So sánh quyền miễn trừ ngoại giao và lãnh sự

  1. Khái quát về luật ngoại giao và lãnh sự: 1. Khái niệm ngoại giao, luật ngoại giao:  Ngoại giao là hoạt động của cơ quan làm công tác đối ngoại và các đại diện có thẩm quyền làm công tác đối ngoại nhằm thực hiện chính sách, bảo vệ lợi ích, quyền hạn của quốc gia, dân tộc ở trong nước và trên thế giới, góp phần giải quyết các vấn đề quốc tế chung, bằng con đường đàm phán và các hình thức hòa bình khác.  Quan hệ lãnh sự cũng là quan hệ chính thức giữa các quốc gia, được thiết lập chủ yếu để bảo vệ quyền lợi của nước cử lãnh sự, công dân của nước cử lãnh sự cư trú trên lãnh thổ nước nhận đại diện, giải quyết và phát triển quan hệ giữa hai nước, công dân, pháp nhân của hai nước trong các lĩnh vực pháp lý, kinh tế, thương mại, văn hóa...  Luật Ngoại giao và lãnh sự: là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật quốc tế, bao gồm tổng thể các nguyên tắc và quy phạm pháp luật quốc tế điều điều chỉnh quan hệ về ngoại giao và lãnh sự giữa các chủ thể của LQT mà trước tiên và chủ yếu là giữa các quốc gia. 2. Đối tượng điều chỉnh  Tổ chức và hoạt động của các cơ quan quan hệ đối ngoại của nhà nước cùng thành viên của nó.  Các quyền ưu đãi và miễn trừ dành cho các cơ quan quan hệ đối ngoại của các quốc gia và các nhân viên của các cơ quan đó.  Hoạt động của các phái đoàn đại diện của các quốc gia trong quá trình viếng thăm hoặc tham gia hội nghị quốc tế.  Hoạt động của các tổ chức liên chính phủ và các quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho các tổ chức này cũng như các thành viên của tổ chức tại lãnh thổ của các quốc gia.

II. Các nguyên tắc đặc thù của Luật ngoại giao và lãnh sự: 1. Nguyên tắc bình đẳng, không phân biệt đối xử:  Nguyên nhân: Bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia là một trong các nguyên tắc cơ bản của LQT hiện đại ⇒ Quan hệ ngoại giao, lãnh sự giữa các quốc gia cũng phải được thiết lập và thực hiện trên cơ sở bình đẳng về chủ quyền, không phân biệt đối xử giữa các quốc gia có chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội khác nhau.  Cơ sở pháp lý:  “Tin chắc rằng việc ký kết một Công ước quốc tế về quan hệ ngoại giao, các quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao sẽ góp phần vào việc

