Tại sao có bầu lại đau bụng

Trong suốt quá trình mang thai, mẹ thường xuyên gặp phải các cơn đau bụng với nhiều mức độ khác nhau. Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng này. Có nguyên nhân là vô hại nhưng cũng có nguyên nhân đe dọa đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.

1. Nguyên nhân của hiện tượng đau bụng dưới khi mang thai:

Trong quá trình thai kỳ các mẹ bầu không khỏi lo lắng khi thấy hiện tượng đau bụng dưới khi mang thai. Tuy nhiên có rất nhiều nguyên nhân của tình trạng này và không phải lúc nào tình trạng trên cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của người phụ nữ

  • Nhau bong non gây ra tình trạng đau bụng dưới trong thai kỳ:

Đây là tình trạng tương đối phổ biến ở các thai phụ. Khi đó nhau thai sẽ bong ra khỏi thành tử cung khiến tử cung căng cứng và gây đau. Nếu cơn đau tức này xảy ra liên tục và không biến mất thì cần đến gặp ngay bác sĩ.

  • Thai làm tổ trong buồng tử cung:

Trong thời gian đầu mang thai, người phụ nữ sẽ có cảm giác đau lâm râm bụng dưới. Nguyên nhân chính là do thai đã bắt đầu vào tử cung và làm tổ trong buồng tử cung. Lúc này, mẹ bầu không cần quá lo lắng bởi tình trạng này chỉ xuất hiện trong khoảng 2-3 ngày rồi dần dần biến mất.

  • Thai phát triển bên ngoài tử cung:

Đây có thể là dấu hiệu thông báo người phụ nữ đang mang thai ngoài tử cung[chửa ngoài dạ con]. Một số nguyên nhân gây thai ngoài tử cung có thể kể đến như viêm nhiễm đường sinh dục, bất thường ở vòi tử cung[chít hợp vòi tử cung...]. Trước khi mang thai chúng ta nên đi kiểm tra sức khỏe sinh sản để có các biện pháp điều trị phù hợp, tránh tình trạng mang thai ngoài tử cung. Một số triệu chứng chủ yếu khi thai phát triển bên ngoài tử cung như: đau bụng dưới khi mang thai, kèm theo chảy máu âm đạo.


Đau bụng dưới cũng là dấu hiệu thông báo người phụ nữ đang mang thai ngoài tử cung

  • Thai phụ ăn uống thiếu dinh dưỡng:

Trong thời gian mang thai, mẹ bầu nên chú ý xây dựng một chế độ ăn uống phù hợp. Theo nghiên cứu của các bác sĩ, khi người phụ nữ mang thai, tử cung chịu nhiều áp lực do thai nhi tác động. Điều này vô tình khiến cho các mẹ bầu gặp nhiều khó khăn trong vấn đề tiêu hóa. Ngoài ra cũng nên chú ý tới việc lượng progesterone trong thời kỳ tăng cao hơn so với bình thường, chúng gây ra hiện tượng người phụ nữ tiêu hóa kém, hay bị đau bụng dưới.

  • Đau bụng dưới do nhiễm trùng đường tiết niệu:

Mẹ bầu sẽ thấy đau, khó chịu hoặc nóng rát khi đi tiểu. Mẹ bầu đi tiểu không kiểm soát và nước tiểu có mùi, có mùi hôi hoặc có máu. Lúc này, mẹ nên đi bác sĩ vì nhiễm trùng tiết niệu có thể tiến triển thành nhiễm trùng ở thận. Từ đó, làm tăng nguy cơ sinh non.

Một trong những hiện tượng người phụ não cũng gặp phải khi mang thai đó là thai nhi trong bụng đạp. Đây là một hiện tượng bình thường, chúng là dấu hiệu cho thấy em bé đang phát triển rất tốt. Cha mẹ rất hào hứng cảm nhận em bé đang đạp trong bụng người phụ nữ. Tuy nhiên, khi thai nhi bắt đầu đạp mạnh, thành bụng của thai phụ dần trở nên căng cứng hơn so với bình thường. Đồng thời, họ sẽ cảm thấy đau vung bụng dưới.

2. Mẹ bầu bị đau bụng dưới khi mang thai sẽ nguy hiểm nếu...

Đau bụng dưới khi mang thai sẽ rất nguy hiểm nếu đi kèm với những triệu chứng khác. Mẹ bầu nên đi thăm khám ngay khi thấy có hiện tượng:

- Đau bụng dữ dội kèm theo tình trạng xuất huyết đen lợn cọn như bà cà phê: bên cạnh đó còn đi ngoài, buồn nôn, ói mửa, choáng váng và mệt mỏi... Nếu có những hiện tượng này, mẹ bầu có thể đang chửa ngoài dạ con.

