Sơ yếu lý lịch Học viện Ngân hàng

Thí sinh nhập học theo phương thức ưu tiên xét tuyển và xét học bạ ngày 14/9 - 15/9 tải Phiếu thông tin sinh viên và Lý lịch học sinh, sinh viên theo mẫu của Trường: Tại đây

Hồ sơ nhập học gồm:  

1. Giấy báo trúng tuyển và nhập học (bản chính);

2. Học bạ THPT hoặc BTVH hoặc cấp 3 (chỉ nhận bản photo có chứng thực);

3. Giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT tạm thời đối với thí sinh tốt nghiệp năm 2020 (bản chính) hoặc Bằng tốt nghiệp THPT hoặc BTVH cấp 3 đối với thí sinh tốt nghiệp các năm trước (bản photo có chứng thực);

4. Đối tượng trúng tuyển 1: nộp Giấy khen theo điều kiện trúng tuyển; Đối tượng trúng tuyển 2: nộp IELTS hoặc TOEFL theo điều kiện trúng tuyển (bản photo có chứng thực và có bản chính để đối chiếu).

5. Giấy khai sinh (bản photo có chứng thực);

6. Giấy xác nhận đối tượng ưu tiên (đối với thí sinh hưởng chính sách ưu tiên về đối tượng);

7. Lý lịch sinh viên có xác nhận của chính quyền địa phương (theo mẫu tải tại website Trường);

8. Chứng minh nhân dân và Sổ hộ khẩu (bản photo có chứng thực);

9. Phiếu thông tin sinh viên (theo mẫu tải tại website của Trường): 

10. Hình thẻ: 06 ảnh (3x4) nếu có đăng ký nội trú KTX (Lưu ý: Hình chụp dưới 06 tháng, ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh ở mặt sau);

11. Hồ sơ chuyển sinh hoạt Đoàn, Đảng (nếu có);

12. Phiếu khám sức khỏe 01 (bản gốc) do Trung tâm Y tế hoặc bệnh viện cấp quận, huyện trở lên cấp.

Giống nhau

Cả hai mẫu sơ yếu lý lịch của sinh viên đại học Ngân Hàng và sơ yếu lý lịch của người đi làm đều có những điểm giống nhau nhất định. Thứ nhất, chúng đều là giấy tờ khai báo những thông tin cá nhân cơ bản bao gồm: Họ tên; ngày sinh; hộ khẩu thường trú; thông tin liên hệ (số điện thoại, email cá nhân,…), thông tin về bố mẹ; tình trạng sức khỏe,…

Bên cạnh đó cả hai bản sơ yếu lý lịch này đều cần dán ảnh chân dung vào góc bên trái phía trên, có đóng dấu giáp lai. Bố cục sơ yếu lý lịch cũng bao gồm các phần: thông tin cá nhân, thành phần gia đình, xuất thân gia đình,…

Sơ yếu lý lịch Học viện Ngân hàng
Phân biệt sự khác nhau giữa syll sinh viên đại học Ngân Hàng và syll người đi làm

Khác nhau

Bên cạnh những thông tin bên trên thì sơ yếu lý lịch của sinh viên đại học Ngân Hàng sẽ có những điểm khác biệt nhất định. Các bạn sinh viên khi khai báo thông tin sẽ hẹp hơn so với sơ yếu lý lịch của người xin việc, cụ thể các bạn sẽ khai báo quá trình học tập ở cấp tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông, không có kinh nghiệm làm việc.

Bên cạnh đó sinh viên đại học Ngân Hàng cũng cần nêu rõ các thông tin quan trọng mà trong bản sơ yếu lý lịch cho người xin việc không có, cụ thể là: số ký hiệu trường, khu vực tuyển sinh, số báo danh, điểm trúng tuyển đại học, điểm cộng, kết quả học tập cuối cấp, lý do được tuyển thẳng (nếu có), năm tốt nghiệp,…

Sau khi trúng tuyển vào đại học Ngân Hàng thì đây là một trong những câu hỏi được các bạn sinh viên hỏi nhiều nhất. Vì khi làm sơ yếu lý lịch cho sinh viên sẽ phải nộp trực tiếp lên nhà trường, do đó các bạn không thể làm sơ yếu lý lịch bản word hay bản PDF được.

