Tại sao bầu không ăn nhãn

Không chỉ có một hàm lượng vitamin C phong phú, gần bằng 80% nhu cầu hàng ngày của mỗi người, nhãn còn chứa nhiều loại khoáng chất khác như sắt, phốt pho, magiê và kali... Tuy có hàm lượng dinh dưỡng cao, nhưng nhãn không phải là loại thực phẩm phù hợp với tất cả mọi người, nhất là phụ nữ mang thai. Thậm chí, nhiều ý kiến cho rằng, bà bầu ăn nhãn sẽ có thể dẫn đến nguy cơ sảy thai, sinh non...

Có họ hàng gần với vải, quả nhãn cũng được xếp vào danh mục những loại quả quý và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Không chỉ cung cấp một lượng nước và chất xơ dồi dào, nhãn còn chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất có lợi như vitamin A, C, kali, sắt, phốt-pho…

Tuy nhỏ về kích thước nhưng những lợi ích mà quả nhãn mang lại vô cùng to lớn. Cùng tìm hiểu xem quả nhãn nóng hay mát và bà bầu có nên ăn nhãn hay không nhé!

Mặc dù mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng nhãn không phải thực phẩm thích hợp cho tất cả mọi người

Những lợi ích từ quả nhãn bạn nên biết

Trước tiên mẹ nên tìm hiểu về các giá trị dinh dưỡng của quả nhãn được các chuyên gia dinh dưỡng ghi nhận như sau:

  • Với những chứng bệnh liên quan đến hệ thần kinh, nhãn được xem là một liệu pháp chữa bệnh “diệu kỳ”, nhất là các chứng liên quan đến bệnh trầm cảm. Thành phần dinh dưỡng trong quả nhãn cụ thể là trong 100 gram nhãn chứa khoảng 169 mg đồng, giúp duy trì sức khỏe lớp vỏ bọc bên ngoài của các dây thần kinh và làm thư giãn cũng như tăng cường các chức năng hoạt động của não.
  • Nhãn cải thiện khả năng chữa lành vết thương và tăng tuổi thọ. Cùng với polyphenol, nhãn giúp chống lại các gốc tự do trong cơ thể và ngăn ngừa các tế bào bị hư hại, giúp làm giảm nguy cơ phát triển một số loại ung thư.
  • Cải thiện lưu thông máu và làm tăng sự đồng hoá chất sắt trong cơ thể, ngăn chặn sự xuất hiện của bệnh thiếu máu.

  • Ít chất béo và calo, nhãn là một lựa chọn lành mạnh cho những ai muốn cắt giảm chất béo từ cơ thể. Đồng thời, nhãn chứa một lượng carbohydrate phức tạp giúp giảm bớt cảm giác thèm ăn, từ đó, “quản lý” cân nặng một cách hiệu quả.
  • Nhãn có chứa một lượng cao vitamin C, rất hữu dụng trong việc bảo vệ cơ thể khỏi bệnh cúm, cảm lạnh và tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
  • Có lợi cho bệnh tim bằng cách giảm căng thẳng và mệt mỏi. Nó có hiệu quả kích thích lá lách, tăng tuần hoàn máu và mang lại cảm giác dễ chịu cho hệ thần kinh gần lá lách và tim. Ngoài ra, nhãn cũng làm giảm nguy cơ ngừng tim và đột quỵ.
  • Nhãn là có lợi cho da là tốt. Nhãn chứa các đặc tính chống lão hóa và đã được chứng minh để cải thiện sức khỏe của da. Quả này đặc biệt có lợi cho làn da mỏng manh gần mắt, giảm tình trạng bong tróc da, và cải thiện tông màu da. Ngoài ra, ăn nhãn cũng giúp bảo vệ răng và nướu răng.

Mặc dù mang lại rất nhiều lợi ích, nhưng theo đông y, những người bị cao huyết áp, tiểu đường và đặc biệt là phụ nữ mang thai không nên ăn nhiều nhãn. Thậm chí, nhiều ý kiến cho rằng, bà bầu ăn nhãn chẳng những không có tác dụng cho sức khỏe mà ngược lại còn làm làm tăng khí nóng trong người, dẫn đến tình trạng ra máu âm đạo, đau bụng dưới, động thai… Nghiêm trọng hơn, bà bầu ăn nhãn trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ rất dễ dẫn đến nguy cơ sảy thai, sinh non.

Hiện nay, vẫn chưa có một nghiên cứu chính thức nào về những tác hại của việc ăn nhãn khi mang thai. Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn khuyến cáo bà bầu không nên quá nhiều nhãn, nhất là những người có thể trạng nhạy cảm hoặc có triệu chứng dọa sảy thai. Đặc biệt, với mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ hoặc cao huyết áp khi mang thai không nên ăn nhãn, vì có thể làm các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Chế độ ăn của mẹ bầu rất quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi. Do đó, các mẹ bầu khá cẩn thận trong việc ăn uống bất cứ thứ gì. Phụ nữ mang thai có nên ăn nhãn? Thắc mắc đó của các mẹ sẽ được giải đáp trong bài viết này.

1. Thành phần dinh dưỡng của nhãn

Nhãn là loại trái cây quen thuộc với người Việt Nam, dễ ăn và còn có thể nấu chè. Trong nhãn có chưa các thành phần dinh dưỡng như: protein, vitamin C, chất xơ, canxi, kali, chất béo,….

