Tại sao đoàn kết dân tộc gắn liền với đoàn kết quốc tế

Người đã vượt qua tầm nhìn hạn hẹp của các nhà yêu nước tiền bối để hướng ra bên ngoài, gắn kết giữa sự nghiệp cứu nước giải phóng dân tộc với công cuộc cách mạng của toàn thể các dân tộc đang bị áp bức.

Đồng cảm với nhân dân lao động và các dân tộc cùng cảnh ngộ

Ra đi từ bến Nhà Rồng tháng 6-1911, 10 năm tiếp theo đó, Nguyễn Tất Thành đã tới nhiều nước thuộc địa cũng như nhiều nước tư bản chủ nghĩa, ở cả châu Âu, châu Phi, châu Mỹ. Qua những chuyến đi, những cuộc khảo nghiệm, chủ nghĩa yêu nước ở Người có những biến chuyển mới. Sự đồng cảm với đồng bào mình đã được nâng lên thành sự đồng cảm với nhân dân lao động, với các dân tộc cùng cảnh ngộ bị áp bức như dân tộc mình. Người đã đưa ra kết luận quan trọng: "Dù màu da có khác nhau, trên đời này chỉ có hai giống người: Giống người bóc lột và giống người bị bóc lột. Mà cũng chỉ có một mối tìnhhữu ái là thật mà thôi: tình hữu ái vô sản"(1). Kết luận trên vô cùng quan trọng, là khởi đầu của tư tưởng đoàn kết quốc tế Hồ Chí Minh - đoàn kết với những người lao khổ, cần lao trên thế giới.

Cũng từ quá trình 10 năm trải nghiệm thực tiễn ở nhiều nước, Nguyễn Ái Quốc cũng rút ra kết luận rằng: “Nguyên nhân đầu tiên đã gây ra sự suy yếu của các dân tộc phương Đông, đó là sự biệt lập... họ thiếu sự tin cậy lẫn nhau, sự phối hợp hành động và sự cổ vũ lẫn nhau”(2). Vì vậy, Người chỉ ra sự cần thiết của việc xây dựng khối đoàn kết chiến đấu giữa các dân tộc bị đọa đày, đau khổ. Người kêu gọi nhân dân các nước thuộc địa Pháp rằng: "Chúng tôi yêu cầu các bạn giúp đỡ chúng tôi trong nhiệm vụ đó, vì các bạn và chúng tôi, chúng ta cùng chung một lợi ích… Mối quan hệ giữa chúng tôi với các bạn sẽ là những mối quan hệ đoàn kết và liên minh"(3).

Tại sao đoàn kết dân tộc gắn liền với đoàn kết quốc tế
Tại sao đoàn kết dân tộc gắn liền với đoàn kết quốc tế
Tại sao đoàn kết dân tộc gắn liền với đoàn kết quốc tế
Tại sao đoàn kết dân tộc gắn liền với đoàn kết quốc tế
Tại sao đoàn kết dân tộc gắn liền với đoàn kết quốc tế

Thẻ căn cước của Nguyễn Ái Quốc ở Paris (Pháp) năm 1919. Ảnh: Tư liệu/TTXVN


Sức mạnh đoàn kết của các dân tộc thuộc địa

Là người dân từ một nước thuộc địa, Nguyễn Ái Quốc thấy được khả năng tiềm tàng của sức mạnh đoàn kết của các dân tộc thuộc địa và tin tưởng vào thắng lợi của cuộc đấu tranh của họ. Vì vậy, trong đấu tranh giành độc lập dân tộc, một mặt Người nhấn mạnh tư tưởng phải "lấy sức ta mà giải phóng cho ta", mặt khác Người kêu gọi phải tăng cường sự đoàn kết, giúp đỡ và phối hợp nhịp nhàng cuộc đấu tranh của vô sản ở chính quốc với vô sản ở thuộc địa, như hai cái cánh của một con chim. Trong lý luận cũng như trong hoạt động thực tiễn, Người luôn luôn nhấn mạnh mối quan hệ khăng khít giữa cách mạng ở thuộc địa và cách mạng ở chính quốc. Người viết: "Chủ nghĩa tư bản là một con đỉa có một cái vòi bám vào giai cấp vô sản ở chính quốc và một cái vòi khác bám vào giai cấp vô sản ở các thuộc địa. Nếu người ta muốn giết con vật ấy, người ta phải đồng thời cắt cả hai vòi"(4).

