So sánh isuzu dmax và triton

Trong bối cảnh thị trường ô tô Việt Nam đang từng bước hồi phục, người Việt tiếp tục tăng mua sắm các mẫu mã xe bán tải.

Cụ thể, theo số liệu bán hàng từ Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam [VAMA] trong tháng 10.2022, tổng lượng tiêu thụ xe bán tải tại Việt Nam đạt 2.902 xe, tăng 724 xe tương đương 25% so với tháng 9.2022. Kết quả này chưa bao gồm số liệu bán hàng của Nissan Navara khi nhà nhập khẩu, phân phối mẫu xe này tại Việt Nam không công bố doanh số bán hàng.

Xe bán tải "mất hút" tại Vietnam Motor Show 2022 đình tuyên

Ngoại trừ Mitsubishi Triton sụt giảm, doanh số bán các mẫu xe còn lại thuộc phân khúc này có Ford Ranger, Mazda BT-50, Isuzu D-Max đều tăng trưởng. Trong đó, Ford Ranger là mẫu xe bán chạy nhất phân khúc với 2.394 xe bán ra, tăng 675 xe so với tháng 9.2022.

Tổng lượng tiêu thụ xe bán tải tại Việt Nam tháng 10.2022 đạt 2.902 xe, tăng 724 xe tương đương 25% so với tháng 9.2022

Kết quả bán hàng trong tháng 10.2022 không chỉ đưa Ford Ranger dẫn đầu phân khúc mà còn lần đầu tiên vươn lên vị trí số 1 trong Top 10 ô tô bán chạy nhất Việt Nam tháng 10.2022.

Việc thế hệ mới sản xuất tại Việt Nam bắt đầu phân phối ra thị trường với nguồn cung dồi dào hơn giúp doanh số Ford Ranger tăng mạnh. So với thế hệ cũ, giá bán Ford Ranger mới cao hơn 19 - 31 triệu đồng. Tuy nhiên, những thay đổi về kiểu dáng thiết kế, cập nhật thêm trang bị, tính năng công nghệ... giúp Ford Ranger mới vẫn tạo sức hút với khách Việt.

Không chỉ dẫn đầu phân khúc mà Ford Ranger còn vươn lên chiếm vị trí số 1 trong Top 10 ô tô bán chạy nhất Việt Nam tháng 10.2022

Trong khi đó, Mitsubishi Triton chỉ bán được 369 xe, giảm 56 xe so với tháng 9.2022 tuy nhiên kết quả này cũng đủ để mẫu bán tải Nhật Bản giữ vững vị trí thứ 2 trong bối cảnh Mazda BT-50, Isuzu D-Max đều tăng trưởng nhưng không đáng kể. Cụ thể, Mazda BT-50 đạt 82 xe bán ra tăng 61 xe so với tháng 9.2022. Trong khi đó, Isuzu D-Max vẫn không tạo được sức hấp dẫn với người tiêu dùng khi cạnh tranh với các đối thủ còn lại trong phân khúc xe bán tải.

Xe bán tải tại Việt Nam: Ford Ranger bao giờ mới có đối thủ? đình tuyên

Chỉ có 57 chiếc Isuzu D-Max đến tay người mua trong tháng 10.2022 khiến mẫu xe này tiếp tục xếp cuối bảng xếp hạng trong bối cảnh Nissan Navara vẫn chưa được nhà phân phối công bố doanh số.

Đến thời điểm hiện tại, phân khúc xe bán tải tại Việt Nam chỉ còn 5 cái tên góp mặt gồm: Ford Ranger, Mitsubishi Triton, Mazda BT-50, Isuzu D-Max và Nissan Navara. Những cái tên như Chevrolet Colorado, Toyota Hilux đã rời khỏi thị trường Việt Nam với nhiều lý do khác nhau.

Sau 10 tháng đã qua của năm 2022, tổng lượng tiêu thụ xe bán tải tại Việt Nam đạt 17.770 xe, trong đó doanh số Ford Ranger chiếm tới 12.028 xe.

Mitsubishi Triton, Ford Ranger, Toyota Hilux và Isuzu D-MAX là 4 mẫu bán tải mới nhất được giới thiệu trong khoảng 6 tháng vừa qua. Mỗi mẫu xe đều có những ưu thế riêng, từ thương hiệu, thiết kế đẹp, trang bị tốt cho đến giá bán cạnh tranh. Để phần nào giúp anh em làm rõ được nhu cầu cũng như dễ dàng hơn trong việc cân nhắc chọn mua một chiếc pick-up, trong bài viết này mình sẽ so sánh thông số, trang bị giữa các phiên bản cao cấp nhất của 4 dòng xe trên.

