Số đồ tư duy Công nghệ 10 bài 41

SƠ ĐỒ TƯ DUY CÔNG NGHỆ NGUYỄN PHẠM HỒNG THẢO-10 VĂN

1.1.1. 1. Duy trì, củng cố độ thuần chủng, sức sống và tính trạng điển hình của giống

1.1.2. 2. Tạo ra số lượng giống cần thiết để cung cấp cho sản xuất đại trà

1.1.3. 3. Đưa giống tốt phổ biến nhanh vào sản xuất

1.2. HỆ THỐNG SẢN XUẤT GIỐNG CÂY TRỒNG

1.2.1. GIAI ĐOẠN 1: Sản xuất hạt giống siêu nguyên chủng

1.2.2. GIAI ĐOẠN 2: Sản xuất hạt giống nguyên chủng từ siêu nguyên chủng

1.2.3. GIAI ĐOẠN 3: Sản xuất hạt giống xác nhận

1.3. QUY TRÌNH SẢN XUẤT GIỐNG CÂY TRỒNG

1.3.1. SẢN XUẤT GIỐNG CÂY TRỒNG NÔNG NGHIỆP

1.3.1.1. a. Sản xuất giống ở cây trồng tự thụ phấn

1.3.1.1.1. Giống cây trồng do tác giả cung cấp hoặc có hạt giống siêu nguyên chủng -> sơ đồ duy trì

1.3.1.1.2. Các giống nhập nội, các giống bị thoái hóa [không còn giống siêu nguyên chủng] -> sơ đồ phục tráng

1.3.1.2. b. Sản xuất giống ở cây trồng ở thụ phấn chéo

1.3.1.3. c. Sản xuất giống ở cây trồng nhân giống vô tính

1.3.1.3.1. - Chọn lọc duy trì thế hệ vô tính đạt tiêu chuẩn cấp siêu nguyên chủng

1.3.1.3.2. - Tổ chức sản xuất củ giống hoặc vật liệu giống cấp nguyên chủng từ giống siêu nguyên chủng

1.3.1.3.3. - Sản xuất củ giống hoặc vật liệu giống đạt tiêu chuẩn thương phẩm từ giống nguyên chủng

2. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ NUÔI CẤY MÔ TẾ BÀO TRONG NHÂN GIỐNG CÂY TRỒNG NÔNG, LÂM NGHIỆP

2.1. KHÁI NIỆM

2.1.1. Tế bào, mô thực vật là một phần của cơ thể nhưng có tính độc lập. Nuôi cấy mô tế bào trong môi trường thích hợp và cung cấp đủ chất dinh dưỡng gần giống như trong cơ thể sống thì mô tế bào có thể sống. Qua nhiều lần phân bào liên tiếp, biệt hoá thành mô và cơ quan, mô tế bào có thể phát triển thành cây hoàn chỉnh.

2.2. MỤC ĐÍCH

2.2.1. Điều khiển sự phát sinh hình thái của tế bào thực vật một cách định hướng dựa vào sự phân hoá, phản phân hoá trên cơ sở tính toàn năng của tế bào thực vật khi được nuôi cấy tách rời trong điều kiện nhân tạo, vô trùng.

2.3. QUY TRÌNH

2.3.1. Quy trình

2.3.1.1. Chọn vật liệu nuôi cấy

2.3.1.2. Khử trùng

2.3.1.3. Tạo chồi trong môi trường nhân tạo

2.3.1.4. Tạo rễ

2.3.1.5. Cấy cây vào môi trường thích ứng

2.3.1.6. Trồng cây trong vườn ươm

2.3.2. Ý nghĩa

2.3.2.1. Có thể nhân giống cây trồng ở quy mô công nghiệp kể cả trên các đối tượng khó nhân giống bằng phương pháp thông thường

2.3.2.2. Hệ số nhân giống cao

2.3.2.3. Sản phẩm đồng nhất mặt di truyền

2.3.2.4. Nguyên liệu nuôi cấy sạch bệnh thì sản phẩm hoàn toàn sạch bệnh.

3. KHẢO NGHIỆM GIỐNG CÂY TRỒNG

3.1. Mục đích

3.1.1. Để biết cây trồng có phù hợp với điều kiện ngoại cảnh cụ thể của từng vùng hay không. Đồng thời cung cấp những thông tin về yêu cầu kĩ thuật canh tác và hướng sử dụng những giống mới.