Sơ yếu lý lịch Học viện Ngân hàng
Địa điểm mua sơ yếu lý lịch sinh viên đại học Ngân Hàng

Hiện nay sơ yếu lý lịch cho sinh viên đại học nói chung và sinh viên đại học Ngân Hàng nói chung được bán hầu hết tại các hiệu sách, cửa hàng tạp hóa, siêu thị,… với giá rất rẻ, chỉ từ 5-7 nghìn đồng một bộ. Các bạn có thể dễ dàng tìm được một bộ hồ sơ chứa sơ yếu lý lịch tại bất cứ hiệu sách nào gần khu vực bạn sinh sống.

3. Cách viết sơ yếu lý lịch sinh viên đại học Ngân Hàng cụ thể, chi tiết nhất

Thông thường, bất cứ một bản sơ yếu lý lịch nào cũng có 4 trang bao gồm trang bìa, trang giới thiệu về bản thân sinh viên và 2 trang cuối về thông tin gia đình sinh viên. Các bạn cần lưu ý ghi một cách đầy đủ thông tin vào bản sơ yếu lý lịch để gửi lên trường đại học của mình nhé. Sau đây work247.vn sẽ hướng dẫn cho bạn cách điền thông tin trong từng trang cụ thể!

3.1. Cách điền thông tin trang bìa ngoài

Ở trang đầu tiên là trang bìa ngoài bạn cần cung cấp đầy đủ các thông tin như sau:

Họ và tên: Lưu ý viết chữ in hoa và có dấu

Ngày tháng năm sinh: Điền thông sinh ngày tháng năm sinh được ghi trong chứng minh nhân dân

Hộ khẩu thường trú: Lưu ý điền địa chỉ nhà của bạn theo như trong Sổ hộ khẩu

Sơ yếu lý lịch Học viện Ngân hàng
Cách điền thông tin trang bìa ngoài

Khi cần báo tin cho ai? Ở đâu?: Mục này bạn có thể điền tên bố hoặc mẹ và kèm theo địa chỉ nhà của bố mẹ

Điện thoại liên hệ: Ghi một cách đầy đủ và chính xác số điện thoại cá nhân của bạn để nếu có vấn đề hay thông báo gì nhà trường sẽ gửi thông tin cho bạn qua số điện thoại này.

Tuy ít quan trọng nhưng ở phần trang bìa bạn cũng vẫn hết sức lưu ý điền thông tin đầy đủ và chính xác bạn nhé!

3.2. Hướng dẫn điền thông tin trang 2 – Phần bản thân sinh viên

Ở trang bản thân sinh viên, bạn cần dán ảnh chân dung 4x6 vào góc trái bản sơ yếu lý lịch và được đóng dấu giáp lai. Bạn nên lựa chọn những tấm ảnh mới chụp có thời gian không quá 3 tháng và ảnh phải được chụp rõ nét. Những thông tin cần điền bên dưới ảnh như sau:

Họ và tên: Viết in hoa và có dấu

Ngày tháng năm sinh: Lưu ý chỉ điền 2 số cuối

Dân tộc: Nếu là dân tộc Kinh thì ghi số 1, Dân tộc khác ghi số 0

Tôn giáo: Ghi theo tôn giáo của bạn, ví dụ đạo Phật, đạo Thiên Chúa,… không có thì điền “không”

Thành phần xuất thân: Nếu xuất thân trong gia đình công nhân viên chức thì ghi 1, Nông dân thì ghi 2 và không thuộc nhóm trên thì ghi 3.

Đối tượng dự thi: Bạn ghi giống trong giấy báo dự thi của mình, không thuộc đối tượng nào thì bỏ trống.

Ký hiệu trường: Mã trường đại học Ngân Hàng là NHH, bạn điền vào 3 ô trống bên cạnh

Số báo danh: Ghi chính xác số báo danh dự thi của bạn trong kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia

Sơ yếu lý lịch Học viện Ngân hàng
Hướng dẫn điền thông tin trang 2 – Phần bản thân sinh viên

Kết quả học tập cuối cấp: Bạn ghi chính xác kết quả học tập năm lớp 12 của mình ở Trung học phổ thông,… trong đó:

  • Xếp loại học tập có: Yếu/Trung Bình/Khá/Giỏi
  • Xếp loại hạnh kiểm có: Yếu/Trung Bình/Khá
  • Xếp loại tốt nghiệp có: Yếu/Trung Bình/Giỏi

Ngày vào Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh: Ghi theo số liệu trong sổ Đoàn của mình

Ngày vào Đảng Cộng Sản Việt Nam: Ghi theo số liệu trong sổ Đảng viên, nếu chưa có thì để trống

Khen thưởng, kỷ luật: Nếu được khen thưởng thì điền thông tin, nếu không có thì ghi “không”

  • Ví dụ: Học sinh Tiên Tiến, Học sinh Giỏi,…

Giới tính: Giới tính nam thì điền 0, nữ thì điền 1

Hộ khẩu thường trú: Ghi theo địa chỉ bạn sinh sống theo đúng trong sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân, căn cước công dân.

