So sánh phật và tư tưởng triết học phương tây năm 2024

Triết học Phương Tây thường đi từ thế giới quan, vũ trụ quan, bản thể luận đến nhân sinh quan, nhận thức luận, logic học để từ đó tạo nên một hệ thống hoàn chỉnh, chặt chẽ thì triết học Phương Đông lại đi ngược lại nghĩa là từ nhân sinh quan đến thế giới quan. [Nếu như các nhà triết học Hy – La cổ đại thường đi tìm những yếu tố đầu tiên tạo nên thế giới như nước, lửa, không khí... thì ở Phương Đông hai nhà tư tưởng lớn tiêu biểu là Khổng Tử và Đức Phật lại không làm như vậy. Đứng trước xã hội loạn lạc thời Xuân Thu, Khổng Tử đã đưa ra học thuyết Nhân – đường lối đức trị nhằm ổn định trật tự xã hội lúc bấy giờ. Bởi vậy có người coi học thuyết của Khổng Tử là học thuyết mang tính chất chính trị, xã hội – đạo đức chứ không phải là học thuyết triết học, bởi lẽ nó hầu như không có phần bản thể luận hay vũ trụ quan. Đến Mạnh Tử thời Chiến Quốc thì tình hình này hầu như không có gì thay đổi. Mãi đến thời Tống sau này, khiếm khuyết đó mới được bổ sung bằng những yếu tố thế giới quan, vũ trụ quan của Phật và Lão. Phật giáo cũng vậy, đầu tiên không phải đi vào xây dựng vũ trụ quan hay bản thể luận mà đối với Phật giáo vấn đề cấp bách là cứu khổ của chúng sinh. Bởi vậy, Phật giáo đưa ra phương pháp, biện pháp để cứu khổ, kêu gọi chúng sinh hãy thấm nhuần và làm theo Tứ Diệu Đế. Có ý kiến cho rằng, Phật giáo không bao giờ bàn đến những vấn đề siêu hình trừu tượng. Như vậy, hai học thuyết cơ bản của Phương Đông là Nho giáo và Phật giáo đều đi từ nhân sinh quan đến thế giới quan, trái ngược với triết học Phương Tây. Có thể nói, nếu triết học Phương Tây đi từ gốc đến ngọn thì triết học Phương Đông hầu như đi từ ngọn đến gốc].

