Tại sao đến tháng lại ra ít máu

Phụ nữ có thể lo lắng về chu kỳ kinh nguyệt nếu chảy máu trong ít hơn hai ngày, ra rất ít máu giống như đốm, kinh nguyệt không đều, khoảng cách giữa các kỳ kinh nguyệt xa nhau thường xuyên hơn so với chu kỳ thông thường từ 21 đến 35 ngày

Mặc dù phụ nữ có thể trải qua một kỳ kinh nguyệt bất thường mà không có lý do cụ thể nào, nhưng nếu có biểu hiện kinh nguyệt ít nên thông báo cho bác sĩ. Bác sĩ có thể giúp xác định những nguyên nhân cơ bản có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt và chảy máu âm đạo.

2. Những nguyên nhân khiến kinh nguyệt ít

Tại sao đến tháng lại ra ít máu

Kinh nguyệt ít cũng xảy ra ở phụ nữ mãn kinh.

Kinh nguyệt ít có thể do nhiều nguyên nhân, bao gồm:

2.1 Tuổi tác

Kinh nguyệt phụ nữ có thể thay đổi về độ dài và lưu lượng nếu đang ở độ tuổi thanh thiếu niên. Mặt khác, nếu phụ nữ đang trong thời kỳ mãn kinh, có thể bị kinh nguyệt không đều, lúc ra nhiều, lúc ra ít. Đây là kết quả của sự mất cân bằng nội tiết tố.

2.2 Cân nặng và chế độ ăn uống

Trọng lượng cơ thể và tỷ lệ mỡ trong cơ thể có thể ảnh hưởng đến kỳ kinh của phụ nữ. Thiếu cân quá mức có thể khiến kinh nguyệt trở nên thất thường vì các hormone không hoạt động bình thường. Ngoài ra, giảm hoặc tăng cân quá mức có thể gây ra hiện tượng kinh nguyệt không đều.

2.3 Thai kỳ

Nếu có thai, bạn sẽ không có kinh. Phụ nữ có thể nhận thấy một số đốm máu và nghĩ rằng đó là kỳ kinh nhưng nó thực sự có thể là chảy máu do cấy ghép. Điều này có thể xảy ra khi trứng đã thụ tinh bám vào niêm mạc tử cung. Máu cấy thường kéo dài trong hai ngày hoặc ít hơn.

2.4 Cho con bú

Tại sao đến tháng lại ra ít máu

Sau sinh và trong thời gian cho con bú, phụ nữ có thể chưa có kinh ngay.

Nếu phụ nữ đang trong thời kỳ cho con bú, kinh nguyệt có thể không trở lại ngay sau khi sinh. Hormone sản xuất sữa ngăn cản quá trình rụng trứng và khiến kinh nguyệt bị chậm lại. Tuy nhiên, có thể có kinh vài tháng sau khi sinh khi vẫn đang cho con bú.

Do vậy, phụ nữ vẫn có thể mang thai khi đang cho con bú, ngay cả khi kinh nguyệt chưa trở lại. Đó là bởi vì phụ nữ sẽ rụng trứng hai tuần trước kỳ kinh đầu tiên sau khi sinh. Nếu đã quan hệ tình dục không an toàn khi đang cho con bú và bị ra máu, nên thử thai hoặc đi khám bác sĩ để xác nhận rằng ra máu không phải do chảy máu trong quá trình cấy ghép.

2.5 Kiểm soát sinh sản

Kiểm soát sinh sản bằng nội tiết tố có thể là nguyên nhân gây ra kinh nguyệt ít. Một số phương pháp ngừa thai ngăn cản trứng phóng thích trong cơ thể nữ giới. Các phương pháp này có nhiều dạng khác nhau. Khi cơ thể phụ nữ không giải phóng trứng, tử cung sẽ không tạo ra một lớp niêm mạc dày. Điều này có thể dẫn đến kỳ kinh ít hơn hoặc hoàn toàn không có kinh trong thời gian này.

