So sánh ph theo quy chuẩn

Bạn đã nghe nhiều về pH của nước nhưng bạn có hiểu pH là gì? Là chỉ số đo độ hoạt động của các ion H+. Nếu lượng ion H+ trong nước nhiều và nó hoạt động mạnh thì nước đó mang tính axit. Ngược lại, nếu lượng ion H+ thấp thì dung dịch đó có tính bazơ. Thang đo độ pH được tính từ 0-14 và theo khuyến cáo của Bộ Y tế độ tiêu chuẩn của nước ăn uống và nước máy ở mức dao động từ 6.5 đến 8.5 và nước sinh hoạt là từ 6 đến 8.5. Vậy cách đo độ pH của nước như thế nào? Mời các bạn cùng theo dõi bài viết sau đây.

1. Dùng giấy quỳ tím đo pH

Giấy quỳ tím là loại giấy được bán sẵn với chất liệu giấy có tẩm dung dịch etanol hoăc nước với chất màu tách từ rễ cây địa y Roccella và Dendrographa, có màu gốc ban đầu là màu tím. Với khả năng đổi màu nhanh chóng giúp xác định dung dịch là axit hay bazơ. Mỗi hộp giấy có kèm bảng màu độ pH từ 1 – 14 để so sánh khi đọc kết quả. Tuy nhiên độ chính xác không cao, nên kết quả chỉ mang tính chất tham khảo và cách sử dụng giấy quỳ tím để đo độ pH của nước như sau:

  • Dùng mẫu giấy đo pH nhúng vào nước cần đo.
  • Lấy mẫu giấy ra và đợi khoảng 1 – 2 phút cho giấy đổi màu.
  • So sánh kết quả màu giấy với bảng màu độ pH.
  • Đọc kết quả đo được.

Lưu ý: Tùy theo chất lượng của giấy đo pH mà kết quả có thể lệch từ 0,5 độ pH – 1 độ pH. Kết quả là so sánh màu trên giấy thử với bảng màu nên những người bị mù màu không thể sử dụng được.

Dùng giấy quỳ tím để đo độ pH của nước

2. Sử dụng chất chỉ thị pH

Là một loại dung dịch khi tác dụng với nước sẽ đổi màu, dựa trên màu sắc của dung dịch khi so sánh với màu sắc của pH sẽ cho ra kết quả độ pH. Đối với cách đo độ pH của nước này tương đối chính xác, tuy nhiên chất chỉ thị pH là một loại dung dịch khó kiếm trên thị trường nên nó thường được sử dụng trong phòng thí nghiệm. Cách sử dụng chất chỉ thị pH như sau:

  • Dùng chất chỉ thị pH cho vào mẫu nước cần đo.
  • Đợi khoảng 1 – 2 phút cho phản ứng hóa học xảy ra.
  • Mẫu nước sẽ đổi màu.
  • So sánh màu mẫu nước với bảng màu thang đo pH có sẵn.
  • Đọc kết quả độ pH.
    Sử dụng chất chỉ thị màu để đo độ pH trong nước

3. Sử dụng bút đo chỉ số pH điện tử

Với công nghệ ngày một hiện đại nên sự ra đời của bút đo độ pH điện tử là điều thiết yếu. Cách đo độ pH của nước bằng bút đo nồng độ pH là cách đo pH chính xác nhất hiện nay. Với giá thành tương đối rẻ và chỉ số pH được hiển thị bằng đồng hồ điện tử, bút có thể sử dụng được nhiều lần nên được mọi người ưa chuộng sử dụng. Các bạn có thể tham khảo giá bán của bút đo chỉ tiêu pH của chúng tôi. cách sử dụng bút như sau:

  • Bộ sản phẩm bao gồm 1 bút đo pH và 2 gói dung dịch cân chỉnh bút [màu đỏ để cân chỉnh độ pH cho nước trồng cây công nghiệp, màu xanh để cân chỉnh pH cho nuôi trồng thủy sản].
  • Pha gói dung dịch với 1 cốc nước tinh khiết.
  • Ngâm đầu bút và cốc nước từ 5 – 10s, kết quả độ pH sẽ hiển thị trên màn hình bút đo.
  • Nếu độ pH lệch so với gói dung dịch theo khuyến cáo của nhà sản xuất.
  • Dùng tua vít điều chỉnh ốc sau bút đo pH cho chuẩn với độ pH trên gói dung dịch.
  • Vậy là bạn có thể dùng bút đo pH cho bất cứ nguồn nước nào, kết quả cực kỳ chính xác.
    Sử dụng bút đo pH điện tử