- Mẹ bầu bị đau bụng từng cơn và càng lúc càng nhiều và kèm theo đói là ra máu từng cục. Đây là nhưng dấu hiệu của hiện tượng dọa sảy và sảy thai.


Mẹ bầu bị đau bụng dưới kéo dài cần thăm khám ngay cơ sở y tế gần nhất 

3. Cách xử lý trong trường hợp đau bụng dưới khi mang thai:

Nếu như trong thời gian mang thai, bạn gặp phải tình trạng đau bụng dưới thì cần bình tĩnh và xác định nguyên nhân của hiện tượng này. Tùy vào từng trường hợp khác nhau chúng ta sẽ đưa ra những cách xử lý phù hợp nhất.

Đối với hiện tượng đau bụng do thai phụ ăn uống thiếu dinh dưỡng hoặc em bé đạp mẹ thì chúng ta chỉ cần tuân thủ một số điều sau để hạn chế tình trạng trên.


Mẹ bầu cần có 1 chế độ ăn uống khoa học trong suốt thai kỳ 

Đầu tiên, các mẹ bầu nên nghiên cứu và xây dựng chế độ ăn hợp lý, trong đó việc bổ sung thêm nhiều chất xơ là vô cùng cần thiết. Chất này thường có trong rau củ quả, hoa quả và một số loại ngũ cốc. Đồng thời bạn hãy uống thật nhiều nước nhé

Thời gian đầu, chúng ta không nên nằm một chỗ quá lâu, tốt nhất bạn nên tập luyện một số bài thể dục nhẹ nhàng, thường xuyên vận động để duy trì sức khỏe. Đến giai đoạn cuối chuẩn bị sinh, thai phụ nên dành thời gian để nghỉ ngơi nhiều hơn, đặc biệt tránh vận động mạnh ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân và của thai nhi. Chúng ta cũng nên chuẩn bị tâm lý sẵn sàng để chào đón em bé.

Từ ngày 01/04 - 30/04/2022, khi mẹ bầu đăng ký thai sản trọn gói tại Bệnh viện đa khoa Bảo Sơn sẽ được Giảm 35% thai sản trọn gói và:

- Tặng nâng cấp 01 ngày phòng riêng 

- Miễn phí test nhanh Covid-19 khi đi sinh

Siêu ưu đãi còn chưa đủ, mẹ còn được "bỏ túi" thêm rất nhiều quà tặng hấp dẫn không kém:

✦ Miễn phí giường gấp người nhà

✦ Tặng chụp ảnh newborn [trong giờ hành chính]

✦ Tặng voucher giá ưu đãi khi đặt phòng tại khách sạn Bảo Sơn

✦ Tặng bộ quà sơ sinh cao cấp cho Mẹ và Bé

Mẹ bầu có thể tham khảo dịch vụ Thai sản trọn gói tại Bệnh viện đa khoa Bảo Sơn với lộ trình thăm khám khoa học cho bà mẹ mang thai trước - trong - sau sinh với các bác sĩ giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực Sản phụ khoa, đảm bảo việc theo dõi sản phụ có 1 thai kỳ khỏe mạnh và cuộc chuyển dạ an toàn. Để được tư vấn gói dịch vụ Thai sản trọn gói tại bệnh viện và chương trình ưu đãi đặc biệt trong tháng, mẹ bầu vui lòng gọi tới Tổng đài 1900 599 858 hoặc Hotline 091 585 0770 để được tư vấn miễn phí.

Chị em cần để ý nhiều dấu hiệu nguy hiểm khi đau bụng trong thai kỳ

Nhất thiết mẹ phải đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và xác định nguyên nhân gây bệnh và tìm hướng điều trị, cắt cơn đau bụng, điều trị giữ thai để bảo đảm cho thai nhi được an toàn, phát triển tốt.

Đồng thời mẹ cần nằm nghỉ ngơi hoàn toàn tại giường, cùng với sự chăm sóc và ăn uống phù hợp. Từ đó việc điều trị mới mang lại kết quả tốt.