phát triển quan hệ hữu nghị giữa các nước, không phụ thuộc vào chế độ nhà nước và xã hội khác nhau của họ” [Lời mở đầu Công ước Viên 1961]  “Tin rằng một Công ước quốc tế về quan hệ lãnh sự, quyền ưu đãi và miễn trừ lãnh sự cũng sẽ góp phần phát triển quan hệ hữu nghị giữa các nước, không phân biệt chế độ lập pháp và xã hội khác nhau.” [Lời mở đầu Công ước Viên 1963]  Nội dung:  Đối xử trọng thị và bình đẳng là nguyên tắc đặc trưng trong quan hệ ngoại giao quốc tế.  Đặc biệt là trong ngoại giao đa phương.  Trong ngoại giao song phương, tuỳ vào mục đích và mối quan hệ giữa hai bên thì sẽ có những sự đối xử khác biệt nhất định. 2. Nguyên tắc thỏa thuận:  Xuất phát từ nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia ⇒ Các quốc gia thỏa thuận để giải quyết các vấn đề trong quan hệ ngoại giao - lãnh sự.  Được thực hiện một cách rất triệt để. 3. Nguyên tắc tôn trọng quyền ưu đãi miễn trừ của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và thành viên của các cơ quan này.  Nước nhận đại diện phải tôn trọng và bảo đảm cho cơ quan, thành viên của cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự được hưởng đầy đủ quyền ưu đãi và miễn trừ theo đúng quy định của Công ước Viên 1961/1963... hoặc theo tập quán quốc tế trong lĩnh vực ngoại giao - lãnh sự.  Cơ sở pháp lý:  “Nhận thức rằng mục đích của các quyền ưu đãi và miễn trừ đó không phải để làm lợi cho các cá nhân mà để bảo đảm cho các cơ quan đại diện ngoại giao thực hiện có hiệu quả các chức năng của họ, với tư cách là đại diện cho các nước” [Lời mở đầu Công ước Viên 1961]  “Nước tiếp nhận dành mọi sự dễ dàng để cơ quan đại diện thực hiện các chức năng của họ.” [Điều 25 Công ước Viên 1961]  “Nhận thức rằng mục đích của những quyền ưu đãi và miễn trừ lãnh sự không phải là để làm lợi cho cá nhân mà là để đảm bảo cho các cơ quan lãnh sự thay mặt nước mình thi hành có hiệu quả các chức năng” [Lời mở đầu Công ước Viên 1963]  “Những tiếp nhận dành mọi sự dễ dàng cho cơ quan lãnh sự để thực hiện chức năng của mình.” [Điều 28 Công ước Viên 1961] 4. Tôn trọng pháp luật, phong tục tập quán của nước sở tại.  Bên cạnh việc được hưởng các quyền ưu đãi, miễn trừ khi thực hiện chức năng ngoại giao - lãnh sự thì các cơ quan và thành viên của các cơ quan đại

 Chính phủ - Người đứng đầu chính phủ  Bộ ngoại giao - Bộ trưởng BNG.  Cơ quan đại diện diện chuyên ngành:  Các bộ, cơ cơ quan ngang bộ  Các ủy ban nhà nước.  Nước ngoài:  Cơ quan thường trực:  Cơ quan đại diện ngoại giao  Cơ quan lãnh sự  Phái đoàn đại diện của các quốc gia tại các tổ chức quốc tế.  Cơ quan lâm thời:  Có mục đích thành lập nhất định, sau khi hoàn thành thì tự động giải tán. **III. Cơ quan đại diện ngoại giao:

  1. Định nghĩa:**  Cơ quan đại diện ngoại giao là cơ quan của một quốc gia đóng trên lãnh thổ của một quốc gia khác để thực hiện quan hệ ngoại giao với quốc gia sở tại và với các cơ quan đại diện ngoại giao của các quốc gia khác ở nước sở tại.  Cơ quan đại diện ngoại giao:  Đại sứ quán ⇒ Đại sứ đặc mệnh toàn quyền  Công sứ quán ⇒ Công sứ đặc mệnh toàn quyền  Đại biện quán ⇒ Đại biện thường trú  Việc thiết lập quan hệ ngoại giao giữa các nước là tiền đề để các nước tiến tới việc thành lập cơ quan đại diện ngoại giao trên lãnh thổ của nhau. Tuy nhiên, việc thiết lập quan hệ ngoại giao không bắt buộc các nước phải thành lập cơ quan đại diện ngoại giao trên lãnh thổ của nhau, mà việc này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: khối lượng công việc ngoại giao giữa hai nước, vấn đề tài chính, vấn đề nhân sự...  Căn cứ thành lập cơ quan đại diện ngoại giao: Điều 2 CWV 1961: “Việc thiết lập quan hệ ngoại giao giữa các nước và việc lập các cơ quan đại diện ngoại giao thường trú được tiến hành theo sự thỏa thuận giữa các bên với nhau.”  Theo pháp luật Việt Nam: VN chỉ đặt cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài là Đại sứ quán mà thôi. [khoản 1 Điều 4 Luật cơ quan đại diện 2009]  Phân biệt Cơ quan đại diện ngoại giao với Đoàn ngoại giao.

