Tại sao bị tróc da môi

Tình trạng môi khô, nứt nẻ và bong tróc thường xảy ra vào mùa đông, hanh khô nhưng nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên thì bạn nên chú ý đến tình trạng sức khỏe, có thể bạn đã mắc phải một số bệnh nghiêm trọng như rối loạn tuyến giáp, nhiễm nấm men, mất nước hay thiếu vitamin.

Nguyên nhân khiến môi khô, môi nứt nẻ

Thời tiết, không khí xung quanh

Thời tiết, không khí xung quanh có thể ảnh hưởng đến cả đôi môi của bạn. Trong mùa đông, ánh nắng hanh và gió lạnh khô làm cho môi khô và bong tróc thậm chí gây đau đớn. Nếu gặp hiện tượng này, hãy chắc chắn rằng bạn đã trang bị biện pháp để chăm sóc đôi môi tốt nhất.

Thói quen liếm môi

Khi bị khô môi, đa số có thói quen liếm môi để “cung cấp nước” cho chúng. Tuy nhiên, điều đó lại càng khiến tình trạng môi trở nên tệ hơn. Bởi tuyến nước bọt của bạn sẽ lấy đi độ ẩm còn lại trên môi, do có chứa thức ăn và các yếu tố làm da bị khô hơn khi tiếp xúc với oxy. Hãy từ bỏ thói quen xấu này ngay hôm nay, bạn nhé!

Mất nước

Một trong những nguyên nhân chính gây khô môi mà bạn thường mắc phải, đó chính là việc để cơ thể luôn ở trạng thái “thiếu nước”. Như bạn đã biết, nước chiếm khoảng 70% trọng lượng cơ thể và đóng vai trò quan trọng, cần thiết giúp bạn đào thải độc tố đồng thời giữ ẩm cho da, tóc và môi.

Vì vậy, nếu cơ thể bạn tiếp tục thiếu nước, mất nước, chẳng mấy chốc tình trạng khô môi, bong tróc thậm chí nứt nẻ, chảy máu sẽ đeo bám bạn thường xuyên.

Thiếu vitamin

Chế độ ăn uống ảnh hưởng không nhỏ đến tình trạng môi của bạn. Theo đó, nếu cơ thể bổ sung không đủ lượng sắt, kẽm, vitamin B cần thiết, tình trạng môi khô, nứt nẻ sẽ xuất hiện. Ngoài ra, một dạng vitamin B là vitamin B2, thường gọi là riboflavin, khi thiếu hụt có thể làm đôi môi bị sưng lên, viêm nhiễm và bong tróc.

Mắc rối loạn tuyến giáp

Tình trạng suy giáp có thể gây khô và nứt nẻ môi, đặc biệt, nó còn khiến lớp da ngoài cùng của môi trở nên dày và ngứa ngáy hơn. Vì vậy, bạn cần chủ động điều trị chứng rối loạn tuyến giáp này để ngăn ngừa nguy cơ môi khô nẻ, bong tróc và những hệ lụy nghiêm trọng khác.

Bị nhiễm trùng nấm

Nếu thấy môi không chỉ bị nứt nẻ mà còn xuất hiện những vết nứt nhỏ gần khóe miệng thì nhiều khả năng là bạn đang bị nhiễm trùng nấm. Khi gặp phải trường hợp này, bạn cần tránh liếm môi và ngăn không để nước bọt dính nhiều vào môi.

Hãy uống nước ấm và bảo vệ vùng da môi trước khi tiếp xúc với bụi bẩn. Còn nếu tình trạng bệnh không được cải thiện tốt hơn, bạn nên chủ động đi thăm khám càng sớm càng tốt.

Cách phòng tránh môi khô nứt nẻ

Uống nhiều và đủ nước là một biện pháp tốt cho cơ thể trong trường hợp này. Tuy nhiên, cách tốt nhất và an toàn nhất là bạn nên đến gặp bác sĩ để có được phương pháp điều trị kịp thời.

  • Tăng cường uống nước mỗi ngày [từ 2 – 2,5 lít] để duy trì độ ẩm cho cơ thể, làn da cũng như đôi môi.
  • Không liếm môi hay bóc da môi bởi điều này sẽ làm môi bị tổn thương và tình trạng nứt nẻ trở nên tồi tệ hơn
  • Bổ sung thêm nhiều rau và trái cây trong thực đơn để tăng cường vitamin cho cơ thể.
  • Cung cấp độ ẩm cho đôi môi: sản phẩm dưỡng môi, tạo độ ẩm cho không khí, môi trường nghỉ ngơi…

Bác sĩ Trần Thị Hồng Vân với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thẩm mỹ , làm đẹp , chăm sóc da, bác sĩ chính tại gsvvietnam . Xem thêm: //gsvvietnam.com/bac-si-van-gsv/

Đôi khi, hiện tượng môi khô, bong tróc có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh đáng lo ngại.

  • Môi khô, bong tróc có thể là hậu quả từ những thói quen này, thói quen thứ 3 là nhiều người mắc nhất
  • 11 cách "chặn đứng" lo lắng, sợ hãi trong lòng mỗi người khi dịch Covid-19 đang có những diễn biến mới khó đoán trước
  • Dù mới 30 tuổi nhưng thấy thường xuyên mệt mỏi khó thở, coi chừng mắc căn bệnh di truyền gây đột tử này
  • Ai cũng làm “thầy thuốc tại gia” nên kháng kháng sinh mới khó “cứu vãn” thế này!

