Sự quyến rũ của sói review

Chắc hẳn mọi người không ai xa lạ với tác giả Vu Triết nữa, đặc biệt là các bộ như “Cá hề hề hề nhỏ”, “Sói đi thành đôi”, “Phi lai hoành khuyển” hay “Sự quyến rũ của sói”. Có thể nói các tác phẩm và nội dung truyện của Vu Triết khá đa dạng, tuy nhiên mình ấn tượng nhất chính là những tác phẩm mang tính hiện thực hướng, đi sâu vào cuộc sống rất bình dị gần gũi như bộ “Sói đi thành đôi” và đặc biệt là bộ mình mới đọc xong vài ngày trước là “Tát dã”.

Từ cái tên – “Tát dã” hay dịch nôm na tiếng Việt là “ngang tàng” nó đã để cho mình một ấn tượng ban đầu, mình đã nghĩ cốt truyện có thể sẽ chứa chút gì đó ngông nghênh, dữ dội [vì đọc thẳng chính văn luôn bỏ qua các giới thiệu cơ bản] nhưng đến khi thật sự đọc rồi mình mới cảm nhận được rằng ngoài cái dữ dội là đúng ra thì mọi thứ khác xa mình nghĩ. Đây là một bộ về thanh xuân.

Mình nghĩ mình sẽ làm cái này nghiêm túc chút chứ không như những bài viết trước. Mấy cái đấy chỉ là cảm nhận trẻ con của một phần trong mình thôi. Mình muốn tạo gì đấy thành một chút khi làm một bài review thế này.

Khi tìm kiếm cách viết review mình chợt nhận ra một bài review hoàn chỉnh khác với tưởng tượng của mình, có rất nhiều phần đòi hỏi thời gian chứ không phải chỉ cảm nhận tốt hay xấu, học đươcj những gì. Đây là một quyển sách hay và bản thân là một con nghiện Internet chính cống mình sẽ nghiên cứu kỹ một chút.

Tên sách The Shallows: What the Internet is Doing to Our Brains

Tên tác giả: Nicholas Carr

Bối cảnh của quyển sách: thế kỷ XXI, con người ngày càng phụ thuộc vào các công cụ, đặc biệt là máy tính,điện thoại,… Bất cứ ai cũng có thể sắm cho riêng mình những công cụ thần kỳ ấy chỉ với một số tiền hợp lý . Và Internet là cầu nối giúp những công cụ trở nên thân thiết đến mức không thể thiếu trong cuộc sống. Ai đó đã nói: Những thứ xung quanh ta làm nên ta, và cuốn sach này chỉ ra những ảnh hưởng của trí tuệ giả tạo này với ta thế nào

Tóm tắt quyển sách và bình luận từng chương :

