So sánh nghĩa của các từ răng mũi trong câc trường hợp trên để hiểu thế nào là từ nhiều nghĩa

Phần I

TỪ NHIỀU NGHĨA

1. Đọc bài thơ [tr.55 SGK Ngữ văn 6, tập 1]: “Những cái chân”

2. Nghĩa của từ chân trong từ điển:

- Bộ phận dưới cùng của cơ thể người, động vật; dùng để đi, đứng [đau chân, gãy chân...]

- Bộ phận dưới cùng của một số đồ vật, có tác dụng đỡ các bộ phận khác [chân bàn, chân ghế, chân đèn...]

- Bộ phận dưới cùng của một số sự vật, tiếp giáp và bám chặt vào mặt nền [chân tường, chân răng...]

3. Một số từ khác cũng có nhiều nghĩa như từ chân:

* Mũi:

- Bộ phận của cơ thể con người hoặc động vật, có đỉnh nhọn : mũi người, mũi hổ,…

- Bộ phận phía trước của phương tiện giao thông đường thủy: mũi tàu, mũi thuyền,…

- Bộ phận nhọn sắc của vũ khí hoặc dụng cụ: mũi dao, mũi kéo,…

* Tay:

- Bộ phận hoạt động: vung tay, nắm tay,…

- Nơi tay người tiếp xúc với sự vật: tay ghế, tay vịn cầu thang,…

4. Từ chỉ có một nghĩa: com-pa, kiềng, xe đạp, xe máy, hoa hồng, Ngữ văn…

Phần II

HIỆN TƯỢNG CHUYỂN NGHĨA CỦA TỪ

1. Mối liên hệ giữa các nghĩa của từ chân:

   Từ nghĩa đầu tiên của từ “chân” [Bộ phận dưới cùng của cơ thể người, động vật; dùng để đi, đứng] sau đó, dựa vào đặc điểm, tính chất, thuộc tính của nghĩa gốc tìm ra sự tương đồng về vị trí giữa nơi tiếp xúc với đất của cơ thể người với các sự vật, hiện tượng khác nói chung.

2. Trong một câu nhất định, một từ thường chỉ có một nghĩa nhất định. Tuy nhiên trong một số trường hợp, từ được hiểu cả ở nghĩa gốc và nghĩa chuyển.

3. Trong bài thơ “Những cái chân”, từ chân được dùng với nghĩa chuyển nhưng muốn hiểu được nghĩa chuyển ta phải dựa vào nghĩa gốc.

⟹ Tác giả đã sử dụng đồng thời cả nghĩa gốc và nghĩa chuyển tạo nên những liên tưởng thú vị đặc biệt là hình ảnh chiếc võng dù không có chân nhưng vẫn đi khắp nơi. 

Phần III

LUYỆN TẬP

Câu 1 -> 2

Trả lời câu 1 [trang 56, SGK Ngữ văn 6, tập 1]:

* Mũi:

- Nghĩa gốc: chỉ một bộ phận của cơ thể người, động vật, có thuộc tính có đỉnh nhọn nhô ra phía trước: mũi người, mũi trâu…

- Nghĩa chuyển:

+ Chỉ bộ phận của đồ dùng: mũi dao, mũi kéo, mũi kim,…

+ Chỉ bộ phận của phương tiện: mũi tàu, mũi thuyền,…

+ Chỉ bộ phận của vũ khí: mũi giáo, mũi gươm, mũi tên,…

+ Chỉ bộ phận của lãnh thổ: Mũi Né, mũi Cà Mau,…

* Đầu:

- Nghĩa gốc: bộ phận chứa não bộ ở trên cùng: đầu người, đầu cá,…

- Nghĩa chuyển:

+ Bộ phận ở trên cùng, đầu tiên: đầu bảng, đầu danh sách, đầu sổ,…

+ Bộ phận quan trọng nhất: đầu đàn, đầu ngành, đầu đảng,…

* Cổ:

- Nghĩa gốc: bộ phận giữa đầu và chân: cổ cò, cổ hươu,…

- Nghĩa chuyển:

+ Bộ phận của sự vật: cổ chai, cổ lọ,…

+ Chỉ sự sợ hãi: rụt cổ rùa, so vai rụt cổ,…

+ Chỉ sự mong đợi: nghển cổ.

