Sơ đồ bốc xếp hàng hóa giữa tàu và bờ

Tieu luan- tang-cuong-vai-tro-lanh-dao-cua-dang-trong-su-nghiep-xay-dung-giai-cap-cong-nhan-viet-nam-hien-nay

  • Tieu luan giu-vung-va-tang-cuong-su-lanh-dao-cua-dang-doi-voi-luc-luong-dan-quan-tu-ve-trong-giai-doan-hien-nay
  • Mau trang bia luan van
  • CÂU HỎI ÔN TẬP KHAI THÁC THƯƠNG VỤ

Related documents

  • CÂU HỎI ÔN TẬP THI KẾT THÚC HỌC PHẦN
  • ĐỀ THI KẾT THÚC HP-NHÓM 4-NLKT
  • De THI địa lý vận tải thuỷ 01 2022
  • Hệ thống thiết bị định vị GPS
  • Kiểm tra định kỳ 8 - đề kiểm tra
  • Thuyết Trình Máy Đo Tốc Độ

Preview text

LỜI NÓI ĐẦU

Xếp dỡ hàng hoá là một trong những môn học chuyên môn quan trọng của ngành Điều khiển tàu biển.

Thông qua môn học, sinh viên sẽ tiếp cận được những kiến thức sinh động liên quan đến hàng hoá trong vận tải biển, các phương pháp vận chuyển và bảo quản các loại hàng hoá thường gặp trong vận tải biển cũng như các tính toán về hàng lỏng, hàng hạt rời và hàng nguy hiểm.

Môn học cũng trang bị cho sinh viên các kiến thức về lĩnh vực tính toán ổn định, mớn nước và hiệu số mớn nước, sức bền thân tàu. Ngoài ra sinh viên còn được cung cấp những kiến thức cơ bản để có thể lập sơ đồ sắp xếp hàng hoá cũng như cách sử dụng các loại hồ sơ tàu phục vụ cho việc kiểm tra, tính toán để lập sơ đồ sắp xếp hàng hoá.

Nhằm mục đích từng bước tiêu chuẩn hoá giáo trình giảng dạy cho sinh viên ngành Điều khiển tàu biển, nhóm tác giả gồm Th,TT Đinh Xuân Mạnh, Th,TT Nguyễn Mạnh Cường, TT Phạm Văn Trường, Th,TT Nguyễn Đại Hải đã biên soạn cuốn giáo trình môn học "Xếp dỡ và bảo quản hàng hoá" để làm tài liệu giảng dạy chính thức cho sinh viên ngành Điều khiển tàu biển.

Cuốn giáo trình bao gồm 5 chương:

_- Chương 1: Hàng hoá trong vận tải biển.

  • Chương 2: Phương thức vận chuyển một số loại hàng trong vận tải biển
  • Chương 3: Sơ đồ xếp hàng tàu hàng khô.
  • Chương 4: Vận chuyển hàng rời.
  • Chương 5: Vận chuyển hàng nguy hiểm._

Nhóm tác giả xin chân thành cảm ơn những đóng góp và sự cộng tác nhiệt tình của các đồng nghiệp trong bộ môn Luật Hàng hải như Th,TT Phạm Vũ Tuấn, Th,TT Nguyễn Trí Luận, Th Nguyễn Công Vịnh và các đồng nghiệp khác đặc biệt là những ý kiến đóng góp của Th,TT Bùi Thanh Sơn, qua đó cuốn giáo trình đã được hoàn thành.

Nhóm tác giả hy vọng cuốn giáo trình này sẽ giúp cho sinh viên ngành Điều khiển tàu biển có thêm một tài liệu chuẩn để học tập và đây cũng là tài liệu giúp ích cho các bạn đọc quan tâm đến lĩnh vực này.

Cuốn giáo trình này có thể làm tài liệu tham khảo cho những bạn đọc có quan tâm đến lĩnh vực xếp dỡ, và bảo quản hàng hoá trên tàu biển trong và ngoài ngành Hàng hải.

Mặc dù nhóm tác giả đã có rất nhiều cố gắng trong quá trình biên soạn nhưng chắc chắn không thể tránh khỏi những khiếm khuyết. Rất mong được sự góp ý của bạn đọc cho cuốn giáo trình để có thể sửa chữa, bổ sung hoàn chỉnh hơn, đáp ứng được yêu cầu của bạn đọc.

