So sánh phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài và tòa án

So sánh hình thức giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài và tòa án

Nội dung bài viết -
  1. Khái niệm
  2. Giống nhau
  3. Khác nhau

Trọng tài đã và đang là phương thức giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại được nhiều chủ thể lựa chọn bởi những đặc tính ưu việt của nó. Vậy so sánh với phương thức giải quyết tranh chấp bằng tòa án thì có điểm gì giống và khác nhau. Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây.

TÒA ÁN VÀ TRỌNG TÀI TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI

Theo pháp luật Việt Nam, hiện tại có hai cơ chế giải quyết tranh chấp chính là Tòa án và Trọng Tài. Tuy nhiên, thực tiễn giải quyết tranh chấp cho thấy đôi khi chúng ta gặp khó khăn trong việc xác định các bên nên lựa chọn cơ chế nào trong hai cơ chế trên. Vì vậy, qua bài viết này KAV Lawyers sẽ đưa ra một số ưu điểm và hạn chế của hai cơ chế giải quyết tranh chấp trên nhằm giúp quý vị độc giả có thêm góc nhìn khái quát hơn, từ đó cá nhân và doanh nghiệp có thể chủ động lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp tối ưu nhất cho mìnhh.

I. Ưu điểm và hạn chế của Tòa án

Ưu Điểm

Căn cứ theo khoản 1 Điều 2 Luật tổ chức tòa án nhân dân 2014, thì Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp. Theo đó, Tòa án là cơ quan xét xử mang tính cưỡng chế cao nhất, Bản án hoặc Quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật thì bắt buộc các bên phải tuân thủ, trong trường hợp nếu không có sự tự nguyện tuân thủ từ các bên thì sẽ được đảm bảo thi hành bằng sức mạnh cưỡng chế của nhà nước. Bên cạnh đó, những ưu điểm từ Tòa án có thể xem xét đến như sau:

  • Về án phí/ tạm ứng án phí; lệ phí/ tạm ứng lệ phí: Vì Tòa án là cơ quan thuộc bộ máy nhà nước nên chi phí cho giải quyết tranh chấp không cao như thủ tục Trọng tài. Một vụ việc có cùng giá trị tranh chấp dưới 100 triệu, ở Tòa án, án phí/ tạm ứng án phí sẽ rơi vào khoảng dưới 5 triệu đồng [căn cứ vào danh mục án phí ban hành kèm theo nghị quyết 326/2016/UTVQH quy định về mức thu, miễn, giảm, thu nộp, quản lý và sử dụng án phí, lệ phí Tòa án] còn ở Trọng tài thì hơn10 triệu đồng. Bên cạnh đó, án phí/tạm ứng án phí ở Tòa sẽ được hoàn trả lại cho bên được xử thắng kiện, đương sự sẽ đến cơ quan thi hành án để nhận lại tiền tạm ứng án phí mình đã đóng trước đó. Không như Tòa án, ở thủ tục Trọng tài, phí trọng tài sẽ không được trả lại cho một bên trong trường hợp bên đó thắng kiện mà Hội đồng trọng tài sẽ buộc bên thua kiện hoàn trả lại phí này cho bên thắng kiện trong phán quyết trọng tài. Trong trường hợp, bên thua kiện không tự nguyện thi hành phán quyết trọng tài thì bên thắng kiện phải yêu cầu thi hành án thì mới có thể thu hồi lại phí trọng tài. Điều này dẫn đến rủi ro nếu trong trường hợp bên thua kiện không đủ tài sản để thi hành thì rất khó để lấy lại phí trọng tài mà bên thắng kiện đã bỏ ra.
  • Về nguyên tắc xét xử: Tòa án xét xử công khai, mang tính răn đe đối với những cá nhân/ pháp nhân vi phạm pháp luật. Trường hợp những cá nhân/ pháp nhân có hành vi không trung thực trong kinh doanh khi bị xét xử công khai sẽ mang tính răn đe nhiều hơn, vì khi thông tin bị công khai sẽ gây ảnh hưởng đến uy tín của cá nhân/ pháp nhân đó, từ đó những cá nhân/ pháp nhân này sẽ không dám tái phạm nữa.

