So sánh snapdragon 630 và 710
Qualcomm có 4 dòng SoC gồm Snapdragon 200, 400, 600 và 800, riêng dòng 600 tầm trung có rất nhiều phiên bản vậy khác biệt giữa chúng ở đâu? Phải chăng số cao hơn là tốt hơn? Cách đặt tên mã của Qualcomm không phản ánh điều này, chẳng hạn như Snapdragon 632 lại không thật sự xịn hơn Snapdragon 630 hay thậm chí Snapdragon 450 lại có hiệu năng tương tự Snapdragon 625. Vậy nên chúng ta cần làm rõ vài thứ về dòng SoC tầm trung của Qualcomm, từ đó anh em sẽ có thể chọn mua thiết bị chính xác hơn theo nhu cầu của mình và giá tiền. Nói về dòng tầm trung sản xuất trên tiến trình 14 nm hiện tại thì Qualcomm có dòng Snapdragon 600 với 660, 636, 632, 630, 625 và một phiên bản dòng 400 là 450. Ở phân khúc này, chúng ta có thể chia ra 2 phân khúc phụ là trên trung cấp và trung cấp. Trên trung cấp là 2 phiên bản Snapdragon 660 và Snapdragon 636. Tại sao không phải là Snapdragon 710? Bởi lẽ Snapdragon 710 với tiến trình 10 nm và dùng các nhân Kryo 360 tùy biến dựa trên ARM Cortex-A75 thì chúng ta không thể gọi nó là SoC trung cấp nữa, có thể gọi là cận cao cấp bởi thông số của nó gần với dòng 800 cao cấp hơn là 600 trung cấp. Dòng trung cấp bao gồm các phiên bản Snapdragon 630, 632, 625 và Snapdragon 450. Đáng ra dòng 450 thuộc Snapdragon 400 phải được xếp vào dòng giá rẻ chứ nhỉ? Tuy nhiên, hiệu năng và thông số Snapdragon 450 lại gần với dòng Snapdragon 600 hơn nên có thể xép nó vào dòng trung cấp. Đầu tiên là Snapdragon 660 và 636 - 2 phiên bản SoC mạnh nhất của dòng Snapdragon 600. Snapdragon 660 được Qualcomm giới thiệu vào tháng 5 năm 2017 và đây cũng là phiên bản SoC thuộc dòng Snapdragon 600 đầu tiên dùng nhân Kryo tùy biến. Sau đó Snapdragon 636 xuất hiện vào tháng 10 và cả 2 trở thành những con SoC tầm trung tốt nhất trên thị trường vào thời điểm đó. Đến tháng 6 năm nay thì Qualcomm ra mắt Snapdragon 632 với sứ mạng là nền tảng SoC cho các thiết bị tầm trung năm 2018. Dù vậy, Snapdragon 632 lại không phải là một phiên bản nâng cấp của dòng Snapdragon 630 theo tên gọi của nó mà kỳ thực nó cải tiến từ Snapdragon 625. 1. Xung nhịp nhân Kryo 260 Gold của Snapdragon 660 có xung 2,2 GHz, cao hơn mức xung 1,8 GHz của Snapdragon 636; 2. Snapdragon 660 tích hợp nhân đồ họa Adreno 512 còn 636 dùng Adreno 509; 3. Snapdragon 660 hỗ trợ bộ nhớ RAM LPDDR4-1866 nhanh hơn LPDDR4-1333 của Snapdragon 636; 4. Snapdragon 660 hỗ trợ màn hình QHD còn 636 hỗ trợ phân giải tối đa FHD+ (18:9) cũng như hỗ trợ trình xuất 4K so với FHD. Ngoài các điểm khác biệt này thì thông số còn lại của 2 phiên bản đều như nhau. Chẳng hạn như cả 2 đều dùng các nhân bán tùy biến Kryo 260 theo thiết lập 4 + 4, 4 nhân Kryo 260 Gold và 4 nhân Kryo 260 Silver tùy biến lần lượt dựa trên Cortex-A73 và Cortex-A53. Cả 2 đều tích hợp modem Snapdragon X12 LTE chuẩn Cat. 13/12 cho tốc độ tỉa lên 150 Mbps và tải xuống 600 Mbps. Ngoài ra cả 2 đều có vi xử lý tín hiệu kỹ thuật số (DSP) Hexagon 680, vi xử lý hình ảnh Spectra 160 với công nghệ ClearSight, hỗ trợ camera theo thiết lập 24 MP (1 camera) hoặc 16 MP (2 camera), hỗ trợ sạc nhanh Quick Charge 4.0 và có Snapdragon Neural Processing Engine (NPE) để xử lý các tác vụ máy học, AI phát triển trên các framework như Tensorflow, caffe. Sony Xperia XA2 là một trong số ít những chiếc smartphone dùng Snapdragon 630. Nếu xếp theo năng lực xử lý thì có thể đưa Snapdragon 660 lên đầu, kế đến là 636 và thấp hơn là 630 (vẫn chưa phải 