Tái sản xuất sức lao động là gì

Theo C. Mác, sức lao động là toàn bộ thể lực và trí lực ở trong thân thể, trong nhân cách một con người, thể lực và trí lực mà con người đem ra vận dụng để sản xuất ra những sản phẩm có giá trị sử dụng.

Trong bất cứ xã hội nào, sức lao động cũng là điều kiện cơ bản của sản xuất nhưng không phải trong bất kì điều kiện nào, sức lao động cũng là hàng hóa. Sức lao động chỉ có thể trở thành hàng hóa khi nó mang những điều kiện sau:

– Thứ nhất, người lao động phải được tự đo về thân thể, làm chủ sức lao động của mình, và có quyền bán sức lao động của mình như một hàng hóa.

– Thứ hai, người có sức lao động phải bị tước đoạt hết mọi tư liệu sản xuất và tư liệu sinh hoạt, họ trở thành người “vô sản”. Để tồn tại, người đó buộc phải bán sức lao động của mình để kiếm sống.

2. Thuộc tính của hàng hóa sức lao động

Thuộc tính của hàng hóa sức lao động, cũng giống như mọi hàng hóa khác, hàng hóa sức lao động cũng có hai thuộc tính là giá trị và giá trị sử dụng.

– Giá trị của hàng hóa sức lao động được quyết định bởi lượng thời gian lao động cần thiết để sản xuất và tái sản xuất ra sức lao động. Sức lao động là khả năng lao động gắn liền với cơ thể sống của con người. Vì vậy để duy trì sự hoạt động bình thường của con người phải cần có những tư liệu sản xuất nhất định. Do đó giá trị hàng hóa sức lao động là giá trị những tư liệu sản xuất cần thiết để sản xuất và tái sản xuất sức lao động.

Giá trị hàng hóa sức lao động gồm có: giá trị những tư liệu sản xuất về vật chất và tinh thần cần thiết để tái sản xuất sức lao động, duy trì hoạt động sống của bản thân mỗi người công nhân; phí tổn đào tạo người công nhân để có trình độ tay nghề thích hợp; giá trị những tư liệu sinh hoạt về vật chất và tinh thần cho gia định người lao động. Hay nói cách khác, giá trị của hàng hóa sức lao động có đặc điểm là được quyết định một cách gián tiếp thông qua các giá trị tư liệu sản xuất ra sức lao động.

– Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động là công cụ của nó để thỏa mãn nhu cầu tiên dùng sức lao động của người sử dụng sức lao động. Khác với hàng hóa thông thường [ sau một thời gian tiêu dùng sẽ mất đi giá trị và giá trị sử dụng theo thời gian] thì hàng hóa sức lao động, khi được tiêu dùng, ngoài việc sản xuất ra một loại hàng hóa nào đó thì đồng thời nó cũng tạo ra một lượng giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân nó. Phần giá trị lớn hơn đó được gọi là giá trị thặng dư. Đây là điểm cơ bản nhất của hàng hóa sức lao động.

✅ Thủ tục: ⭕ Cụ thể - Chi tiết
✅ Dịch vụ: ⭐ Trọn gói - Tận Tâm
✅ Zalo: ⭕ 0846967979
✅ Hỗ trợ: ⭐ Toàn quốc
✅ Hotline: ⭕ 1900.3330

Sức lao động là một khái niệm trọng yếu trong kinh tế chính trị Mác-xít. Vậy hàng hóa sức lao động là gì? Giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động có tính chất đặc biệt gì?

Hàng hóa sức lao động là gì? Lý luận chung về hàng hóa sức lao động

Mục lục

  • 1. Khái niệm sức lao động và hàng hóa sức lao động là gì?
    • 1.1 Khái niệm sức lao động
    • 1.2 Hàng hóa sức lao động là gì? Những điều kiện biến sức lao động thành hàng hoá
  • 2. Hàng hoá sức lao động là hàng hoá đặc biệt
    • 2.1 Giá trị hàng hoá sức lao động.
    • 2.2 Giá trị sử dụng hàng hoá sức lao động.