  • Ở lời dẫn nhập, tác giả nói đến việc con người thường coi công cụ là vật vô tri, đánh giá thấp ảnh hưởng của công cụ lên cách tư duy và hành động của chúng ta. Cách suy nghĩ đó thật sai lầm. Internet đang dần làm biến mất một kiểu tâm trí cũ “bình thản, tập trung, tuyến tính và lỗi thời” vốn đã tồn tại 500 năm từ thời Gutenberg để sang một kiểu tâm trí mới “nhanh hơn, nhiều hơn, tốt hơn”. Thế giới đang quay và mọi người không ngừng chạy. Chạy đua với mọi người chạy đua với bản than. Vì vậy kiến thức là không thể thiếu trong cuộc chạy đua này, nhưng liệu việc vừa chạy vừa nhặt thong tin thế liệu có hiệu quả?
  • Chương 2 là nơi tác giả dẫn chứng những bằng chứng khoa học về não bộ để nói lên một điều, não bộ con người rất dễ bị ảnh hưởng và thay đổi từ môi trường sống. Chương này mình đọc thì là nói về thí nghiệm về khoét não con khỉ.? Tế bào não không ngừng tái sinh, và mềm dẻo vô cùng. Nhưng mềm dẻo không có nghĩa là đàn hồi, khi một trạng thái mớii xuất hiện nó sẽ thay thế trạng thái cũ, như cảm giác ghét trẻ con ấy, trước mình cũng thích chúng lắm nhưng giờ đỡ nhiều rồi.
  • Trong chương 3, tác giả dẫn chứng trong quá khứ, những đột phá về công nghệ như bản đồ hay đồng hồ đã thay đổi cách tư duy, cách sống hay nền văn hóa của chúng ta thế nào. Trong phim Wonder Women, Diana có nói “Anh để chiếc đồng hồ sai bảo anh phải làm việc gì, vào lúc nào sao?” Công nghệ, chúng ta không được lựa chọn việc sử dụng nó hay không, mà nó cứ diễn ra, và cứ thế thay đổi cách ta sống.
  • Chương 4, tác giả bàn về việc sách, một công cụ truyền tải khác, đã biến đổi ngôn ngữ của con người ra sao. Bản năng sinh tồn của con người có thiên hướng muốn nắm bắt thông tin từ môi trường quanh mình một cách nhanh chóng. Để tạo nên thói quen đọc sách như ngày nay là một quá trình con người đào tạo tâm trí của mình, đi ngược bản năng tự nhiên.Con người học từ môi trường, như em bé sinh ra nhìn ngắm mọi thứ xung quanh mình mà lớn lên. Nhưng chúng ta không chỉ lớn bằng những kinh nghiệm của thuở ấu thơ mà còn từ người khác, từ những cuốn sách.
  • Trong chương 5, tác giả quay lại đề cập đến việc Internet thực sự đang làm gì bộ não của chúng ta. Chức năng của Internet : cắt nhỏ, phân mảnh thông tin nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin nhanh chóng của người dùng. Con người đánh đổi lại bằng khả năng tập trung và tư duy ngày càng rời rạc, thiếu tính hệ thống của mình. Không phải bàn cãi vì đây là sự thật.
  • Chương 6 là các phát minh mới đang biến đổi sách giấy thế nào.Này mình không quan tâm lắm, vì chỉ cần là thong tin thì nó dưới dạng nào cũng được. Và nếu có điều kiện mình sẽ chọn sách giấy, nhưng ta không thể phủ nhận sự tiện lợi của ebook.
  • Chương 7 : Bằng chứng khoa học về não bộ con người biến đổi trên môi trường Internet. Có vẻ như chương 5 và chương 7 khá quan trọng.Mình sẽ nghiên cứu sâu hơn và viết tiếp. Khi bạn tìm tháy một thong tin nào đó có vẻ hữu ích, não sẽ tiết ra một lượng dopamine, một cảm giác thỏa mãn, hưng phấn như phê cần vậy để làm phần thưởng. Và với Internet bạn có hẳng một thế giới với cả tỷ thứ hay ho để học,, để chơi.Đang học hoặc tìm hiểu thứ này nhưng bạn lại mau chóng muốn học thứ khác nữa, cùng một lúc. Nhưng thật ra: Focus, calm thinking is actually how we learn, it’s a process called memory consolidation [hợp nhất]. Thông tin từ short-term chuyển lên long-term, tổng hợp và lưu trữ lại ở đó . Nhưng những tin nhắn tuwff email hay tiếng ding từ điện thoại làm xao nhãng những thong tin, ý tưởng đó và đá nó đi chỗ khác. Vậy việc học bằng cách nhanh chóng search thông tin trên GG thì sao? Ồ, cách ấy thì cực kỳ nhanh trong việc tìm kiếm thong tin bạn cần cũng nhanh bằng việc quên nó đi vậy.
  • Chương 8 bàn về một tập đoàn như Google đã thiết kế, biến đổi môi trường Internet cho phù hợp với mô hình kinh doanh của họ, và việc đó ảnh hưởng thế nào đến chúng ta. Mình thấy không vấn đề, vì nó đưa nhiều nguồn tin khác nhau, có sự thật có sự giả, nhưng xem xét khách quan để tham khảo thì từ google ta vẫn có thể thu được nhiều lợi ích hơn hại. Nhưng mình không thích kiểu cứ một chút lại tra GG, tất nhiên là thiếu hiểu biết nên mới thế, nhưng tìm kiếm trên GG chỉ phục vụ cho việc tìm địa điểm, thong tin chính xác, nguồn chính thống chứ không nên xem bình luận của các mẹ các chị, các bài báo vớ vẩn không qua kiểm nghiệm làm gì.
  • Chương 9, tác giả đưa ra mối lo ngại của việc con người đang outsource những điều rất quan trọng của mình cho công nghệ, máy móc và dần trở nên vô cảm. Một chương rất hay về short term và long term memory
  • Chương 10 là cảnh báo về một tương lai phụ thuộc thái quá vào công nghệ của con người. Chương này làm việc mình nhớ đến câu chuyện cách săn thú của người Eskim, đã gây trong lòng mình sự ghê sợ và ám ảnh về con người độc ác thế nào và cái chết đến một cách âm thầm lại đau đớn đến thế. Những người Eskimo lấy các lưỡi dao thật bén đem nhúng vào máu động vật, sau đó họ mang ra ngoài trời cho đóng băng lại. Họ làm như vậy nhiều lần để lớp băng càng lúc càng dày thêm, đến một thời điểm mà lớp băng bằng máu bên ngoài hoàn toàn che giấu lưỡi dao bên trong. Tối đến, họ găm cán dao xuống tuyết. Những con chó sói đánh hơi được mùi máu của thú rừng từ lưỡi dao và mon men đến. Chúng bắt đầu liếm những lớp băng bằng máu đó, càng lúc càng hăng say hơn với tất cả những sự thèm thuồng. Cho đến một lúc những lớp băng bên ngoài lưỡi dao đã tan chảy hết và chạm đến lưỡi dao. Khi liếm những lưỡi dao, lưỡi của chúng con chó sói bị đứt và chảy máu ra, nhưng chúng lại tưởng đó là máu của thú rừng nên càng liếm hăng say hơn. Càng chảy máu thì nó càng khát, và càng khát thì nó lại càng liếm… Sáng hôm sau, những người Eskimo chỉ việc đi thu lượm xác của những con chó sói nằm chết bên cạnh những lưỡi dao đó. Cái bên ngoài cạm bây bao giờ cũng rất hấp dẫn và quyến rũ.