Hạn chế

Bên cạnh những ưu điểm trong cơ chế giải quyết tranh chấp thì Tòa án cũng còn tồn đọng một số hạn chế nhất định, các hạn chế có thể kể đến như:

  • Trình tự, thủ tục xét xử bằng Tòa án không được linh hoạt, vẫn còn mang nặng tính hình thức. Thời gian tiến hành trên thực tế kéo dài, một vụ tranh chấp có thể trải qua nhiều cấp xét xử. Các cấp xét xử từ sơ thẩm đến phúc thẩm, trong một số trường hợp, Bản án, Quyết định có hiệu lực của Tòa án còn bị xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm.
  • Nguyên tắc xét xử công khai tuy là một ưu điểm nhưng mặt khác vẫn còn hạn chế trong trường hợp khi mà doanh nghiệp muốn giữ uy tín trên thương trường hay bí mật kinh doanh của họ. Trên thực tế, có những tranh chấp ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp. Khi xét xử công khai, một bên có quyền thông tin đến báo chí hay các cơ quan ngôn luận khác, thông tin này có thể gây bất lợi cho một bên, và thậm chí còn có thể gây tác động đến quyết định của các bên trong vụ tranh chấp.
  • Quyết định/ Bản án của Tòa án không mang tính chung thẩm, có thể bị kháng cáo nếu một trong các bên cảm thấy không thỏa đáng về Quyết định/ Bản án của Tòa hoặc bị kháng nghị khi có yêu cầu từ Viện kiểm sát.

II. Ưu điểm và hạn chế của Trọng Tài

Ưu điểm

Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Luật trọng tài thương mại 2010 thì Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận và được tiến hành theo quy định của Luật trọng tài thương mại, như vậy khi các bên thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thì khi có tranh chấp, cơ chế trọng tài sẽ được áp dụng để giải quyết tranh chấp. Đây là cơ chế lựa chọn, không như Tòa án, sẽ mặc định là cơ chế giải quyết tranh chấp nếu các bên không có thỏa thuận lựa chọn nào khác. Có thể thấy, cơ chế Trọng tài cho các bên có sự lựa chọn và chủ động hơn trong việc giải quyết tranh chấp. Ngoài ra, còn một số ưu điểm về phương thức này có thể kể đến như sau:

  • Trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài nhanh chóng, linh hoạt. Phán quyết của trọng tài mang tính chung thẩm, trọng tài chỉ xét xử một lần duy nhất, không như cơ chế của Tòa án, là Quyết định/ Bản án của Tòa có thể bị kháng cáo lên cấp xét xử cao hơn.
  • Bảo đảm bảo mật thông tin. Khoản 4 Điều 4 Luật trọng tài thương mại 2010 quy định rằng “Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài tiến hành không công khai trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác”. Điều này giúp cho doanh nghiệp nếu bị vướng vào tranh chấp, kiện tụng vẫn giữ được bí mật kinh doanh và uy tín trên thương trường.
  • Trong Hội đồng trọng tài, ngoài những trọng tài viên có chuyên môn về luật, thì còn có nhiều trọng tài viên là chuyên gia có chuyên môn về những nghiệp vụ mang tính đặc thù khác như kỹ thuật, dầu khí, xây dựng,… điều này giúp cho việc giải quyết tranh chấp được toàn diện hơn, vì trong những trường hợp đặc biệt, có những tranh chấp liên quan đến các ngành nghề đặc thù và cần một người có kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực đó để giải quyết tranh chấp. Các trung tâm trọng tài là cơ quan giải quyết tranh chấp phi chính phủ, không nằm trong bộ máy nhà nước, hoạt động độc lập, chính vì vậy mà tính chất trung lập của Trọng tài được đảm bảo.