2. Chức năng của cơ quan đại diện ngoại giao: [Điều 3 Công ước Vien 1961]  Đại diện cho nước cử đi tại nước tiếp nhận

 Bảo vệ quyền lợi của nước cử đi và công dân của nước cử đi tại nước tiếp nhận trong phạm vi cho phép của LQT.  Đàm phán với Chính phủ nước tiếp nhận.  Tìm hiểu bằng mọi cách hợp pháp các điều kiện và các sự kiện tại Nước tiếp nhận và báo cáo với Chính phủ của Nước cử đi;  Thúc đẩy quan hệ hữu nghị và phát triển quan hệ kinh tế, văn hoá và khoa học giữa Nước cử đi và Nước tiếp nhận.  Chức năng lãnh sự [khoản 2 Điều 3 CWV 1961; khoản 2 Điều 12 Luật cơ quan đại diện 2009]

3. Cơ cấu tổ chức và thành viên của cơ quan đại diện ngoại giao: a. Cơ cấu tổ chức: [Điều 12, 17 CWV 1961]  Cơ cấu tổ chức của cơ quan đại diện ngoại giao của các nước thường được sắp xếp căn cứ vào truyền thống và đặc trưng của các mối quan hệ giữa nước cử đại diện với nước nhận đại diện.  Thông thường trong đại sứ quán có các bộ phận: Văn phòng, phòng chính trị, phòng kinh tế, phòng văn hóa, phòng lãnh sự, tùy viên nhân sự. b. Thành viên của cơ quan đại diện ngoại giao: [Công ước Viên 1961]  Chia làm ba nhóm:  Viên chức ngoại giao [điểm e Điều 1] những người có chức vụ ngoại giao  Nhân viên hành chính-kỹ thuật [điểm f Điều 1] Những người làm công tác hành chính-kỹ thuật, giúp việc cho viên chức ngoại giao.  Nhân viên phục vụ [điểm g Điều 1] Những người đảm nhận công việc phục vụ trong nội bộ CQĐD ngoại giao  Mục đích phân loại: Là để quy định và áp dụng các chế độ ưu đãi và miễn trừ ngoại giao cho phù hợp.  Số lượng thành viên của cơ quan đại diện ngoại giao: Do hai bên thỏa thuận. [Điều 11]  Cơ quan đại diện ngoại giao phải thông báo mọi sự thay đổi về nhân sự trong CQĐD ngoại giao, kể cả nhân viên phục vụ cho Bộ ngoại giao nước sở tại biết. [Điều 10]

4. Cấp, hàm, chức vụ ngoại giao: a. Cấp ngoại giao: Điều 19 Luật cơ quan đại diện 2009  Cấp ngoại giao là thứ bậc của người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao, được xác định theo quy định của LQT và sự thỏa thuận của các quốc gia hữu quan.  Điều 14 CWV 961: Ngoài những việc liên quan đến ngôi thứ và nghi thức, không được có sự phân biệt nào giữa những người đứng đầu cơ quan đại diện vì cấp bậc của họ.

 Sau khi đã được nước nhận đại diện đồng ý, người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao mang theo quốc thư lên đường sang nước nhận đại diện nhận nhiệm vụ.  Thông thường, sau thủ tục trình quốc thư lên nguyên thủ quốc gia nước nhận đại diện, người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao được coi như chính thức nhận nhiệm vụ.

5. Khởi đầu và kết thúc chức vụ đại diện ngoại giao: a. Khởi đầu chức vụ ngoại giao:  Sau khi trình quốc thư  Sau khi báo tin đã đến nước tiếp nhận  Sau khi trao cho bộ trưởng ngoại giao nước nhận đại diện bản sao quốc thư. b. Kết thúc chức vụ ngoại giao:  Hết nhiệm kỳ  Bị triệu hồi về nước  Bị tuyên bố mất tín nhiệm [Tuyên bố không được hoan nghênh: Điều 9 CWV 1961]  Từ trần  Từ chức  Xung đột vũ trang  Quan hệ ngoại giao bị chấm dứt  Khi một trong hai nước không còn là còn là chủ thể của luật quốc tế

