So sánh sơn dầu và sơn mài năm 2024

Bằng những nét vẽ tuyệt diệu của người họa sĩ mà những bức tranh vẽ luôn tái hiện được vạn vật xoay quanh cuộc sống của chúng ta và gửi gắm vào đó những tình cảm, tâm tư thầm kín nhất. Tranh vẽ cũng có rất nhiều loại như tranh sơn dầu, sơn mài, tranh in,…Và mỗi loại tranh đều có những đặc điểm riêng khác biệt, tuy nhiên dù là tranh bằng chất liệu gì thì vẫn giữ được giá trị nghệ thuật cao. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua về 2 loại tranh phổ biến, lâu đời đó là tranh sơn dầu và tranh sơn mài nhé!

1. Tranh sơn dầu

So sánh sơn dầu và sơn mài năm 2024

Sơn dầu là một loại họa phẩm làm từ sắc tố (pigment), sơn dầu thường được chế dưới dạng bột khô nghiền kỹ và pha trộn với dầu lanh, dầu cù túc hay dầu óc chó. Muốn chế màu vẽ tranh, người họa sĩ cần có kiến thức chuyên môn cao để tránh pha trộn gây ra các phản ứng hóa học không mong muốn.

So sánh sơn dầu và sơn mài năm 2024

Sơn dầu có một đặc tính đó là không thấm nước, vì vậy chúng có độ dẻo và độ che phủ mạnh khi chồng lên các lớp sơn khác, tuy nhiên chúng khá lâu khô. Tranh sơn dầu thường sẽ khô trong vòng 2 tuần, để một bức tranh được hoàn thiện và treo lên khung thì cần một lớp vecni bóng bên ngoài. Về tuổi thọ của tranh sơn dầu có thể giữ gìn tối thiểu 30 năm, nếu trong điều kiện bảo quản tốt chúng có thể tồn tại đến hàng trăm năm. Điểm nổi bật của tranh sơn dầu là có độ trong, độ sau và độ bão hòa màu sắc rất cao.

So sánh sơn dầu và sơn mài năm 2024

Các màu sắc có thể dễ dàng biến chuyển và tạo ra nhiều sắc độ tùy thích. Lớp sơn mỏng hay dày đều phụ thuộc vào cách pha trộn của người họa sĩ, có thể mỏng như màu nước hay dày như phù điêu. Tuy nhiều ưu điểm nổi trội như vậy nhưng tranh sơn dầu vẫn có nhược điểm là lâu khô, một số chất trong sơn có thể độc hại và sơn có thể dễ bị hỏng trong nhiệt độ và độ ẩm không tốt. Dù vậy thì các bức tranh sơn dầu vẫn luôn được đánh giá cao và được những người yêu nghệ thuật hội họa ưa chuộng, các bức tranh của các danh họa nổi tiếng trên thế giới đa phần là các tác phẩm sơn dầu như tranh của Picasso, Van Gogh, Leona De Vinci,…

2. Tranh sơn mài

So sánh sơn dầu và sơn mài năm 2024

Vật liệu trong tranh sơn mài rất đa dạng từ vỏ trứng, sơn ta, vỏ trai, cật tre… và đặc biệt sử dụng kĩ thuật mài vào và tạo nên kỹ thuật sơn mài độc đáo. Tranh sơn mài rất khó thực hiện và yêu cầu sự tỉ mỉ, công phu hơn. Tranh sơn mài phải phụ thuộc nhiều vào các sản phẩm và màu sơn có sẵn, mặc dù màu của tranh sơn mài dễ dàng pha trông nhưng lại bị chi phối nhiều bởi màu sắc của các chất sơn son, vỏ trứng hay vàng bạc,…

So sánh sơn dầu và sơn mài năm 2024

Một tác phẩm tranh sơn mài thực thụ không thể thiếu đi chất vàng, bạc hay vỏ trứng được. Tranh sơn mài nỹ nghệ đòi hỏi một mặt phẳng nhẵn gần như tuyệt đối và có độ bóng, càng bóng càng đẹp và đẳng cấp. Sơn dùng cho tranh sơn mài không được quá đặc hay quá loãng, khi vẽ cần đều tay và tản mịn ra, tránh để màu loãng chảy làm hỏng cả tác phẩm.

