So sánh giữa động cơ 2 kì và 4 kì

Bài viết dưới đây trình bày những thông tin cơ bản để bạn có thể phân biệt giữa động cơ hai kỳ và động cơ bốn kỳ.

Hình ảnh về động cơ hai kỳ

1. Động cơ hai kỳ

Động cơ hai kỳ là một loại động cơ đốt trong thường được chế tạo theo kiểu động cơ có pít tông đẩy. Động cơ hai kỳ cần thiết để tạo ra năng lực được hoàn thành trong một vòng quay của trục khuỷu. Một thì là chuyển động của pít tông từ một trạng thái tĩnh theo một hướng về trại thái tĩnh mới [chuyển động từ một điểm chết này về đến điểm chết kia]. Trục khuỷu hoàn thành nửa vòng quay trong một kỳ. Loại động cơ diesel của động cơ hai thì vẫn còn được sử dụng trong tàu hỏa, tàu thủy, các máy phát điện, máy cắt, máy cưa,… Hầu hết chúng đều là những động cơ có công suất nhỏ, tuy có những ngoại lệ như xe Jawa của Tiệp dung tích tới 350 và 360cc, hay như những chiếc ôtô của hãng Audi trước đây .

Cấu tạo động cơ hai kỳ bao gồm: Buồng đốt, Bugi [nến đánh lửa], đường thải, van lưỡi gà, đường nạp hoà khí vào, hộp trục khuỷu và hoà khí.

Nguyên lý hoạt động của động cơ 2 kỳ:

Kỳ đầu: Piston sẽ di chuyển từ ĐCT [Điểm chết trên] xuống ĐCD [Điểm chết dưới] lúc này hỗn hợp nhiên liệu và không khí sẽ được đưa vào trong buồng đốt. Trục khuỷu sẽ quay được nửa vòng tròn [180 độ].

Kỳ sau: Piston di chuyển từ ĐCD lên đến ĐCT lúc này hỗn hợp nhiên liệu sẽ bị nén lại đồng thời bugi đánh lửa sẽ đánh lửa và đốt cháy nhiên liệu. Nhiên liệu đốt cháy trong buồng đốt và cung cấp năng lượng cho Piston đẩy Piston đi xuống Piston sẽ truyền năng lượng đó cho trục khuỷu thông qua thanh truyền.

Trong kỳ sau cửa nạp được mở ra và hỗn hợp nhiên liệu sẽ được đưa vào buồng đốt và chuẩn bị để được đưa vào trong buồng đốt. Khi Piston đi xuống cửa nạp được đóng lại và đồng thời hòa khí sẽ được đưa vào bên trong buồng đốt và khi thải sẽ bị thải ra ngoài nhờ vào áp lực của hòa khí, khí thải thoát ra ngoài thông qua cửa thoát

Ưu – nhược điểm của động cơ 2 kỳ:

  • Ưu điểm: Cùng dung tích xi-lanh cho công suất gấp đôi; cấu tạo đơn giản.
  • Nhược điểm: Kém bền, gây ô nhiễm cao, hao nhiên liệu hơn.
    Một buổi định hướng nghề nghiệp của sinh viên HPC

2. Động cơ bốn kỳ

Động cơ bốn thì là một loại động cơ đốt trong ra đời đầu thế kỷ 20, nó gồm bốn hành trình riêng biệt: nạp, nén, nổ, xả khi piston dịch chuyển lên xuống hai lần trong một chu kỳ làm việc. Ngày nay động cơ bốn kỳ đã trở thành động cơ phổ biến, khó có thể có động cơ nào thay thế được trong ngành công nghệ ô tô.

Cấu tạo của động cơ 4 kỳ bao gồm: Piston; trục khuỷu; thanh truyền; đối trọng, bugi; xupap nạp và xupap xả.

Nguyên ý hoạt động của động cơ 4 kỳ:

Kỳ 1: Piston sẽ di chuyển từ ĐCT [Điểm chết trên] xuống ĐCD [Điểm chết dưới] Đồng thời xupap nạp được mở ra mà hòa khí sẽ đi vào trong buồng đốt, Xupap xả đóng lại và đồng nghĩa với việc trục khuỷu sẽ quay 180 độ

Kỳ 2: Piston sẽ di chuyển từ ĐCD đến ĐCT để nén hòa khí lại đồng thời Xupap nạp đóng lại tất nhiên Xupap xả cũng đóng; trục khuỷu quay 180 độ.