Trả lời câu 2 [trang 56, SGK Ngữ văn 6, tập 1]:

- Lá: lá phổi, lá gan, lá mỡ,…

- Quả: quả tim, quả thận.

- Hoa: hoa tay

Câu 3 -> 5

Trả lời câu 3 [trang 57, SGK Ngữ văn 6, tập 1]:

a] Chỉ sự vật chuyển thành chỉ hành động: cái bào – bào gỗ, cân muối – muối dưa, lạng thịt – thịt con gà,…

b] Chỉ hành động chuyển thành chỉ đơn vị: đang  lúa – gánh hai bó lúa, đang nắm cơm – hai nắm cơm, đang gói bánh – ba gói bánh…

Trả lời câu 4 [trang 57, SGK Ngữ văn 6, tập 1]:

a] Từ bụng có 2 nghĩa:

[1] Bộ phận cơ thể người hoặc động vật chứa ruột, dạ dày.

[2] Biểu tượng của ý nghĩ sâu kín, không bộc lộ ra đối với người và việc nói chung.

   Em đồng ý với tác giả nhưng em thấy, tác giả còn thiếu một nghĩa của từ bụng đó là phần phình to ở giữa một sự vật: bụng chân. [3]

b]

- Ăn no cho ấm bụng: nghĩa [1]

- Anh ấy tốt bụng: nghĩa [2]

- Chạy nhiều, bụng chân rất săn chắc: nghĩa [3].

Trong tiếng Việt có rất nhiều lớp từ mà chúng ta được học từ tiểu học cho đến phổ thông. Như từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, thành ngữ, từ gợi liên tưởng hay từ nhiều nghĩa. Bài viết dưới đây sẽ giúp cho chúng ta hiểu được từ nhiều nghĩa là gì?. Nghĩa chuyển và nghĩa gốc của từ nhiều nghĩa và phân biệt được chúng trong câu văn. Sau đó, giúp chúng ta lấy được các ví dụ về các từ nhiều nghĩa.

Thông báo:  Giáo án, tài liệu miễn phí, và các giải đáp sự cố khi dạy online có tại Nhóm giáo viên 4.0 mọi người tham gia để tải tài liệu, giáo án, và kinh nghiệm giáo dục nhé!

Từ nhiều nghĩa là gì? Nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ nhiều nghĩa

Các ví dụ về từ nhiều nghĩa có trong bộ phận con người và động vật

Răng: Là phần xương cứng màu trắng mọc trên hàm dùng để cắn, giữ và nhai thức ăn.

Mũi: Là bộ phận nhô lên ở giữa mặt người hoặc động vật có xương sống dùng để thở và ngửi.

Tai: Là bộ phận ở hai bên đầu người và động vật dùng để nghe.

=> Răng, mũi, tai chính là nghĩa gốc là những nghĩa ban đầu của vật. Còn nghĩa của các từ in đậm trong khổ thơ sau lại hoàn toàn khác so với từ gốc:

Có thể bạn quan tâm:  Danh từ là gì? Sử dụng trong câu như thế nào mới đúng?

“Răng của chiếc cào 

Làm sao nhai được?

Mũi thuyền rẽ nước 

Thì ngửi cái gì?

Cái ấm không nghe

Sao tai lại mọc?”

Những từ in đậm răng, mũi, tai được hình thành trên cơ sở của các từ gốc. Và những răng cào, mũi thuyền, tai ấm: là những từ mang nghĩa chuyển. Tuy nhiên các từ gốc và từ đồng nghĩa đều có điểm giống nhau:

  • Răng: đều chỉ vật nhọn, sắc, sắp đều nhau thành hàng
  • Mũi: Cùng chỉ bộ phận có đầu nhọn nhô ra phía trước
  • Tai: Cùng chỉ bộ phận mọc ở hai bên

Qua việc phân tích những nét nghĩa của các từ gốc và từ chuyển nghĩa chúng ta thấy: Nghĩa gốc và nghĩa chuyển của một từ bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau.

