So sánh lơị thế so sánh với lý thuyết h-o năm 2024

Lợi thế so sánh [tiếng Anh: Comparative Advantage] là một trong những học thuyết kinh tế có vai trò quan trọng trong thương mại quốc tế.

Hình minh hoạ. Nguồn: theconversation.com

Lợi thế so sánh

Định nghĩa

Lợi thế so sánh trong tiếng Anh là Comparative Advantage.

Lợi thế so sánh là một thuật ngữ kinh tế dùng để chỉ khả năng sản xuất hàng hóa và dịch vụ của một nền kinh tế với chi phí cơ hội thấp hơn so với các đối tác thương mại của họ. Lợi thế so sánh mang lại cho một công ty khả năng bán hàng hóa và dịch vụ với mức giá thấp hơn so với các đối thủ cạnh tranh và thu về lợi nhuận bán hàng lớn hơn.

Lí thuyết về lợi thế so sánh được cho là có đóng góp lớn từ nhà kinh tế học David Ricardo và quyển "Về nguyên tắc của Kinh tế Chính trị và Thuế" xuất bản năm 1817 của ông.

Hiểu lợi thế so sánh

Lợi thế so sánh là nguyên lí cơ bản của lập luận rằng tất cả các chủ thể, trong mọi lúc, có thể cùng có lợi từ hợp tác và thương mại tự nguyện. Đó cũng là một nguyên tắc nền tảng trong lí thuyết thương mại quốc tế.

Để hiểu rõ lợi thế so sánh cần phải nắm vững chi phí cơ hội. Nói một cách đơn giản, chi phí cơ hội là lợi ích tiềm tàng mà một người phải từ bỏ khi lựa chọn một phương án và bỏ qua phương án khác. Trong trường hợp của lợi thế so sánh, chi phí cơ hội của một công ty thấp hơn chi phí cơ hội của các công ty khác. Công ty có chi phí cơ hội nhỏ nhất là bên nắm giữ lợi thế so sánh.

Ví dụ về lợi thế so sánh

Sự phân hoá về kĩ năng

Mọi người hiểu về lợi thế so sánh của mình thông qua tiền lương. Điều này thúc đẩy mọi người làm những công việc mà họ giỏi nhất. Nếu một nhà toán học kiếm được nhiều tiền với vai trò là một kĩ sư hơn là tiền lương anh kiếm được nếu là giáo viên, thì cả anh ta và những người trao đổi với anh sẽ được hưởng lợi nhiều hơn nếu anh ấy làm kĩ sư.

Khoảng cách về chi phí cơ hội càng lớn càng tạo ra khả năng tạo ra giá trị sản xuất lớn hơn bằng cách tổ chứ lao động hiệu quả hơn. Con người và các kĩ năng của họ càng đa dạng thì cơ hội cho việc đem lại lợi ích trong thương mại thông qua lợi thế so sánh càng lớn.

Michael Jordan là một ngôi sao bóng rổ nổi tiếng. Giả sử Jordan có thể sơn nhà nhanh chóng, nhờ vào thể lực cũng như chiều cao ấn tượng của anh ấy. Theo giả thuyết, Jordan có thể sơn nhà trong 8 giờ. Tuy nhiên, trong 8 giờ đó, anh cũng có thể tham gia quay quảng cáo trên truyền hình để kiếm 50.000 USD.

Ngược lại, Joe, hàng xóm của Jordan có thể sơn nhà trong 10 giờ. Trong cùng khoảng thời gian đó, anh ta có thể làm việc tại một nhà hàng thức ăn nhanh và kiếm được 100 USD.

Dù Jordan có thể sơn nhà nhanh hơn nhưng trong trường hợp này, người có lợi thế so sánh lại là Joe. Một cuộc trao đổi có lợi nhất là Michael đi đóng quảng cáo, kiếm 50.000 USD và trả Joe hơn 100 USD để thuê anh ấy sơn nhà.