7. Đoàn ngoại giao: a. Khái niệm:  Nghĩa hẹp: Đoàn ngoại giao bao gồm tất cả những người đứng đầu các cơ quan đại diện ngoại giao của các nước ở nước sở tại.  Theo nghĩa rộng: Đoàn ngoại giao bao gồm tất cả các viên chức ngoại giao công tác tại cơ quan đại diện ngoại giao của các nước tại nước sở tại.  Theo nghĩa rộng hơn: Đoàn ngoại giao bao gồm tất cả viên chức ngoại giao của các nước công tác tại nước sở tại và thành viên gia đình họ.  ĐNG không phải là CQĐD ngoại giao của một quốc gia mà là một cơ cấu bao gồm tổng thể các viên chức ngoại giao nhất định [và trong một số trường hợp, cả thành viên gia đình của họ]; không được thành lập bởi một nhà nước nào cụ thể.  Đoàn ngoại giao không là một tổ chức xã hội hay tổ chức nghề nghiệp, cũng không phải là một cơ quan hoạt động hàng ngày mà chỉ thực hiện chức năng lễ tân của nước sở tại. b. Chức năng:

 Thay mặt cho các đại diện ngoại giao khi cần hoạt động tập thể trong các lễ tiết của cơ quan sở tại và trong các giao đoàn.  Giải quyết các tranh chấp xích mích về lễ tân giữa các thành viên ngoại giao đoàn và đề nghị những chế độ lễ tân với Bộ ngoại giao nước sở tại.  Thông báo cho Đoàn ngoại giao biết đến việc nhậm chức hay trở về nước của các đại sứ.  Giới thiệu pháp luật và phong tục tập quán nước sở tại cho các viên chức ngoại giao mới đến nếu họ yêu cầu.

8. Quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao: a. Khái niệm:  Khái niệm:  Trong Luật quốc tế, quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao là những quyền ưu đãi đặc biệt mà nước nhận đại diện dành cho cơ quan đại diện ngoại giao và thành viên của cơ quan này đóng tại nước mình, trên cơ sở phù hợp với pháp luật quốc tế, nhằm tạo điều kiện cho các cơ quan đại diện ngoại giao và thành viên của các cơ quan này hoàn thành một cách có hiệu quả chức năng của họ.  Đối tượng được hưởng quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao:  Cơ quan đại diện ngoại giao, phái đoàn đại diện của các quốc gia tại các tổ chức quốc tế.  Viên chức ngoại giao và thành viên gia đình họ.  Nhân viên hành chính-kỹ thuật và thành viên gia đình họ.  Nhân viên phục vụ.  Nhân viên phục vụ riêng của viên chức ngoại giao: Quyền miễn thuế thu nhập cá nhân.  Điều kiện được hưởng quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao:  Người được hưởng không có quốc tịch của nước sở tại.  Người được hưởng quyền không được có nơi ở thường trú tại nước tiếp nhận.  Thành viên gia đình viên chức ngoại giao phải sống chung với viên chức ngoại giao. [*]  Chủ thể dành và đảm bảo các quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao cho các đối tượng trên:  Nước sở tại  Quốc gia thứ ba nơi các đại diện ngoại giao quá cảnh.  Mục đích:  Không nhằm làm lợi cho các cá nhân mà để đảm bảo cho việc hoàn thành có hiệu quả các chức năng ngoại giao của họ với tư cách là đại diện của các quốc gia.

