly tại nhà chỉ còn 172 trường hợp.

* Ông nghĩ sao về trách nhiệm của chính quyền ở cả tỉnh và các huyện, thành phố trực thuộc khi để dịch kéo dài, rồi lây nhiễm chéo trong khu cách ly? Thực tế lãnh đạo một số huyện, xã ở Hải Dương bị nhắc nhở, phê bình do chỉ đạo dập dịch thiếu quyết liệt. Việc xử lý như thế đã đủ rốt ráo?

- Thời gian đầu của "cuộc chiến", tại một số nơi trên địa bàn tỉnh có sự chệch choạc, công tác lãnh đạo chỉ đạo chưa quyết liệt nhưng ngay sau đó đã được lãnh đạo tỉnh nghiêm túc chấn chỉnh, kiểm điểm phê bình lãnh đạo tại những nơi chưa làm tốt công tác phòng chống dịch.

Sau khi nhận thấy nguy cơ lây nhiễm chéo trong khu cách ly, tỉnh đã chỉ đạo điều chỉnh, giao chủ tịch UBND cấp huyện thành lập, kiện toàn bộ máy quản lý trong các khu cách ly tập trung, quy định rõ chức trách, nhiệm vụ được giao.

Có thể thấy ngay sau đó công tác dập dịch đã được cải thiện rõ rệt, góp phần vào việc kiểm soát tốt tình hình dịch COVID-19 như hiện nay khi nhiều ngày qua tỉnh không ghi nhận ca nhiễm trong cộng đồng.

* Theo ông, khi nào Hải Dương sẽ sẵn sàng trở về giai đoạn "bình thường mới"?

- Trong thời gian tới, Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 của tỉnh tiếp tục quán triệt các đơn vị thực hiện nghiêm biện pháp mà Bộ Y tế cũng như thường trực Tỉnh ủy đã đưa ra và đang thực hiện. 

Theo đó, tiếp tục đẩy mạnh việc xét nghiệm trên diện rộng đối với những trường hợp có biểu hiện ho, sốt trong cộng đồng cũng như các F0, F1 đã được về nhà đều được lấy mẫu thường xuyên để sàng lọc.

Tính đến nay, tổng số mẫu xét nghiệm đã lấy [cộng dồn từ đầu năm 2021] là 713.522 mẫu. Tổng số ca mắc cộng dồn tại Hải Dương là 726 trường hợp và hiện chỉ còn điều trị cho 159 bệnh nhân. 

Có thể khẳng định hiện nay tình hình dịch bệnh COVID-19 tại Hải Dương đã được kiểm soát chặt chẽ và tỉnh đang bước vào giai đoạn cuối của "cuộc chiến" chống COVID-19, chuẩn bị bước vào giai đoạn "bình thường mới" dự kiến thực hiện sau ngày 31-3 tới.

Biện pháp phòng dịch cao hơn yêu cầu

Ông Lưu Văn Bản cho biết biện pháp phòng chống dịch COVID-19 của tỉnh Hải Dương hiện nay được thực hiện cao hơn so với yêu cầu của trung ương. Có thể kể đến như theo quy định chỉ cách ly 14 ngày thì Hải Dương hiện nay đang áp dụng cách ly theo dõi đủ 21 ngày. Bình thường xét nghiệm âm tính 3 lần là coi như hết nhiệm vụ cách ly song tỉnh yêu cầu cách ly thêm tại nhà 21 ngày cũng như tiếp tục lấy mẫu để xét nghiệm.

Hai rạp phim ở Hải Dương bị phạt tiền vì hoạt động 'không giãn cách'

TIẾN THẮNG thực hiện

Video liên quan

Chủ Đề