So sánh giữa thuế với phí và lệ phí

Lệ phí là khoản thu vừa mang tính chất phục vụ cho đối tượng nộp lệ phí về việc thực hiện một số thủ tục hành chính vừa mang tính chất động viên sự đóng góp cho ngân sách Nhà nước. Phí là khoản thu mang tính chất bù đắp chi phí thường xuyên hoặc bất thường như phí về xây dựng, bảo dưỡng, duy tu của Nhà nước đối với những hoạt động phục vụ người nộp phí.

Thuế và lệ phí, phí đều là nguồn thu cho ngân sách Nhà nước và đều mang tính pháp lý nhưng giữa chúng có sự khác biệt như sau:

1. Xét về mặt giá trị pháp lý

Thuế có giá trị pháp lý cao hơn lệ phí, phí. Thuế được ban hành dưới dạng văn bản pháp luật như: Luật, Pháp lệnh do Quốc hội và uỷ ban Thường vụ Quốc hội thông qua. Trình tự ban hành một Luật thuế phải tuân theo một trình tự chặt chẽ.

Trong khi đó lệ phí, phí được ban hành dưới dạng Nghị định, Quyết định của chính phủ; Quyết định của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Nghị quyết của hội đồng nhân dân cấp tỉnh.

2. Xét về mục đích và mức độ ảnh hưởng đối với nền kinh tế – xã hội

Thuế có 3 tác dụng lớn:

+ Tạo nguồn thu lớn cho ngân sách Nhà nước.

+ Ðiều chỉnh các hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lý và định hướng phát triển kinh tế.

+ Ðảm bảo sự bình đẳng giữa những chủ thể kinh doanh và công bằng xã hội.

Qua đó chúng ta thấy thuế có tác động lớn đến toàn bộ quá trình phát triển kinh tế – xã hội của một quốc gia, đồng thời thuế là một bộ phận rất quan trọng cấu thành chính sách tài chính quốc gia.

Trong khi đó lệ phí, phí không có những tác dụng nói trên, nó chỉ có tác dụng tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước. Hơn nữa, việc tạo nguồn này không phải dùng đáp ứng nhu cầu chi tiêu mọi mặt của Nhà nước, mà trước hết dùng để bù đắp các chi phí hoạt động của các cơ quan cung cấp cho xã hội một số dịch vụ công cộng như: dịch vụ công chứng, dịch vụ đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản, dịch vụ hải quan…

Ngoài dấu hiệu là thuế được đảm bảo thực hiện bằng sự cưỡng chế của Nhà nước, thuế còn được phân biệt với lệ phí, phí ở chỗ các cá nhân và pháp nhân có nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước nhưng không trên cơ sở được hưởng những lợi ích vật chất tương ứng mang tính chất đối giá.

Trong khi đó hình thức lệ phí, phí và công trái nói chung mang tính tự nguyện và có tính chất đối giá. Tính bắt buộc của lệ phí và phí chỉ xảy ra khi chủ thể nộp lệ phí, phí thừa hưởng trực tiếp những dịch vụ do Nhà nước cung cấp.

Bên cạnh đó, thuế không mang tính hoàn trả trực tiếp cho đối tượng nộp thuế. Tính chất không hoàn trả trực tiếp của thuế thể hiện ở chỗ Nhà nước thu thuế từ các cá nhân và pháp nhân trong xã hội nhưng không bị ràng buộc bởi trách nhiệm phải hoàn trả lại cho người nộp. Người nộp thuế suy cho cùng sẽ nhận được các lợi ích vật chất từ việc sử dụng các dịch vụ công cộng do Nhà nước sử dụng các khoản chi của ngân sách Nhà nước để thực hiện các chính sách kinh tế xã hội chung cho cả cộng đồng. Tuy nhiên, giá trị phần dịch vụ đó không nhất thiết tương đồng với khoản tiền thuế mà họ đã nộp cho Nhà nước. Tính chất này của thuế cho phép chúng ta phân biệt thuế với lệ phí, phí và các khoản thu mà Nhà nước tập trung vào ngân sách Nhà nước nhưng ràng buộc trách nhiệm hoàn trả cho đối tượng nộp dưới các hình thức như vay nợ, tạm ứng cho ngân sách Nhà nước.

3. Xét về tên gọi và mục đích

Mục đích của từng loại lệ phí rất rõ ràng, thường phù hợp với tên gọi của nó. Nói một cách chính xác hơn, tên gọi của loại lệ phí nào phản ánh khá đầy đủ mục đích sử dụng loại lệ phí đó.

Mỗi một Luật thuế đều có mục đích riêng. Tuy nhiên, đa số các sắc thuế có tên gọi không phản ánh đúng mục đích sử dụng, mà thường phản ánh đối tượng tính thuế.

Nói chung mục đích của việc sử dụng của các loại thuế thường là tạo nguồn quỹ ngân sách Nhà nước nhằm đáp ứng nhu cầu chi ngân sách Nhà nước, thực hiện chức năng quản lý xã hội của Nhà nước.