Nước tiếp nhận hoặc có nơi cư trú thường xuyên ở Nước này chỉ được hưởng quyền miễn trừ xét xử và quyền bất khả xâm phạm đối với những hành vi chính thức trong khi thi hành các chức năng của họ.” d. Quyền ưu đãi và miễn trừ dành cho những người không có thân phận ngoại giao. [Điều 37]  Đối tượng bao gồm:  Thành viên gia đình viên chức ngoại giao  Nhân viên hành chính kỹ thuật và thành viên gia đình họ  Nhân viên phục vụ  Những người phục vụ riêng của các thành viên viên cơ quan đại diện ngoại giao.  Về cơ bản, họ sẽ được hưởng những quyền ưu đãi và miễn trừ tương đương với các viên chức ngoại giao, tuy nhiên có một số hạn chế:  Quyền miễn trừ tài phán về dân sự và hành chính đối với pháp luật của nước nhận đại diện ghi nhận ở đoạn 1 Điều 31 không được áp dụng với các hành vi làm ngoài chức năng của nhân viên hành chính và kỹ thuật. Họ cũng chỉ được hưởng các quyền ưu đãi nêu ở đoạn 1 Điều 36 đối với những đồ vật nhập khẩu dùng vào việc bố trí nơi ở lần đầu của họ.  Nhân viên phục vụ nếu không phải là công dân nước sở tại hoặc không thường trú ở nước sở tại sẽ được hưởng các quyền miễn miễn trừ đối với hành vi trong khi thi hành công vụ của họ. [khoản 3, 4 Điều 37]  Nhân viên hành chính - kỹ thuật và nhân viên phục vụ của CQĐD ngoại giao và những người phục vụ riêng có quốc tịch của nước nhận đại diện hoặc cư trú thường xuyên ở nước đó thì chỉ được hưởng những quyền ưu đãi và miễn trừ trong phạm vi mà nước nhận đại diện thừa nhận cho họ. [khoản 2 Điều 38] e. Thời điểm hưởng, kết thúc, vấn đề từ bỏ quyền ƯĐMT ngoại giao:  Thời điểm hưởng:  Ngay từ khi đặt chân lên lãnh thổ nước tiếp nhận nếu không có mặt trên lãnh thổ.  Sau khi nước tiếp nhận nhận được tin nếu đã ở trên lãnh thổ nước tiếp nhận.  Thời điểm kết thúc:  Sau khi rời khỏi lãnh thổ nước tiếp nhận.  Đối với những người bị tuyên bố bất tín nhiệm, họ sẽ được cho một thời hạn nhất định để rời khỏi nước tiếp nhận.  Từ bỏ quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao.

IV. Phái đoàn đại diện thường trực của các quốc gia tại các tổ chức quốc tế: 1. Khái niệm:  Phái đoàn đại diện của các quốc gia tại các tổ chức quốc tế là những những cơ quan đại diện của quốc gia có chủ quyền, được nhà nước lập ra để đại diện cho quốc gia đó tại các tổ chức hay hội nghị quốc tế.  Thành phần của phái đoàn đại diện thường trực về cơ bản giống như cơ quan đại diện ngoại giao [Bao gồm người đứng đầu, các viên chức ngoại giao, nhân viên hành chính - kỹ thuật, nhân viên phục vụ]. Tuy nhiên, tùy thuộc vào cơ cấu tổ chức, điều lệ, hiến chương của các tổ chức quốc tế mà thành phần này có thể có những đặc điểm riêng nhất định. 2. Chức năng của phái đoàn đại diện:  Đại diện cho nhà nước mình tại các tổ chức quốc tế  duy trì và phát triển mọi mối quan hệ giữa nhà nước mình với tổ chức quốc tế  Tiến hành đàm phán trong khuôn khổ các tổ chức quốc tế  Đảm bảo sự tham gia của nhà nước mình trong các hoạt động của tổ chức quốc tế  Bảo vệ quyền lợi của nhà nước mình trong quan hệ với tổ chức quốc tế  Thúc đẩy sự phát triển hợp tác giữa các nước thành viên của tổ chức nhằm thực hiện mục đích và tôn chỉ của tổ chức. 3. Quyền ưu đãi và miễn trừ:  Quyền ưu đãi và miễn trừ của phái đoàn đại diện thường trực của quốc gia tại các tổ chức quốc tế nhìn chung giống như quyền ưu đãi và miễn trừ của cơ quan đại diện ngoại giao.  Thành viên của phái đoàn đại diện thường trực của cơ quốc gia được hưởng quyền ưu đãi và miễn trừ tương tự như các thành viên của cơ quan đại diện ngoại giao.  Đặc điểm riêng:  Các quyền ưu đãi và miễn trừ do tổ chức quốc tế dành cho phái đoàn đại diện của các quốc gia và thành viên của phái đoàn thông qua thỏa thuận với nước chủ nhà, không phụ thuộc vào quan hệ của nước chủ nhà với các nước thành viên của các tổ chức quốc tế.  Việc bổ nhiệm trưởng phái đoàn đại diện của quốc gia không đòi hỏi phải có sự chấp thuận của tổ chức quốc tế và nước chủ nhà, nơi có trụ sở của phái đoàn.  Nước chủ nhà không có quyền đơn phương tuyên bố bất tín nhiệm đối với thành viên của phái đoàn.