So sánh sơn dầu và sơn mài năm 2024

Sau khi vẽ xong cần sơn một lớp sơn quang rồi ủ, ủ trong tủ kín gió và có độ ẩm cao. Sau khi tranh đã khô cần được mài cho bóng rất công phu. Chính vì sự công phu mà tranh sơn mài có giá trị nghệ thuật cao và được ưa chuộng.

Bộ 3 tranh sơn dầu ParisKích thước: 50 x 70 x 3Chất liệu khung: CompositGiá: 1.050.000đ Bộ 3 tranh múa BaleKích thước: 60 x 80 x 3Chất liệu khung: CompositGiá: 1.300.000đ

Từ xa xưa, các tác phẩm hội họa được xem là công cụ lưu trữ những khoảnh khắc thường ngày của cuộc sống, phản ánh hiện thực chân thật và sinh động.

Trên thực tế có phong phú các dòng tranh như tranh màu nước, tranh điêu khắc gỗ, tranh lụa, tranh chì, tranh sơn mài và tranh sơn dầu,… Trong đó 2 loại dễ bị nhầm lẫn nhất là tranh sơn dầu và tranh sơn mài bởi chúng có khá nhiều nét tương đồng. Vậy đặc điểm của hai dòng tranh này là gì và làm sao để phân biệt chúng? Cùng Halo Canvas tìm hiểu nhé!

Giá trị trường tồn của dòng tranh sơn dầu

Sơn dầu là chất liệu dùng cho tranh vẽ được tổng hợp từ bộ màu khô pha với dầu lanh, dầu óc chó hay dầu cù túc. Ngoài kiến thức về hội họa, người họa sĩ tranh sơn dầu còn phải biết nắm bắt kiến thức hóa học, biết cách pha để tạo ra các màu ưng ý.

So sánh sơn dầu và sơn mài năm 2024
Bức tranh “Phố Chợ Gạo”

Tranh sơn dầu láng mịn, hoàn toàn không thấm nước, có độ dẻo dai, bám dính và che phủ cao khi chồng các lớp sơn. Tranh sơn mài và tranh sơn dầu đều không bay hơi nhưng thời gian khô khá lâu, khoảng 2 tuần. Sau đó để hoàn thiện tranh cần phủ lớp vecni bên ngoài để tăng độ bóng và tuổi thọ của tranh.

Tranh sơn dầu nhìn chung có độ trong, màu sâu và độ bão hòa màu rất cao. Những bức tranh có kỹ thuật sơn tốt và bảo quản hợp lý có thể gìn giữ được gần 100 năm, còn tuổi thọ trung bình của tranh sơn dầu là khoảng 30 năm. Tuy nhiên tranh dễ bị hỏng trong điều kiện độ ẩm và nhiệt độ cao.

Xem thêm: 1001+ mẫu tranh sơn dầu phong cảnh độc đáo khiến bạn xiêu lòng

So sánh sơn dầu và sơn mài năm 2024
Bức họa “Mùa xuân vĩnh cửu” – Sandro Botticelli

Màu sắc trong tranh sơn dầu dường như vô tận. Rất khó để ta nhận ra nét chuyển sắc trong những bức họa sơn dầu công phu. Bức tranh trong, lấp lánh nhờ lớp vecni phủ bên ngoài, lại rất sâu do tầng tầng lớp lớp sơn dầu phủ lên.

Những dấu ấn của tranh sơn dầu trong dòng chảy lịch sử

Chất lượng và giá trị bức tranh sơn dầu phụ thuộc rất nhiều và trình độ họa sĩ. Các lớp sơn có thể dày như bức phù điêu hay mỏng như lớp màu nước, dễ dàng chuyển đổi tạo ra nhiều sắc thái màu khác nhau.