Để thực hiện sự đoàn kết giữa nhân dân lao động chính quốc và nhân dân lao động thuộc địa, Nguyễn Ái Quốc yêu cầu các Đảng Cộng sản và giai cấp công nhân ở chính quốc phải có hiểu biết đúng về thuộc địa và có sự giúp đỡ thiết thực đối với những người anh em thuộc địa. Trên tinh thần đó, Người đã nghiêm khắc phê phán một số Đảng Cộng sản chưa có chính sách và hành động tích cực giúp đỡ các thuộc địa. Trong thời gian ở nước ngoài, Người đã tham gia tích cực phong trào cách mạng của công nhân Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc... từng bước xây dựng nhiều tổ chức quốc tế như: Hội Liên hiệp thuộc địa (1921), Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông (1925)... là nhà cách mạng hoạt động tích cực trong Đảng Cộng sản Pháp, Quốc tế III, các Quốc tế Nông dân, Thanh niên, Phụ nữ... thường xuyên mở rộng với nhiều chính khách, các nhà hoạt động xã hội... Tất cả hoạt động nói trên của Người đều hướng vào mục tiêu tăng cường thêm bạn bè, đồng chí cho cách mạng Việt Nam.

Tại sao đoàn kết dân tộc gắn liền với đoàn kết quốc tế
Tại sao đoàn kết dân tộc gắn liền với đoàn kết quốc tế
Tại sao đoàn kết dân tộc gắn liền với đoàn kết quốc tế
Tại sao đoàn kết dân tộc gắn liền với đoàn kết quốc tế
Tại sao đoàn kết dân tộc gắn liền với đoàn kết quốc tế
Ngày 5-6-1911, từ Bến Nhà Rồng (ảnh), Nguyễn Tất Thành đã rời Tổ quốc, bắt đầu cuộc hành trình tìm con đường giải phóng dân tộc, giải phóng đất nước. (Nguồn: Tư liệu/TTXVN)

Qua những phân tích trên ta có thể thấy, một trong những đóng góp quan trọng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thời kỳ này là quan điểm về đoàn kết quốc tế, mà trước hết là sự cần thiết phải liên minh các dân tộc bị áp bức trong cuộc đấu tranh chung vì sự nghiệp giải phóng của chính dân tộc mình. Thực tiễn cách mạng Việt Nam hơn 90 năm qua đã chứng minh hùng hồn sức sống kỳ diệu và sức mạnh vĩ đại của tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết quốc tế. Kể từ khi nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ra đời, trong suốt 30 năm kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, Chủ tịch Hồ Chí Minh hết sức chăm lo xây dựng, giữ gìn và phát triển tình đoàn kết gắn bó giữa Việt Nam với Trung Quốc, Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa anh em khác; với nhân dân và các dân tộc Á, Phi, Mỹ La-tinh… Người chủ trương tăng cường đoàn kết quốc tế, thêm bạn bớt thù, “giúp bạn là tự giúp mình”; coi trọng thắt chặt tình đoàn kết, giúp đỡ của nhân dân thế giới và các tổ chức quốc tế đối với Việt Nam; gắn cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam với cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Thế kỷ XXI với những thời cơ và thách thức đan xen nhau đang thường xuyên tác động đến khối đại đoàn kết dân tộc và quá trình hội nhập với thế giới.

Hơn lúc nào hết, thực tiễn đất nước đòi hỏi chúng ta phải quán triệt những quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế, phải vận dụng sáng tạo và tiếp tục phát triển những quan điểm ấy, phù hợp với những biến đổi của tình hình mới. Tư tưởng ấy vẫn là ngọn nguồn tạo nên sức mạnh vô địch của cách mạng Việt Nam để đi tới thắng lợi hoàn toàn và triệt để của độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

VŨ THỊ KIM YẾN (Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch)

-------------

1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t.1, tr.287

2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.1, tr.284

3. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.1, tr.484-485

4. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.2, tr.130

a) Thực hiện đoàn kết quốc tế nhằm kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, tạo sức  mạnh tổng hợp cho cách mạng Việt Nam

Thực hiện đoàn kết quốc tế để tập hợp lực lượng bên ngoài, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ và giúp đỡ của bạn bè quốc tế., kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh của các trào lưu cách mạng thời đại, tạo thành sức mạnh tổng hợp cho cách mạng chiến thắng kẻ thù là một trong những nội dung chủ yếu của tư tưởng Hồ Chí Minh và cũng là một trong những bài học kinh nghiệm quan trọng nhất, mang tính thời sự sâu sắc nhất của cách mạng Việt Nam.