1. Khái niệm sức lao động và hàng hóa sức lao động là gì?

1.1 Khái niệm sức lao động

Sức lao động là toàn bộ thể lực và trí lực tồn tại trong cơ thể con người, nó được vận dụng vào quá trình lao động sản xuất. Theo Wikipedia, sức lao động là một khái niệm trọng yếu trong kinh tế chính trị Mác-xít. Mác định nghĩa sức lao động là toàn bộ những năng lực thể chất, trí tuệ và tinh thần tồn tại trong một cơ thể, trong một con người đang sống, và được người đó đem ra vận dụng mỗi khi sản xuất ra một giá trị thặng dư nào đó. Sức lao động là khả năng lao động của con người, là điều kiện tiên quyết của mọi quá trình sản xuất và là lực lượng sản xuất sáng tạo chủ yếu của xã hội. Nhưng sức lao động mới chỉ là khả năng lao động, còn lao động là sự tiêu dùng sức lao động trong hiện thực.

1.2 Hàng hóa sức lao động là gì? Những điều kiện biến sức lao động thành hàng hoá

Trong bất kỳ xã hội nào, sức lao động cũng đều là yếu tố hàng đầu của quá trình lao động sản xuất. Nhưng không phải bao giờ sức lao động cũng là hàng hoá. Sức lao động chỉ biến thành hàng hoá khi có hai điều kiện sau:

- Một là người lao động phải được tự do về thân thể, do đó có khả năng chi phối sức lao động của mình. Sức lao động chỉ xuất hiện trên thị trường với tư cách là hàng hoá, nếu nó do bản con người có sức lao động đưa ra bán. Muốn vậy, người có sức lao động phải có quyền sở hữu năng lực của mình. Việc biến sức lao động thành hàng hoá đòi hỏi phải thủ tiêu chế độ chiếm hữu nô và chế độ phong kiến.

- Hai là người lao động bị tước đoạt hết tư liệu sản xuất không thể tự tiến hành lao động sản xuất. Chỉ trong điều kiện ấy, người lao động mới buộc phải bán sức lao động của mình, vì không còn cách nào khác để sinh sống. Sự tồn tại đồng thời hai điều kiện nói trên tất yếu đẫn đến chỗ sức lao động biến thành hàng hoá.

 Hàng hóa sức lao động là gì

Dưới chủ nghĩa tư bản, đã xuất hiện đầy đủ hai điều kiện đó. Một mặt, cách mạng tư sản đã giải phóng người lao động khỏi sự lệ thuộc về thân thể vào chủ nô và chúa phong kiến. Mặt khác, do tác động của quy luật giá trị và các biện pháp tích luỹ nguyên thuỷ của tư bản đã làm phá sản những người sản xuất nhỏ, biến họ trở thành vô sản và tập trung tư liệu sản xuất vào trong tay một số ít người.

Việc mua bán sức lao động được thực hiện dưới hình thức thuê mướn. Quan hệ làm thuê đã tồn tại khá lâu trước chủ nghĩa tư bản, nhưng không phổ biến và chủ yếu được sử dụng trong việc phục vụ nhà nước và quốc phòng. Chỉ đến chủ nghĩa tư bản nó mới trở nên phổ biến, thành hệ thống tổ chức cơ bản của toàn bộ nền sản xuất xã hội.

Sự cưỡng bức phi kinh tế được thay thế bằng hợp đồng của những người chủ sở hữu hàng hoá, bình đẳng với nhau trên cơ sở “thuận mua, vừa bán”. Điều đó đã tạo ra khả năng khách quan cho sự phát triển tự do cá nhân của các công dân và đánh dấu một trình độ mới trong sự phát triển tự do cá nhân của các công dân và đánh dấu một trình độ mới trong sự phát triển của văn minh nhân loại. Sức lao động biến thành hàng hoá là điều kiện chủ yếu quyết định sự chuyển hoá tiền thành tư bản.

2. Hàng hoá sức lao động là hàng hoá đặc biệt

Cũng như mọi hàng hoá khác, hàng hoá - sức lao động cũng có hai thuộc tính: giá trị và giá trị sử dụng.

2.1 Giá trị hàng hoá sức lao động.

Giá trị hàng hoá sức lao động cũng giống như các hàng hoá khác được quy định bởi số lượng thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất và tái sản xuất ra sức lao động. Nhưng, sức lao động chỉ tồn tại trong cơ thể sống của con người. Để sản xuất và tái sản xuất ra năng lực đó, người công nhân phải tiêu dùng một số lượng tư liệu sinh hoạt nhất định.

Như vậy, thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra sức lao động sẽ quy thành thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt ấy, hay nói một cách khác, số lượng giá trị sức lao động được xác định bằng số lượng giá trị những tư liệu sinh hoạt để duy trì cuộc sống của người có sức lao động ở trạng thái bình thường. Khác với hàng hoá thông thường, giá trị hàng hoá sức lao động bao hàm cả yếu tố tinh thần và lịch sử.