Như vậy có thể thấy nhãn có khá nhiều những chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, nhãn lại là thức quả nóng nên những người bị táo bón, cơ địa dễ nổi mụn,… thường hạn chế ăn loại quả này. Vậy phụ nữ mang thai có nên ăn nhãn? Thực tế, nếu bà bầu biết cách ăn và ăn nhãn vừa đủ sẽ mang lại những lợi ích nhất định cho thai kỳ.

>> Tìm hiểu: Cách chữa táo bón khi mang thai

Phụ nữ mang thai ăn được nhãn không?

2. Lợi ích của nhãn với thai kỳ

2.1. Tăng cường thể lực cho bà bầu

Phụ nữ mang thai thường cảm thấy cơ thể mệt mỏi và uể oải. Vì trong nhãn có chứa nhiều loại đường khác nhau như: glucose, sucrose có tác dụng rất tốt trong việc phục hồi năng lượng. Do đó, ăn nhãn có thể cải thiện vấn đề này giúp mẹ bầu.

2.2. Cải thiện các bệnh về đường tiêu hóa

Có thể nhiều mẹ bầu chưa biết nhưng nhãn có thể giúp mẹ cải thiện tình trạng một số bệnh về đường tiêu hoá thường gặp. Đặc biệt là với những mẹ bầu trong thời kỳ nghén, hay buồn nôn, đầy hơi…thì có thể ăn nhãn vì trong nhãn có chứa chất béo và protein thực vật – có ích trong việc kích thích trao đổi chất

2.3. Cung cấp vitamin cho bà bầu

Trong nhãn có chứa các vitamin tăng cường hệ miễn dịch cho cả mẹ và bé, trong đó có vitamin C. Vì thế, ăn nhãn cung cấp vitamin một cách tự nhiên cho mẹ bầu.

Mẹ bầu vẫn có thể ăn nhãn nhưng chỉ nên ăn điều độ

3. Hướng dẫn bà bầu ăn nhãn đúng cách

Tuy ăn nhãn có thể mang lại những lợi ích như trên nhưng như đã nói, phụ nữ mang thai cần rất thận trọng trong việc ăn nhãn. Cụ thể, mẹ chỉ nên ăn khoảng 200 – 300g/ngày và không ăn liên tiếp nhiều ngày. Những mẹ bầu cao huyết áp, hay nóng trong cũng nên hạn chế ăn loại quả này. Còn mẹ có thể ăn nhãn trực tiếp hoặc tách hạt và nấu chè với hạt sen cũng rất bổ dưỡng.

4. Những loại trái cây tốt cho mẹ bầu

Mẹ bầu nên tham khảo thêm những loại trái cây khác cũng rất tốt cho phụ nữ mang thai.

4.1. Chuối chín giúp điều trị ốm nghén cho bà bầu

Chuối chín có thể giúp khắc phục tình trạng ốm nghén khá hiệu quả. Ngoài ra, trong chuối có hàm lượng kali cao giúp ngăn ngừa và hạn chế tình trạng phù nề, chuột rút khi mang thai. Tuy nhiên, mẹ nhớ không ăn chuối khi đói nhé. Bà bầu nổi mẩn ngứa

Ăn chuối chín tốt cho phụ nữ mang thai

4.2. Các loại quả giàu vitamin C

Các loại quả giàu vitamin C như: cam, quýt, bưởi…giúp tăng cường hệ miễn dịch cho mẹ bầu và cả thai nhi. Hơn nữa, thường những loại quả này có vị chua nên cũng được các mẹ bầu rất ưa thích khi đang ốm nghén.

4.3. Lựu giúp phát triển hệ xương cho thai nhi và làm đẹp da cho mẹ

Lựu không còn quá xa lạ với các mẹ bầu vì nó vừa giúp bảo vệ làn da của mẹ, ngăn ngừa tình trạng rạn da sau sinh. Ngoài ra, những dưỡng chất trong lựu còn rất tốt cho sự phát triển của hệ xương của thai nhi.

>> Gợi ý cách trị rạn da sau sinh TẠI ĐÂY.

Lựu rất tốt cho mẹ bầu và thai nhi

4.4. Quả bơ giúp bổ sung các dưỡng chất mẹ bầu

Trong bơ có chứa hàm lượng lớn vitamin A, B, C, kali…giúp phát triển hệ thần kinh và não bộ của trẻ một cách tối ưu. Nên đây là loại quả được khuyến khích ăn trong thời gian mang thai. Ngoài ra, quả bơ còn giúp kích thích khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng rất tốt, nên các mẹ bầu nên sử dụng loại quả này nhé.

Phụ nữ mang thai có nên ăn nhãn? Như vậy, mẹ bầu vẫn có thể ăn nhãn nhưng chỉ nên ăn với số lượng vừa phải. Thay vào đó, mẹ nên bổ sung thêm những loại quả cũng rất tốt cho thai kỳ khác như trên. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ bệnh viện ĐKQT Thu Cúc để được tư vấn giải đáp.

Tin liên quan

  • Mang thai có triệt lông được không
  • Cách thử thai không cần que
  • Nghén ngủ khi mang thai có tốt không

Sản phụ khoa – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc

Video liên quan

Chủ Đề