So sánh sơn dầu và sơn mài năm 2024
Tuyệt tác “Chúa tạo ra Adam”

Vào thế kỷ XV, trào lưu vẽ tranh sơn dầu diễn ra mạnh mẽ tại các nước châu Âu, cụ thể là Ý và Pháp. Lúc bấy giờ sản xuất vải toan canvas trở nên cực kỳ dễ dàng. Ngoài ra các họa sĩ còn vẽ những bức sơn dầu nhỏ lên kim loại, đặc biệt trên những chiếc đĩa đồng.

Trong suốt thời gian sau, tranh sơn dầu trở thành dòng tranh được yêu thích nhất vùng Bắc Địa Trung Hải. Thế kỷ XVII đến XIX chứng kiến những bức họa sơn dầu nổi tiếng thế giới ra đời, được vẽ bởi các họa sĩ lừng danh như Vincent Van Gogh, Pablo Picasso, Johannes Vermeer hay Leonardo da Vinci.

Dòng tranh sơn dầu thời kỳ này đạt đỉnh cao với rất nhiều bức tranh sơn dầu nổi tiếng như “Đêm đầy sao”, “Mona Lisa”, “Cô gái với khuyên tai ngọc trai”,…

So sánh sơn dầu và sơn mài năm 2024
Bức họa “Sự ra đời của Thần Vệ Nữ” – Sandro Botticelli
So sánh sơn dầu và sơn mài năm 2024
Tuyệt tác “Đêm đầy sao” – Vincent Van Gogh
So sánh sơn dầu và sơn mài năm 2024
Bức họa nàng “Mona Lisa” – Leonardo da Vinci
So sánh sơn dầu và sơn mài năm 2024
Bức tranh “Cô gái với khuyên tai ngọc trai” – Johannes Vermeer
So sánh sơn dầu và sơn mài năm 2024
Tuyệt phẩm “Bữa Tiệc Cuối Cùng” – Leonardo Da Vinci
So sánh sơn dầu và sơn mài năm 2024
Bức vẽ “Người phụ nữ ngồi gần cửa sổ” – Pablo Picasso

Thời kỳ huy hoàng của tranh sơn dầu Việt Nam

Được biết đến rộng rãi tại Việt Nam theo sự ra đời của trường Mỹ thuật Đông Dương, tranh sơn mài và tranh sơn dầu nhanh chóng chiếm được cảm tình của người dân đất Việt. Lịch sử nước ta chứng kiến hàng loạt họa sĩ sơn dầu lừng danh như Tô Ngọc Vân, Trần Văn Cẩn, Nguyễn Tường Lân hay Bùi Xuân Phái. Một số những bức họa của các tác giả này vinh dự là “Bảo vật quốc gia”, lưu giữ nét độc đáo riêng có về một thời kỳ vàng son của dòng tranh sơn dầu nước nhà.

So sánh sơn dầu và sơn mài năm 2024
Tuyệt tác “Em Thúy” – Trần Văn Cẩn
So sánh sơn dầu và sơn mài năm 2024
Bức vẽ “Thiếu nữ bên hoa huệ” – Tô Ngọc Vân
So sánh sơn dầu và sơn mài năm 2024
Bức tranh “Hàng Bạc” – Bùi Xuân Phái
So sánh sơn dầu và sơn mài năm 2024
Tác phẩm “Vầng trăng ai xẻ làm đôi” – Nguyễn Tường Lân

Nét tinh tế trong tranh sơn mài

Quy trình tạo nên bức sơn mài đẹp mắt

Tranh sơn mài đã có mặt tại Việt Nam từ rất lâu. Các tác phẩm sơn mài được tìm thấy trên dấu tích những ngôi cổ mộ niên đại từ thế kỉ III đến thế kỉ IV trước Công nguyên. Dòng tranh sơn mài truyền thống thường có ba màu nâu, đen và đỏ son. Đến đầu thế kỉ XX, các nghệ sĩ tranh sơn mài đã sáng tạo nên phương pháp vẽ tranh mới là đục đẽo, tạo nên nhiều mảng màu hơn.