Sức mạnh của dân tộc Việt Nam là sự tổng hợp của các yếu tố vật chất và tinh thần, song trước hết là sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước và ý thức tự lực, tự cường dân tộc; sức mạnh của tinh thần đoàn kết; của ý chí đấu tranh anh dũng, bất khuất cho độc lập, tự do... Sức mạnh đó đã giúp cho dân tộc ta vượt qua mọi thử thách, khó khăn trong dựng nước và giữ nước.

Là một nhà yêu nước chân chính, Hồ Chí Minh luôn có niềm tin bất diệt vào sức mạnh dân tộc. Ngay trong những năm tháng đen tối nhất của cách mạng, Người vẫn bộc lộ một niềm lạc quan tin tưởng rất mạnh mẽ và sâu sắc vào sức mạnh của dân tộc.

Trong quá trình hoạt động cách mạng, nhờ chú ý tổng kết thực tiễn dưới ánh sáng chủ nghĩa Mác — Lênin, Hồ Chí Minh đã từng bước phát hiện ra sức mạnh vĩ đại tiềm ẩn trong các trào lưu cách mạng thế giới mà Việt Nam cần tranh thủ. Các trào lưu đó nếu được liên kết, tập hợp trong khối đoàn kết quốc tế sẽ tạo nên sức mạnh to lớn. Sức mạnh đó luôn được bổ sung những nhân tố mới, phản ánh sự vận động, phát triển không ngừng của lịch sử toàn thế giới và tiến trình chính trị quốc tế sau thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917.

Khi tìm thấy con đường cứu nước Hồ Chí Minh đã sớm xác định cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới, cách mạng Việt Nam có thể thành công và thành công đến nơi khi thực hiện đoàn kết chặt chẽ với phong trào cách mạng thế giới. Cùng với quá trình phát triển thắng lợi của cách mạng Việt Nam trong quan hệ với tình hình quốc tế, tư tưởng đoàn kết với phong trào cách mạng thế giới đã được Hồ Chí Minh phát triển ngày càng đầy đủ, rõ ràng và cụ thể hơn.

Đánh giá vai trò của đoàn kết quốc tế với cách mạng  Việt Nam, trong buổi nói chuyện với Đại sứ nước ta tại Liên Xô năm 1961 Hồ Chí Minh nói: "Có sức mạnh cả nước một lòng có sự ủng hộ của nhân dân thế giới  chúng ta sẽ có một sức mạnh tổng hợp cộng với phương pháp cách mạng thích hợp, nhất định cách mạng nước ta sẽ đi đến đích cuối cùng"[1].

Như vậy theo Hồ Chí Minh, thực hiện đại đoàn kết dân tộc phải gắn liền với đoàn kết quốc tế; đại đoàn kết dân tộc phải là cơ sở cho việc thực hiện đoàn kết quốc tế. Đoàn kết dân tộc gắn liền với đoàn kết quốc tế là để kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, tạo sức mạnh tổng hợp cho cách mạng chiến thắng kẻ thù. Nếu đại đoàn kết dân tộc là một trong những nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam, thì đoàn kết quốc tế cũng là một nhân tố thường xuyên và hết sức quan trọng giúp cho cách mạng Việt Nam đi đến thắng lợi hoàn toàn trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và quả độ lên chủ nghĩa xã hội.

b)  Thực hiện đoàn kết quốc tế nhằm góp phần cùng nhân dân thế giới thực hiện thắng lợi các mục tiêu cách mạng của thời đại

Hồ Chí Minh chỉ ra rằng, chủ nghĩa yêu nước chân chính phải được gắn liền với chủ nghĩa quốc tế vô sản, đại đoàn kết dân tộc phải gắn liền với đoàn kết quốc tế; thực hiện đoàn kết quốc tế kkông phải chỉ vì thắng lợi của cách mạng mỗi nước, mà còn vì sự nghiệp chung của nhân loại tiến bộ trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động quốc tế vì các mục tiêu cách mạng của thời đại.