Vậy từ nhiều nghĩa là gì? Từ nhiều nghĩa là những từ có một nghĩa gốc và một hay một vài nghĩa chuyển. Nghĩa gốc chính là nghĩa ban đầu của từ, còn nghĩa chuyển là nghĩa được suy ra từ nghĩa gốc.

Đọc thêm bài viết: Liên kết câu và liên kết đoạn văn – Cách sử dụng hiệu quả

Những ví dụ về từ nhiều nghĩa

– Mắt: + Đôi mắt của bé mở to. => Từ mắt mang nghĩa gốc

 + Quả na mở mắt. => Từ mắt là từ mang nghĩa chuyển

– Chân: + Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân. => Từ chân là từ nghĩa chuyển

   + Bé đau chân. => Từ chân mang nghĩa gốc

Có thể bạn quan tâm:  Giáo án Văn 6 cả năm đầy đủ

– Đầu:  + Khi viết em đừng ngoẹo đầu. => Từ đầu mang nghĩa gốc

            + Nước suối đầu nguồn rất trong. => Từ đầu là từ nghĩa chuyển

Một số ví dụ về sự chuyển nghĩa của những từ gốc

– Lưỡi: nghĩa gốc là là bộ phận đón và nếm thức ăn ở động vật, ở người còn dùng để phát âm thanh. Nghĩa chuyển của từ lưỡi: Lưỡi dao, lưỡi liềm, lưỡi hái, lưỡi búa, lưỡi rìu,…

– Miệng: Là một phận của mặt người hoặc phần trước tiên của động vật dùng để ăn, nói, hót, kêu,… Nghĩa chuyển: Miệng bát, miệng núi lửa, miệng bình,…

– Cổ: Mang nghĩa gốc là bộ phận nối phần đầu với thân của cơ thể người và động vật. Nghĩa chuyển: Cổ tay, cổ lọ, cổ chai,…

Trên đây là định nghĩa và một số ví dụ để hiểu được từ nhiều nghĩa là gì. Các bậc phụ huynh có thể tham khảo ở đây để giải thích thêm cho các em học sinh hiểu. Nếu cần cung cấp thêm thông tin gì xin mời để lại yêu cầu dưới phần bình luận.

Từ nhiều nghĩa là gì? Từ nhiều nghĩa sẽ được phân loại như thế nào? Làm thế nào để có thể phân biệt được đâu là từ nhiều nghĩa? Vậy thì hãy xem bài viết sau đây để hiểu hơn về từ nhiều nghĩa nhé.

Xem ngay:

Từ nhiều nghĩa là gì?

– Từ nhiều nghĩa hay từ đa nghĩa là những từ có một số nghĩa biểu thị những đặc điểm, thuộc tính khác nhau của một đối tượng. Hiện tượng nhiều nghĩa được quan sát thấy ở hầu hết các ngôn ngữ trên thế giới.

– Trong tiếng Việt, từ nhiều nghĩa là từ có một nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển. Và các nghĩa của từ bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau. Hay nói một cách khác, một từ nhưng có thể gọi tên nhiều sự vật, hiện tượng, biểu thị nhiều khái niệm thì từ ấy được gọi là từ nhiều nghĩa.

Ví dụ 1: Xe đạp chỉ loại xe người đi, có 2 bánh, dùng sức người đạp cho quay bánh.

Đây là nghĩa duy nhất của từ xe đạp. Vậy từ xe đạp là từ chỉ có một nghĩa .

Ví dụ 2: Với từ “Ăn’’:

+ Ăn cơm: cho vào cơ thể thức nuôi sống [ nghĩa gốc].

+ Ăn cưới: Ăn uống nhân dịp cưới.

+ Da ăn nắng: Da hấp thụ ánh nắng cho thấm vào , nhiễm vào.

+ Ăn ảnh: Vẻ đẹp được tôn lên trong ảnh.

+ Tàu ăn hàng: Tiếp nhận hàng để chuyên chở.

+ Sông ăn ra biển: Lan ra, hướng đến biển.

+ Sơn ăn mặt: Làm huỷ hoại dần từng phần.

…..

Như vậy, từ “Ăn” là một từ nhiều nghĩa.