Hạn chế

Bên cạnh những ưu điểm vượt trội của Trọng tài, cũng vẫn còn tồn tại một số hạn chế trong cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại này. Một số hạn chế có thể kể đến như sau:

  • Hạn chế thứ nhất là chi phí cho tố tụng bằng trọng tài khá cao, không có mức phí cố định mà tùy thuộc vào quy định của từng trung tâm trọng tài riêng và trị giá của từng vụ tranh chấp. Theo tìm hiểu, mức giá trọng tài tại VIAC cho vụ tranh chấp trị giá từ 100 triệu đồng trở xuống là gần 17 triệu đồng trong khi đó, cùng giá trị tranh chấp, mức án phí/ tạm ứng án phí ở Tòa chỉ từ 5 triệu đồng.
  • Việc điều tra, xác minh chứng cứ, áp dụng biện pháp khẩn cấp đối với trọng tài mất nhiều thời gian hơn tòa án. Trong trường hợp áp dụng biện pháp khẩn cấp thì thẩm quyền của Trọng tài hẹp hơn so với Tòa án, trọng tài chỉ được áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong một số trường hợp được quy định như sau [Cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp; cấm hoặc buộc thực hiện một số hành vi nhất định nhằm ngăn ngừa các hành vi gây ảnh hưởng bất lợi đến quá trình tố tụng trọng tài; kê biên tài sản đang tranh chấp; yêu cầu tạm thời về việc trả tiền giữa các bên; cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp]. Trong điều tra, xác minh, thu thập chứng cứ, trường hợp trọng tài không thể tự mình thu thập thì vẫn phải yêu cầu Tòa án có thẩm quyền cung cấp tài liệu. Vì vậy, Trọng tài viên gặp rất nhiều khó khăn trong việc điều tra, xác minh, thu thập chứng cứ và triệu tập nhân chứng nếu như không có sự tự nguyện và thiện chí của các bên tranh chấp và người làm chứng.
  • Phán quyết của Trọng tài có thể bị xem xét hủy bởi Tòa án khi có đơn yêu cầu của một bên [khoản 1 Điều 68 Luật trọng tài thương mại 2010]. Đây có thể là hạn chế lớn nhất khi các bên quyết định có nên áp dụng phương thức trọng tài để giải quyết tranh chấp không. Tại khoản 2 Điều 68 có nêu ra căn cứ để hủy phán quyết của Trọng tài, nhưng những căn cứ này cũng chưa thật sự thuyết phục và rất dễ xảy ra hiện tượng lạm dụng để hủy phán quyết. Tuy nhiên, thực tiễn hiện nay cũng cho thấy, số phán quyết của Trọng tài bị hủy cũng không nhiều.

*Trên đây là bài viết so sánh giữa hai cơ chế xét xử bằng Tòa án và Trọng tài, KAV Lawyers gửi đến các bạn độc giả. Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, để biết chính xác hơn về các thông tin liên quan đến pháp luật hoặc để tư vấn pháp luật, xin liên hệ với KAV Lawyers qua email hoặc số điện thoại sau:

E-mail: [emailprotected] hoặc [emailprotected]

Số điện thoại: [+84] 28 6270 7075hoặc [+84] 949 761 861

KAV Lawyers – Công ty luật uy tín, luôn sẵn sàng đồng hành cùng các bạn.

Share:

1. Tính chất pháp lý trong giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài hay Tòa án

a. Giải quyết tranh chấp tại Tòa án có thẩm quyền

Giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại bằng Tòa án là phương thức giải quyết tranh chấp.tại cơ quan xét xử nhân danh quyền lực nhà nước. Được đảm bảo tuân theo trình tự, thủ tục nghiêm ngặt, chặt chẽ. Và bản án của tòa án sẽ được cưỡng chế thi hành bằng sức mạnh của nhà nước.

Giải quyết tranh chấp bằng Tòa án với trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.về dân sự, thương mại và các quy định pháp luật khác có liên quan.

Trong trường hợp các bên tranh chấp đã có thoả thuận trọng tài mà một bên khởi kiện tại Toà án.thì Toà án phải từ chối thụ lý, trừ trường hợp thoả thuận trọng tài vô hiệu.hoặc thoả thuận trọng tài không thể thực hiện được.

b. Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài

Trong khi đó, giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại.là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên tự thỏa thuận.và được tiến hành theo quy định của Luật trọng tài thương mại. Nói cách khác, đây là một tranh chấp tư, vụ việc được giải quyết.một cách bí mật về thông tin,… có thể được sử dụng thay thế.cho phương thức giải quyết tranh chấp bằng Tòa án.

Điều kiện tiên quyết để có thể giải quyết tranh chấp bằng hình thức trọng tài đó.là các bên phải có Thỏa thuận trọng tài. Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp.

