Sự khác nhau giữa nghị luận xã hội và nghị luận văn học

Sự khác nhau giữa nghị luận xã hội và nghị luận văn học

Nghị luận xã hội là gì?

Nghị luận xã hội là những bài văn bàn về xã hội, chính trị, đời sống. Đề tài của dạng bài nghị luận xã hội cũng hết sức rộng mở. Nó gồm tất cả những vấn đề về tư tưởng, đạo lí, một lối sống đẹp, một hiện tượng tích cực hoặc tiêu cực trong cuộc sống hàng ngày, vấn đề thiên nhiên môi trường, vấn đề hội nhập, toàn cầu hoá…

Nghĩa là, ngoài những tác phẩm nghị luận văn học (lấy tác phẩm văn học, nhà văn làm đối tượng), tất cả các dạng văn bản viết khác đều có khả năng được xếp vào dạng nghị luận xã hội, chính trị. Trong thể làm văn nghị luận thì 2 môn chứng minhgiải thích là nền tảng cho các loại còn lại. Bình luận hay phân tích thực chất cũng là sự kết hợp pha trộn giữa chứng minh giải thích. Khi phân tích thì phần giải thích nặng hơn chứng minh, khi bình luận thì phần chứng minh nặng hơn giải thích. Do đó, nắm rõ phương pháp chứng minh và giải thích sẽ giúp cho việc làm văn trở nên dễ dàng hơn.

- Nghị luận về tư tưởng đạo lý:

1. Kĩ năng phân tích đề:

Phân tích đề là chỉ ra những yêu cầu về nội dung, thao tác lập luận và phạm vi dẫn chứng của đề. Đây là bước đặc biệt quan trọng trong làm văn nghị luận xã hội.

Các bước phân tích đề: Đọc kĩ đề bài ,gạch chân các từ then chốt (những từ chứa đựng ý nghĩa của đề), chú ý các yêu cầu của đề (nếu có), xác định yêu cầu của đề (Tìm hiểu nội dung của đề, tìm hiểu hình thức và phạm vi tư liệu cần sử dụng).

Cần trả lời các câu hỏi sau:

  • Đây là dạng đề nào?
  • Đề đặt ra vấn đề gì cần giải quyết?

Có thể viết lại rõ ràng luận đề ra giấy.

Có 2 dạng đề:

  • Đề nổi, học sinh dễ dàng nhận ra và gạch dưới luận đề trong đề bài.
  • Đề chìm, học sinh cần đọc kĩ đề bài, dựa vày ý nghĩa câu nói, câu chuyện, văn bản được trích dẫn  mà xác định luận đề.

2. Kĩ năng xác định luận điểm, triên khai luận cứ:

Học sinh cần dựa vào dàn ý chung của kiểu bài  nghị luận về tư tưởng đạo lí để xác định các luận điểm cho bài viết. Thông thường, bài văn nghị luận về tư tưởng đạo lí sẽ có những luận điểm chính sau:

  • Luận điểm 1: Giải thích tư tưởng đạo lí
  • Luận điểm 2: Bình luận, chứng minh tư tưởng đạo lí, phê phán những biểu hiện sai lệch liên quan đến vấn đề
  • Luận điểm 3: Bài học rút ra

Để thuyết minh cho luận điểm lớn, người ta thường đề xuất các luận điểm nhỏ. Một bài văn có thể có nhiều luận điểm lớn, mỗi luận điểm lớn lại được cụ thể hoá  bằng nhiều luận điểm nhở hơn. Tuỳ vào từng đề bài , học sinh có thể triển khai những luận điểm nhỏ hơn.

- Nghị luận về hiện tượng đời sống:

1. Kĩ năng phân tích đề: Xác định ba yêu cầu:

Yêu cầu về nội dung: Hiện tượng cần bàn luận là hiện tượng nào? Đó là hiện tượng tốt đẹp, tích cực trong đời sống hay hiện tượng mang tính chất tiêu cực, đang bị xã hội lên án, phê phán? Có bao nhiêu ý cần triển khai trong bài viết ? Mối quan hệ giữa các ý như thế nào?