Thời đại mà Hồ Chí Minh sống và hoạt động chính trị là thời đại đã chấm dứt thời kỳ tồn tại biệt lập giữa các quốc gia, mở ra các quan hệ quốc tế ngày càng sâu rộng cho các dân tộc, làm cho vận mệnh của mỗi dân tộc không thể tách rời vận mệnh chung của cả loài người.

Ngày sau khi nắm được đặc điểm của thời đại mới, Hồ Chí Minh đã hoạt động không mệt mỏi để phá thế đơn độc của cách mạng Việt Nam, gắn cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới. Trong suốt quá trình đó Người không chỉ phát huy triệt để sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc trong đấu tranh giành độc lập, tự do cho dân tộc mình, mà còn kiên trì đấu tranh không mệt mỏi để củng cố và tăng cường đoàn kết giữa các lực lượng cách mạng thế giới đấu tranh cho mục tiêu chung: hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội.

Người cho rằng, Đảng phải lấy toàn bộ thực tiễn của mình để chứng minh: chủ nghĩa yêu nước triệt để không thể nào tách rời chủ nghĩa quốc tế vô sản trong sáng. Trong Báo các chính trị tại Đại hội II (tháng 2-1951). Người chỉ rõ: "Tinh thần yêu nước chân chính khác hẳn với tinh thần "vị quốc” của bọn đế quốc phản động. Nó là một bộ phận của tinh thần quốc tế". Sau này, trong tác phẩm Thưởng thức chính trị (1954). Người nói rõ hơn: "Tinh thần yêu nước là kiên quyết giữ gìn quyền độc lập, tự do và đất đai toàn vẹn của nước mình. Tinh thần quốc tế là đoàn kết với các nước bạn và nhân dân các nước khác đề giữ ein hòa bình thế giới, chống chính sách xâm lược và chính sách chiến tranh của đế quốc... giữ gìn hòa bình thế giới tức là giữ gìn lợi ích của nước ta... Đó là lập trường quốc tế cách mạng".

Theo Hồ Chí Minh, muốn tăng cường đoàn kết quốc tế trong cuộc đấu tranh vì mục tiêu chung, các đảng cộng sản phải kiên trì chống lại mọi khuynh hướng sai lầm của chủ nghĩa cơ hội chủ nghĩa vị kỷ dân tộc, chủ nghĩa sôvanh. . những khuynh hướng làm suy yếu sức mạnh đoàn kết, thống nhất của các lực lượng cách mạng thế giới. Nói cách khác, các đảng cộng sản phải tiến hành có hiệu quả việc giáo dục chủ nghĩa yêu nước chân chính kết hợp với chủ nghĩa quốc tế vô sản cho giai cấp công nhân và nhân dân lao động.

Thắng lợi của cách mạng Việt Nam trong mấy thập kỷ qua là thắng lợi của tư tưởng Hồ Chí Minh: độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Nhờ kết hợp giải phóng dân tộc với giải phóng giai cấp, chủ nghĩa yêu nước truyền thống Việt Nam đã được bổ sung thêm nguồn lực mới, trở thành chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Nhờ giương cao ngọn cờ chủ nghĩa xã hội. Việt Nam đã tranh thủ được sự đồng tình, ủng hộ quốc tế, huy động được sức mạnh của các trào lưu cách mạng thời đại, làm cho sức mạnh dân tộc được nhân lên gấp bội, chiến thắng được những kể thù có sức mạnh to lớn hơn mình về nhiều mặt.

Như vậy, trong tư tưởng Hồ Chí Minh, thực hiện đoàn kết quốc tế, kết hợp chặt chẽ chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tê vô sản là nhằm góp phần cùng nhân dân thế giới thực hiện thắng lợi các mục tiêu cách mạng của dân tộc và thời đại. Bởi lẽ, chúng ta không chỉ chiến đấu vì độc lập, tự do của đất nước mình mà còn vì độc lập, tự do của các nước khác, không chỉ bảo vệ những lợi ích sống còn của dân tộc mình mà còn vì những mục tiêu cao cả của thời đại là hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội. Để làm được như vậy phải kiên quyết đấu tranh chống lại mọi biểu hiện của chủ nghĩa dân tộc bị kỷ chống lại chủ nghĩa sôvanh và mọi thứ chủ nghĩa cơ hội khác.