Mitsubishi Triton 4x4 AT MIVEC

Phiên bản nâng cấp facelift của Mitsubishi Triton thế hệ thứ 5 gây ấn tượng mạnh với thiết kế mạnh mẽ, cá tính theo ngôn ngữ Dynamic Shiled. Đây có thể xem là điểm cộng lớn sẽ giúp Triton 2019 thành công, bởi tâm lý mua xe ưu tiên ngoại hình vẫn rất phổ biến ở Việt Nam. Các trang bị ngoại thất được Mítubishi nâng cấp đáng chú ý gồm có đèn chiếu sáng Bi-LED, đèn hậu LED, cảm biến bật tắt đèn và gạt mưa tự động, đĩa phanh phía trước có được làm lớn hơn với kích thước 17".

Bên cạnh kích thước gọn gàng và bán kính quay vòng tốt nhất phân khúc [5,9m] để linh hoạt di chuyển trong đô thị, Mitsubishi Triton cũng là mẫu bán tải sở hữu các thông số tối ưu cho việc offroad. Đó là chiều dài cơ sở ngắn [3.000 mm] giúp mang đến góc vượt đỉnh dốc [Break-Over Angle] 25 độ tốt nhất phân khúc. Ngoài ra, khoảng sáng gầm cũng được gia tăng từ 200 thành 220 mm để Triton 2019 đi đường xấu tốt hơn. Hạn chế đáng kể nhất của Triton so với 3 đối thủ nằm ở khả năng chứa hàng bởi diện tích thùng hàng chỉ hơn 2,2 mét vuông đôi chút.

Nội thất Triton mới không có quá nhiều thay đổi, vẫn là phong cách thực dụng đặc trưng của Mitsubishi. Ưu điểm lớn nhất nằm ở hàng ghế sau với độ tựa lưng tốt nhất phân khúc, hứa hẹn người ngồi sau sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi đi xa. Hệ thống thông tin giải trí nay bổ sung thêm hỗ trợ Apple CarPlay, bên cạnh khả năng kết nối Bluetooth/USB/AUX và 6 loa âm thanh tương tự như các đối thủ.

Dưới nắp capo của Triton 2019 vẫn là khối động cơ diesel I4 tăng áp, dung tích 2,4L với công nghệ điều khiển van biến thiên MIVEC của Mitsubishi. Công suất tối đa đạt 178 mã lực ở 3.500 vòng/phút và mô-men xoắn cực đại 430 Nm ở 2.500 vòng/phút. Đáng chú ý, Triton nay sở hữu hộp số 6 cấp hoàn toàn mới, hứa hẹn cho khả năng sang số mượt mà hơn, vừa cho khả năng đáp ứng tốt hơn về mặt tốc độ khi cần tăng tốc.

Phiên bản 2 cầu của Triton trang bị hệ dẫn động 4 bánh Super-Select II với 4 chế độ gài cầu điện và khoá vi sai trung tâm. Đồng thời, chiếc bán tải được Mitsubishi bổ sung thêm 4 chế độ đi địa hình tương tự như Pajero Sport, bao gồm: Sỏi [Gravel], Bùn lầy/Tuyết [Mud/Snow], Cát [Sand] và Đá [Rock] nhằm giúp người dùng có thể đi offroad dễ dàng hơn theo từng dạng địa hình. Có thể nói, Triton 2019 là mẫu xe có cấu hình offroad linh hoạt và tốt nhất nhì phân khúc hiện tại.

Ảnh chi tiết Mitsubishi Triton 4x4 AT AT

Ford Ranger Wildtrak 2.0L 4x4 AT

Các phiên bản nâng cấp giữa đời của Ford Ranger thế hệ thứ 4 được giới thiệu tại Việt Nam vào tháng 9/2018 với ngoại hình mới và bổ sung thêm nhiều tính năng hiện đại. Đáng chú ý nhất là việc Ford nâng cấp cho Ranger động cơ tăng áp kép cùng hộp số 10 cấp. Ford Ranger Wildtrak bản 2 cầu số tự động đang là chiếc bản tải đắt tiền thứ 2 của Ford Việt Nam hiện nay, xếp sau đàn anh Ranger Raptor với giá bán 918 triệu.