Sau khi doanh nghiệp được thành lập, chúng ta thường nghe nói đến phải đóng các khoản thuế, phí, lệ phí. Tuy nhiên, nhiều chủ doanh nghiệp chưa hiểu rõ về các khoản này và không biết liệu nó có bắt buộc không. Trong bài viết hôm nay, Tư vấn Blue sẽ giúp quý doanh nghiệp hiểu rõ và phân biệt được thuế, phí lệ phí.

Phân biệt thuế, phí và lệ phí

  1. Khái niệm Thuế, Phí, Lệ phí

Thuế là gì?

Hiện nay Nhà nước ta đang sử dụng thuế như một trong những biện pháp để có thể đảm bảo nguồn thu vào ngân sách Nhà nước. Thuế là một nghĩa vụ mà công dân Việt Nam phải thực hiện. Theo đó, thuế được định nghĩa như sau:

Thuế là một khoản thu mang tính chất bắt buộc mà khi có đủ các điều kiện nhất định theo luật định thì các tổ chức, cá nhân phải nộp cho Nhà nước. Đây là một trong những khoản thu không phải bồi hoàn trực tiếp cho các cá nhân và các tổ chức. Thuế nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu vì lợi ích chung của Nhà nước.

Phí là gì?

Theo khoản 1 Điều 3 Luật phí và lệ phí 2015, phí là một khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải trả nhằm bù đắp cơ bản các chi phí. Đồng thời, phí mang tính chất phục vụ khi tổ chức, cá nhân được các đơn vị sự nghiệp công lập, cơ quan nhà nước, và các tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao cho cung cấp các dịch vụ công được ban hành theo quy định của pháp luật.

Lệ phí là gì?

Lệ phí được xác định là một khoản tiền đã được tổ chức có thẩm quyền, cơ quan Nhà nước ấn định về mức thu mà các tổ chức, cá nhân bắt buộc phải nộp khi được các cơ quan này cung cấp các công việc, các dịch vụ công phục vụ cho công việc quản lý nhà nước. Danh mục lệ phí được ghi nhận tại mục B của Phụ lục 01 ban hành kèm theo Luật phí và lệ phí 2015.

  1. Điểm giống nhau của thuế, phí và lệ phí

– Thuế, phí và lệ phí là nguồn thu của ngân sách nhà nước, trong đó thuế là nguồn thu chủ yếu.

– Thuế, phí và lệ phí là những khoản thu bắt buộc mà tổ chức, cá nhân phải nộp, trừ trường hợp được miễn; nghĩa là tổ chức, cá nhân không được thỏa thuận với cơ quan nhà nước về mức nộp, thời gian nộp.

– Mức đóng hoặc xác định số tiền phải nộp do văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định. Nói các khác, mức đóng hoặc cách xác định số tiền phải nộp [công thức tính] phải dựa vào văn bản quy phạm pháp luật chứ không phải do văn bản cá biệt, văn bản áp dụng pháp luật quy định.

  1. Điểm khác nhau giữa thuế, phí và lệ phí

3.1. Luật điều chỉnh:

Thuế được điều chỉnh bởi các văn bản quy phạm pháp luật có giá trị cao như Hiến pháp, Bộ luật, Luật. Mỗi một loại thuế khác nhau thì sẽ được điều chỉnh bởi các luật khác nhau tương ứng.

Phí và lệ phí được điều chỉnh bằng Luật phí và lệ phí 2015 và các văn bản pháp luật khác có liên quan.

3.2. Vị trí, vai trò:

Thuế là khoản thu chủ yếu, quan trọng, chiếm trên 90% các khoản thu cho Ngân sách nhà nước. Mục đích thu thuế là để bổ sung vào nguồn vốn của ngân sách Nhà nước, từ đây là cơ sở cho việc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sử dụng nhằm phục vụ các hoạt động chung của cả cộng đồng hay các hoạt động khác theo quy định của pháp luật.

Còn phí và lệ phí chỉ là những khoản thu phụ của ngân sách Nhà nước và cũng không phải là nguồn thu đáp ứng nhu cầu chi tiêu mọi mặt của Nhà nước, mà trước hết dùng để bù đắp các chi phí trong quá trình hoạt động của các cơ quan Nhà nước hoặc các cơ quan được Nhà nước giao thẩm quyền cung cấp cho xã hội một số dịch vụ công như dịch vụ công chứng, dịch vụ đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản, dịch vụ hải quan…

3.3. Tính bắt buộc:

Thuế mang tính chất bắt buộc áp dụng đối với tất cả các đối tượng chịu thuế theo quy định của pháp luật về thuế.

Phí và lệ phí chỉ bắt buộc khi chủ thể nộp lệ phí, phí thừa hưởng trực tiếp những dịch vụ do Nhà nước cung cấp. Như vậy, đối với trường hợp khi nộp phí, lệ phí thì chỉ áp dụng bắt buộc trong một số trường hợp nhất định.