Tổng kết cách đo độ pH của nước

Với 3 cách đo pH của nước vô cùng đơn giản mà hiệu quả chúng tôi giới thiệu cho các bạn ở trên thì bạn có thể tự đo độ pH trong nước, từ đó xác định được nguồn nước nhà bạn có độ pH cao hay thấp để có hướng khắc phục phù hợp. Nếu độ pH thấp là nguồn nước có độ axit cao và bạn cần cải thiện thì hãy tham khảo hạt nâng độ pH của nước mà chúng tôi cung cấp để giải quyết vấn đề này. Nếu bạn có thắc mắc cũng như cần được tư vấn hãy liên hệ trực tiếp cho chúng tôi hoặc để lại bình luận ngay bên dưới.

QCVN 14:2008/BTNMT và QCVN 28:2010/BTNMT là quy chuẩn kỹ thuật quốc gia quy định nồng độ tối đa của các thông số ô nhiễm có trong nước thải sinh hoạt và nước thải y tế.

QCVN 14:2008/BTNMT – Quy chuẩn nước thải sinh hoạt

Nội dung chính của QCVN 14:2008/BTNMT – quy chuẩn nước thải sinh hoạt như sau:

STT Thông số Đơn vị Giá trị C Cột A Cột B 1 pH – 5 – 9 5 – 9 2 BOD5 [20oC] mg/L 30 50 3 Tổng chất rắn lơ lửng [TSS] mg/L 50 100 4 Tổng chất rắn hòa tan mg/L 500 1.000 5 Sunfua [tính theo H2S] mg/L 1,0 4,0 6 Amoni [tính theo N] mg/L 5 10 7 Nitrat [NO3–] [tính theo N] mg/L 30 50 8 Dầu mỡ động, thực vật mg/L 10 20 9 Tổng các chất hoạt động bề mặt mg/L 5 10 10 Phosphat [PO43-] [tính theo P] mg/L 6 10 11 Tổng Coliforms MPN/100 mL 3.000 5.000

[Nguồn: QCVN 14:2008/BTNMT]

QCVN 28: 2010/BTNMT – Quy chuẩn nước thải y tế

Nội dung chính của QCVN 28:2010/BTNMT – quy chuẩn nước thải y tế như sau:

STT Thông số Đơn vị Giá trị C Cột A Cột B 1 pH – 6,5 – 8,5 6,5 – 8,5 2 BOD5 [20oC] mg/L 30 50 3 Tổng chất rắn lơ lửng [TSS] mg/L 50 100 4 Sunfua [tính theo H2S] mg/L 1,0 4,0 5 Amoni [tính theo N] mg/L 5 10 6 Nitrat [tính theo N] mg/L 30 50 7 Phosphat [tính theo P] mg/L 6 10 8 Dầu mỡ động thực vật mg/L 10 20 9 Tổng Coliforms MPN/100 mL 3.000 5.000 10 Tổng hoạt độ phóng xạ α Bq/L 0,1 0,1 11 Tổng hoạt độ phóng xạ β Bq/L 1,0 1,0 12 COD mg/L 50 100 13 Salmonella Vi khuẩn/100 mL KPH KPH 14 Shigella Vi khuẩn/100 mL KPH KPH 15 Vibrio cholerae Vi khuẩn/100 mL KPH KPH

Ghi chú: KPH: Không phát hiện

[Nguồn: QCVN 28:2010/BTNMT]

So sánh QCVN 14 và QCVN 28

Điểm giống nhau khi so sánh QCVN 14 và QCVN 28

QCVN 14:2008/BTNMT và QCVN 28:2010/BTNMT là các văn bản do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành, quy định giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm có trong nước thải khi xả vào nguồn tiếp nhận.