Đồng thời Thỏa thuận trọng tài này phải không thuộc trường hợp vô hiệu.hoặc không thể thực hiện được theo quy định của pháp luật về Trọng tài.

Trình tự thủ tục tố tụng trọng tài thương mại so sánh với trình tự thủ tục giải quyết tại tòa án.

Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thoả thuận và được tiến hành theo quy định của Luật này. Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết các vấn đề liên quan đến thương mại, bảo vệ người tiêu dùng bằng việc hai bên liên quan thống nhất một bên thứ 3 đứng ra xử lý. Bên thứ 3 đó gọi là trọng tài thương mại. Khi giải quyết tranh chấp bằng hình thức này, các bên liên quan phải tuân thủ quyết định của trọng tài thương mại. Tòa án là cơ quan tài phán trong bộ máy nhà nước nhân danh quyền lực của nhà nước để đưa ra phán quyết theo trình tự thủ tục tố tụng.


Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thoả thuận và được tiến hành theo quy định của Luật này. Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết các vấn đề liên quan đến thương mại, bảo vệ người tiêu dùng bằng việc hai bên liên quan thống nhất một bên thứ 3 đứng ra xử lý. Bên thứ 3 đó gọi là trọng tài thương mại. Khi giải quyết tranh chấp bằng hình thức này, các bên liên quan phải tuân thủ quyết định của trọng tài thương mại.

Tòa án là cơ quan tài phán trong bộ máy nhà nước nhân danh quyền lực của nhà nước để đưa ra phán quyết theo trình tự thủ tục tố tụng.

Trình tự giải quyết tranh chấp tại trọng tài thương mại:

Tranh chấp giữa các bên có thể được giải quyết tại Hội đồng trọng tài do trung tâm trọng tài tổ chức hoặc tại Hội đồng trọng tài do các bên thành lập. Giải quyết theo hình thức nào do các bên thỏa thuận.

Trình tự giải quyết tranh chấp tại Hội đồng trọng tài của Trung tâm trọng tài.

Đơn kiện và thụ lí đơn kiện

Để bước đầu của quá trình tố tụng trọng tài, nguyên đơn phải gửi đơn kiện đến trung tâm trọng tài mà các bên đã thỏa thuận lựa chọn. [trong trường hợp giải quyết bằng trung tâm trọng tài]. Trong quá trình tố tụng các bên có thể bổ sung, sửa đổi đơn kiện.

Căn cứ theo Điều 30 Luật trọng tài thương mại 2010 quy định về đơn kiện như sau:Trường hợp giải quyết tranh chấp tại Trung tâm trọng tài, nguyên đơn phải làm đơn khởi kiện gửi đến Trung tâm trọng tài. Trường hợp vụ tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài vụ việc, nguyên đơn phải làm đơn khởi kiện và gửi cho bị đơn.

Đơn khởi kiện gồm có các nội dung sau đây: Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện; Tên, địa chỉ của các bên; tên, địa chỉ của người làm chứng, nếu có; Tóm tắt nội dung vụ tranh chấp; Cơ sở và chứng cứ khởi kiện, nếu có; Các yêu cầu cụ thể của nguyên đơn và giá trị vụ tranh chấp; Tên, địa chỉ người được nguyên đơn chọn làm Trọng tài viên hoặc đề nghị chỉ định Trọng tài viên. Kèm theo đơn khởi kiện, phải có thỏa thuận trọng tài, bản chính hoặc bản sao các tài liệu có liên quan.

Một trong những nội dung quan trọng của đơn kiện là nguyên đơn chỉ ra cụ thể thông tin về người được nguyên đơn chọn làm trọng tài viên. Cùng theo đơn kiện các bên cần gửi theo bản thỏa thuận trọng tài, đây là tài liệu quan trọng để trung tâm trọng tài đánh giá tranh chấp có được thụ lí hay không.Nếu các bên không có thoả thuận khác hoặc quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài không có quy định khác, trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, các tài liệu kèm theo và chứng từ nộp tạm ứng phí trọng tài, Trung tâm trọng tài phải gửi cho bị đơn bản sao đơn khởi kiện của nguyên đơn và những tài liệu theo quy định tại khoản 3 Điều 30 của Luật này.