NHÓM TÁC GIẢ

MỤC LỤC

Trang

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG THỨC VẬN CHUYỂN MỘT SỐ LOẠI HÀNG TRONG VẬN TẢI

CHƯƠNG 1: HÀNG HÓA TRONG VẬN TẢI BIỂN

1. Khái niệm và phân loại hàng hóa

1.1 Khái niệm

Hàng hoá vận chuyển trong vận tải biển là tất cả các vật phẩm, thương phẩm, được các phương tiện vận tải biển tiếp nhận để vận chuyển dưới dạng có hoặc không có bao bì theo tập quán hàng hải quốc tế.

Hàng hoá vận chuyển trong vận tải biển được đặc trưng bởi các điều kiện vận chuyển như chế độ bảo quản , phương pháp đóng gói, phương pháp chuyển tải, phương pháp xếp dỡ, tính chất lý hoá của hàng,.....

1.1 Phân loại

Cùng với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật thì hàng hóa ngày càng nhiều và đa dạng. Có rất nhiều cách phân loại hàng hóa tuỳ theo mỗi một phương diện. Trong vận tải biển việc phân loại hàng hóa là nhằm tìm ra các nhóm hàng có những đặc điểm gần với nhau để có các biện pháp phân bố, xắp xếp và bảo quản hợp lý trong quá trình vận chuyển. 1.1.2 Phân loại theo tính chất lý hóa của hàng Theo tính chất lý hóa của hàng ta có thể liệt kê ra đây rất nhiều loại hàng nhưng gộp lại ta có thể phân thành ba nhóm hàng sau:

  • Nhóm hàng thứ nhất : Là nhóm hàng có tính xâm thực [các hàng trong nhóm này có khả năng làm ảnh hưởng tới các hàng hóa khác xếp gần chúng]. Các loại hàng có tính hút và tỏa ẩm, một số loại hàng nguy hiểm, các loại hàng tỏa mùi [da thú ướp muối...] các loại hàng bay bụi...
  • Nhóm hàng thứ hai : Gồm các loại hàng chịu sự tác động của các loại hàng xếp trong nhóm thứ nhất khi xếp chung với chúng ở mức độ nhất định. Các loại hàng dễ hấp thụ mùi vị như chè, thuốc lá, đồ gia vị....
  • Nhóm hàng thứ ba : Gồm các loại hàng trung tính, đó là những loại hàng không chịu sự ảnh hưởng và không tác động xấu đến các hàng xếp gần nó. Các loại hàng trung tính như sắt thép, thép cuộn, thiết bị máy móc, .....

Sự phân loại hàng theo tính chất lý hóa của chúng giúp ta phân bổ hàng xuống hầm tàu hợp lý ngăn ngừa được sự hư hỏng hàng do sự tác động qua lại giữa chúng với nhau. 1.1.2 Phân loại theo phương pháp vận tải

Phân loại hàng theo phương pháp vận tải nhằm để tổ chức đúng các quy trình vận tải và chuyển tải hàng. Đây là phương pháp phân loại phổ biến trong VTB hiện nay. Theo phương pháp này hàng được chia làm 3 nhóm:

  • Nhóm hàng bách hóa [general cargoes] [hàng tính theo đơn chiếc]: Nhóm hàng này gồm các đơn vị hàng vận chuyển riêng rẽ có bao bì hoặc không có bao bì [kiện, bao, thùng, hòm, chiếc, cái...]. Hàng bách hóa có thể được chở trên tàu với một loại hàng hoặc nhiều loại hàng với các hình dạng bao bì khác nhau. Hiện nay hàng bách hóa có xu hướng đóng trong các Container và vận chuyển trên các tàu Container.
  • Nhóm hàng chở xô [bulk cargoes] : là hàng chở theo khối lượng lớn, đồng nhất, trần bì. Ví dụ: quặng, ngũ cốc, than chở rời.... Những loại hàng này khối lượng hàng thường xác định theo phương pháp đo mớn nước [giám định mớn nước] và thường được chở trên các

7

1. Bao bì và ký mã hiệu hàng hóa

1.3. Bao bì

Bao bì là những kết cấu làm bằng các vật liệu khác nhau dùng để bảo quản hàng hóa trong quá trình vận chuyển, lưu kho, chờ đợi sử dụng.