Điều đó thể hiện ở chỗ: nhu cầu của công nhân không chỉ có nhu cầu về vật chất mà còn gồm cả những nhu cầu về tinh thần [giải trí, học hành,…]. Nhu cầu đó, cả về khối lượng lẫn cơ cấu những tư liệu sinh hoạt cần thiết cho công nhân không phải lúc nào và ở đâu cũng giống nhau. 

 Hàng hoá sức lao động là hàng hoá đặc biệt

Nó tùy thuộc hoàn cảnh lịch sử của từng nước, từng thời kỳ, phụ thuộc vào trình độ văn minh đã đạt được của mỗi nước, ngoài ra còn phụ thuộc vào tập quán, vào điều kiện địa lý và khí hậu, vào điều kiện hình thành giai cấp công nhân.

Nhưng, đối với một nước nhất định và trong một thời kỳ nhất định thì quy mô những tư liệu sinh hoạt cần thiết cho người lao động là một đại lượng nhất định. Do đó, có thể xác định do những bộ phận sau đây hợp thành: một là, giá trị những tư liệu sinh hoạt cần thiết để duy trì sức lao động của bản thân người công nhân; hai là, phí tổn học việc của công nhân; ba là, giá trị những tư liệu sinh hoạt cần thiết cho gia đình người công nhân. Như vậy, giá trị sức lao động bằng giá trị những tư liệu sinh hoạt vật chất và tinh thần cần thiết để tái sản xuất sức lao động cho người công nhân và nuôi sống gia đình của anh ta.

Để nêu ra được sự biến đổi của giá trị sức lao động trong một thời kỳ nhất định, cần nghiên cứu sự tác động lẫn nhau của hai xu hướng đối lập nhau. Một mặt là sự tăng nhu cầu trung bình xã hội về hàng hoá và dịch vụ, về học tập và trình độ lành nghề, do đó làm tăng giá trị sức lao động. Mặt khác là sự tăng năng suất lao động xã hội, do đó làm giảm giá trị sức lao động. Trong điều kiện tư bản hiện đại, dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật và những điều kiện khác , sự khác biệt của công nhân về trình độ lành nghề, về sự phức tạp của lao động và mức độ sử dụng năng lực trí óc và tinh thần của họ tăng lên.

Tất cả những điều kiện đó không thể không ảnh hưởng đến các giá trị sức lao động. Không thể không dẫn đến sự khác biệt theo ngành và theo lĩnh vực của nền kinh tế bị che lấp đằng sau đại lượng trung bình của giá trị sức lao động.

2.2 Giá trị sử dụng hàng hoá sức lao động.

Giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động cũng giống như các hàng hoá khác chỉ thể hiện ra trong quá trình tiêu dùng sức lao động, tức là quá trình người công nhân tiến hành lao động sản xuất. Nhưng tính chất đặc biệt của hàng hoá sức lao động được thể hiện đó là:

+ Thứ nhất, sự khác biệt của giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động so với giá trị sử dụng của các hàng hoá khác là ở chỗ, khi tiêu dùng hàng hoá sức lao động, nó tạo ra một giá trị mới lớn hơn giá trị của thân giá trị sức lao động. Phần lớn hơn đó chính là giá trị thặng dư. Như vậy, hàng hoá sức lao động có thuộc tính là nguồn gốc sinh ra giá trị.

Đó là đặc điểm cơ bản nhất của giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động so với các hàng hoá khác. Nó là chìa khoá để giải quyết mâu thuẫn của công thức chung của tư bản. Như vậy, tiền chỉ thành tư bản khi sức lao động trở thành hàng hoá.

+ Thứ hai, con người là chủ thể của hàng hoá sức lao động vì vậy, việc cung ứng sức lao động phụ thuộc vào những đặc điểm về tâm lý, kinh tế, xã hội của người lao động. Đối với hầu hết các thị trường khác thì cầu phụ thuộc vào con người với những đặc điểm của họ, nhưng đối với thị trường lao động thì con người lại có ảnh hưởng quyết định tới cung.

Hi vọng bài viết này của Luận văn 1080 đã giúp bạn trả lời câu hỏi “hàng hóa sức lao động là gì?” và bản chất của hàng hóa sức lao động. Chúc các bạn học tập tốt! 

Chủ Đề