  • Yêu cầu về phương pháp: Các thao tác nghị luận chính cần sử dụng ? Giải thích, chứng minh, bình luận, phân tích, bác bỏ, so sánh,…
  • Yêu cầu về phạm vi dẫn chứng: Bài viết có thể lấy dẫn chứng trong văn học, trong đời sống thực tiễn (chủ yếu là đời sống thực tiễn).

2. Kĩ năng xác định luận điểm, triển khai luận cứ:

Kiểu bài nghị luận về hiện tượng đời sống thường dễ xác định luận điểm ,luận cứ. Học sinh chỉ cần nắm vững dàn ý chung là có thể tìm được các luận điểm phù hợp cho từng đề cụ thể.Thông thường bài văn sẽ có các luận điểm sau :

  • Luận điểm 1: Thực trạng
  • Luận điểm 2: Nguyên nhân
  • Luận điểm 3: Tác hại/tác dụng
  • Luận điểm 4: Giải pháp, bài học

Khi viết văn nghị luận xã hội cần phải nắm vững các vấn đề sau:

  • Phát huy mọi loại kiến thức, trong nhà trường cũng như trong cuộc sống để so sánh, phát triển, vận dụng vào bài viết sao cho phong phú, sâu sắc, đầy đủ, cô đúc nhất.
  • Phải chủ động, mạnh dạn trong khi viết bài, vì không giống với nghị luận văn học, nói chung người viết có thể dựa vào bài học có sẵn, hoặc được thầy cô giáo hướng dẫn, bài nghị luận xã hội hoàn toàn buộc người viết phải chủ động đề xuất chính kiến của mình, có thể đúng hay chưa đúng, được số đông chấp nhận hay không chấp nhận, miễn là nó thuyết phục được người đọc bằng những lí lẽ xác đáng.
  • Dạng câu hỏi nghị luận xã hội chỉ được cho tối đa 3 điểm, nên dung lượng bài viết cũng không nên quá dài. Trong yêu cầu cụ thể, đề thi có thể ghi rõ bài viết không vượt quá 600 từ, nghĩa là với khổ giấy thi được sử dụng chính thức như hiện nay, chỉ cần không quá 2 trang, viết ngắn quả là khó hơn viết dài, thí sinh cần phải chú ý thời gian để không bị phân tán tư tưởng, tránh ảnh hưởng đến phần bài làm khác.

----------------

Tham khảo thêm chương trình học cho học sinh lớp 1 -> 11: "Tự tin chinh phục điểm 9-10"

Sự khác nhau giữa nghị luận xã hội và nghị luận văn học

TRUNG BÌNH CHỈ 5K/NGÀY/KHOÁ HỌC
CON TỰ HỌC TẠI NHÀ - BỨT PHÁ ĐIỂM SỐ

Sự khác nhau giữa nghị luận xã hội và nghị luận văn học
  

Văn nghị luận mang một màu sắc và giá trị khác nhau ở từng chủ đề, từng tác phẩm nhưng đều phải đảm bảo 3 yêu tố chủ đạo là lập luận, phân tích và phản biện. Đa số chúng ta cũng biết về Văn nghị luận nhưng chưa tìm hiểu sâu sắc về chúng. Bài viết dưới đây xin giới thiệu khái niệm, mục đích và đặc điểm cơ bản của Văn nghị luận. Bên cạnh đó sẽ hướng dẫn học sinh các bước làm bài một số dạng Văn nghị luận chính thường gặp.

Sự khác nhau giữa nghị luận xã hội và nghị luận văn học

I. Khái niệm, mục đích, đặc điểm cơ bản của Văn nghị luận

1. Khái niệm

Văn nghị luận là kiểu văn bản mà ở đó người nói, người viết chủ yếu sử dụng lí lẽ, dẫn chứng, lập luận nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một quan điểm, tư tưởng nhất định. Văn nghị luận phải có luận điểm rõ ràng, có lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục. Những tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận phải hướng tới giải quyết những vấn đề đặt ra trong cuộc sống, xã hội thì mới có ý nghĩa.

2. Mục đích

Giúp người đọc, ngươi nghe tin, hiểu, tán đồng hành đông theo mình.