Yêu cầu chung đối với bao bì: bền chắc, thích hợp với hàng bên trong, dễ bốc xếp vận chuyển, cần được tiêu chuẩn hóa...

Bao bì trong ngành vận tải biển còn phải chịu đựng được sự xô lắc của tàu, sự thay đổi nhiệt độ, độ ẩm và các điều kiện khác nữa xuất hiện trong các chuyến đi dài ngày trên biển.

Căn cứ vào mục đích sử dụng người ta phân bao bì làm hai loại:

1.3.1. Bao bì bên trong [bao gói]

Bao bì trên trong [bao gói] là một bộ phận không tách rời khỏi hàng, chúng trực tiếp tiếp xúc với hàng hóa, cùng hàng hóa đến tay người tiêu dùng [như chai, lọ, hộp, túi, nylon giấy chống ẩm...]. Bao gói có thể 1 lớp, 2 lớp, 3 lớp tuỳ theo tiêu chuẩn mỗi loại hàng.

  • Chức năng chính của bao bì bên trong là làm gia tăng khả năng bảo quản hàng, có tác dụng quảng cáo và trang sức cho hàng đẹp thêm.
  • Yêu cầu với bao gói bên trong là phải đảm bảo vệ sinh, kín.

1.3.1. Bao bì bên ngoài

Có tác dụng chống được các tác dụng cơ học từ bên ngoài, hạn chế tác dụng của mưa, nắng, ánh sáng, bụi... Bao bì bên ngoài thường làm bằng: gỗ, vỉ, giấy cứng, giấy mềm, tôn kim loại, thủy tinh, sành sứ, chất dẻo...

1.3. Nhãn hiệu Yêu cầu đối với nhãn hiệu: Phải ghi rõ ràng bằng mực hay sơn không phai, nhòe, nội dung đơn giản, dễ nhìn thấy, nội dung phù hợp với hàng bên trong.

Có rất nhiều loại nhãn hiệu khác nhau, mỗi nước đều có các quy định riêng về nhãn hiệu của mình nhưng cũng có những nhãn hiệu quy định chung của quốc tế.

Xuất phát từ mục đích sử dụng người ta phân nhãn hiệu ra các loại sau.

1.3.2. Nhãn hiệu thương phẩm

Do nơi sản xuất ghi, nó gắn liền với sản phẩm của nơi sản xuất.

  • Nội dung ghi thường là: tên hàng, nơi sản xuất, trọng lượng cả bì, không bì, thành phần cấu tạo, đặc điểm kỹ thuật, cách sử dụng.

1.3.2. Nhãn hiệu gửi hàng

Do người gửi hàng ghi tại cảng gửi. Nội dung thường là tên người gửi, nơi gửi, người nhận, nơi nhận và một vài các ký hiệu riêng theo quy định hoặc quy ước... Loại nhãn hiệu này rất đa dạng về hình thức

Ví dụ về việc vận chuyển cao su

G : Chỉ loại cao su 46 : Chỉ chất lượng cao su 343: Số vận chuyển

46

G

343

Nơi gửi : Thành phố Hồ Chí Minh

Nơi đến : Hà nội MD : Ký hiệu nơi sản xuất ra sản phẩm

M D

1.3.2. Nhãn hiệu hàng xuất nhập khẩu

Nội dung thường ghi: Tên hàng, tên nước xuất, số thứ tự kiện, tổng số kiện, trọng lượng cả bì, không bì, nơi đến hoặc người nhận, những dấu hiệu gửi hàng [đối với những loại hàng cần sự bảo quản đặc biệt]...

Với hàng nhập khẩu, nhãn hiệu thường được ghi bằng tiếng của nước nhập khẩu.

1.3.2. Ký hiệu [dấu hiệu] hàng

Nếu hàng hóa vận chuyển đòi hỏi phải có sự chú ý chăm sóc đặc biệt thì người gửi hàng phải vẽ hoặc dán lên trên các bao, kiện hàng một dấu hiệu biểu thị tính chất của hàng hóa để người làm công tác bốc xếp, vận chuyển biết và chú ý tới như: hàng dễ vỡ, không lật ngược hàng, hàng sợ ẩm, sợ ánh nắng... Bên cạnh các ký hiệu này thường kèm theo những dòng chữ viết bằng tiếng Anh như:

  • Handle with care : Nhẹ tay, cẩn thận
  • Use no hooks : Không được dùng móc
  • Top : Phía trên
  • Bottom : Phía dưới.

