So sánh giữa winx và anime

Benn Beckman là một nhân vật nam trong bộ anime và manga One Piece. Anh là người bạn đời đầu tiên trong băng hải tặc Tóc Đỏ, một trong bốn băng hải tặc hoàng đế, phục vụ dưới quyền của Shanks "Tóc đỏ", cùng với Yasopp, Rockstar và Lucky Roo, và một số thành viên khác, cho đến nay, vẫn chưa được đặt tên. Trong phiên bản tiếng Nhật, anh được lồng tiếng bởi Kazuyuki Sogabe trước đây sau khi anh nghỉ hưu, Kenichi Ono trong One Piece: Grand Rand Battle! Cây bấc! và hiện tại là Aruno Tahara. Trong bản lồng tiếng Anh thay thế của Ode

So sánh Winx với Anime Nhật Bản, bạn sẽ chọn..........? Giải thích

Anime và Cartoon hay còn gọi là hoạt hình, luôn là 1 trong những chủ đề so sánh, tranh luận cực kỳ hot của cộng đồng bạn trẻ yêu và ghét [không thích, chưa tìm hiểu] văn hóa Nhật Bản trên các trang mạng cộng đồng, forum.

Lịch sử hình thành

Cartoon : hay còn gọi là hoạt hình phương tây, tuổi thơ của chúng ta gắn liền với những nó, hoạt hình có thể phù hợp theo từng độ tuổi và nhiều thể loại về mặc nội dung và ý nghĩa. Hoạt hình ban đầu được tạo ra để phục vụ giải trí và sau này đã được áp dụng vào các nghiên cứu khoa học và dạy học. Vào năm 1900, hoạt hình bắt đầu được nghiên cứu và phát triển, giờ đây Hoạt hình được phổ biến rộng trên toàn thế giới và hình ảnh, chuyển động, chất lượng cũng được cải tiến hơn rất nhiều. Khác với các Anime hiện nay, hoạt hình phương tây thường nhắm đến nội dung giải trí, châm biếm xã hội và nhiều yếu tố khác.

Anime : là từ mượn của Animation [hoạt hình], gọi đơn giản là hoạt hình Nhật Bản, nhưng vì đông ý kiến cùng sự phát triển trong ngành công nghiệp người lớn nên Anime dần mở rộng nội dung, đề tài lên mức Fanservice nhằm để phục vụ cộng đồng, hay còn gọi là Hentai [18+] và Ecchi [16+]. So với năm 1907, Anime đầu tiên chỉ vỏn vẹn là 1 thước phim 3 giây thì giờ đây đã rất khác, Anime chia thành nhiều loại, loại chiếu rạp, loại DVD và đặc biệt là TV Seri. Giờ đây Anime thiên về xu hướng Fanservice nhiều hơn, trung bình mỗi 5~6 năm thì nét vẽ của các bộ Anime sẽ được thay đổi 1 lần và ngày càng đẹp hơn. Ngoài ra  Anime còn được chuyển thể từ Game, Manga, Light Novel, Visual Novel hoặc ngược lại, các Anime hiện nay còn được chăm chút về mặt hình ảnh và chuyển động, khác với trước đây Anime chỉ sử dụng nền 2D bình thường thì giờ đây đã bắt đầu có nhiều bộ Anime sử dụng nét vẽ 2D chuyển động 3D, điển hình như Aldnoah Zero.

1 số thông tin phụ:

Hiện nay rất nhiều Anime được sự trợ giúp từ các Studio nổi tiếng ở phương Tây như :

  • Warner Bross : Accel World, Dan Machi, Gintama, Pokemon, Seri Toaru,...
  • Universal : Seri Gumdam, Black Bullet, Chobits, Seri Fate, Hellsing,...

Không chỉ ở Nhật, ở các nước khác tầng lớp “Seiyu” [diễn viên lồng tiếng] cũng rất được chú trọng và phát triển, điển hình như các Anime nổi tiếng như :

  • Sword Art Online
  • Code Geass : Hangyaku no Lelouch
  • Toaru majutsu no Index
  • Shakugan no Shana

Và tất nhiên những “Seiyu” nước ngoài đó không chỉ lồng tiếng cho các Anime mà họ vẫn đang và tiếp tục công việc lồng tiếng cho các bộ phim đến từ các nhiều nước trên thế giới. Đặc biệt ở Hàn Quốc và US, nghề “Seiyu” cũng được phát triển rất mạnh không thua kém gì Nhật Bản, thậm chí họ còn lồng tiếng cho các nhân vật trong Game, một mức độ thị trường hóa tuyệt vời không kém gì Nhật Bản.

Nguồn gốc tranh luận

Đối với những người ngoài cuộc, họ thường đặt ra cho bản thân câu hỏi : Vì sao những người đó lại so sánh Cartoon và Anime với nhau, trong khi chúng đơn giản đều là hoạt hình và cả 2 cũng đều có bề dày lịch sử phát triển cùng sự thành công mang tầm thế giới gần như bằng nhau [Ngay cả tổng thống Obama cũng đã lên tiếng cảm ơn Nhật Bản về : Anime - Manga - Emoji - Karate - Karaoke].