Phụ nữ cũng có thể bị kinh nguyệt không đều nếu đã bắt đầu hoặc ngừng sử dụng biện pháp tránh thai.

2.6 Căng thẳng

Nếu phụ nữ căng thẳng, não có thể thay đổi các hormone chu kỳ kinh nguyệt. Phụ nữ có thể gặp phải tình trạng không xảy ra kinh nguyệt hoặc quá ít máu kinh. Khi một sự kiện căng thẳng qua đi, kinh nguyệt sẽ trở lại bình thường.

2.7 Tập thể dục quá sức

Phụ nữ tập thể dục quá sức thường xuyên có thể bị thay đổi kinh nguyệt. Các vận động viên có thể bị căng thẳng, có trọng lượng cơ thể thấp và sử dụng nhiều năng lượng của cơ thể. Điều này có thể dẫn đến thời kỳ kinh nguyệt bị thay đổi.

2.8 Rối loạn ăn uống

Chán ăn tâm thần và ăn vô độ là các dạng rối loạn ăn uống có thể gây ra kinh nguyệt không đều. Rối loạn ăn uống có thể dẫn đến trọng lượng cơ thể thấp, điều này có thể làm thay đổi các hormone điều hòa kinh nguyệt.

2.9 Hội chứng buồng trứng đa nang

Tại sao đến tháng lại ra ít máu

Hội chứng buồng trứng đa nang có thể gây ra kinh nguyệt ít.

Nếu bị kinh nguyệt không đều hoặc đã ngừng kinh nguyệt, đó có thể là kết quả của Hội chứng buồng trứng đa nang. Điều này gây ra sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể khiến trứng ngừng trưởng thành. Sự thay đổi nội tiết tố này cũng có thể thay đổi cân nặng của phụ nữ và dẫn đến béo phì, gây mụn, khiến lông mặt mọc hoặc dẫn đến vô sinh.

Bác sĩ có thể chẩn đoán hội chứng buồng trứng đa nang thông qua việc sử dụng siêu âm. Đó là do hội chứng buồng trứng đa nanggây ra các u nang hình thành trong buồng trứng của phụ nữ. Nếu bị hội chứng buồng trứng đa nang, bác sĩ có thể sẽ khuyên giảm cân và uống thuốc tránh thai để giúp kinh nguyệt trở lại bình thường. Bác sĩ cũng có thể kê đơn thuốc. Thuốc thường được kê đơn cho những người mắc bệnh đái tháo đường loại 2, nhưng đôi khi nó được sử dụng ngoài nhãn hiệu để điều trị những người bị hội chứng buồng trứng đa nang. Nó giúp kiểm soát mức độ insulin và có thể giúp cải thiện sự rụng trứng, có thể điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt.

2.10 Tình trạng kinh nguyệt nghiêm trọng

Kinh nguyệt bất thường hoặc không đều có thể là dấu hiệu của tình trạng sức khỏe nghiêm trọng hơn. Kinh nguyệt đều đặn cho thấy cơ thể đang hoạt động tốt. Kinh nguyệt nhạt màu có thể là dấu hiệu của các vấn đề về nồng độ hormone hoặc một tình trạng bệnh lý khác. Hội chứng buồng trứng đa nang và các vấn đề với cơ quan sinh sản có thể dẫn đến kinh nguyệt không đều. Do vậy, phụ nữ cần đi khám và cho bác sĩ biết về các triệu chứng để được giúp xác định nguyên nhân gây ra hiện tượng kinh nguyệt ít hơn bình thường.

3. Các yếu tố rủi ro của kinh nguyệt ít

Phụ nữ ở mọi lứa tuổi đều có thể có nguy cơ bị rong kinh. Kinh nguyệt ra ít có thể là một dấu hiệu cho thấy cơ thể đang không hoạt động như bình thường. Phụ nữ nên đi khám để biết những nguyên nhân nào có thể gây ra kinh nguyệt ít để yên tâm với tình trạng sức khỏe.

Phụ nữ không có kinh trong ba tháng hoặc lâu hơn có thể được chẩn đoán là vô kinh.