3.2. Ý nghĩa

3.2.1. Để cây trồng cho năng suất cao, phẩm chất tốt và sử dụng khai thác tối đa hiệu quả của giống.

3.3. Các loại thí nghiệm

3.3.1. Thí nghiệm so sánh giống

3.3.1.1. Giống mới chọn tạo hoặc nhập nội được so sánh các giống phổ biến rộng rãi trong sản xuất đại trà.

3.3.1.2. So sánh toàn diện về các chỉ tiêu: Sinh trưởng, năng suất, chất lượng nông sản, tính chống chịu với điều kiện ngoại cảnh không thuận lợi

3.3.1.3. Nếu giống mới vượt trội thì được chọn và gửi đến Trung tâm Khảo nghiệm giống Quốc gia để khảo nghiệm.

3.3.2. Thí nghiệm kiểm tra kĩ thuật

3.3.2.1. Kiểm tra đề xuất của cơ quan chọn tạo giống về quy trình kỹ thuật gieo trồng.

3.3.2.2. Được tiến hành trong mạng lưới khảo nghiệm giống Quốc gia nhằm xác định thời vụ, mật độ gieo trồng, chế độ phân bón của giống…

3.3.2.3. Sau khi khảo nghiệm, giống đáp ứng được yêu cầu sẽ được cấp giấy chứng nhận giống Quốc gia và được cấp phép phổ biến trong sản xuất.

3.3.3. Thí nghiệm sản xuất quảng cáo

3.3.3.1. Để tuyên truyền đưa giống mới vào sản xuất đại trà, cần bố trí thí nghiệm sản xuất quảng cáo.

3.3.3.2. Được triển khai trên diện tích rộng lớn.

3.3.3.3. Trong thời gian thí nghiệm, cần tổ chức hội nghị đầu bờ để khảo sát, đánh giá kết quả. Đồng thời cần phổ biến quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng để mọi người biết về giống mới.

4. MỘT SỐ TÍNH CHẤT CỦA ĐẤT TRỒNG

4.1. KEO ĐẤT

4.1.1. Khái niệm

4.1.1.1. Keo đất là những phân tử có kích thước khoảng dưới 1 µm, không hoà tan trong nước mà ở trạng thái huyền phù [lơ lửng trong nước]

4.1.2. Cấu tạo

4.1.2.1. Mỗi một hạt keo có một nhân

4.1.2.2. Keo đất có khả năng trao đổi ion ở lớp ion khuếch tán với các ion của dung dịch đất. Đây chính là cơ sở của sự trao đổi dinh dưỡng giữa đất và cây trồng.

4.2. KHẢ NĂNG HẤP PHỤ CỦA ĐẤT

4.2.1. Là khả năng đất giữ lại các chất dinh dưỡng, các phần tử nhỏ như hạt limon, hạt sét, …; hạn chế sự rửa trôi của chúng dưới tác động của nước mưa, nước tưới.

4.3. PHẢN ỨNG CỦA DUNG DỊCH ĐẤT

4.3.1. Phản ứng chua của đất

4.3.1.1. Độ chua hoạt tính

4.3.1.1.1. Là độ chua do H+ trong dung dịch đất gây nên

4.3.1.1.2. Được biểu thị bằng pH [H20]

4.3.1.2. Độ chua tiềm tàng Là độ chua do H+ và Al3+ trên bề mặt keo đất gây nên.

4.3.2. Phản ứng kiềm của đất

4.3.2.1. Một số loại đất chứa muối Na2CO3 và CaCO3,... thủy phân tạo thành NaOH và Ca[OH]2 làm cho đất hóa kiềm

4.3.2.2. Dựa vào phản ứng của đất, người ta trồng cây, bón phân, vôi để cải tạo độ phì nhiêu của đất

4.4. ĐỘ PHÌ NHIÊU CỦA ĐẤT

4.4.1. Là khả năng của đất, cung cấp đồng thời và không ngừng nước, chất dinh dưỡng, không chứa chất độc hại, đảm bảo cho cây đạt năng suất cao.

4.4.2. Độ phì nhiêu tự nhiên: Độ phì nhiêu được hình thành dưới thảm thực vật tự nhiên, không có sự tác động của con người.

4.4.3. Độ phì nhiêu nhân tạo: Độ phì nhiêu được hình thành trong hoạt động sản xuất của con người.