Thời hiệu khởi kiện theo tố tụng trọng tài là hai năm kể từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm hại.

Tự bảo vệ của bị đơn

Theo Điều 35 LTTTM 2010, trong thời hạn luật định bị đơn phải gửi cho trung tâm trọng tài bản tự bảo vệ đối với tranh chấp giải quyết tại trung tâm trọng tài. Đối với vụ tranh chấp được giải quyết tại Trung tâm trọng tài, nếu các bên không có thoả thuận khác hoặc quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài không có quy định khác, thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện và các tài liệu kèm theo, bị đơn phải gửi cho Trung tâm trọng tài bản tự bảo vệ. Theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, thời hạn này có thể được Trung tâm trọng tài gia hạn căn cứ vào tình tiết cụ thể của vụ việc.

Đối với vụ tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài vụ việc, nếu các bên không có thoả thuận khác, thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện của nguyên đơn và các tài liệu kèm theo, bị đơn phải gửi cho nguyên đơn và Trọng tài viên bản tự bảo vệ, tên và địa chỉ của người mà mình chọn làm Trọng tài viên.

Trường hợp bị đơn cho rằng vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền của Trọng tài, không có thoả thuận trọng tài, thoả thuận trọng tài vô hiệu hoặc thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được thì phải nêu rõ điều đó trong bản tự bảo vệ.

Luật tố tụng trọng tài 2010 tại Điều 36. Đơn kiện lại của bị đơn

1. Bị đơn có quyền kiện lại nguyên đơn về những vấn đề có liên quan đến vụ tranh chấp.

2. Đơn kiện lại của bị đơn phải được gửi cho Trung tâm trọng tài. Trong trường hợp vụ tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài vụ việc, đơn kiện lại phải gửi cho Hội đồng trọng tài và nguyên đơn. Đơn kiện lại phải được nộp cùng thời điểm nộp bản tự bảo vệ.

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đơn kiện lại, nguyên đơn phải gửi bản tự bảo vệ cho Trung tâm trọng tài. Trường hợp vụ tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài vụ việc, nguyên đơn phải gửi bản tự bảo vệ cho Hội đồng trọng tài và bị đơn.

Thành lập hội đồng trọng tài.

Theo quy định tại Luật Trọng tài 2010 điều 40, nếu vụ tranh chấp được giải quyết bằng trọng tài thường trực thì mỗi bên trong tranh chấp sẽ chọn một trọng tài viên và hai trọng tài viên đó sẽ cùng chọn ra một trọng tài viên thứ ba làm chủ tịch hội đồng trọng tài. Nếu hết hạn luật định mà bị đơn không chọn được trọng tài viên cho mình thì chủ tịch trung tâm trọng tài sẽ chỉ định trọng tài viên cho bị đơn.

Chuẩn bị giải quyết vụ việc Sau khi hội đồng trọng tài được thành lập tranh chấp thương mại sẽ chính thức được chuẩn bị giải quyết. Quá trình này gồm các công việc: nghiên cứu hồ sơ, xác định sự việc, thu thập chứng cứ, áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời.

Hòa giải: là một trong những biện pháp tốt nhất cho việc giải quyết tranh chấp tại trọng tài. Trong tố tụng trọng tài hòa giải không phải là thủ tục tố tụng bắt buộc song hội đồng trọng tài phải tôn trọng việc tự hòa giải của các bên.Tổ chức phiên họp giải quyết tranh chấp và quyết định trọng tài

Thời gian tiến hành, địa diểm giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận. trong trường hợp các bên không thỏa thuận thì chủ tịch hội đồng trọng tài quyết định thời gian mở phiên họp giải quyết tranh chấp và phải gửi giấy triệu tập cho các bên đương sự tham gia phiên họp chậm nhất là 30 ngày trước ngày mở phiên họp. Luật trọng tài 2010 tại Điều 55.Thành phần, thủ tục phiên họp giải quyết tranh chấp