4. Khi nào nên gặp bác sĩ?

Tại sao đến tháng lại ra ít máu

Phụ nữ cần đi khám nếu thấy kinh nguyệt ra ít hơn bình thường mà không rõ nguyên nhân.

Kinh nguyệt có thể ra ít hơn bình thường mà không rõ nguyên nhân, phụ nữ cần đi khám nếu, phụ nữ cần đi khám nếu không thấy kinh nguyệt trong 3 tháng liên tiếp và không có thai, nghĩ rằng có thể đang mang thai, kinh nguyệt không đều, bị chảy máu giữa các kỳ kinh, cảm thấy đau trong kỳ kinh nguyệt và nếu nhận thấy bất kỳ triệu chứng liên quan nào khác.

5. Điều trị kinh nguyệt ít

Kinh nguyệt của phụ nữ có thể do một trong nhiều yếu tố gây ra. Nếu kinh nguyệt ít hoặc quá nhiều hay kéo dài, hoặc gặp bất kỳ triệu chứng khó chịu nào có thể cần điều trị thêm.

Bác sĩ sẽ chẩn đoán và đưa ra những nguyên nhân có thể xảy ra đối với thời kỳ kinh nguyệt ít và kiểm tra về các tình trạng khác nhau để xác định một kế hoạch điều trị thích hợp.

Kinh nguyệt thường ít và khoảng cách thời gian xa, có vấn đề và dai dẳng có thể được điều trị bằng cách thay đổi lối sống và thuốc. Đôi khi, việc sử dụng biện pháp tránh thai bằng nội tiết tố có thể giúp kinh nguyệt trở nên đều đặn hơn. Nếu kinh nguyệt ra ít là dấu hiệu của điều gì đó nghiêm trọng hơn, có thể điều trị bằng các loại thuốc khác hoặc các biện pháp can thiệp khác.

Không nên quá lo lắng khi kinh nguyệt ra ít, thậm chí một khoảng thời gian ngắn từ hai đến ba ngày được coi là bình thường. Nếu bị chậm kinh và nghĩ rằng có thể mang thai, hãy thử thai. Đảm bảo theo dõi chu kỳ kinh nguyệt và đi khám bác sĩ khi cần thiết.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Hậu COVID - Phục hồi chức năng cho người mắc COVID-19 nhẹ và không triệu chứng.


Thi thoảng xảy ra hiện tượng chỉ ra một ít máu thay vì có kinh nguyệt có thể là điều bình thường. Có nhiều nguyên nhân có thể làm thay đổi sự cân bằng nội tiết tố trong cơ thể và dẫn đến chu kỳ kinh nguyệt bị gián đoạn.

Nội dung của bài viết:

  • Máu kinh chỉ ra nhỏ giọt là hiện tượng chảy một lượng máu ít hơn nhiều so với lượng máu kinh thông thường và không cần phải dùng đến băng vệ sinh, tampon hay cốc nguyệt san.
  • Có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng này, đó là: Mang thai; bệnh nhiễm trùng lây qua đường tình dục; viêm vùng chậu; do độ tuổi; thay đổi cân nặng; không rụng trứng; hội chứng buồng trứng đa nang; bệnh lý tuyến giáp; stress; sử dụng các biện pháp tránh thai hay ung thư. 
  • Bạn có thể nhận biết mình bị ra máu nhỏ giọt hay có kinh nguyệt bình thường thông qua lượng máu, màu sắc, thời lượng, sản phẩm cần sử dụng và một số triệu trứng khác.
  • Hãy theo dõi chu kỳ của mình bằng lịch hoặc ứng dụng điện thoại, gồm có số ngày bị ra máu kinh hoặc ra máu nhỏ giọt, màu của máu và lượng máu. Nếu bạn còn gặp các triệu chứng bất thường khác thì cần đi khám bác sĩ ngay. 

Dưới đây là 11 nguyên nhân có thể gây hiện tượng chỉ ra một ít máu thay vì kỳ kinh nguyệt bình thường.