Hình 1: Ký hiệu

Dấu hiệu nhận dạng của người gửi hàng đối với lô hàng

YOKOHAMA Tên cảng dỡ hàng 201/300 Số thứ tự kiện/tổng số kiện

* Hư hỏng do cách ly, đệm lót không tốt:

Nguyên nhân do một số loại hàng có tính chất kỵ nhau mà xếp gần nhau, hàng nặng xếp trên, hàng nhẹ xếp dưới, xếp chiều cao chồng hàng quá quy định, hàng hóa xếp sát sàn và thành vách tàu không có đệm lót... 1.4.1. Thiếu hụt hàng hóa

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra thiếu hụt hàng hóa: các dạng hư hỏng hàng cũng có thể dẫn đến thiếu hụt, do nhận thiếu từ cảng nhận do rơi vãi khi bốc xếp, do rò rỉ, do bị sóng cuốn mất, do bốc hơi, do thiếu hụt tự nhiên của hàng.

Thiếu hụt tự nhiên của hàng: là hiện tượng giảm sút khối lượng hàng do tác động của những nguyên nhân tự nhiên trong điều kiện kỹ thuật bảo quản bình thường.

Hiện tượng thiếu hụt tự nhiên của hàng chỉ xảy ra đối với một số loại hàng. Các định mức hao hụt tự nhiên thường được quy định giới hạn [%] phần trăm đối với trọng lượng hàng phụ thuộc vào trạng thái của hàng lúc đưa xuống tàu và khoảng cách vận chuyển.

1.4. Phòng ngừa, hạn chế hư hỏng thiếu hụt hàng hóa

1.4.2. Chuẩn bị tàu

Phải chuẩn bị tàu chu đáo trước khi nhận hàng để vận chuyển.

  • Các hầm, khoang chứa hàng phải được vệ sinh sạch sẽ đạt yêu cầu đối với từng loại hàng.
  • Kiểm tra và đưa vào hoạt động bình thường các thiết bị nâng, cẩu hàng.
  • Kiểm tra sự kín nước của hầm hàng: kiểm tra các đường ống dẫn dầu, nước chạy qua hầm, các ống thoát nước, ống đo nước lacanh, ballast, các lỗ la canh, các tấm nắp miệng hầm hàng, hệ thống thông gió hầm hàng..ất cả phải ở điều kiện, trạng thái tốt.
  • Công tác chuẩn bị tàu, hầm hàng phải được ghi vào nhật ký tàu. 1.4.2. Vật liệu đệm lót, cách ly

Đây cũng là một yếu tố khá quan trọng để có thể phòng ngừa được hư hỏng, thiếu hụt hàng hóa. Vật liệu đệm lót phải chuẩn bị đầy đủ, thích hợp đối với từng loại hàng và tuyến đường hành trình của tàu. Các vật liệu đệm lót phải đảm bảo cách ly được hàng với thành, sàn tàu và với các lô hàng với nhau và đảm bảo không để hàng bị xê dịch, trong quá trình vận chuyển. Trong một số trường hợp nếu điều kiện cho phép có thể dùng chính bản thân hàng hóa [các loại hàng chịu va chạm, đè nén, không vỡ...] để làm vật liệu chèn giữa các lô hàng khác với nhau nhưng phải đảm bảo không làm hỏng lô hàng chèn đó.

Các vật liệu đệm lót thường là các loại bạt, chiếu cói, cót, giấy nylon, gỗ ván, gỗ thanh... 1.4.2. Một số điểm lưu ý khi làm hàng

Đây là một nhiệm vụ quan trọng đối với tàu đặc biệt là các sỹ quan boong và thủy thủ trực ca, nhất là sỹ quan phụ trách hàng hóa. Điều này có thể làm cho tàu tránh được những khiếu nại hoặc bồi thường hàng hóa sau này. Phía tàu phải cử người cùng giám sát hàng hóa với nhân viên kiểm kiện của tàu, nếu tàu không thuê kiểm kiện thì tàu phải đứng ra làm nhiệm vụ này.