Thông thường, từ nhiều nghĩa sẽ có một nghĩa đen và một hay nhiều nghĩa bóng:

Nghĩa đen

– Là nghĩa chính, nghĩa gốc của từ. Nghĩa đen là nghĩa trực tiếp, gần gũi, quen thuộc, dễ hiểu và thông thường nó không hoặc ít phụ thuộc vào ngữ cảnh.

Nghĩa bóng

– Là nghĩa có sau [nghĩa chuyển, nghĩa ẩn dụ ], được suy ra từ nghĩa đen. Muốn hiểu nghĩa chính xác của một từ được dùng, phải tìm nghĩa trong ngữ cảnh đặt ra.

– Ngoài ra, cũng có một số từ mang tính chất trung gian giữa nghĩa đen và nghĩa bóng, đang chuyển dần từ nghĩa đen sang nghĩa bóng.

Nguyên nhân xuất hiện và tồn tại từ nhiều nghĩa

– Như đã trình bày ở trên thì có thể thấy nguyên nhân xuất hiện và tồn tại của từ nhiều nghĩa là do số lượng từ ngữ qua mỗi thời đại với nhiều hoàn cảnh khác nhau ngày càng tăng lên và cần được biểu thị nghĩa.

– Trong khi số lượng từ có hạn, do đó ngoài việc sáng tạo ra từ mới thì việc một từ có thể có nhiều sắc thái ý nghĩa tương đồng khác nhau mặc dù không trùng khít để biểu thị cho phù hợp.

– Hiện tượng từ nhiều nghĩa tồn tại cả ở cả thực từ và hư từ, mặc dù hư từ [như các từ: do, bởi, vì, mà ….] là các từ trừu tượng không dễ để phát triển nghĩa.

Cách phân biệt từ nhiều nghĩa và từ đồng nghĩa

– Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm nhưng khác hẳn nhau về nghĩa. Trong khi đó, từ nhiều nghĩa là từ mang nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển, các nghĩa của từ nhiều nghĩa luôn có mối liên hệ với nhau.

– Cụ thể hơn, từ nhiều nghĩa khác từ đồng âm ở chỗ các từ nhiều nghĩa thường có một nét nghĩa chung hay nói cách khác chúng có cùng một nguồn gốc, sau đó mới chia tách ra như hiện tại.

Xem thêm: Từ đồng nghĩa là gì?

Phương pháp hình thành từ nhiều nghĩa

Phương pháp ẩn dụ

– Ẩn dụ là một biện pháp tu từ chuyển tên gọi dựa trên sự liên tưởng, so sánh những mặt, những thuộc tính,… giống nhau giữa các đối tượng được gọi tên.

Ví dụ: Từ “lá”. Thông thường “lá” được dùng theo nghĩa gốc là chỉ bộ phận của cây, thường ở trên cành cây, ngọn cây, đa phần có dáng mỏng.

+ Tuy nhiên, khi từ “lá” được mở rộng nghĩa ra sẽ thành các từ có như lá gan, lá đơn, lá cờ,… Sự chuyển nghĩa ở trên có lý do tương đồng, như lá cờ là vật làm bằng vải, có bề mặt mỏng như lá cây.

Xem ngay: Ẩn dụ là gì?

Phương pháp hoán dụ

– Hoán dụ là phương thức làm biến đổi nghĩa của từ bằng cách chuyển tên gọi từ sự vật hoặc hiện tượng này sang sự vật hoặc hiện tượng khác, dựa trên mối liên hệ giữa các sự vật hoặc hiện tượng.

Ví dụ: Từ “Nhà trắng” sẽ được hiểu theo nghĩa thông thường là từ dùng để chỉ chính quyền của tổng thống Hoa Kỳ đương nhiệm. Tuy nhiên, hiểu theo một nghĩa khác thì đây là từ chỉ một ngôi nhà được sơn màu trắng.

Xem ngay: Hoán dụ là gì?

– Mong rằng những chia sẽ trên sẽ giúp cho bạn một phần nào đó trong việc học tập của mình. Xin chân thành cảm ơn bạn khi đã xem hết bài viết này. Để có thể xem thêm nhiều bài viết hơn nữa hãy truy cập vào trang: bluefone.com.vn

Video liên quan

Chủ Đề