1. Mang thai

Hiện tượng chỉ ra một lượng máu nhỏ vào khoảng thời gian đáng lẽ có kinh nguyệt - khoảng 10 đến 14 ngày sau khi rụng trứng - có thể là dấu hiệu sớm của thai kỳ. Điều này xảy ra khi trứng sau khi thụ tinh bám vào niêm mạc tử cung và gây chảy máu qua âm đạo.

Các dấu hiệu mang thai sớm khác còn có:

  • Bầu ngực sưng đau, nhạy cảm
  • Buồn nôn
  • Nôn ói
  • Đi tiểu thường xuyên
  • Người mệt mỏi
  • Hơi đau bụng
  • Tăng thân nhiệt
  • Chóng mặt
  • Đau đầu
  • Táo bón
  • Thay đổi tâm trạng

Nếu bạn nghĩ mình có thể đã mang thai thì nên mua que thử để thử tại nhà. Que thử có thể cho kết quả dương tính ngay từ 4 đến 5 ngày trước thời điểm có kinh nguyệt dự kiến nhưng để tránh kết quả âm tính giả thì nên chờ sau 1 tuần kể từ ngày đầu tiên có kinh nguyệt hàng tháng rồi thử.

2. Bệnh nhiễm trùng lây qua đường tình dục

Chlamydia và lậu là các bệnh nhiễm trùng lây qua đường tình dục (STI) có thể gây hiện tượng chảy máu âm đạo bất cứ lúc nào trong suốt chu kỳ kinh. Những bệnh nhiễm trùng này có thể lây truyền qua quan hệ tình dục đường âm đạo, miệng hoặc hậu môn. Ban đầu, những bệnh này thường không có triệu chứng, nếu có thì các triệu chứng cũng chỉ rất nhẹ

Khi bệnh tiến triển nặng thì hiện tượng chảy máu âm đạo có thể xảy ra cùng với các triệu chứng khác như:

  • Đau đớn khi quan hệ
  • Đau hoặc nóng rát khi đi tiểu
  • Những thay đổi bất thường trong dịch tiết âm đạo (khí hư)
  • Khí hư có màu xanh lá hoặc màu vàng và có mùi hôi
  • Buồn nôn
  • Sốt
  • Ngứa ngáy hoặc chảy dịch, đau nhức hoặc chảy máu hậu môn

Những bệnh này có thể được điều trị bằng kháng sinh và tất cả những người có quan hệ tình dục với người mắc bệnh đều cần phải điều trị để ngăn ngừa tái nhiễm.

3. Bệnh viêm vùng chậu

Viêm vùng chậu có thể xảy ra khi các bệnh nhiễm trùng lây qua đường tình dục không được điều trị trong một thời gian dài, khiến cho vi khuẩn lây lan từ âm đạo đến các cơ quan sinh dục. Giống như các bệnh nhiễm trùng khác, viêm vùng chậu cũng có thể gây chảy máu bất thường và ra máu nhỏ giọt vào thời gian dự kiến ​​có kỳ kinh nguyệt.

Các triệu chứng khác của viêm vùng chậu gồm có:

  • Đau nhức ở vùng chậu hoặc bụng
  • Đau khi đi tiểu
  • Dịch tiết âm đạo nhiều và/hoặc có mùi hôi
  • Chảy máu sau khi quan hệ
  • Ra máu giữa chu kỳ kinh nguyệt
  • Sốt và ớn lạnh

Phương pháp điều trị là dùng thuốc kháng sinh. Cả đối phương cũng cần điều trị và tạm dừng quan hệ tình dục cho đến khi điều trị khỏi nhiễm trùng.

4. Độ tuổi

Các bé gái vừa mới bắt đầu có kinh nguyệt thường có chu kỳ không đều do cơ thể còn đang trong quá trình điều chỉnh. Điều này thường diễn ra trong độ tuổi từ 10 đến 15. Những lần có kinh nguyệt trong khoảng thời gian này có thể:

  • rất gần nhau
  • cách xa nhau
  • ra nhiều máu
  • ra rất ít máu (ra máu nhỏ giọt)

Theo thời gian, nồng độ hormone sẽ dần điều chỉnh và kinh nguyệt sẽ diễn ra đều đặn, dễ dự đoán hơn.