Trái ngược với Triton, Ranger là mẫu xe to con, vạm vỡ hàng đầu phân khúc, đi cùng khả năng lội nước lên đến 800 mm. Kích thước thùng hàng của mẫu bán tải Mỹ cũng rất tốt, lên đến 2,4 mét vuông. Đổi lại, Ranger hạn chế với khoảng sáng gầm chỉ 200 mm, góc thoát trước/sau khiêm tốn và bán kính quay vòng lớn 6,35 mét. Các yếu tố này ảnh hưởng ít nhiều đến khả năng đi đường xấu hoặc xoay xở ở không gian hẹp.

Cả hai phiên bản Wildtrak 1 cầu và 2 cầu nay đều đã có ghế da pha nỉ cũng như nút bấm khởi động tích hợp cùng chìa khóa thông minh. Như vậy, Ranger Wildtrak 4x4 AT sẽ không còn bị chê là xe bán tải gần 1 tỉ mà không có ghế da và phải dùng chìa khóa cơ nữa. Bên cạnh đó, Ford còn trang bị hệ thống giải trí SYNC 3 với màn hình cảm ứng 8" cho Ranger Wildtrak. Các tính năng hỗ trợ đi kèm gồm có kết nối Bluetooth/USB/Apple CarPlay, điều khiển bằng giọng nói.

Giống như phiên bản Everest Titanium vừa ra mới mắt cuối tháng 8, Ranger Wiltrak 4x4 AT mới cũng được trang bị động cơ diesel I4 2.0L tăng áp kép Bi-Turbo. Kết hợp cùng hộp số tự động 10 cấp hoàn toàn mới sản sinh sức mạnh và mô-men xoắn tốt hơn hẳn động cơ 3.2L Duratorq 5 xy-lanh trước đây. Công suất tối đa đạt 210 mã lực ở 3.750 vòng/phút và mô-men xoắn cực đại 500Nm ở dải vòng tua rất thấp, từ 1.750 đến 2.000 vòng/phút. Cấu hình dành cho việc offroad của Ranger Wildtrak ở mức khá tốt với 3 chế độ gài cầu điện và khóa vi sai cầu sau.

Ford Ranger Wildtrak hiện sở hữu 2 tính năng an toàn mà 3 đối thủ phải mơ ước, đó là Cảnh báo va chạm kết hợp phanh khẩn cấp trong thành phố và Hỗ trợ đỗ xe song song tự động. Bên cạnh đó, chiếc bán tải của Ford còn sở hữu nhiều trang bị an toàn tiêu chuẩn đáng chú ý như: Hệ thống cảnh báo lệch làn; Kiểm soát hành trình thích ứng Apdaptive Cruise Control; Kiểm soát chống lật và kiểm soát xe theo tải trọng; Hỗ trợ khởi hành ngang dốc và hỗ trợ xuống dốc. Cảnh báo va chạm phía trước; camera lùi và 6 túi khí.

Ảnh Ford Ranger Wildtrak 2.0L 4x4 AT [Nguồn: Ford Việt Nam]

Toyota Hilux 2.8 G 4x4 AT

Ở lần nâng cấp vào giữa năm 2018, cả 3 phiên bản Toyota Hilux gây được nhiều chú ý khi đều có 7 túi khí, hệ thống ổn định thân xe điện tử và kiểm soát hành trình Cruise Control. Tuy bổ sung thêm nhiều trang bị an toàn và tiện nghi nhưng mức giá của Hilux không thay đổi nhiều so với các phiên bản trước nhờ vào mức thuế nhập khẩu năm qua đã giảm xuống 0%. Cụ thể, Hilux 2.8 G 4x4 AT hiện đang có giá đề xuất 878 triệu đồng.

Toyota Hilux trước và sau khi nâng cấp​

Cũng như Triton, diện mạo của Hilux gần như được Toyota "đập đi xây lại" hoàn toàn. Đầu xe hầm hố và mạnh mẽ hơn với tạo hình gương mặt chữ V [V-line] thay vì kiểu gương mặt chữ X của đời trước. Phiên bản 2.8 G 4x4 AT trang bị đèn chiếu sáng LED Projector và có tích hợp cảm biến bật/tắt tự động. Đặc biệt, Hilux chiếm ưu thế về tính cơ động nhờ khoảng sáng gầm [310 mm] và góc thoát trước/sau [31/26 độ] tốt hơn so với 3 đối thủ.

Nội thất rộng rãi và thoải mái là một trong các ưu điểm chính của Toyota Hilux. Hàng ghế thứ 2 có độ ngả lưng không thực sự tốt nhưng khoảng để chân rộng rãi và có cả hốc gió phụ cho người ngồi sau. Trang bị tiện nghi ở phiên bản Hilux cao cấp nhất gồm có ghế lái chỉnh điện, đầu DVD, hệ thống thông tin giải trí kết nối USB/Bluetooth/AUX với màn hình cảm ứng và 6 loa âm thanh, nút bấm khởi động, điều hòa tự động 2 vùng, hệ thống kiểm soát hành trình,...