Hàng hóa đưa xuống tàu phải đảm bảo chất lượng, quy cách và số lượng như trong các phiếu gửi hàng. Nếu phát hiện hàng, lô hàng nào không đảm bảo thì kiên quyết không nhận hoặc phải có những ghi chú thích hợp về tình trạng của hàng vào chứng từ của lô hàng đó.

Trong quá trình làm hàng nếu có sự hư hỏng hàng [đổ, vỡ, dập nát...] thì tàu phải lập biên bản để bãi miễn trách nhiệm cho tàu và không nhận chở những hàng này. Biên bản

phải có chữ ký ít nhất của những thành phần như: Đại diện tàu, kiểm kiện, kho hàng, đại diện công nhân và giám định viên [nếu có].

Tàu phải theo dõi sự làm việc của công nhân bốc xếp, phải lưu ý xếp hàng theo đúng sơ đồ, có thể từ chối sự làm việc của nhóm công nhân nào không xếp hàng đúng theo yêu cầu của tàu và đề nghị thay nhóm công nhân khác. 1.4.2 Phân bố hàng xuống các hầm hợp lý

Có thể diễn giải ra đây nhiều vấn đề nhưng tóm lại là ngoài việc đảm bảo an toàn cho tàu, thuyền viên, đảm bảo tận dụng được sức chứa và trọng tải tàu, tiến độ làm hàng... thì đảm bảo sao cho mỗi loại hàng với tính chất cơ, lý, hóa, sinh của chúng được xếp vào những chỗ thích hợp để vận chuyển và không làm ảnh hưởng xấu đến các hàng hóa xếp quanh nó. Chẳng hạn như:

  • Các loại hàng tỏa mùi mạnh [cá, da muối...] không nên xếp gần các loại hàng có tính hút mùi mạnh [như chè, thuốc, gạo, đường...]
  • Các loại hàng tỏa ẩm [lương thực, hàng lỏng...] phải được xếp cách ly với các hàng hút ẩm [bông, vải, đường...]
  • Các loại hàng tỏa bụi mạnh [như xi măng, phân chở rời, lưu huỳnh, tinh quặng...] không được xếp cùng thời gian với các loại hàng mà có thể bị hỏng bởi bụi [bông, vải, sợi...]
  • Các loại hàng dễ cháy nổ cần xếp xa với các nguồn nhiệt như buồng máy, ống khói...
  • Các loại hàng lỏng chứa trong thùng nên xếp vào các hầm riêng nếu xếp chung với các hàng khác thì nên xếp ở dưới cùng và sát về vách sau của hầm. 1.4.2. Phương pháp chất xếp của một số loại hàng

1.4.2.5. Hàng hòm kiện:

Các hàng này thường có dạng khối vuông hoặc chữ nhật. Nên xếp vào những hầm vuông vắn để tận dụng dung tích và nâng cao hiệu suất xếp dỡ. Chiều cao chồng hòm nên xếp thích hợp đối với mỗi loại hòm. Các hòm to, nặng nên xếp dưới và ở giữa hầm, các hòm nhỏ xếp bên cạnh và lên trên. Giữa các hòm với nhau và với thành tàu phải có kê, chèn thích hợp để tránh va đập, xê dịch. Thường các hòm được xếp chồng bằng hòm hoặc lệch hòm.

Granite blocks - adequate dunnaging essential Granite blocks. Comletion of loading

Hình 1: Chất xếp hàng bao

Hình 1: Chất xếp hàng bao trong hầm hàng

1.4.2.5. Hàng bó kiện:

Thường là các loại hàng nhẹ như các kiện đay, bông, sợi, gai.... phương pháp xếp tương tự hàng hòm kiện.

Fishmeal bág

Stowed haft bag Stowed bag and bag

STOWED BILGE AND CANTLINE-HALF

Hình 1: Chất xếp các kiện giấy

1.4.2.5. Hàng thùng:

Thường là các thùng đựng chất lỏng. Có 2 loại thùng: Thùng gỗ: Loại có  = const Loại có  giữa >  2 đầu Thùng kim loại: Thường là thùng có hình trụ.

  • Với thùng gỗ: Nếu cửa mở ở đáy thì xếp quay đáy lên trên, nếu cửa mở ở giữa thì xếp ngang thùng cửa lên trên.
  • Với thùng kim loại: Xếp đứng thùng cửa quay lên trên.