Điều tương tự cũng xảy ra với phụ nữ lớn tuổi. Khi đến tuổi mãn kinh, nồng độ hormone sẽ lại có sự dao động thất thường. Trong giai đoạn tiền mãn kinh, mỗi lần đến tháng có thể ra máu nhiều hơn hoặc ít hon, kéo dài hơn hoặc ngắn hơn, cách xa nhau hoặc gần nhau hơn. Tình trạng kinh nguyệt không đều này có thể tiếp tục cho đến khi mãn kinh – mốc thời gian đánh dấu sự chấm dứt hẳn chu kỳ kinh nguyệt.

5. Thay đổi cân nặng

Cân nặng quá thấp có thể tác động đến nồng độ hormone trong cơ thể. Khi nồng độ hormone bị gián đoạn thì có thể sẽ ngừng rụng trứng. Điều này sẽ dẫn đến một tình trạng gọi là vô kinh, có nghĩa là bị lỡ từ một đến một vài kỳ kinh. Sự thay đổi nồng độ hormone còn có thể gây ra các vấn đề khác ngoài ra máu nhỏ giọt, ví dụ như:

  • Rụng tóc
  • Đau đầu
  • Nổi mụn trứng cá
  • Tiết dịch giống như sữa từ núm vú

Tập thể dục cường độ quá nặng cũng có thể gây vô kinh. Đây là một trong ba vấn đề mà phụ nữ có thể gặp phải khi tập luyện, được gọi chung là hội chứng tam chứng (female athlete triad), gồm có rối loạn ăn uống, vô kinh và loãng xương. Nếu không điều trị, điều này có thể dẫn đến các vấn đề về tim mạch, xương yếu và vô sinh.

6. Không rụng trứng

Rụng trứng là sự giải phóng trứng trưởng thành khỏi buồng trứng vào ống dẫn trứng. Điều này thường xảy ra vào khoảng ngày thứ 14 của chu kỳ kinh nguyệt 28 ngày, có nghĩa là vào khoảng giữa.

Trong giai đoạn rụng trứng, cơ thể sẽ tăng sản sinh hormone progesterone để chuẩn bị cho sự mang thai có thể sẽ diễn ra. Nếu trứng không được thụ tinh và không bám vào niêm mạc tử cung thì nồng độ hormone sẽ giảm, báo cho cơ thể làm bong lớp niêm mạc tử cung và bắt đầu có kinh nguyệt.

Bất cứ khi nào quá trình rụng trứng bình thường bị gián đoạn thì chu kỳ kinh nguyệt đều có thể trở nên không đều. Nguyên nhân gây không rụng trứng có thể là do cân nặng, tuổi tác và stress.

Không rụng trứng trong thời gian dài có thể là dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe, chẳng hạn như hội chứng buồng trứng đa nang. Người mắc bệnh này vẫn có thể có kinh nguyệt mà không rụng trứng nhưng lượng máu rất ít hay chỉ xuất hiện nhỏ giọt.

7. Hội chứng buồng trứng đa nang

Chu kỳ kinh nguyệt không đều là một trong các biểu hiện của hội chứng buồng trứng đa nang. Nguyên nhân gây bệnh này là do androgen - một hormone có thể gây gián đoạn quá trình rụng trứng.

Thay vì phát triển và phóng đi một quả trứng vào mỗi chu kỳ kinh nguyệt, buồng trứng lại hình thành nên nhiều nang trứng. Khi điều này xảy ra, người bệnh sẽ gặp hiện tượng chỉ chảy một ít máu thay vì có kinh nguyệt như bình thường.