1. Phiên họp giải quyết tranh chấp được tiến hành không công khai, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

2. Các bên có thể trực tiếp hoặc uỷ quyền cho người đại diện tham dự phiên họp giải quyết tranh chấp; có quyền mời người làm chứng, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Các bên có thể trực tiết tham dự phiên họp giải quyết tranh chấp hoặc cử đại diện của mình, nếu bị đơn đã được gửi giấy triệu tập mà vắng mặt không có lí do thì phiên họp vẫn được tiến hành, các bên đương sự cũng có thể yêu cầu hội đồng trọng tài hoãn phiên họp giải quyết tranh chấp nếu có lí do chính đáng. Nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ tham dự phiên họp giải quyết tranh chấp mà vắng mặt không có lý do chính đáng hoặc rời phiên họp giải quyết tranh chấp mà không được Hội đồng trọng tài chấp thuận thì bị coi là đã rút đơn khởi kiện. Trong trường hợp này, Hội đồng trọng tài tiếp tục giải quyết tranh chấp nếu bị đơn có yêu cầu hoặc có đơn kiện lại. Bị đơn đã được triệu tập hợp lệ tham dự phiên họp giải quyết tranh chấp mà vắng mặt không có lý do chính đáng hoặc rời phiên họp giải quyết tranh chấp mà không được Hội đồng trọng tài chấp thuận thì Hội đồng trọng tài vẫn tiếp tục giải quyết tranh chấp căn cứ vào tài liệu và chứng cứ hiện có.

Kết thúc quá trình giải quyết tranh chấp hội đồng trọng tài phải đưa ra phán quyết trọng tài. Quyết định trọng tài được biểu quyết theo nguyên tắc đa số, nếu vụ tranh chấp do trọng tài viên duy nhất giải quyết thì trọng tài viên này quyết định. Quyết định của trọng tài phải đảm bảo về nội dung và hình thức theo quy định của luật này.Phán quyết trọng tài được ban hành ngay tại phiên họp hoặc chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc phiên họp cuối cùng. Phán quyết trọng tài phải được gửi cho các bên ngay sau ngày ban hành. Các bên có quyền yêu cầu Trung tâm trọng tài hoặc Hội đồng trọng tài vụ việc cấp bản sao phán quyết trọng tài. Phán quyết trọng tài là chung thẩm và có hiệu lực kể từ ngày ban hành. Hết thời hạn thi hành phán quyết trọng tài mà bên phải thi hành phán quyết không tự nguyện thi hành và cũng không yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài theo quy định tại Điều 69 của Luật này, bên được thi hành phán quyết trọng tài có quyền làm đơn yêu cầu Cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền thi hành phán quyết trọng tài.

Trình tự giải quyết tranh chấp tại Hội đồng trọng tài vụ việc

Trường hợp vụ tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài vụ việc, nguyên đơn phải làm đơn khởi kiện và gửi cho bị đơn. Kèm theo đơn khởi kiện, phải có thỏa thuận trọng tài,bản chính hoặc bản sao các tài liệu có liên quan. Trường hợp tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài vụ việc, nếu các bên không có thoả thuận khác, thì thời điểm bắt đầu tố tụng trọng tài được tính từ khi bị đơn nhận được đơn khởi kiện của nguyên đơn. Đối với vụ tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài vụ việc, nếu các bên không có thoả thuận khác, thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện của nguyên đơn và các tài liệu kèm theo, bị đơn phải gửi cho nguyên đơn và Trọng tài viên bản tự bảo vệ, tên và địa chỉ của người mà mình chọn làm Trọng tài viên.

Luật trọng tài 2010 tại Điều 41. Thành lập Hội đồng trọng tài vụ việc

Trường hợp các bên không có thoả thuận khác, việc thành lập Hội đồng trọng tài vụ việc được quy định như sau:

1. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày bị đơn nhận được đơn khởi kiện của nguyên đơn, bị đơn phải chọn Trọng tài viên và thông báo cho nguyên đơn biết Trọng tài viên mà mình chọn. Hết thời hạn này, nếu bị đơn không thông báo cho nguyên đơn tên Trọng tài viên mà mình chọn và các bên không có thoả thuận khác về việc chỉ định Trọng tài viên, thì nguyên đơn có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền chỉ định Trọng tài viên cho bị đơn;

