So sánh xoa hardener và sơn epoxy

Thi công xoa tăng cứng sàn: Các sản phẩm Hardener thường sử dụng: Sikafoor chapdur, Mastertop, Victatop là sản phẩm dạng bột, thi công rắc lên bề mặt bê tông hoặc vữa lúc còn ướt nhằm làm tăng độ cứng, độ mài mòn, tạo màu trên bề mặt. Sản phẩm được sản xuất từ xi-măng chọn lọc, cốt liệu chọn lọc có độ chống mài mòn cao, màu bột và một số khoáng chất đặc biệt.

PHẠM VI SỬ DỤNG

Hầu hết các sàn công nghiệp hiện nay đều được thi công đánh bóng và dải tăng cứng Hardener. (Có thể thi công thêm lớp phủ epoxy tùy theo mục đích sử dụng).

Các hạng mục ứng dụng:

• Các công trình dân dụng và công nghiệp nhẹ,

• Tầng hầm, hầm ngầm,

• Xưởng cơ khí,

• Kho bãi,

• Hành lang, đại sảnh,

• Trường học,

• Bãi đậu xe,

• Các khu vực để hàng hoá.

ĐẶC ĐIỂM VÀ ỨNG DỤNG

Có thể tạo màu, tạo thẩm mỹ cho nhà xưởng, màu bền vững, không bị phai, trên thị trường thường thi công 2 màu chính là: xám và xanh..

Tăng độ cứng, độ chống mài mòn, giảm thiểu chi phí bảo trì cho nhà xưởng.

Giảm thiểu sự thẩm thấu của dầu, nhớt, dễ lau chùi.

DỮ LIỆU KỸ THUẬT

Độ chống mài mòn (Bohme) thường đạt từ: 6-8 g/cm2

Độ chống va đập (LA) sau : 45-50% mất khối lượng 2000 chu kỳ

Độ chống hoá chất : thấp đến trung bình.

THI CÔNG

Chuẩn bị

Bê-tông trộn nên có độ sụt khoảng 75mm hoặc thấp hơn, với độ rỗng không khí tối đa là 3%. Sàn bê-tông phải được thiết kế để chịu được các tải trọng tĩnh, động và các va đập theo yêu cầu kỹ thuật. Không được dùng nước có muối hoặc cốt liệu chứa muối để trộn bê-tông nếu muốn sử dụng vật liệu hardener màu.

Cốt liệu hardener được trộn sẵn tại nhà máy, là chất đóng rắn dạng bột trải sử dụng tại chỗ. gồm có cốt liệu chịu mài mòn đặt biệt được chọn lọc, những cốt liệu này được chọn lọc dựa trên các đặc tính cơ học, vật lý, cấp phối, hình dáng. Sản phẩm này thi công trực tiếp trên nền bê tông hoặc vữa xi măng chuẩn bị ninh kết, khi xoa xong sẽ tạo thành bề mặt cứng cáp chịu mài mòn, nền săn tăng cứng không bụi và đẹp mắt.

Tính năng cơ học cao, tính chịu mài mòn cực tốt, làm cho bề mặt nền cứng chịu mài mòn: - Khả năng chịu mài mòn bằng 285% bê tông thông thường, - Độ cứng Mohs lớn hơn 7, bảo dưỡng tổng thể sẽ hình thành nền bê tông đồng đều, - Có khả năng chịu va đập và điểm tải trọng tốt, - Cường độ bề mặt lớn hơn 70 Mpa, - Thời gian thi công ngắn, - Không ô nhiễm, là vật liệu thay thế cho nền đá mài tốt nhất hiện nay. -Từ thi công, đến bảo dưỡng và tuổi thọ sử dụng đều rất kinh tế.

Yêu cầu cơ bản về xi măng Bê tông cần có lượng xi măng 350kg/M5 trở lên và tỷ lệ nước với xi măng <0.45; kiến nghị sử dụng xi măng portland thường (OPC), không dùng xi măng xỉ, mác C25 trở lên, Lớp xoa nền phải là bê tông hạt mịn và độ dày không được nhỏ hơn 50mm.