Các triệu chứng khác của hội chứng buồng trứng đa nang gồm có:

  • Nổi mụn trứng cá
  • Mọc lông không mong muốn ở nhiều vị trí trên cơ thể và trên mặt
  • Hói đầu kiểu nam
  • Tăng cân
  • Đau tức vùng chậu
  • Có những mảng da dày, mịn như nhung và tối màu ở những khu vực có nếp gấp như cổ, háng
  • Khó thụ thai

Các phương pháp điều trị hội chứng buồng trứng đa nang:

  • Biện pháp tránh thai để điều hòa kinh nguyệt
  • Thay đổi chế độ ăn
  • Tập thể dục

8. Bệnh lý tuyến giáp

Ước tính cứ 8 phụ nữ thì có 1 người mắc phải bệnh lý tuyến giáp tại một thời điểm nào đó trong đời. Một trong những triệu chứng chính của các bệnh này là chu kỳ kinh nguyệt thất thường. Khi cơ thể sản sinh ra quá nhiều hoặc quá ít hormone tuyến giáp thì bạn sẽ gặp hiện tượng chỉ ra máu nhỏ giọt hoặc nếu có kinh nguyệt thì cũng chảy một lượng máu rất ít. Nhưng đôi khi, lượng máu kinh lại nhiều hơn bình thường hoặc không có kinh nguyệt.

Các triệu chứng khác của bệnh lý tuyến giáp gồm có:

  • Người mệt mỏi
  • Bồn chồn
  • Đau nhức cơ
  • Chán ăn
  • Tăng hoặc giảm cân
  • Tim đập nhanh hơn hoặc chậm hơn bình thường
  • Khó thụ thai
  • Các vấn đề khi mang thai

Các vấn đề về tuyến giáp thường xảy ra phổ biến hơn trong thời gian ngay sau khi sinh hoặc vào thời kỳ mãn kinh.

9. Stress

Ra ít máu kinh hoặc chỉ ra máu nhỏ giọt thay vì có kinh nguyệt thực sự cũng là một dấu hiệu của tình trạng stress, có thể là stress về thể chất, ví dụ như tập thể dục quá mức, chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt hoặc bệnh nặng hoặc cũng có thể là stress về tâm lý, ví dụ như căng thẳng do áp lực công việc.

Stress có thể gây đau đớn hơn bình thường khi đến kỳ hơn hoặc thậm chí gây vô kinh cho đến khi nguyên nhân được giải quyết.

Nếu bạn đang phải chịu một trong những loại stress này và nhận thấy chu kỳ kinh nguyệt có sự thay đổi thì nên tìm cách để thư giãn, chẳng hạn như:

  • Tập yoga
  • Chạy bộ
  • Đi dạo
  • Ngồi thiền
  • Các bài tập thở

10. Biện pháp tránh thai

Lượng hormone trong các biện pháp tránh thai, gồm có như thuốc đường uống, miếng dán hoặc thuốc tiêm, có thể gây hiện tượng ra máu nhỏ giọt mà không có kinh nguyệt như bình thường.

Estrogen giúp ổn định niêm mạc trong tử cung và lớp niêm mạc này có thể bong ra một cách bất thường nếu đang sử dụng các biện pháp tránh thai có lượng estrogen thấp. Triệu chứng này thường xảy ra phổ biến trong những tháng mới bắt đầu sử dụng các biện pháp kiểm soát sinh sản.

Các biện pháp tránh thai có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt và dẫn đến hiện tượng chỉ ra một lượng máu nhỏ gồm có:

  • Que cấy tránh thai
  • Thuốc tiêm
  • Vòng âm đạo
  • Miếng dán
  • Thuốc đường uống
  • Vòng tránh thai nội tiết

Một số phương pháp được sử dụng liên tục nhằm làm ngừng chu kỳ kinh nguyệt. Người dùng cũng có thể gặp hiện tượng ra máu nhỏ giọt trong thời gian sử dụng các phương pháp này. Sau khi hết một vỉ thuốc thì có thể nghỉ từ 3 đến 5 ngày để có kinh nguyệt bình thường trở lại.