Hầu hết nhiều bạn trẻ chê bai, chỉ trích, ca tụng Anime là số 1, Anime không phải là hoạt hình đều là thế hệ trẻ nằm trong phạm vi từ 1998~2003. Và đối với họ các bộ hoạt hình như : Samurai, Ben 10, Teen Titan, Tom & Jerry  là những thứ thật sự rất xa lạ. Và thay vào đó là Văn Hóa Nhật Bản Anime, Manga, Vocaloid...

Còn đối với những người không thích Anime, họ không giống như những người chê bai hoạt hình và tung hô Anime. Khác hơn 1 chút, họ không hẳn ghét Anime mà là ghét những người xem Anime 1 cách thái quá và tự cho mình là “Otaku” cùng sự ảo tưởng của họ.

Hậu quả và những điều liên quan

Suy cho cùng, giữa Anime và Cartoon đều không có sự khác biệt quá lớn, chính do người xem đã tự làm chúng có sự khác biệt và nó thật vô nghĩa.

Sự tranh luận này cũng giống như hiện tượng KPOP trước đây, KPOP không hề xấu mà chính do những người yêu thích nó 1 cách thái quá khiến cho người khác không thể nhìn nhận nó ở góc nhìn tốt đẹp. Anime cũng vậy, nếu như chúng ta không thái quá và sống ảo trên mạng với những bộ Anime, Manga, không tự nhận và chứng minh mình là Otaku 1 cách không phù hợp thì người khác sẽ không thể đánh giá và nhận xét sở thích của bạn.

Theo XemGame

Cách đây gần 4 năm trước, cộng đồng mạng dậy sóng vì cuộc đại chiến siêu khủng khiếp giữa những người hâm mộ Winx [sau đây xin gọi là Fan Winx] và những người hâm mộ Anime [Fan Anime]. Manh nha của cuộc chiến này chỉ là những lời qua lại giữa người hâm mộ hai bên, tuy nhiên sau khi những thành phần quá khích đổ thêm dầu và mồi thêm lửa bằng những từ ngữ quá khích thì phạm vi cuộc chiến bắt đầu lan rộng.

Cụ thể, có một số fan quá khích của Winx đã buông những lời lẽ “không đẹp” nhằm vào những fan của Anime và các Otaku, kèm theo đó là những lời thách thức nhau trên cộng đồng, điều này khiến “cuộc chiến” ngày càng nóng hơn bao giờ hết:

 

Không chịu kém cạnh, phía dưỡi đây là sự “trả đũa” của các Otaku và Fan Anime nhắm vào những lời thách thức của một số Fan bên Winx:

Hệ quả của cuộc chiến này đó chính là khiến hình tượng những người hâm mộ chân chính bị hoen ố. Cả một cộng đồng bị đánh giá “trẻ trâu”, “manh động”, “thiếu văn hóa” chỉ vì các thành phần quá khích. Cuối cùng cả hai bên đều nhận lấy thất bại. Thất bại đó là gì? Đó chính là cái nhìn của người ngoài cuộc vào đống hỗn độn, tục tĩu mà cả hai bên đều phơi bày ra.

Vậy sau gần 4 năm cuộc đại chiến siêu khủng khiếp này, hiện trạng giữa Fan Winx và Fan Anime là như thế nào? Mặt sông êm đềm nhưng sóng ngầm vẫn cuộn trào đó là cách miêu tả tốt nhất cho tình trạng hiện nay. Mặc dù hai bên đã “đình chiến” hoàn toàn từ 4 năm trước, nhưng có những lúc đôi bên vẫn cà khịa, châm biếm nhau. Nhưng mức độ đả giảm đi nhiều và nó chỉ mang tính chất cục bộ. Với xu thế này, có lẽ những người từng tham gia cuộc chiến đó đã có cái đầu lạnh và bắt đầu suy nghĩ nhiều hơn. Nói vui một chút, nhưng thành phần “cào phím” ngày đó có lẽ bây giờ cũng đã lớn rồi.

Kết: Có bao nhiêu con người trên trái đất này là sẽ có bấy nhiêu sở thích khác nhau. Nhiều sở thích có thể tương tự như nhau – nhưng không hẳn là giống nhau – một số khác lại hoàn toàn khác biệt. Có người thích được trò chuyện vui vẻ ở chỗ đông người, lại có người thích dành đôi chút thời gian yên tĩnh để ngồi một mình cũng như chúng ta có người thích Anime và cũng có người thích Winx. Sẽ là vô cùng ngốc nghếch nếu bạn so sánh hai sở thích khác nhau này và đặt vấn đề xem ai đúng hơn, hoặc sở thích nào là hợp lý hơn. Mỗi người chọn theo cách của mình, chỉ đơn giản là vì họ thích như thế.

Chính vì vậy những Fan chân chính của cả Anime và Winx hãy tôn trọng sở thích của mỗi bên và thể hiện một tình yêu thật sự của mình với sở thích của bản thân, đừng để những “con sâu làm rầu nồi canh” khiến hình ảnh tốt đẹp, tình yêu chân chính của chúng ta bị vấy bẩn.

Winx và Anime Winx vs Anime

Video liên quan

Chủ Đề