632? Qualcomm đặt tên kiểu này dễ gây hiểu nhầm lắm 😁). Snapdragon 630 là phiên bản SoC có 8 nhân nhưng đều là Cortex-A53 với 4 nhân chạy ở xung 2,2 Ghz và 4 nhân tiết kiệm điện xung 1,8 Ghz. Do đó, hiệu năng của Snapdragon 630 ở mức trung bình nhưng Adreno 508 lại có hiệu năng khá tốt, cải thiện 30% hiệu năng xử lý đồ họa và chơi game so với Adreno 506 trên Snapdragon 626 - phiên bản tiền nhiệm của Snapdragon 630. Ngoại trừ khác biệt về các nhân thì Snapdragon 630 có các thông số còn lại y hệt 2 phiên bản Snapdragon 660 và 636 như cũng tích hợp modem Snapdragon X12 LTE Cat. 12/13, Spectra 160 ISP, hỗ trợ RAM LPDDR4-1333, bộ nhớ eMMC hoặc UFS. Tuy nhiên với thiết lập camera thì Snapdragon 630 lại hỗ trợ 2 camera 13 MP thay vì 16 MP. Điều khiến Snapdragon 630 được xếp gần với Snapdragon 660 hay 636 hơn là do nó cũng hỗ trợ Nerual Processing Engine để xử lý các tác vụ AI, hỗ trợ cả Quick Charge 4.0. Cũng cần lưu ý là trong họ nhà Snapdragon 600 thì chỉ có 3 phiên bản SoC trên là 660, 636 và 630 hỗ trợ NPE và Quick Charge 4.0. Về mặt kết nối thì cả 3 đều hỗ trợ Bluetooth 5.0 và USB 3.1. Giờ đến phần 3 con SoC tầm trung thật sự gồm Snapdragon 632, Snapdragon 625 và Snapdragon 450: Snapdragon 632 mới ra mắt là SoC 8 nhân với 4 nhân Kryo 250 Gold tùy biến từ Cortex-A73 chạy ở xung tối đa 1,8 Ghz và 4 nhân Kryo 250 Silver tùy biến từ Cortex-A53 với xung tối đa 1,8 GHz. Tính ra Snapdragon 632 còn yếu hơn đôi chút so với Snapdragon 626 bởi xung của 4 nhân Kryo 250 Silver trên phiên bản này đến 2 GHz. Tuy vậy Snapdragon 626 lại không được các nhà sản xuất sử dụng nhiều như Snapdragon 625 thế nên trong bài này chúng ta không nhắc đến 626. HTC Desire 12+ chạy Snapdragon 450 cho hiệu năng khá tốt. Thêm vào đó có thể đưa Snapdragon 450 vào danh sách này bởi 450 về cơ bản là một phiên bản giảm xung của Snapdragon 625 với 8 nhân Cortex-A53 ở xung 1,8 GHz và khác biệt chính là độ phân giải video mà nó có thể mã hóa/giải mã. Snapdragon 632 và 625 có thể mã hóa/giải mã ở độ phân giải 4K UHD@30 fps trong khi Snapdragon 450 chỉ hỗ trợ FHD+@60 fps. 3 phiên bản này có một số đặc điểm chung như: 1. Đều tích hợp Adreno 506; 2. Đều có vi xử lý tín hiệu kỹ thuật số Hexagon 546; 3. Hỗ trợ đơn camera 24 MP và 2 camera 13 MP; 4. Hỗ trợ màn hình FHD+; 5. Tích hợp Snapdragon X9 LTE Cat. 13/7; 6. Hỗ trợ Quick Charge 3.0 và USB 3.0. Ở phân khúc này thì có thể xếp Snapdragon 632 mạnh nhất, Snapdragon 625 là phiên bản rút gọn của Snapdragon 632 và Snapdragon 450 là biến thể yếu hơn của Snapdragon 625. *Chốt: Snapdragon 660 > Snapdragon 636 > Snapdragon 630 > Snapdragon 632 > Snapdragon 625 > Snapdragon 450. Anh em thấy đó, không phải cứ số to hơn là mạnh hơn, hy vọng qua bài này thì anh em đã biết được sức mạnh của các phiên bản Snapdragon 600 hiện đang được trang bị phổ biến trên các thiết bị tầm trung và thậm chí là cao cấp hiện tại. Chẳng hạn như Snapdragon 660 là con SoC mạnh nhất dòng Snapdragon 600, nó được trang bị trên rất nhiều dòng máy như ASUS Zenfone 4, Nokia 7 Plus, Xiaomi Mi Note 3, Oppo R11s với mức giá dưới 10 triệu nhưng BlackBerry Key2 với mức giá cao cấp cũng sử dụng con SoC này. Trong khi đó ở đầu kia của bảng xếp hạng, Snapdragon 625 là phiên bản SoC tầm trung phổ biến nhất khi nó được rất nhiều hãng làm điện thoại khai thác với phân khúc giá tầm 5, 6 triệu như dòng Redmi của Xiaomi, Huawei Nova, Moto Z Play, G5 Plus, Samsung Galaxy C7 và cao cấp có BlackBerry KeyOne. |