So sánh tình yêu trong sóng và việt bắc năm 2024

Hướng dẫn làm Dạng bài SO SÁNH 2 ĐOẠN THƠ

10:23 07/12/2017

Đây là dạng đề khá hóc búa trong đề thi THPTQG cũng như trong các đề thi học sinh giỏi. Chính vì vậy, học sinh thường lúng túng khi gặp dạng bài này. Đôi khi các em không xác định được hướng triển khai dẫn đến lạc đề, điểm không cao. Vậy khi gặp dạng đề so sánh hai đoạn thơ, chúng ta phải làm thế nào?

Hướng dẫn:

1. Cách làm bài: Phần Mở bài: – Giới thiệu 2 tác giả, 2 bài thơ [2 đoạn thơ]

_Giới thiệu vấn đề nghị luận [ nếu có ]

Phần Thân bài: Lần lượt phân tích các đoạn thơ theo định hướng những điểm tương đồng với nhau, làm nổi bật vấn đề nghị luận. So sánh hai đoạn thơ: + Chỉ ra những điểm tương đồng của hai bài thơ, đoạn thơ [ về nội dung và nghệ thuật ] + Chỉ ra những điểm khác biệt của mỗi bài thơ, đoạn thơ[ về nội dung và nghệ thuật ].

->>Tìm ra nguyên nhân [ lí giải sự khác biệt ] và ý nghĩa.

Từ đó khẳng định những nét độc đáo, giá trị riêng của mỗi bài thơ, đoạn thơ. Phần Kết bài: – Đánh giá giá trị của mỗi bài thơ, đoạn thơ. – Những cảm nhận về phong cách sáng tác của mỗi nhà thơ. 2. Một vài lưu ý: – Ở phần thân bài phải đảm bảo hai bước: phân tích từng tác phẩm trước rồi so sánh sau. – So sánh hai bài thơ, đoạn thơ tuyệt đối không phải để khẳng định tác phẩm nào hay hơn, mà để tìm ra nét hay tương đồng và độc đáo của mỗi tác phẩm. Sự tương đồng nói lên tính phong phú, phát triển của văn học. Điểm khác biệt tô đậm phong cách riêng của mỗi nhà thơ và xu hướng sáng tác… – Các bình diện để so sánh: + Tác giả, hoàn cảnh sáng tác, mục đích sáng tác. + Đề tài và nội dung tư tưởng của mỗi bài thơ, đoạn thơ. + Bút pháp nghệ thuật. + Giá trị, ý nghĩa và sức sống của mỗi bài thơ, đoạn thơ trong sự nghiệp sáng tác của mỗi nhà thơ.

Đôi khi đề bài đưa sẵn những tiêu chí so sánh , ví dụ : Phân tích nét độc đáo của bức tranh phong cảnh trong hai đoạn thơ sau… Vậy thì trong bài viết, các em cần bám sát nét độc đáo của bức tranh phong cảnh. Đây chính là tiêu chí so sánh

Nói đến trạng thái mâu thuẫn, đối cực, thất thường của người con gái khi yêu trong hai câu thơ “Dữ dội và dịu êm/ Ồn ào và lặng lẽ”, ta có thể liên hệ đến những vần thơ sau:

“Em bảo anh: đi đi

Sao anh không đứng lại

Em bảo anh đừng đợi

Sao anh lại vội về

Lời nói thoảng gió bay

Đôi mắt huyền đẫm lệ

Sao mà anh ngốc thế !

Không nhìn vào mắt em”

[“Em bảo anh đi đi” – Kaputikian]

  • Khi phân tích sự chủ động, mạnh dạn, táo bạo của người con gái khi yêu: “Em cũng không biết nữa/ Khi nào ta yêu nhau”, ta có thể liên tưởng đến hình ảnh cô gái táo bạo “sang nhà hàng xóm” thể hiện tình yêu của mình: “Cô gái như chùm hoa lặng lẽ Nhờ hương thơm nói hộ tình yêu” [“Hương thầm” - Phan Thị Thanh Nhàn]
  • Nói đến sự bí ẩn, kì diệu của tình yêu ta có thể dẫn câu nói của Pascal: “Trái tim có những quy luật riêng mà lí trí không thể hiểu nổi”
  • Khi phân tích nỗi nhớ trong tình yêu ở khổ 5, chúng ta có thể liên hệ, mở rộng đến những vần thơ sau: “Trời còn có bữa sao quên mọc Tôi chẳng đêm nào chẳng nhớ em” [“Đêm sao sáng” - Nguyễn Bính]
  • Hay có những nỗi nhớ rất khó lí giải trong áng thơ tình của Puskin: “Lạ quá ! Không hiểu vì sao Ðứng trước em anh lạnh lùng đến thế? Nhưng anh đi rồi mình anh với bóng lẻ Mới thấy mình khẽ nói : Nhớ làm sao!” Hoặc nỗi nhớ nỗi nhớ nhung da diết của cõi lòng yêu: “Ước gì anh hoá thành chim Bay theo em, hót cho tim đỡ buồn!” [“Mưa rơi” - Tố Hữu]
  • Nói đến sự chủ động tìm đến tình yêu và chủ động bày tỏ tình cảm chân thành trong câu thơ: “Lòng em nhớ đến anh/ Cả trong mơ còn thức”. Ta có thể liên hệ đến những vần thơ sau: “Đêm nằm lưng chẳng đến giường Trông trời mau sáng ra đường gặp anh” [Ca dao] Hay ta cũng bắt gặp hình ảnh người con gái chủ động, táo bạo trong tình yêu trên những vần thơ của Heinrich Heine: “Em yêu tôi tôi biết Tôi phát hiện lâu rồi Nhưng khi em thổ lộ Tôi giật thót cả người”
  • Nói đến không gian đối cực bắc - nam trong câu: “Dẫu xuôi về phương bắc/ Dẫu ngược về phương nam”, ta có thể liên hệ đến: “Vừa thoáng tiếng còi tàu Lòng đã nam đã bắc” [“Sân ga chiều em đi” - Xuân Quỳnh]
  • Khi phân tích bản lĩnh kiên cường của người con gái ở khổ 6, gợi chúng ta liên tưởng đến câu ca dao: “Yêu nhau mấy núi cũng trèo Mấy sông cũng lội mấy đèo cũng qua”
  • Lòng thủy chung, son sắt của người con gái trong khổ 6, ta cũng từng bắt gặp vẻ đẹp đó trong thi phẩm “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương: “Thân em vừa trắng lại vừa tròn Bảy nổi ba chìm với nước non Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn Mà em vẫn giữ tấm lòng son”
  • Khi phân tích những dự cảm lo âu trong lòng người phụ nữ đang yêu ở khổ 8, ta có thể liên hệ: “Ngọn sào thưa cánh chuồn ai ngái ngủ Những cánh chuồn mỏng manh như tình yêu” [“Chuồn chuồn báo bão” - Xuân Quỳnh] Hay nhà thơ Vân Long từng viết về Xuân Quỳnh: “Thiếu tuổi thơ, Quỳnh viết cho trẻ thơ Khát hạnh phúc, đi tìm hạnh phúc Tìm thấy chưa mà Quỳnh lo đánh mất Cái chết này có hết mọi âu lo”.
  • Nói đến thái độ hy sinh, dâng hiến trọn vẹn cho tình yêu, sống hết mình tận độ với tình yêu, ta có thể thấy điều này trong bài thơ “Tự hát” của chính nhà thơ:

Chủ Đề