2. Trường hợp vụ tranh chấp có nhiều bị đơn, thì các bị đơn phải thống nhất chọn Trọng tài viên trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện của nguyên đơn và các tài liệu kèm theo. Hết thời hạn này, nếu các bị đơn không chọn được Trọng tài viên và nếu các bên không có thoả thuận khác về việc chỉ định Trọng tài viên, thì một hoặc các bên có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền chỉ định Trọng tài viên cho các bị đơn;

3. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày được các bên chọn hoặc được Tòa án chỉ định, các Trọng tài viên bầu một Trọng tài viên khác làm Chủ tịch Hội đồng trọng tài. Trong trường hợp không bầu được Chủ tịch Hội đồng trọng tài và các bên không có thoả thuận khác thì các bên có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền chỉ định Chủ tịch Hội đồng trọng tài;

4. Trong trường hợp các bên thoả thuận vụ tranh chấp do một Trọng tài viên duy nhất giải quyết nhưng không chọn được Trọng tài viên trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày bị đơn nhận được đơn khởi kiện, nếu các bên không có thoả thuận yêu cầu một Trung tâm trọng tài chỉ định Trọng tài viên, thì theo yêu cầu của một hoặc các bên, Tòa án có thẩm quyềnchỉ định Trọng tài viên duy nhất;

5. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu của các bên quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 của Điều này, Chánh án Tòa án có thẩm quyền phải phân công một Thẩm phán chỉ định Trọng tài viên và thông báo cho các bên.

Đối với vụ tranh chấp do Hội đồng trọng tài vụ việc giải quyết, việc thay đổi Trọng tài viên sẽ do các thành viên còn lại của Hội đồng trọng tài quyết định. Trong trường hợp các thành viên còn lại của Hội đồng trọng tài không quyết định được hoặc nếu các Trọng tài viên hay Trọng tài viên duy nhất từ chối giải quyết tranh chấp, thì trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu của một hoặc các Trọng tài viên nói trên, của một hoặc các bên tranh chấp, Chánh án Toà án có thẩm quyền phân công một Thẩm phán quyết định về việc thay đổi Trọng tài viên. Quyết định của Chủ tịch Trung tâm trọng tài hoặc của Toà án trong trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này là quyết định cuối cùng. Trình tự, thủ tục tiến hành phiên họp giải quyết tranh chấp đối với Trọng tài vụ việc do các bên thỏa thuận.

So sánh với giải quyết tranh chấp của tòa án

Điểm giống

- Đối tượng giải quyết là tranh chấp kinh tế

- Các bên có quyền tự hòa giải, yêu cầu hòa giải hoặc yêu cầu giải quyết tranh chấp.

- Phán quyết của tòa án và của trọng tài thương mại khi thực thi do cơ quan thi hành án thực hiện.

Điểm khác

- Tố tụng tòa án được tiến hành công khai còn giải quyết tranh chấp được tiến hành không công khai [ Điều 39 - Luật trọng tài thương mại 2010]

- Đối với giải quyết tranh chấp ở tòa án thì không được chọn địa điểm xét xử phải theo thẩm quyền tòa án trong Bộ luật tố tụng dân sự còn giải quyết theo trọng tài thương mại được thỏa thuận địa điểm giải quyết tranh chấp

- Thủ tục

Đối với tòa án, thủ tục theo trình tự của Bộ luật tố tụng dân sự

+ Thủ tục giải quyết vụ án tại tòa sơ thẩm gồm có khởi kiện, thụ lý vụ án, hòa giải và chuẩn bị xét xử, mở phiên tòa

+ Thủ tục xét xử phúc thẩm nếu có kháng cáo

+Thủ tục xét xử lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật: bao gồm thủ tục giám đốc thẩm và tái thẩm

Còn đối với thủ tục giải quyết trọng tài thương mại theo quy định Luật trọng tài thương mại 2010 gồm 6 bước: Đơn kiện và thụ lí đơn kiện; tự bảo vệ của bị đơn; Thành lập hội đồng trọng tài; Chuẩn bị giải quyết vụ việc Sau khi hội đồng trọng tài được thành lập trành chấp thương mại sẽ chính thức được chuẩn bị giải quyết; Hòa giải; Tổ chức phiên họp giải quyết tranh chấp và quyết định trọng tài.

Luật sư Phạm Thị Bích Hảo

Video liên quan

Chủ Đề