Kỳ 3: Bugi đánh lửa đốt cháy hòa khí cung cấp năng lượng cho Piston. Piston sẽ di chuyển từ ĐCT xuống ĐCD. Lúc này cả Xupap xả và Xupap nạp đều đóng lại, trục khuỷu quay một góc 180 độ

Kỳ 4: Piston di chuyển từ ĐCD lên ĐCT đồng thời Xupap xả mở ra để khí thải được thoát ra ngoài động cơ, Xupap nạp vẫn đóng thanh truyền sẽ quay một góc 180 độ

Phương pháp 4 kì: Mỗi một giai đoạn hoạt động diễn ra trong một kì. Một kì ở đây là một lần đẩy của piston, tức là một lần chuyển động lên hay xuống của piston. Trong một chu ki hoạt động 4 kì, trục khuỷu quay 2 lần. Việc thay đổi khí được đóng kín có nghĩa là hỗn hợp khí – nhiên liệu mới và khí thải được tách hoàn toàn ra khỏi nhau. Trong thực tế hai khí này tiếp xúc với nhau trong một khoảng thời gian ngắn.

Phương pháp 2 kì: Trong phương pháp hai kì cả bốn giai đoạn đều hoạt động nhưng chỉ trong 2 lần chuyển động của piston [2 kì] vì một phần của hai giai đoạn nạp và nén được tiến hành ra bên ngoài cylinder. Trục khuỷu chỉ quay một vòng trong một chu kì làm việc. Thay đổi khí mở tức là hai hỗn hợp khí – nhiên liệu mới và khí thải bị trộn lẫn với nhau một phần.

So sánh động cơ 2 kì và 4 kì

Động cơ 2 kì có mật độ năng lượng lớn hơn vì tạo ra công trong mỗi một vòng quay của trục khuỷu. Các động cơ 2 kì có thể được chế tạo đơn giản và rẻ tiền hơn vì ngược với động cơ 4 kì, loại động cơ này không cần có bộ phận điều khiển van. Dùng động cơ 2 kì tốn nhiên liệu nhiều hơn và khí thải có trị xấu hơn vì bị mất đi một phần hỗn hợp không khí và nhiên liệu không được đốt trong lúc đẩy khí thải thoát ra ngoài. Điều này có thể được khắc phục nhờ bộ phận phun nhiên liệu trực tiếp [ví dụ như ở động cơ diesel]. Các động cơ 2 kì không có được công suất như động cơ 4 kì ngày nay vì khác với động cơ 4 kì chúng đã không được tiếp tục cải tiến nữa và đã bị động cơ 4 kì đẩy lùi do tốn nhiên liệu hơn và vì có khí thải xấu hơn.

Ứng dụng

Động cơ 2 kì được sử dụng phần lớn ở các ứng dụng mà giá tiền của động cơ [cấu tạo đơn giản] và mật độ năng lượng cao quan trọng hơn là tiêu thụ năng lượng và bảo vệ môi trường, trước tiên là cho những động cơ có dung tích nhỏ như ở các loại xe gắn máy nhỏ, máy cưa, mô hình có động cơ, trong thể thao đua mô tô và các động cơ cho tàu thuỷ.

Xuân Ngọc

Trả lời 4 năm trước

theo tôi biết thì động cơ 2 kỳ thì năng lượng lớn hơn và tốn nhiều nhiên liệu hơn, khí thải cũng có trị xấu hơn, tuy nhiên thì điều này khắc phục đượcnhờ bộ phận phun nhiên liệu trực tiếp, còn động cơ 4 kỳ cũng tốn nhiên liệu và dầu thải xấu hơn nhưng không được cải tiến

Phan Kim Liên

Trả lời 4 năm trước

theo tôi biết thì động cơ 2 kỳ thì năng lượng lớn hơn và tốn nhiều nhiên liệu hơn, khí thải cũng có trị xấu hơn, tuy nhiên thì điều này khắc phục được nhờ bộ phận phun nhiên liệu trực tiếp, còn động cơ 4 kỳ cũng tốn nhiên liệu và dầu thải xấu hơn nhưng không được cải tiến

Minh Nguyen

Trả lời 4 năm trước

động cơ 2 kỳ so với động cơ 4 kỳ thì tiêu hao nhiều nhiên liệu hơn và khí thải ra thì trị số bảo vệ môi trường thấp hơn, nhưng mà được phun nhiên liệu trực tiếp