Thuộc khu vực tuyển sinh nào: Bạn ghi thông tin giống trong giấy báo dự thi

Ngành học: Ngành bạn trúng tuyển vào Đại học Ngân Hàng, ghi rõ tên ngành và điền mã ngành vào các ô trống bên cạnh

Điểm thi tuyển sinh: Ghi rõ tổng điểm và điểm từng môn trong kỳ thi Trung học phổ thông Quốc gia

Điểm thưởng: Nếu có điểm thường thì ghi còn không thì để trống

Lý do để được tuyển thẳng và được điểm thưởng: Nêu lý do bạn được tuyển thẳng (xét tuyển IELTS, điểm cao trong kỳ thi học sinh giỏi Quốc gia,…) hoặc điểm thưởng mà bạn có

Năm tốt nghiệp: Lưu ý chỉ ghi 2 số cuối của năm bạn tốt nghiệp Trung học phổ thông

  • Ví dụ: Nếu bạn tốt nghiệp THPT năm 2019 thì điền số 19

Số chứng minh thư nhân dân: Lưu ý điền đúng số chứng minh nhân dân của bạn

Tóm tắt quá trình học tập, công tác và lao động: Lưu ý ghi các mốc theo cấp học, không ghi từng năm học tương ứng

  • Ví dụ: từ 2006 – 2011: Học sinh trường tiểu học A; từ 2011 – 2016: Học sinh trường THCS B; Từ 2016 – 2019: Học sinh trường THPT C

3.3. Điền thông tin trang 3 và 4 – Thành phần gia đình

Phần này bạn lưu ý điền đầy đủ họ tên, tuổi, dân tộc, tôn giáo và hộ khẩu thường trú của cha mẹ bạn. Bên cạnh đó ghi rõ thời gian, địa điểm của bố mẹ trong hoạt động các lĩnh vực kinh tế, chính trị hoặc xã hội; nếu không có bạn có thể bỏ qua. Mục vợ hoặc chồng nếu có thì bạn cũng điền đầy đủ thông tin, không có thì bỏ trống.

Sơ yếu lý lịch Học viện Ngân hàng
Điền thông tin trang 3 và 4 – Thành phần gia đình

Bên cạnh đó bạn cũng phải điền đầy đủ các thông tin về anh, chị, em của bạn (nếu có) bao gồm họ tên, tuổi, đang làm gì, ở đâu trong phần thông tin gia đình bạn nhé!

3.4. Thông tin phần xác nhận

Cuối cùng là lời cam đoan của gia đình về lời khai của sinh viên đại học Ngân Hàng. Ở đây bạn cần xin chữ ký của cha hoặc mẹ (hoặc người giám hộ) để xác nhận. Bên cạnh đó, bạn cũng phải ký tên vào góc cuối phía bên phải.

Sơ yếu lý lịch Học viện Ngân hàng
Thông tin phần xác nhận

Sau khi điền đầy đủ thông tin trong bản sơ yếu lý lịch của mình thì bạn chỉ việc đến các cơ quan, chính quyền địa phương tại nơi bạn đang cư trú để được công chứng sơ yếu lý lịch và gửi tên trường đại học của mình bạn nhé!

Trên đây là cách điền thông tin sơ yếu lý lịch sinh viên Đại học Ngân Hàng chi tiết và cụ thể nhất. Hy vọng với những thông tin hữu ích mà đội ngũ work247.vn đã cung cấp bên trên sẽ giúp ích cho bạn đọc trong việc viết sơ yếu lý lịch nhập học đại học Ngân Hàng.

Hướng dẫn cách viết sơ yếu lý lịch sinh viên Đại học Thủ đô

Bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu cách để viết sơ yếu lý lịch sinh viên Đại học Thủ đô một các chuẩn nhất và những lưu ý gì trong quá trình làm nhé!

Cách viết sơ yếu lý lịch sinh viên Đại học Thủ đô

Sơ yếu lý lịch Học viện Ngân hàng