Lý thuyết môn Công nghệ lớp 10: Bảo quản hạt, củ làm giống vừa được VnDoc sưu tầm và tổng hợp nhằm giúp các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo để giảng dạy và học tập môn Công nghệ 10 hiệu quả hơn. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về bài viết dưới đây nhé.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

Bài: Bảo quản hạt, củ làm giống

  • A/ Lý thuyết Công nghệ 10 bài 41
    • I. Bảo quản hạt giống
    • II. Bảo quản củ giống
  • B/ Trắc nghiệm Công nghệ 10 bài 41

A/ Lý thuyết Công nghệ 10 bài 41

I. Bảo quản hạt giống

1/ Mục đích

- Giữ được độ nảy mầm của hạt

- Hạn chế tổn thất về số lượng và chất lượng hạt giống

- Duy trì tính đa dạng sinh học của giống

2/ Tiêu chuẩn hạt giống

- Có chất lượng cao

- Thuần chủng

- Không bị sâu, bệnh

3/ Các phương pháp bảo quản

- Bảo quản dưới 1 năm: cất giữ trong điều kiện nhiệt độ, độ ẩm bình thường

- Bảo quản trung hạn: trong điều kiện lạnh [0oC] và độ ẩm 35 - 40%

- Bảo quản dài hạn: điều kiện lạnh -10oC và độ ẩm 35 - 40%

4/ Quy trình bảo quản hạt giống

- Bước 1: Thu hoạch: đúng thời điểm

- Bước 2: Tách hạt: tách, tuốt, tẽ cẩn thận

- Bước 3: Phân loại và làm sạch: loại bỏ các hạt không đạt yêu cầu, tạo MT sạch không cho VSV và côn trùng xâm nhiễm

- Bước 4: Làm khô: phơi, sấy

Thóc: sấy ở 40 - 45oC đến khi độ ẩm đạt 13%

Hạt có dầu; sấy ở 30 - 40oC đến khi độ ẩm đạt 8 - 9%

- Bước 5: Xử lí bảo quản

Chú ý: phương tiện bảo quản phải sạch

Ví dụ:

+ Phương pháp truyền thống: chum, vại bịt kín, hoặc đóng bao treo nơi khô ráo

+ Phương pháp hiện đại: kho mát. kho lạnh, kiểm soát chặt chẽ bằng thiết bị tự động

- Bước 6: Đóng gói.

- Bước 7: Bảo quản

- Bước 8: Sử dụng

* Chú ý:

Trước khi cho hạt vào bảo quản, các phương tiện bảo quản phải được làm sạch.

Một số hạt giống cây ăn quả, cây lâm nghiệp được bảo quản trong cát ẩm để duy trì sức nảy mầm của hạt.

Tên bước

Nội dung

1

Thu hoạch

Đúng thời điểm

2

Tách hạt

Tách, tuốt hạt ra khỏi bông, bắp,…

3

Phân loại và làm sạch

Loại bỏ rơm, rạ, rễ, lá, hạt sâu, bệnh, sứt mẻ,… và làm sạch cát, sạn,…

4

Làm khô

Sấy hay phơi ở nhiệt độ phù hợp

5

Xử lý bảo quản

Chống vi sinh vật gây hại

6

Đóng gói

Đóng vào bao, túi,…

7

Bảo quản

Đưa vào trong kho

8

Sử dụng

Gieo hạt

II. Bảo quản củ giống

1/ Phương pháp bảo quản

Củ giống thường được bảo quản ngắn ngày: trong điều kiện bình thường hoặc trong kho lạnh [nhiệt độ 0oC -5oC,độ ẩm 85% - 90%]

2/ Tiêu chuẩn củ giống

- Chất lượng cao

- Đồng đều, không quá già, quá non

- Còn nguyên vẹn

- Khả năng nảy mầm cao

- Không bị sâu bệnh

- Thuần chủng, không lẫn giống

3/ Quy trình bảo quản

Bước 1: Thu hoạch

Bước 2: Làm sạch, phân loại

Bước 3: Xử lí phòng chống vi sinh vật gây hại

Bước 4: Xử lí ức chế nảy mầm

Bước 5: Bảo quản, sử dụng

* Chú ý:

Muốn kéo dài thời gian bảo quản, người ta phải bảo quản chúng trong điều kiện lạnh, hoặc sử dụng chất ức chế quá trình nảy mầm phun lên củ.