3. Đặc điểm

Gồm luận điểm và luận cứ. Luận cứ gồm lý lẽ, chứng cứ. Lập luận là trình tự sắp xếp, tổ chức, bố cục của vấn đề nêu ra

II. Các phép lập luận thường sử dụng trong văn bản nghị luận

1. Phép phân tích

Phép phân tích là chia sự vật, hiện tượng ra các bộ phận tạo thành nó nhằm tìm ra nhưng điểm, bản chất từng bộ phận và mối quan hệ của từng bộ phận với nhau. Để phân tích nội dung của sự vật, hiện tượng, người ta có thể vận dụng các biện pháp nêu giả thuyết, so sánh, đối chiếu.

2. Phép tổng hợp

Tổng hợp là rút ra cái chung từ những điều phân tích, không có phân tích thì không có tổng hợp, nhưng ngược lại có thể có phân tích mà không cần tồng hợp.

3. Kết hợp phân tích và tổng hợp

Khi kết hợp hai phép lập luận này bài văn sẽ sâu sắc hơn, hai phép này thực chất là đối lập nhưng không tách rời, phân tích và tổng hợp lại vấn đề thì bài văn mới sâu sắc được.

III. Hai dạng chính gồm nghị luận Xã hội và nghị luận Văn học

1. Nghị luận xã hội về một tư tưởng, đạo lí

Nội dung cần có: Giới thiệu, giải thích tư tưởng, đạo lí cần bàn luận. Phân tích các mặt đúng, bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề bàn luận. Nêu ý nghĩa, rút ra bài học nhận thức và hành động về tư tưởng đạo lí.

Cách viết cần đạt: Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ trong từng phần và toàn bài. Diễn đạt chính xác, trong sáng, mạch lạc. Có thể sử dụng kết hợp các phương thức biểu đạt phù hợp và có chừng mức.

2. Nghị luận Xã hội về một hiện tượng đời sống

Nội dung cần có: Nêu rõ hiện tượng, phân tích các mặt đúng – sai, lợi – hại, chỉ ra nguyên nhân. Bày tỏ thái độ, ý kiến của người viết về hiện tượng xã hội đó.

Cách diễn đạt: Như bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí về bố cục, lập luận, cách diễn đạt. Phần nêu nhận xét của mình về hiện tượng đó cần nêu ngắn gọn, rõ ràng để làm nổi bật vấn đề.

3. Nghị luận Văn học

Nội dung cần có: Phải đúng hướng, phải trật tự, phải mạch lạc, phải trong sáng, phải sinh động, hấp dẫn, sáng tạo. Những thao tác chính của Văn nghị luận như giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận, bác bỏ, so sánh,… Nghị luận Văn học là các vấn đề đưa ra bàn luận liên quan văn học gồm: Tác phẩm, tác giả, thời đại Văn học,…

Cách diễn đạt: Nắm chắc các thao tác nghị luận về đoạn thơ, bài thơ, đoạn trích, tác phẩm văn xuôi. Củng cố kiến thức cơ bản ở mỗi tác phẩm Văn học như: Tác giả, hoàn cảnh sáng tác, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, giá trị tư tưởng,…

  • Đối với thơ cần chú ý đến hình thức thể hiện ( hình ảnh, nhịp điệu, cấu trúc, biện pháp tu từ,..).
  • Đối với tác phẩm văn xuôi cần chú ý đến cốt truyện, nhân vật, tình tiết, các dẫn chứng chính xác, giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo, tình huống truyện,…

Lời kết: Như vậy các em đã được tìm hiểu chi tiết khái niệm, mục đích đặc điểm cơ bản của từng dạng Văn nghị luận. Trước khi làm bài Văn nghị luận, các em phải xem nó thuộc thể loại gì mới có thể phân tích, lập luận, phản biện đúng theo yêu cầu đề bài. Mỗi dạng Văn nghị luận mang một màu sắc và ý nghĩa riêng nên, vì vậy cần diễn đạt, trình bày đúng và hoàn chỉnh để đem lại kết quả tốt nhất. Chúc các em thành công !

Tìm hiểu thêm:

♦ Hướng dẫn học sinh rèn tư duy để làm tốt bài Văn miêu tả

♦ Bí quyết giúp bạn học tập & tiếp thu Ngữ Văn hiệu quả nhất