Luận điểm của quyển sách: Internet thay đổi cách chúng ta làm việc, cách chúng ta nghĩ.

Vậy thay đổi đó là tốt hay xấu? Tất nhiên là cái gì cũng có hai mặt chỉ là phần nào nhiều hơn mà thôi. Theo tác giả, phần xấu nhiều hơn. Mặc dù nhiều người cho rằng việc xấu hay tốt thì do cách người ta sử dụng nó, nhưng sự thật chỉ ra rằng nếu chúng ta dần phụ thuộc nó, nó sẽ chỉ huy chúng ta. Như một câu thoại trong Wonder Women mình vừa xem hôm nọ rằng: “Anh để cái đồng hồ sai bảo anh phải làm gì ư?”

Tác giả còn chỉ ra rằng việc tập trung của chúng ta không ngừng bị gián đoạn nên tất cả những kiến thức, ý tưởng mới dù có hay ho thế nào chỉ cần một chút xao nhãng sẽ bị đẩy ra. Người ta không thể đọc cái gì quá dài, quá lâu nữa. Não bạn một khi đã quen với Internet,tiếp cận một kho tang khổng lồ với chỉ vài click hay vài lần chạm nhẹ cảm ứng thật chưa bao giờ dễ dàng hơn thế, nó sẽ luôn lên cơn them khát thong tin, chưa làm xong việc này nhưng lại muốn làm cái khác vì ý tưởng hay sự xao nhãng luôn nảy ra trong đầu. Vì vậy nó hình thành trong ta thói quen đọc lướt, việc này giúp lượm nhặt thong tin khá tốt vì nhanh nhưng không có nghĩa là tiếp thu nó cũng tốt. Việc đọc lướt này chỉ có ích khi bạn làm bài kiểm tra, cần đến tốc độ. Nhưng tiếp thu kiến thức không phải là cuộc thi, đó là sống.

Chủ Đề