 Khi nước tiếp nhận lãnh sự tuyên bố bất tín nhiệm đối với viên chức lãnh sự.  Bị triệu hồi về nước.  Khu vực lãnh sự không còn thuộc chủ quyền của nước tiếp nhận.  Khi cơ quan lãnh sự đóng cửa.

3. Chức năng của cơ quan lãnh sự. Điều 5 CUV 1963 Mang tính hành chính pháp lý là chủ yếu.  Nhóm chức năng chung:  Bảo vệ quyền lợi của nước cử lãnh sự, công dân, pháp nhân nước cử tại nước tiếp nhận lãnh sự.  Tạo điều kiện thuận lợi để phát triển quan hệ giữa hai nước  Bằng mọi phương tiện hợp pháp, tìm hiểu nước tiếp nhận, báo cáo cho CP nước mình và cung cấp tài liệu cho những người hữu quan.  Nhóm chức năng hành chính - pháp lý:  Cấp hộ chiếu và giấy tờ đi đường cho công dân nước mình cũng như cấp thị thực và các giấy tờ cần thiết cho những người muốn đến nước cử lãnh sự  Thực hiện chức năng công chứng viên, hộ tịch viên và chức năng có tính chất hành chính phù hợp với pháp luật nước tiếp nhận lãnh sự  Thực hiện các trách nhiệm đối với tàu thuyền, máy bay cũng như tàu thủy, phi hành đoàn của nước mình tại khu vực lãnh sự.  Thực hiện các chức năng khác theo quy định pháp luật của nước mình và trong phạm vi Luật quốc tế cho phép trên cơ sở tôn trọng pháp luật nước tiếp nhận lãnh sự.  Bảo vệ quyền và lợi ích của cá nhân cũng như pháp nhân nước mình trong trường hợp thừa kế di sản trên lãnh thổ nước tiếp nhận lãnh sự; bảo vệ lợi ích của những người chưa thành niên và những người không có đủ năng lực hành vi là công dân của nước mình; bảo vệ quyền và lợi ích của công dân nước mình trong quá trình tố tụng tại nước tiếp nhận lãnh sự.  Chuyển giao các tư liệu, tài liệu ủy thác tư pháp cho cơ quan có thẩm quyền của nước cử lãnh sự.

4. Lãnh sự danh dự. a. Khái niệm:  Lãnh sự danh dự là người không nằm trong biên chế của bộ máy cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện ngoại giao nhưng thực hiện một số chức năng lãnh sự nhất định do nước cử lãnh sự giao cho, sau khi có sự đồng ý của nước tiếp nhận lãnh sự.

 Đặc điểm: Lãnh sự danh dự được thành lập ở những khu vực có nhu cầu lãnh sự nhưng do khó khăn về tài chính hoặc nhân lực, nước cử lãnh sự chưa lập được cơ quan lãnh sự chuyên nghiệp. b. Chức năng và quyền ưu đãi của lãnh sự danh dự:  Lãnh sự danh dự không thực hiện mọi chức năng của người đứng đầu cơ quan lãnh sự mà chỉ thực hiện một số chức năng nhất định theo sự ủy nhiệm của cơ quan lãnh sự hoặc cơ quan đại diện ngoại giao.  Lãnh sự danh dự được hưởng các quyền ưu đãi và miễn trừ gần như viên chức lãnh sự chuyên nghiệp khi thực hiện chức năng của mình. Tuy nhiên có một số quyền bị hạn chế.