Hình 1 Chất xếp hàng thùng

Hình 1: Chất xếp ống thép và các thanh kim loại

Hình 1: Chất xếp ống thép trên tầu

1.4.2.5. Hòm chứa các bình chất lỏng

Các hòm chứa các bình đựng chất lỏng thường là các hóa chất ở thể lỏng hoặc các loại axít được đựng trong các bình thủy tinh được đặt vào các hòm gỗ có đệm các vật liệu mềm để tránh vỡ. Khi xếp các hòm này phải hết sức nhẹ tay, hết mỗi một lớp hòm nên kê một lượt gỗ ván mỏng, các hòm bên trên nên đặt vào khoảng giữa hai hòm ở dưới.

Untreated steel pipes in stow

1.4. Bảo quản hàng trong quá trình vận chuyển

Nhiệm vụ bảo quản hàng trong hành trình chủ yếu tập trung vào những việc sau:

  • Giữ gìn sao cho nước [từ bất kỳ nguồn nào] không rò rỉ, chảy vào hầm làm ướt hàng.
  • Kiểm tra, duy trì được chế độ nhiệt độ và độ ẩm thích hợp đối với hàng vận chuyển.
  • Kiểm tra và dùng các biện pháp cần thiết không để cho hàng bị dịch chuyển, nhất là đối với các hàng trên boong, đặc biệt trong thời gian thời tiết xấu.

1 Ảnh hưởng khí hậu và hầm hàng đối với hàng hóa

1.5 Các đại lượng đặc trưng của không khí

1.5.1 Độ ẩm tương đối [Relative Hummidity-RH]

Độ ẩm tương đối là tỉ số giữa sức trương hơi nước và sức trương hơi nước bão hoà ở nhiệt độ đã cho tính bằng phần trăm [hay là tỉ số tính bằng phần trăm giữa lượng hơi nước thực tế trong không khí với lượng hơi nước trong không khí bão hòa cùng một đơn vị thể tích, ở cùng nhiệt độ].

RH =

𝑒 𝑒𝑠=

𝐴 𝐴𝑠

e : Sức trương hơi nước thực tế- Vapor pressure. [Đơn vị của e, es: mb hoặc mmHg]

es: Sức trương hơi nước bão hòa - Saturated vapor pressure.

A: Lượng hơi nước chứa trong một đơn vị thể tích không khí [Độ ẩm tuyệt đối].

As:Lượng hơi nước chứa trong một đơn vị thể tích không khí ở trạng thái bão hoà [Độ ẩm tuyệt đối ở trạng thái bão hoà].

[Đơn vị của A, As là g/m 3 không khí hoặc grain/ft 3 ]

Độ ẩm tương đối cho ta biết sự ẩm ướt của không khí. Ở nước ta độ ẩm tương đối trung bình vào các mùa như sau:

  • Mùa đông RH= 80%
  • Mùa hè RH= 85% - 90%
  • Trong sương mù RH = 95% - 100% Khi nhiệt độ tăng thì khả năng bão hòa độ ẩm tăng. Giả sử ở trạng thái ban đầu không khí đã bão hòa độ ẩm. Khi nhiệt độ tăng thì trạng thái bão hòa đó bị phá vỡ, độ ẩm không khí [RH] giảm, tức là trong điều kiện mới [trạng thái mới] không khí vẫn chấp nhận thêm được một lượng hơi nước nữa. Khi nhiệt độ giảm thì để đáp ứng với trạng thái không khí mới không khí cũ sẽ thải bớt một lượng hơi nước nhất định dưới dạng nước ngưng tụ.

Không khí bão hòa [Saturated Air]: là hiện tượng mà tại một nhiệt độ nào đó không khí đã chứa trong mình nó tất cả mọi sự ẩm ướt mà nó có thể chứa được, khi lượng hơi nước lên cao mà nhiệt độ cố định thì hơi nước sẽ bị ngưng tụ.

1.5.1 Độ ẩm tuyệt đối

Độ ẩm tuyệt đối là trọng lượng của hơi nước trong đơn vị thể tích không khí khô. Trong kỹ thuật, độ ẩm truyệt đối là số pound [1pound=0] của hơi nước trên 1ft 3 không khí khô hay là số grain[1grain=0] của hơi nước trên 1ft 3 không khí khô.

Chủ Đề