Lợi thế tuyệt đối là lợi thế đạt được khi một quốc gia tập trung chuyên môn hóa vào sản xuất và trao đổi những sản phẩm có chi phí sản xuất thấp hơn các quốc gia khác thì tất cả các quốc gia đều có lợi. Ngược lại, nếu không gia không thu được gì hoặc bị lỗ họ sẽ từ chối trao đổi. Hay nói cách khác, khi một quốc gia sản xuất một loại hàng hóa có hiệu quả hơn quốc gia khác thì hai quốc gia này có thể thu được lợi ích bằng cách mỗi quốc gia chuyên môn hóa sản xuất và xuất khẩu hàng hóa có lợi thế tuyệt đối . Thông qua quá trình này, các nguồn lực được sử dụng có hiệu quả à sản lượng hàng hóa cả hai quốc gia sẽ tăng lên.

Lợi thế so sánh hay là một nguyên tắc trong kinh tế học phát biểu rằng mỗi quốc gia sẽ được lợi khi nó chuyên môn hóa sản xuất và xuất khẩu những hàng hóa mà mình có thể sản xuất với chi phí tương đối thấp [hay tương đối có hiệu quả hơn các nước khác]; ngược lại, mỗi quốc gia sẽ được lợi nếu nó nhập khẩu những hàng hóa mà mình có thể sản xuất với chi phí tương đối cao [hay tương đối không hiệu quả bằng các nước khác]. Nguyên tắc lợi thế so sánh cho rằng một nước có thể thu được lợi từ thương mại bất kể nó tuyệt đối có hiệu quả hơn hay tuyệt đối không hiệu quả bằng các nước khác trong việc sản xuất mọi hàng hóa. Nguyên tắc lợi thế so sánh là khái niệm trọng yếu trong nghiên cứu thương mại quốc tế. Nhà kinh tế học được giải thưởng Nobel năm 1970 Paul Samuelson đã viết: "Mặc dù có những hạn chế, lý thuyết lợi thế so sánh vẫn là một trong những chân lý sâu sắc nhất của mọi môn kinh tế học. Các quốc gia không quan tâm đến lợi thế so sánh đều phải trả một cái giá rất đắt bằng mức sống và tăng trưởng kinh tế của chính mình."

2. Sự giống nhau và khác nhau giữa lợi thế so sánh và lợi thế tuyệt đối

+ Sự giống nhau:

- Đề cao vai trò của cá nhân, doanh nghiệp, ủng hộ một nền thương mại tự do.

- Các quốc gia đều đạt được lợi ích từ việc trao đổi

- Nhận thấy được tính ưu việt của chuyên môn hóa.

+ Sự khác nhau :

Lợi thế tuyệt đối sử dụng yếu tố chi phí sản xuất trong quá trình tạo ra một sản phẩm để so sánh lợi thế giữa các quốc gia trong quá trình tham gia thương mại quốc tế. Mỗi quốc gia tập trung chuyên môn hoá vào sản xuất và trao đổi những sản phẩm có mức chi phí sản xuất thấp hơn hẳn so với các quốc gia khác. Xét theo chi phí sản xuất thì trong ví dụ dưới đây, Việt Nam sản xuất thép và quần áo đều có chi phí cao hơn Nga. Lợi thế tuyệt đối chỉ ra rằng Việt Nam không có khả năng xuất khẩu sản phẩm nào sang Nga.

Lợi thế tương đối sử dụng yếu tố chi phí cơ hội trong quá trình tạo ra một sản phẩm để so sánh lợi thế giữa các quốc gia trong quá trình tham gia thương mại quốc tế. Xét ví dụ ở trên ta thấy, để sản xuất 1 đơn vị thép ở Việt Nam cần 5 đơn vị quần áo trong khi ở Nga chỉ cần 4 đơn vị. Nhưng ngược lại chi phí sản xuất quần áo ở Việt Nam lại thấp hơn ở Nga, để sản xuất ra 1 đơn vị quần áo ở Việt Nam cần 1/5 đơn vị thép, trong khi ở Nga cần 1/ 4 đơn vị. Điều này chỉ ra rằng Việt Nam và Nga có thể trao đổi sản phẩm cho nhau. Nga xuất khẩu thép sang Việt Nam và Việt Nam xuất khẩu quần áo sang Nga.

Chủ Đề