Tên bước

Nội dung

1

Thu hoạch

Đúng thời điểm

2

Làm sạch và phân loại

Loại bỏ củ bị sứt, vỡ, bị sâu hại

3

Xử lý phòng chống VSV gây hại

Sử dụng chất bảo quản bằng cách phun lên củ hoặc ủ với cát

4

Xử lý ức chế nảy mầm

Sử dụng chất ức chế nảy mầm bằng cách phun lên củ

5

Bảo quản

Bảo quản trên giá, kho lạnh hoặc nuôi cấy mô

6

Sử dụng

Đem gieo trồng

* Lời kết

Như tên tiêu đề của bài Bảo quản hạt, củ làm giống, sau khi học xong bài này các em cần nắm vững các nội dung trọng tâm sau:

- Hiểu được mục đích và phương pháp bảo quản củ, hạt làm giống

- Thấy được tầm quan trọng của công tác bảo quản, chế biến nông lâm thuỷ sản trong đời sống hàng ngày

B/ Trắc nghiệm Công nghệ 10 bài 41

Câu 1: Để bảo quản hạt giống dài hạn cần

  1. Giữ ở nhiệt độ bình thường, độ ẩm 35 - 40%
  2. Giữ ở nhiệt độ 30 - 40oC, độ ẩm 35 - 40%
  3. Giữ ở nhiệt độ, độ ẩm bình thường
  4. Giữ ở nhiệt độ -10oC, độ ẩm 35 - 40%

Câu 2: Hạt để làm giống cần có các tiêu chuẩn sau:

  1. Sức chống chịu cao, không sâu bệnh, khô
  2. Sức sống cao, không sâu bệnh, chất lượng tốt
  3. Chất lượng tốt, thuần chủng, không sâu bệnh
  4. Khô, sức sống tốt, không sâu bệnh

Câu 3: Mục đích của công tác bảo quản hạt giống, củ giống là

  1. Hạn chế tổn thất về số lượng và chất lượng đảm bảo cho tái sản xuất, duy trì đa dạng sinh học
  2. Hạn chế tổn thất về số lượng và chất lượng, duy trì tính ban đầu
  3. Hạn chế tổn thất về số lượng và chất lượng, nâng cao năng suất cây trồng
  4. Hạn chế tổn thất về số lượng và chất lượng, chống lây lan sâu bệnh

Câu 4: Để bảo quản củ giống dài hạn [trên 20 năm] cần

  1. Xử lí ức chế nảy mầm, xử lí chống VSV, bảo quản trong kho lạnh, độ ẩm 35 - 40%
  2. Phơi khô, xử lí ức chế nảy mầm, bảo quản trong kho lạnh
  3. Xử lí chống VSV, xử lí ức chế nảy mầm, bảo quản trong kho lanh
  4. Tất cả đều sai

Câu 5: Bước thứ 3 trong quy trình bảo quản hạt giống là

  1. Tách hạt cẩn thận
  2. Phân loại và làm sạch
  3. Xử lí phòng chống vi sinh vật gây hại
  4. Tất cả đều sai

Câu

1

2

3

4

5

Đáp án

D

C

A

D

B

-------------------------------------------------------------

Với nội dung bài Bảo quản hạt, củ làm giống dưới đây với các nội dung kiến thức các bạn học sinh chắc hẳn đã nắm vững được nội dung kiến thức của bài học rồi đúng không ạ? Bài viết cho chúng ta thấy được về quy trình, vai trò của việc bảo quản hạt và củ làm giống... Bên cạnh đó VnDoc.com còn tổng hợp 5 câu hỏi trắc nghiệm có đáp án kèm theo.

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Lý thuyết Công nghệ 10: Bảo quản hạt, củ làm giống. Hi vọng qua bài viết bạn đọc có thể học tập tốt hơn môn Công nghệ lớp 10 nhé. Để giúp bạn đọc có thêm nhiều tài liệu học tập hơn nữa, VnDoc.com mời các bạn học sinh cùng tham khảo thêm một số tài liệu học tập được chúng tôi biên soạn và tổng hợp tại các mục sau: Công nghệ lớp 10, Giải bài tập Công nghệ 10, Giải SBT Công nghệ 10, Tài liệu học tập lớp 10.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 10, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 10 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 10. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Video liên quan

Chủ Đề