So sánh sơn dầu và sơn mài năm 2024
Tác phẩm “Vịnh Hạ Long” – Phạm Hậu

Bức tranh sơn mài được thể hiện trên gỗ. Tấm ván gỗ trước khi được vẽ cần trải qua các công đoạn phủ lớp vải – nhựa cây – đất sau đó được đóng giấy cát và cuối cùng là tráng lại bằng nhựa cây nóng, tạo nên một bề mặt vẽ đen mịn sáng bóng với ánh sáng rực rỡ.

Họa sĩ sử dụng các lớp sơn màu nóng để vẽ chồng lớp, tương tự như khi vẽ sơn dầu. Sau đó là hàng loạt bước đánh bóng, rửa tranh lặp đi lặp lại để tác phẩm đạt được chất lượng ưng ý nhất.

Nét tinh tế riêng có của tranh sơn mài

So sánh sơn dầu và sơn mài năm 2024
Tác phẩm “Tổ đổi công miền núi” – Hoàng Tích Chu

Đặc sắc trang trí của tranh sơn mài được thể hiện ở chiều sâu khung hình, cảm nhận bề mặt, độ bền của tác phẩm và tính truyền thống bên trong nó. Do vậy, tranh sơn mài đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong trang trí nhà cửa ở Việt Nam do tính độc đáo mà thân thuộc của dòng tranh này. Ta có thể bắt gặp chất liệu sơn mài từ những bức tượng Phật, đồ thờ, đôi câu đối, bức hoành phi,… mang đến sự ấm cúng và trang trọng cho không gian.

Bức tranh sơn mài mang đậm hơi thở cuộc sống nhưng vẫn có nét hoài cổ, đương thời. Các họa sĩ sơn mài tập trung mô tả khung cảnh sinh hoạt thường nhật, hình ảnh người phụ nữ Việt nhẹ nhàng hay đơn giản là say đắm cảnh vật ngay trước mắt.

So sánh sơn dầu và sơn mài năm 2024
Kiệt tác “Bình minh trên nông trang” – Nguyễn Đức Nùng

Lịch sử phát triển tranh sơn mài Việt Nam

Ngoài chất liệu truyền thống, các nghệ nhân sơn mài đã sáng tạo thành công dòng tranh sơn mài sử dụng tro, vỏ trứng hay mạ vàng, bạc. Những chất liệu này gần gũi với văn hóa Việt Nam, lại giúp người nghệ sĩ lột tả hết được vẻ đẹp bức tranh, đưa cái tôi cá nhân vào trong tác phẩm của họ.

Tranh sơn mài và tranh sơn dầu Việt Nam cùng lúc bùng nổ từ những năm 30 của thế kỷ trước. Sau gần 100 năm phát triển, nền hội họa nước nhà đã chứng kiến biết bao họa sĩ sơn mài tài năng với những bức vẽ vô giá.

So sánh sơn dầu và sơn mài năm 2024
Bức họa “Vườn xuân Trung Nam Bắc” – Nguyễn Gia Trí
So sánh sơn dầu và sơn mài năm 2024
Bức vẽ “Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ” – Nguyễn Sáng
So sánh sơn dầu và sơn mài năm 2024
Tác phẩm “Ngựa Gióng” – Nguyễn Tư Nghiêm
So sánh sơn dầu và sơn mài năm 2024
Bức tranh “Cô Liên” – Họa sĩ Huỳnh Văn Gấm

Tranh sơn mài và tranh sơn dầu đã và đang đóng vai trò quan trọng trong dòng chảy lịch sử hội họa. Chúng vừa là cầu nối giữa văn hóa Đông – Tây, lại vừa kết nối quá khứ – hiện tại. Hy vọng rằng hai dòng tranh này sẽ còn sản sinh nhiều tuyệt tác hội họa lưu danh đời sau.