Luyện Thị Hồng Anh K29 12 Sử THPT Chuyên

Trả lời 3 năm trước

động cơ 2 kỳ thì năng lượng lớn hơn và tốn nhiều nhiên liệu hơn, khí thải cũng có trị xấu hơn, tuy nhiên thì điều này khắc phục được nhờ bộ phận phun nhiên liệu trực tiếp, còn động cơ 4 kỳ cũng tốn nhiên liệu và dầu thải xấu hơn nhưng không được cải tiến

Nguyễn Ngọc Ánh

Trả lời 3 năm trước

So sánh động cơ hai kỳ với động cơ bốn kỳ:​

- Động cơ hai kỳ đơn giản hơn động cơ bốn kỳ: không có xupáp và các bộ phận khác của cơ cấu phối khí như trục cam, cò mổ…​

- Cũng do đó chạy êm hơn do không có cơ cấu đóng mở xupáp và các cơ cấu phục thuộc.​

- Độ rung động ít hơn, do hai vấn đề chính: thứ nhất, chu kỳ sinh công nhiều hơn; thứ hai, nhỏ gọn hơn nên về vấn đề thiết kế không bị vướng phải vấn đề phải tăng số vòng quay trục cơ để giảm kích thước động cơ, do đó số vòng quay của động cơ trung bình thấp hơn.​

- Cùng một công suất thì động cơ hai kỳ nhẹ hơn và ít bộ phận hơn.​

- Đơn giản hơn trong sửa chữa và hiệu chỉnh.​

- Động cơ 2 kỳ có hành trình máy ngắn hơn nên xe bốc hơn nhưng cũng chính vì vậy mà các linh kiện động cơ phải chịu nhiều lực hơn, khiến tuổi thọ không thể cao bằng xe 4 kỳ. Hơn nữa, lực hút nhiên liệu ở động cơ 2 kỳ phụ thuộc trực tiếp vào lực nén của pít-tông, nên với những xe đã bị dão thường là rất khó nổ, nhất là vào buổi sáng.​

Tuy nhiên độ bền của xe còn tùy thuộc vào người sử dụng. Ở xe 4 kỳ, chạy khoảng 1.500 km, nên thay nhớt và nên dùng nhớt có cấp chất lượng API SE hoặc SF, SG.​

Động cơ 2 kì có ưu điểm gì so với động cơ 4 kì?

Ưu điểm của Động cơ 2 kỳ:Cháy một lần cho mỗi vòng quay có nghĩa công suất đầu ra cao hơn động cơ 4 kỳ Kết cấu đơn giản, nhẹ hơn, do đó chi phí sản xuất rẻ hơn. Động cơ hai kỳ có tiềm năng cho công suất gấp đôi so với động cơ 4 kỳ có cùng thể tích [thực tế chỉ bằng 1.5 lần] Công việc bảo trì ít hơn.

Động cơ 2 kì và động cơ 4 kì có gì khác nhau?

Về cơ bản, một chu trình hoàn chỉnh trong động cơ hai thì yêu cầu một vòng quay hoàn toàn của trục khuỷu hoặc hai vòng quay piston, trong khi ở động cơ bốn thì, piston phải hoàn thành bốn vòng quay hoặc hai vòng quay hoàn toàn của trục khuỷu.

Tại sao động cơ 2 kì ít được sử dụng hơn động cơ 4 kì?

Về kết cấu Động cơ 2 ký quét thẳng chỉ có xupap xả nên ít phải bảo trì hơn so với Động cơ 4 kỳ do có cả xupap xả và xupap nạp. Động cơ hai kỳ tốc độ chậm nên ít hao mòn hơn, hoạt động đáng tin cậy hơn so với Động cơ 4 kỳ.

Động cơ xăng 2 kì có gì khác so với động cơ điêzen 4 kì?

– Moment xoắn của động cơ hai kỳ đều đặn hơn so với động cơ bốn kỳ vì toàn bộ chu trình nó chỉ diễn ra với một vòng quay của trục khuỷu . – Góc quay ứng với quá trình cháy và giãn nở của động bốn kỳ lớn hơn động cơ hai kỳ [khoảng 140°, còn động cơ hai kỳ khoảng 100 ÷120°].

Chủ Đề