5. Quyền ưu đãi và miễn trừ lãnh sự.  Công ước Viên 1963 quy định các quyền ưu đãi và miễn trừ lãnh sự về cơ bản giống như quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao nhưng ở mức độ hạn chế hơn. a. Quyền ưu đãi và miễn trừ dành cho cơ quan lãnh sự: [Điều 28 -39 CWV 1961]  Quyền bất khả xâm phạm về trụ sở, nhưng có trường hợp ngoại lệ, chỉ mang tính tương đối [trường hợp khẩn cấp như hoả hoạn, động đất...] [khoản 2, 4 Điều 31]  Quyền bất khả xâm phạm về hồ sơ lưu trữ và tài liệu.  Quyền tự do thông tin liên lạc [Hạn chế ở khoản 3 Điều 35]  Quyền được miễn các khoản thuế và lệ phí.  Quyền được treo quốc kỳ, quốc huy. [Hạn chế ở khoản 2 Điều 29] b. Quyền ưu đãi miễn trừ cho viên chức lãnh sự:  Quyền bất khả xâm phạm về thân thể vẫn có thể bắt giữ trong một số trường hợp đặc biệt nhưng phải được thực hiện với sự tôn trọng thích đáng với phẩm cách của họ. [Điều 42] [Hạn chế ở khoản 1 Điều 41]  Quyền miễn trừ nghĩa vụ tư pháp:  Hình sự, dân sự, hành chính tương đối.  Nghĩa vụ ra làm chứng nếu chứng minh được điều đó liên quan đến chức năng lãnh sự của họ. [Điều 44]  Quyền miễn trừ các loại thuế phí  Quyền tự do đi lại c. Quyền ưu đãi miễn trừ trừ cho nhân viên lãnh sự:  Nhân viên lãnh sự được hưởng quyền miễn trừ xét xử về hình sự, dân sự và xử lý vi phạm hành chính như viên chức lãnh sự  Nhân viên lãnh sự và thành viên gia đình cùng chung sống với họ được hưởng quyền miễn trừ thuế phí và lệ phí, trừ lệ phí phải trả cho những dịch vụ cụ thể.

Quyền miễn trừ ngoại giao hoặc lãnh sự là gì?

Quyền miễn trừ ngoại giao là những quyền dành cho cơ quan đại diện ngoại giao và thành viên của cơ quan đại diện đó được miễn trừ khỏi các hành vi cưỡng chế của cơ quan tư pháp, tài chính và cơ quan điều tra, an ninh của nước sở tại, được miễn trừ khỏi việc bắt giữ, khám xét, hỏi cung, trưng thu, tịch thu tài sản, ...

Quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao kết thúc khi nào?

Các quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao chấm dứt cùng với sự chấm dứt chức năng của viên chức hoặc nhân viên ngoại giao.

Ai được hưởng quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao?

Theo quy định tại Điều 1 và khoản 1 Điều 17 của Pháp lệnh này thì đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ bao gồm cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam và thành viên của những cơ quan đó, cũng như thành viên gia đình họ.

Ngoại giao và lãnh sự là gì?

Luật ngoại giao và lãnh sự là tổng thể các nguyên tắc và quy phạm pháp luật quốc tế nhằm điều chỉnh trình tự thiết lập quan hệ chính thức giữa các quốc gia và chủ thể khác của luật quốc tế với nhau, trên cơ sở đó duy trì hoạt động chức năng của các cơ quan quan hệ đối ngoại của nhà nước để phục vụ sự phát triển quan hệ ...

Chủ Đề