3.4. Tính đối giá

Thuế không mang tính đối giá và không hoàn trả trực tiếp cho người nộp trong khi phí, lệ phí mang tính đối giá rõ ràng và hoàn trả trực tiếp cho người nộp

3.5. Phạm vi áp dụng và người ban hành:

Đối với thuế được áp dụng trên phạm vi cả nước, đối với tất cả mọi người, không phân biệt đơn vị hành chính lãnh thổ hay phân biệt các công dân khác nhau. Mức đóng thuế sẽ do Quốc hội hoặc các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ở Trung ương quyết định trong các luật hoặc văn bản quy phạm pháp luật dưới luật.

Đối với phí, lệ phí thì được áp dụng chỉ trong những trường hợp, lĩnh vực nhất định hoặc trong phạm vi lãnh thổ theo sự phân chia địa giới hành chính. Mức đóng phí, lệ phí thường sẽ do cơ quan quản lý về lĩnh vực trong dịch vụ công ban hành hoặc do chính quyền địa phương ban hành. Ví dụ như lệ phí cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyến sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất sẽ do Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành.

3.6. Tên gọi

Mỗi luật thuế đều có mục đích riêng, tuy nhiên đa số các sắc thuế tên gọi không phản ánh đúng mục đích sử dụng, mà thường phản ánh đối tượng tính thuế [Thuế môi trường – Không nhằm mục đích 100% là cải tạo môi trường]

Tên gọi của từng loại phí, lệ phí phản ánh đầy đủ mục đích sử dụng của loại phí, lệ phí đó [Ví dụ: Phí công chứng – vì sử dụng dịch vụ công chứng, phí trước bạ – vì thực hiện thủ tục trước bạ…]

3.7. Tính hoàn trả:

Đối với thuế thì không hoàn trả trực tiếp cho người dân mà sẽ hoàn trả gián tiếp thông qua các hoạt động phục vụ người dân như các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng như đường đi, trạm y tếm trường học hay các hoạt động khác nhằm phục vụ cho các hoạt động công ích, phúc lợi xã hội,…

Đối với phí và lệ phí thì mang tính hoàn trả trực tiếp cho các cá nhân, tổ chức thông qua kết quả của việc thực hiện các dịch vụ công. Ví dụ lệ phí cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất được hoàn trả trực tiếp cho người đóng lệ phí bằng Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất mang tên họ.

3.8. Việc thu nộp

Thuế được nộp đầy đủ vào ngân sách Nhà nước. Cơ quan có thẩm quyền thu thuế là cơ quan thuế được thành lập theo quy định của pháp luật.

Đối với lệ phí, phí thì cơ quan thực hiện, cung cấp thủ tục, dịch vụ công chính là cơ quan có thẩm quyền thu lệ phí và phí trực tiếp mà không thông qua cơ quan thuế hay các cơ quan khác. Việc thu nộp thuế được thực hiện:

Phí được thu từ hoạt động dịch vụ do cơ quan Nhà nước thực hiện phải nộp vào ngân sách Nhà nước. Nếu cơ quan Nhà nước được khoán chi phí hoạt động từ nguồn thu thì được khấu trừ, phần còn lại nộp ngân sách Nhà nước. Phí thu từ hoạt động dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện được để lại một phần hoặc toàn bộ để trang trải chi phí hoạt động.

Lệ phí được nộp đầy đủ, kịp thời vào ngân sách Nhà nước. Chi phí trang trải cho việc thu lệ phí do ngân sách Nhà nước bố trí trong dự toán của tổ chức thu theo chế độ, định mức chi ngân sách Nhà nước theo quy định của pháp luật.

Hy vọng bài viết trên có thể giúp quý khách phân biệt được thuế, phí và lệ phí. Quý khách có thắc mắc vui lòng liên hệ với đội ngũ kế toán của chúng tôi để được tư vấn chi tiết!

Điểm giống nhau giữa thuế phí và lệ phí là gì?

Điểm giống nhau của thuế, phí và lệ phí – Thuế, phí và lệ phí là những khoản thu bắt buộc mà tổ chức, cá nhân phải nộp, trừ trường hợp được miễn; nghĩa là tổ chức, cá nhân không được thỏa thuận với cơ quan nhà nước về mức nộp, thời gian nộp.

Thuế và lệ phí khác nhau như thế nào?

Mang tính bắt buộc đối với cả người nộp và cơ quan thu thuế. Phí, lệ phí: Chỉ bắt buộc khi chủ thể nộp thừa hưởng trực tiếp những dịch vụ công do cơ quan Nhà nước cung cấp.

Có bao nhiêu loại phí và lệ phí?

2.1. Theo quy định của Pháp lệnh phí, lệ phí, Danh mục phí gồm 73 loại phí được phân thành 12 nhóm theo tính chất công việc gắn với lĩnh vực, nhóm ngành có những đặc điểm về kinh tế kỹ thuật tương tự như nhau; danh mục lệ phí gồm 43 loại được phân thành 5 nhóm theo các công việc quản lý hành chính nhà nước.

Ai ban hành thuế và lệ phí?

Thuế, phí, lệ phí là những khoản thu mang tính chất bắt buộc vào ngân sách nhà nước, được điều chỉnh và thi hành bởi pháp luật. Thuế, phí và lệ phí do cơ quan có thẩm quyền thu các đối tượng nộp thu, phí, lệ phí là các tổ chức, cá nhân.

Chủ Đề