11. Ung thư

Trong một số trường hợp, tình trạng không có kinh nguyệt mà chỉ bị ra một ít máu là dấu hiệu của ung thư cổ tử cung hoặc ung thư tử cung.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư này gồm có:

  • Tuổi tác
  • Tiền sử gia đình bị ung thư buồng trứng hoặc ung thư cổ tử cung
  • Sử dụng liệu pháp thay thế estrogen
  • Mang đột biến gen BRCA1 hoặc BRCA2
  • Bắt đầu có kinh nguyệt sớm hơn bình thường
  • Bắt đầu mãn kinh muộn hơn bình thường

Trong giai đoạn đầu, ung thư thường không biểu hiện bất kỳ triệu chứng nào. Khi bệnh tiến triển thì sẽ có các triệu chứng như:

  • Đau tức, khó chịu ở vùng chậu
  • Táo bón hoặc những vấn đề khác về tiêu hóa
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân
  • Đi tiểu thường xuyên
  • Chướng bụng, đầy hơi
  • Cảm giác no dù không ăn nhiều

Phân biệt ra máu nhỏ giọt và kinh nguyệt bình thường

Vậy, làm thế nào để biết là mình bị ra máu nhỏ giọt hay có kinh nguyệt bình thường? Bạn có thể nhận biết qua lượng máu, màu sắc và một số đặc điểm khác.

Ra máu nhỏ giọt

Tùy từng nguyên nhân nhưng thường ngắn, nhanh hết

Lượng máu Rất ít
Sản phẩm cần sử dụng Băng vệ sinh hàng ngày hoặc không cần
Màu sắc Đỏ nhạt, hồng hoặc nâu
Thời lượng
Thời gian Bất cứ thời điểm nào trong tháng
Các triệu chứng khác Tùy thuộc vào nguyên nhân mà có thể có hoặc không đi kèm các triệu chứng khác

Kinh nguyệt bình thường

Lượng máu Nhiều hơn và lượng máu vào mỗi ngày có sự thay đổi, giảm dần về cuối kỳ kinh
Sản phẩm cần sử dụng Tampon, băng vệ sinh hoặc cốc nguyệt san
Màu sắc Đỏ sẫm, đỏ tươi, nâu hoặc hồng
Thời lượng Thường là từ 3 đến 7 ngày
Thời gian Diễn ra sau 24 đến 38 ngày kể từ ngày đầu tiên có kinh của lần trước
Các triệu chứng khác

Nổi mụn trứng cá Đầy bụng Mệt mỏi Ngực căng tức Táo bón/tiêu chảy Thay đổi tâm trạng Khó ngủ Khó tập trung

Tâm trạng chán nản, buồn bã

Nhạy cảm quá mức
Giảm ham muốn tình dục

Khi nào cần đi khám?

Nếu bình thường chu kỳ vẫn đều đặn và đột nhiên một tháng chỉ bị ra máu nhỏ giọt thay vì có kinh nguyệt thì cũng không phải điều đáng lo ngại. Nguyên nhân có thể là do quá căng thẳng hoặc cũng có thể là lỡ một kỳ kinh do sắp mãn kinh. Có thể kinh nguyệt sẽ quay trở lại vào tháng tiếp theo mà không cần can thiệp gì cả.

Nếu hiện tượng ra máu là dấu hiệu của một vấn đề về sức khỏe, chẳng hạn như hội chứng buồng trứng đa nang, các bệnh về tuyến giáp hoặc nhiễm trùng lây qua đường tình dục thì thường sẽ còn đi kèm các triệu chứng khác và cần đi khám bác sĩ. Nếu bị ra máu trong thai kỳ thì cũng phải đi khám ngay.

Cần đi khám ngay nếu còn có các dấu hiệu dưới đây ngoài ra máu nhỏ giọt:

  • Đau đớn
  • Sốt hoặc ớn lạnh
  • Khí hư có mùi hôi hoặc tanh khó chịu
  • Các dấu hiệu nhiễm trùng khác