Hơi đáng tiếc khi Toyota chưa nâng cấp động cơ và hộp số cho Hilux, dưới nắp capo vẫn là động cơ diesel tăng áp 2.8L cùng hộp số tự động 6 cấp, sản sinh công suất 174 mã lực và mô-men xoắn ở mức 450 Nm. Điểm khác biệt của Hilux so với 3 đối thủ có lẽ là 3 chế độ lái Eco - Normal - Power để người lái tùy chọn. Hệ dẫn động 2 cầu của Hilux khá tương đồng với Ranger khi có nút gài đầu điện 3 chế độ và nút khóa vi sai cầu sau.

Danh sách trang bị an toàn của Toyota Hilux 2.8 G 4x4 AT gồm có

  • Hệ thống phanh ABS/EBD/BA
  • 7 túi khí
  • Hệ thống thống cân bằng điện tử
  • Hệ thống kiểm soát lực kéo
  • Hỗ trợ khởi hành lên dốc
  • Hỗ trợ xuống dốc
  • Cột lái và bàn đạp phanh tự đổ khi có va chạm

Ảnh minh họa Toyota Hilux 2.4 E 4x2 AT

Isuzu D-MAX LS Prestige 3.0 4x4 AT

Isuzu D-MAX cùng Mitsubishi Triton hiện là 2 mẫu bán tải có giá dễ chịu nhất hiện nay. Trong đó bản D-MAX cao cấp nhất LS Prestige 3.0 4x4 AT có giá 820 triệu. Ở lần nâng cấp mới nhất, D-MAX thế hệ thứ 2 đã nhận được sự thay đổi tích cực cả về ngoại hình so với các phiên bản cũ. Ngôn ngữ thiết kế mới ở đầu xe trông nam tính và hiện đại hơn trước nhiều.

Phiên bản D-MAX 2 cầu tuy có đèn Bi-LED Projector có thể điều chỉnh độ cao chùm sáng bằng tay, nhưng thiếu tính năng bật tắt tự động và gạt mưa tự động. D-MAX cũng sở hữu bộ mâm 18" thiết kế 6 cánh kép mới cứng cáp hơn. Các thông số kích thước của D-MAX ở mức khá và không quá nổi bật so với các đối thủ, chẳng hạn như khoảng sáng gầm xe 235 mm, bán kính quay vòng 6,3 m hay diện tích thùng hàng đạt 2,27 mét vuông.

Nội thất D-MAX nâng cấp 2018 sở hữu phần đồng hồ táp-lô với thiết kế mới hiện đại hơn. Trong đó màn hình hiển thị đa thông tin nay là loại hiển thị màu và có chức năng nhắc lịch bảo dưỡng. Những trang bị tiện nghi nổi bật ở bản cao nhất bao gồm: Chìa khóa Smart Key đi cùng nút bấm khởi động; ghế bọc da và ghế lái chỉnh điện 6 hướng; Hệ thống giải trí cao cấp ISUZU Theater System với màn hình cảm ứng 8” có hỗ trợ Apple CarPlay, 2 cổng USB sạc nhanh cho ĐTDĐ và các thiết bị di động khác.

Phiên bản cao nhất dù vẫn dùng động cơ 3.0L nhưng nâng cấp thêm công nghệ động cơ Blue Power và đạt tiêu chuẩn khí thải Euro 4. Trong khi đó, hộp số tự động nâng cấp thành loại 6 cấp Rev Tronic. Công suất và mô-men xoắn lần lượt 174 mã lực và 380 Nm. Tuy cũng có hệ dẫn động 2 cầu và gài cầu điện nhưng D-MAX không trang bị khóa vi sai cầu sau như Ranger và Hilux. Bên cạnh đó, D-MAX được Isuzu cải thiện danh sách an toàn đáng kể với 6 túi khí, cân bằng điện tử [ESC], kiểm soát lực kéo [TSC], hỗ trợ khởi hành lên dốc [HAS] và hỗ trợ đổ đèo [HDC].

Ảnh chi tiết Isuzu D-MAX LS Prestige 1.9 4x2 AT

Với anh em thì trong 4 mẫu bán tải kể trên, cái tên nào phù hợp nhất để chọn mua ở thời điểm hiện tại?

Chủ Đề