Có rất nhiều nguyên nhân khiến đôi môi rơi vào tình trạng đáng buồn như vậy. Môi siêu khô do mất nước nghiêm trọng có thể là hậu quả của thói quen liếm môi, ăn thức ăn mặn, bị cháy nắng, dị ứng hoặc ung thư da. Nhưng đôi khi, hiện tượng môi khô, bong tróc có thể là dấu hiệu báo hiệu vấn đề sức khỏe đáng lo ngại, cụ thể là các bệnh sau đây.

1. Bạn bị nhiễm trùng nấm men

Bạn bị khớp cắn ngược [hay còn gọi là móm]? Hoặc chảy nước dãi trong lúc ngủ? Những yếu tố này có thể gây ra sự phát triển quá mức của nấm men [và chính nấm men là nguyên nhân gây nhiễm trùng ở vùng miệng]. Loại nhiễm trùng này có thể dẫn đến da khô, bong tróc xung quanh miệng, và đôi khi nứt nẻ [khi bạn có những vết nứt nhỏ ở khóe miệng].

Điều trị: Giống nhiễm trùng nấm men ở bất cứ nơi nào khác, dùng thuốc chống nấm được bác sĩ kê đơn là lựa chọn tốt nhất của bạn.

2. Bạn bị viêm môi ánh sáng [còn gọi là dày sừng quang hóa]

Với tình trạng này, làn da đã bị tổn thương do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời mãn tính đến mức không thể tự sửa chữa. Viêm môi ánh sáng phổ biến hơn ở những người lớn tuổi.

Đây là loại tổn thương và viêm lâu dài trên môi do ánh nắng mặt trời, có thể dẫn đến ung thư da. Ở vùng môi khô, nứt nẻ dạng này, rất dễ xảy ra ung thư da. Thực tế, rất nhiều người cao tuổi bị ung thư biểu mô tế bào vảy tại môi dưới. Viêm môi ánh sáng có đặc trưng là môi khô hoặc xuất hiện mảng sừng hoặc vảy, điển hình ở môi dưới, như đã đề cập.

Điều trị: Để điều trị, bạn cần đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán tình trạng bệnh thông qua sinh thiết da.

3. Bạn bị thiếu vitamin

Sự thiếu hụt các loại vitamin B khác nhau có thể dẫn đến môi khô, nứt nẻ, tấy, đỏ và chúng thường đi kèm với các nốt rất giống phát ban xung quanh miệng.

Điều trị: Thông qua xét nghiệm máu, bác sĩ sẽ xác định chính xác bạn bị thiếu vitamin gì và kê đơn bổ sung cần thiết nếu bạn có nhu cầu [hoặc đề nghị điều chỉnh chế độ ăn uống].

4. Bạn bị dị ứng hoặc viêm da tiếp xúc kích ứng

Một phản ứng dị ứng sẽ gây ra không chỉ hiện tượng bong tróc mà còn tấy đỏ xung quanh môi. Một phản ứng dị ứng thường là đồng nghĩa với cảm giác ngứa, hơn là môi đóng vảy. Đây có thể là hậu quả của các thành phần trong đồ trang điểm, chăm sóc da, hoặc thậm chí là kem đánh răng của bạn. Dẫn xuất axit quế hoặc quế là một chất gây dị ứng phổ biến trong kem đánh răng mà từ đó bạn có thể bị viêm môi kích ứng.

Mặt khác, viêm da tiếp xúc kích ứng còn do các thiết bị cấy ghép trong miệng, như thiết bị giữ răng [retainers], ma sát vào môi. Dụng cụ cấy ghép kim loại hoặc các vật liệu tổng hợp khác nhau của cấy ghép nha khoa có thể là thủ phạm gây bong tróc môi mãn tính.

Điều trị: Một loại thuốc bôi hoặc uống thường có thể giải quyết vấn đề trên.

5. Bạn bị bệnh liken phẳng [lichen planus]

Đây là một tình trạng viêm da, thường xuất hiện biểu hiện ngứa, nổi mụn trên cơ thể. Nhưng nó cũng có thể xuất hiện trên môi, với các vết nứt màu tím hoặc nâu trên môi.

Điều trị: Một loại thuốc chống viêm hoặc thuốc bôi tại chỗ được bác sĩ kê đơn sẽ giúp ích cho bạn.

6. Bạn có hội chứng đa u tủy tự miễn dịch [pemphigus paraneoplastic]

Đây là chứng bệnh hiếm gặp, còn gọi là bệnh phồng rộp tự miễn liên quan đến ung thư tiềm ẩn. Vì vậy, bạn nên nói chuyện với bác sĩ nếu bạn phát hiện đôi môi mình có dấu hiệu nghiêm trọng và phồng rộp hơn. Với chứng đa u tủy tự miễn dịch, môi thường nứt nẻ và chảy máu, gây ra vết loét, đỏ và sưng quanh miệng.

Điều trị: Nếu được chẩn đoán mắc hội chứng trên, bác sĩ có thể kê đơn thuốc cho các tổn thương da và mụn nước thực tế, sau đó hướng dẫn bạn phương pháp điều trị cần thiết để giải quyết nguy cơ ung thư tiềm ẩn nếu bạn mắc bệnh ác tính.

Theo WomenHealth

Lòng bàn tay nóng bất thường vào mùa hè, cảnh giác 6 loại bệnh nguy hiểm

Video liên quan

Chủ Đề