Trong nước thải y tế cũng sẽ có thành phần là nước thải sinh hoạt phát sinh từ hoạt động vệ sinh, ăn uống,… của cán bộ, nhân viên y tế và bệnh nhân. Do đó, nước thải y tế cũng sẽ có một số thông số ô nhiễm giống với nước thải sinh hoạt như:

  • Ô nhiễm hữu cơ thể hiện qua thông số BOD5;
  • Ô nhiễm chất dinh dưỡng N, P;
  • Tổng chất rắn lơ lửng;
  • Dầu mỡ động thực vật;
  • Nhóm vi khuẩn Coliforms.

Điểm khác nhau khi so sánh QCVN 14 và QCVN 28

QCVN 28:2006/BTNMT QCVN 14:2008/BTNMT Đối tượng áp dụng

Các tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động thải nước thải y tế ra môi trường.

Cơ sở dịch vụ, công cộng; doanh trại lực lượng vũ trang; khu chung cư và dân cư; doanh nghiệp thải nước thải sinh hoạt ra môi trường

Thông số quy định

COD; tổng hoạt độ phóng xạ α, β; Salmonella, Shigella, Vibrio cholerae

Không có các thông số này

So sánh QCVN 14 và QCVN 28: Quy chuẩn nước thải sinh hoạt và quy chuẩn nước thải y tế

Phương pháp xử lý

Điểm khác nhau về phương pháp xử lý

So với quy chuẩn nước thải sinh hoạt thì quy chuẩn nước thải y tế có các thông số phức tạp hơn. Do đó, phương pháp để xử lý nước thải y tế đạt QCVN 28:2010/BTNMT cũng phức tạp hơn so với nước thải sinh hoạt.

Nước thải sinh hoạt đạt QCVN 14:2008/BTNMT Nước thải y tế đạt QCVN 28:2010/BTNMT

Có thành phần chính là các chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học nên có thể dễ dàng xử lý đạt QCVN 14:2008/BTNMT bằng phương pháp sinh học truyền thống: thiếu khí anoxic kết hợp hiếu khí aerotank.

Chứa thành phần phức tạp hơn như: chất khử trùng; dư lượng thuốc kháng sinh; các đồng vị phóng xạ trong quá trình khám, chữa bệnh khi chụp X – quang, xạ trị,… Nếu chỉ sử dụng phương pháp sinh học thông thường thì khó có thể đạt được hiệu quả.

→ Cần sử dụng các công nghệ tiên tiến hơn như: AAO, MBBR, MBR,… để tăng hiệu quả xử lý.

Không cần khử trùng nước thải khi sử dụng module MBR của WeMe.

→ Tiết kiệm chi phí mua hóa chất khử trùng và diện tích xây dựng bể.

Trong nước thải y tế chứa nhiều vi sinh vật có khả năng gây các bệnh nguy hiểm cho con người: Salmonella, Shigella, Vibrio cholerae.

→ Bắt buộc phải khử trùng nước thải

Giải pháp xử lý nước thải y tế và nước thải sinh hoạt đạt chuẩn QCVN từ WeMe

WeMe đưa công nghệ lọc màng MBR để ứng dụng vào xử lý nước thải sinh hoạt và nước thải y tế đạt chuẩn QCVN 14:2008/BTNMT và QCVN 28:2010/BTNMT.

Ưu điểm của công nghệ màng MBR:

  • Đây là công nghệ tiên tiến từ Nhật Bản, có khả năng xử lý triệt để các chất ô nhiễm có trong nước thải;
  • Sự kết hợp màng lọc MBR và bể sinh học được xem là một giai đoạn của quá trình xử lý nước thải, làm thay vai trò của bể lắng, bể lọc và bể khử trùng → tiết kiệm diện tích và chi phí xây dựng;
  • Nhờ màng vi lọc nên nước thải đầu ra có chất lượng rất tốt, các vi sinh vật, vi khuẩn, chất rắn lơ lửng,… đều được giữ lại. Ngoài ra, nước đầu ra còn có thể tái sử dụng cho các hoạt động không yêu cầu chất lượng nước cao khác như tưới cây, rửa xe, rửa đường,…
  • Bùn được giữ lại ở bể sinh học nhờ màng MBR, làm tăng mật độ vi sinh và tăng hiệu suất xử lý lên đến 20 – 30%

Công nghệ này được WeMe thiết kế dưới dạng module hợp khối, thiết kế nhỏ gọn, tiết kiệm diện tích, lắp đặt nhanh gọn, vận hành tự động.

Chủ Đề