Trình tự thi công và vật liệu chủ yếu Bước 1: Mặt nền bê tông Thời gian : Bắt đầu 1.Lượng xi măng it nhất: 300kg/M5 2.Tỷ lệ nước với xi măng lớn nhất là: 0.55 3.Mặt nền bê tông phải bằng phẳng. 4. Độ sụt khoảng 75-100mm 5.Loại bỏ nước trên bề mặt 6.Lưu ý vị trí góc cạnh biên, đảm bảo hoàn toàn đằm chặt.

Bước 2: Gia cố góc cạnh Thời gian : Ngay sau bước 1 1.Gia cố cấu kiện vị trí góc cạnh. 2.Dọc cạnh biên rộng 100-150mm, rắc bột thủ công. 3.Dùng bay xoa phẳng. 4.Những vị trí dự tính cắt ron, cho chất đóng rắn nhiều thêm, dùng bàn xoa sắt xoa đều bề mặt.

So sánh xoa hardener và sơn epoxy

Ứng dụng sàn hardener chịu mài mòn

Bước 3: Dự tính tỷ lệ phủ lắp Thời gian: lập kế hoạch trước 1.Phân chia mặt nền thành các khu vực với diện tích nhất định 2.Chuẩn bị đồ vật tư dùng cho hai phân đoạn thi công, lượng vật tư sử dụng như sau: Lối đi tải nhẹ 4kg/m2 Lối đi tải vừa 5kg/m2 Lối đi tải nặng 6kg/m2

Bước 4: Giai đoạn thi công đợt 1 Thời gian: Cách lúc bắt đầu 1-2 giờ, lưu ý: nhiệt độ cao hoặc trời có gió sẽ gia tăng sự đóng rắn của bê tông, giảm thiểu thời gian thi công cho phép. 1.Đợi bê tông đóng rắn (bước chân nhẹ để lại vết lún khoảng 3mm). 2.Cần làm bốc hơi nước dư thừa trên bề mặt. 3. Rải đều 1/2 - 2/3 tổng lượng bột hardener lên bề mặt bê tông.

Bước 5: Xoa phẳng Thời gian: Sau bước thứ 2 khoảng 2-5 phút, 1.Đợi phân rải bột đợt 1, bề mặt trở nên sậm màu, chứng tỏ đã hấp thụ đủ lượng nước từ nền bê tông 2.Sử dụng bàn xoa gỗ hoặc máy xoa nền xoa phẳng. 3.Tránh xoa quá nhẵn bóng . 4.Đảm bảo các góc cạnh đều được đằm chặt .

Bước 6: Thời gian giai đoạn thi công đợt 2: ngay sau bước 3 1.Rải đều bột hardener dọc theo hướng thi công đợt 1

Bước 7: Xoa bóng Thời gian: Sau bước thứ 4 khoảng 2-10 phút, 1.Đợi bề mặt thi công đợt 2 trở nên sậm màu (thời gian dài hơn so với bước thứ 5). 2.Dùng bàn xoa sắt hoặc máy xoa nền xoa phẳng.

Bước 8: Xoa bóng hoàn thiện Thời gian: Sau bước thứ 5 khoảng 1 - 2giờ. Chờ cho bê tông đủ độ cứng không bị hư hại, dùng máy xoa nền nhẹ nhàng xoa bóng lần cuối,

Bước 9: Bảo dưỡng Thời gian: Ngay sau bước thứ 6 1.Ở những vị trí thích hợp (thông thường chia thành các ô 400-500m2) dùng máy cắt nền cắt ron dày 1/3 lớp mặt phẳng bê tông, dùng vật liệu cần thiết trám đầy vào khe co giãn, thường dùng là PU đàn hồi (do nhà thầu xây dựng đảm trách)