Ngoài việc đau bụng khi mang thai có nguyên nhân liên quan sản phụ khoa. Triệu chứng đau bụng cũng có thể gặp khi mẹ bị rối loạn tiêu hóa, mẹ bị nhiễm trùng tiểu, mẹ bị viêm ruột thừa, mẹ bị sỏi thận…nếu kèm theo các triệu chứng khác điển hình của bệnh lý kể trên.

Các vị trí đau bụng mẹ bầu cần chú ý

Sau đây là các vị trí đau bụng và các kiểu đau bụng khi mang thai mẹ nên chú ý:

1. Đau bụng dưới khi mang thai

Một số thai phụ gặp phải tình trạng đau buốt bụng dưới, nhất là khi đi tiểu, số lần đi tiểu cũng tăng lên về đêm, đau rát khi tiểu, nước tiểu có mùi chua, vẩn đục hay lẫn với máu…

Với các trường hợp này, thì mẹ có nguy cơ cao bị nhiễm trùng đường tiết niệu. Khi có những dấu hiệu này, mẹ cần đi khám ngay, bởi nhiễm trùng đường tiểu có khả năng dẫn tới nhiễm trùng bàng quang, nặng hơn nữa là gây viêm thận, bể thận tăng nguy cơ vỡ ối, sinh non.

>>> Bạn có thể tham khảo: Biểu hiện đau dạ dày khi mang thai là gì và mẹ có cần quá lo lắng?

2. Đau tức một bên bụng dưới

Khi mẹ xuất hiện các cơn đau một bên bụng dưới [có thể xảy ra ở bên trái hay bên phải] nhiều lần, cơn đau có thể tự giảm dần nhưng cũng có lúc lại đau dữ dội, hay quặn đau kéo dài.

Đồng thời, triệu chứng kèm theo tình trạng buồn nôn hoặc nôn mửa, báo hiệu mẹ có thể đang gặp các biến chứng như mang thai kèm theo khối u [xoắn u nang buồng trứng] hay bị viêm ruột thừa cấp tính.

3. Đau lâm râm vùng bụng dưới

Theo bác sĩ vào tháng đầu của thai kỳ, hiện tượng đau bụng lâm râm khi mang thai là hoàn toàn bình thường.

Lúc này, trứng đã được thụ tinh và đang tìm cách đào sâu vào lớp niêm mạc tử cung để làm tổ, nên sẽ gây ra cảm giác tưng tức vùng bụng dưới. Ngoài ra đau tức bụng còn do tình trạng ốm nghén trong kỳ tam cá nguyệt thứ nhất.

Thông thường, tình trạng đau tức bụng sẽ kéo dài trong vòng từ 2-3 ngày, sau đó cảm giác đau sẽ có xu hướng giảm đi. Có khoảng 90% thai phụ gặp phải tình trạng này.

Bước vào những tháng sau, khi thai nhi càng ngày càng lớn, gây sức ép lên các cơ làm giãn cơ và dây chằng nâng đỡ bụng cũng khiến cho mẹ có cảm giác đau bụng. Với nguyên nhân này mẹ sẽ cảm thấy đau bụng khi ho, hắt hơi, ngồi xổm hay những lúc đứng dậy.

>>> Bạn có thể tham khảo: Bà bầu đau bụng dưới bên trái: Coi chừng bị biến chứng thai kỳ

4. Đau tức bụng dưới

Nếu có dấu hiệu đau tức vùng bụng dưới thì có thể mẹ đang gặp phải một số vấn đề về tiêu hóa như ăn không tiêu hay bị táo bón.

Nguyên nhân chính là do sự thay đổi hormone trong cơ thể, làm chậm quá trình tiêu hóa thức ăn và chế độ ăn uống thiếu chất xơ. Bên cạnh đó, sự gia tăng kích thước của tử cung khiến trực tràng bị chèn ép và hoạt động thiếu hiệu quả.

Nó dẫn đến việc thai phụ dễ bị đầy bụng, khó tiêu thậm chí còn gây táo bón. Với nguyên nhân này, mẹ không nên quá lo lắng, tuy nhiên nếu để tình trạng này kéo dài sẽ khiến mẹ luôn mệt mỏi, khó chịu và có nguy cơ phát triển thành bệnh trĩ.

Ngoài ra, đau tức bụng dưới còn do sự gia tăng kích thước tử cung làm dây chằng căng dãn và dày lên, khiến mẹ luôn trong tình trạng đau tức khó chịu, nhất là trong những tháng giữa và tháng cuối của thai kỳ.

Video liên quan

Chủ Đề