  • Nếu ở Phương Tây triết học thường gắn liền với những thành tựu khoa học, đặc biệt là khoa học tự nhiên và nhà triết học thường là nhà khoa học, nhà bác học thì ở Phương Đông triết học thường gắn liền với tôn giáo. [Triết học Ấn Độ và triết học Trung Quốc ngay từ đầu đã quyện lẫn với tôn giáo. Triết học Ấn Độ biểu hiện rõ nét hơn triết học Trung Quốc. Xã hội Ấn Độ ngay từ thời kỳ chiếm hữu nô lệ, thần quyền đã ngự trị trên vương triều. Tình trạng này kéo dài không dưới bốn nghìn năm. Nói chung 9 trường phái của triết học Ấn Độ hoặc ít nhiều đều bắt nguồn từ Kinh Vêđa, một bộ kinh tối cổ xuất hiện khoảng giữa thiên niên kỷ thứ II trước công nguyên. Kinh Vêđa cũng là kinh điển của đạo Bà la môn – Tôn giáo có mặt sớm nhất ở Ấn Độ xa xưa. Như vậy, kinh Vêđa buổi đầu xuất hiện với tư cách là tôn giáo chứ không phải tư cách triết học. Tính triết học rõ nét khi kinh Vêđa được bổ sung thêm phần Upanisad sau này. Như vậy, triết học Ấn Độ thoát thai từ tôn giáo và sống dựa vào tôn giáo chứ không đẩy lùi tôn giáo như Phương Tây. Kinh dịch xuất hiện từ thời Ân – Chu ở Trung Quốc cũng với tư cách là tôn giáo nhiều hơn là triết học. Như vậy, triết học từ Dịch truyện cũng dựa vào tôn giáo để tồn tại. Thời Hán, Đổng Trọng Thư đã giải quyết khôn khéo mối quan hệ giữa tôn giáo – triết học – chính trị
  • đạo đức. Ông đã làm động tác thống nhất giữa chính trị và đạo đức để rồi tôn giáo cả chính trị lẫn đạo đức.
  • Mục đích của triết học Phương Tây là giải thích và cải tạo thế giới. Điều này đã được Các chỉ rõ: Các nhà triết học trước kia chỉ giải thích thế giới bằng nhiều cách khác nhau, song vấn đề là cải tạo thế giới. Còn mục đích của triết học Phương Đông lại nhằm xây dựng một xã hội có trật tự kỷ cương và hòa mục, nhân ái [Nho giáo]; giải thoát cho con người [Phật giáo] và làm cho con người hoà đồng với thiên nhiên [Đạo gia].
  • Về đối tượng của triết học Phương Tây rất rộng, bao gồm toàn bộ tự nhiên, xã hội và tư duy nhưng nó lấy tự nhiên làm gốc, làm cơ sở. Vì đối tượng nghiên cứu rộng như vậy nên phạm vi tri thức của nó cũng rất rộng, bao gồm mọi lĩnh vực. Triết học Phương Tây lấy tự nhiên làm gốc nên nó hơi ngả sang hướng ngoại, lấy bên ngoài giải thích bên trong. Điều đó quy định tính chất của triết học Phương Tây là hơi ngả về duy vật. Khuynh hướng trội này còn được chứng minh bởi nó đi từ thế giới quan đến nhân sinh quan, từ hạ tầng cơ sở đến thượng tầng kiến trúc. Điều đó đã được chứng minh: trong 7 trường phái triết học thời Hy Lạp – La Mã cổ đại thì có đến 5 trường phái là duy vật, chỉ có 2 trường phái là duy tâm [Platon, Pithagore]. Trong khi đó, đối tượng của triết học Phương Đông lại là xã hội, cá nhân con người, là cái tâm và cái nhìn chung nó lấy con người làm gốc. Chính vì thế, vấn đề cơ bản của triết học, được triết học Phương Đông bàn đến là vấn đề: Thiên – Địa – Nhân [trời đất và con người]. Điều đó quy định tri thức của triết học Phương Đông chủ yếu là về xã hội, chính trị, đạo đức, tâm linh. Nếu triết học Phương Tây hơi nghiêng về hướng ngoại thì triết học Phương Đông hơi nghiêng về hướng nội. Nếu triết học Phương Tây lấy ngoài giải thích trong thì triết học Phương Đông lại lấy trong giải thích ngoài. Nếu triết học Phương Tây hơi ngả về Duy vật thì triết học Phương Đông hơi ngả về Duy tâm. Trong triết học Ấn Độ cổ đại có 9 trường phái thì đến 8 trường phái duy tâm, chỉ còn

Sự sáng tạo phương thức tư duy trực giác đương nhiên là sự sáng tạo trí tuệ siêu phàm của tư tưởng triết học Phương Đông, nhưng do thiếu sự luận chứng và phân tích cho nên các khái niệm, phạm trù thường là trực giác, thiếu suy tính logic, do thiếu phương pháp cần thiết để xây dựng một hệ thống lý luận khoa học. Nhưng phương pháp trực giác lại đạt đến cái mà tư duy duy lý phân tích, mổ xẻ không bao giờ có được. Nó là phương thức phù hợp với đối tượng vận động. Thực ra hai phương pháp trội của hai nền triết học này có mối liên hệ mật thiết với nhau, không tách rời nhau và bổ sung cho nhau. Nếu không có phân tích, mổ xẻ thì làm sao mà hiểu được sự vật, hiện tượng. Nhưng nếu cho nó là tuyệt đối duy nhất thì lại là sai lầm. Đối với nhiều lĩnh vực, phương pháp phân tích tỏ ra rất yếu ớt, hạn chế trong khi đó phương pháp trực giác lại tỏ ra khá thích hợp. Bởi vậy, tuỳ từng lĩnh vực, đối tượng mà phương pháp nào là nổi trội nhưng cũng không loại trừ hoàn toàn phương pháp khác.

Chủ Đề