Tại sao đối với một số loại cây như cây vải nhãn người ta thường nhân giống bằng cành chiết

Chiết cành là một trong những phương pháp nhân giống vô tính cây trồng. Bằng nhiều bước kĩ thuật người ta làm cho một cành hay một đoạn cành ra rễ trên cây, sau đó tách khỏi cây mẹ, đem trồng thành cây mới.

Chiết cành loài Limonium dendroides

Các công đoạn chiết cành loài Ulmus pumila.

Đối với việc nhân giống cam, quýt… nên áp dụng phương pháp chiết cành. Chiết cành là cách tạo ra cành cây giống để trồng bằng cách tạo cho ra rễ trên vỏ li be của cành chiết. Cành chiết cần chọn cành khoẻ, không mọc xiên, cây có quả sai và ngon ngọt. Hiện tại phương pháp chiết cành dần được thay thế bởi phương pháp nhân giống bằng ghép nhưng phương pháp này vẫn được áp dụng phổ biến cho các loại cây ăn quả như chanh, vải, nhãn, mơ, mận [Prunus], hồng xiêm, khế, roi...

  • Cơ sở của biện pháp chiết cành đó là hiện tượng nguyên phân
  • Nguyên lí: khoanh vỏ và bỏ một lớp vỏ kể cả mạch libe [mạch rây], chỉ chừa lại phần gỗ [mạch gỗ], trong thân cây, mạch gỗ dẫn nước và muối khoáng từ dưới lên, và mạch rây dẫn chất tổng hợp từ lá xuống dưới như tinh bột, auxin... Khi auxin vận chuyển tới chỗ bị cắt, do mạch rây bị đứt, nên chất dinh dưỡng và auxin sẽ bị nghẽn lại do đó rễ được tạo ra tại phần thân, cành bị khoanh vỏ. Nếu ta cung cấp chất dinh dưỡng cho phần rễ này hấp thu thì nó sẽ càng phát triển mạnh cùng với đoạn cành nó mang. Từ đó có thể cắt dời đoạn cành từ chỗ mọc rễ đem trồng thì đoạn cành đó sẽ phát triển thành cây con mới.

Gồm:

- Dao cắt tỉa chuyên dụng

- Dây buộc

- Bao bầu nilong hoặc vải, chai lọ...

- Phân, mùn, đất, rơm rạ...

- Cây mẹ dùng để chiết.

  • Bước 1: Chọn cành chiết

- Nên chọn những cành khỏe mạnh không bị sâu bệnh, mang đầy đủ các đặc điểm hình thái của giống.

- Những cành thường chọn là cành cấp 2 trở đi.

  • Bước 2: Khoanh vỏ cành chiết

- Đây là thao tác rất quan trọng nếu thực hiện không tốt sẽ làm cho cành chiết bị chết vì vết khoanh quá sâu, làm đứt các mạch dinh dưỡng, đối với các cây ít nhựa như cam quýt có thể tiến hành bó bầu ngay, đối với cây nhiều nhựa như xoài, mít cần cạo sach lớp màng nhày quanh thân gỗ chính và để khô 3-4 ngày rồi mới tiến hành bó bầu[1].

  • Bước 3: Làm bầu

- Quấn rơm nhào với đất bùn ướt, vôi, tro bếp …, bên ngoài bao một lớp vỏ chiếu cũ hoặc nylon có lỗ thoát nước vào phần cành đã khoanh vỏ

- Chú ý: không được quấn hở vùng khoanh vỏ vì nếu quấn hở sẽ khiến chỗ khoanh dễ bị xâm nhập bởi vi khuẩn, vi sinh vật...làm hỏng, chết cành chiết.

  • Bước 4: Tách cây hoàn chỉnh

- Sau một thời gian chỗ cành chiết ra rễ khỏe, cành chiết phát triển tốt bình thường thì cắt hoặc cưa cả phần bầu rễ rồi đem đi trồng.

  • - Cành chiết: từ cây khoẻ mạnh, không có biểu hiện bệnh để cây con sau này khoẻ, khả năng phát triển tốt.
  • - Đất trồng thường là đất vườn, đất pha cát, sét, bảo đảm được độ thông thoáng và độ ẩm. Độ pH thích hợp là từ 5-6, đất nên bón phân hữu cơ và phân tổng hợp đầy đủ.
  • - Các nguyên liệu bó bầu phải là nguyên liệu sạch tránh mang bệnh, vi sinh vật có hại cho cành ghép.
  • - Thời tiết: không nên chọn chiết cây vào những thời điểm nhiều mưa hoăc quá nắng nóng. Phù hợp nhất là vào những ngày mát trời.

- Chiết cành rất thuận tiện sử dụng cho các trường hợp nhân giống cây trồng mà hạt của cây quá cứng hoặc thời gian sinh trưởng từ cây con đến trưởng thành quá dài. Vì vậy chiết cành giúp giảm thời gian cho đến khi cây trưởng thành.

- Cây con từ phương pháp chiết sẽ giữ nguyên các đặc tính của cây mẹ [màu sắc, hương vị hoa, quả...]. Từ đó con người chọn lựa những tính trạng tốt của cây để nhân giống đại trà.

  1. ^ “Chiết cành cây ăn quả”.

Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Chiết cành.
  • Information and illustrated step-by-step instructions for air layering

Bài viết này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.

  • x
  • t
  • s

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Chiết_cành&oldid=64816739”

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 6: tại đây

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

  • Bài Tập Trắc Nghiệm Sinh Lớp 6
  • Giải Vở Bài Tập Sinh Học Lớp 6
  • Giải Sinh Học Lớp 6
  • Giải Sách Bài Tập Sinh Học Lớp 6
  • Sách Giáo Khoa Sinh Học Lớp 6
  • Sách Bài Tập Sinh Học Lớp 6

Giải Bài Tập Sinh Học 6 – Bài 27: Sinh sản sinh dưỡng do người giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:

Trả lời câu hỏi Sinh 6 Bài 27 trang 89: Quan sát H.27.1. Hãy cho biết:

– Đoạn cành có đủ mắt, đủ chồi đem cắm xuống đất, sau một thời gian sẽ có hiện tượng gì?

– Hãy cho biết giâm cành là gì?

– Hãy kể tên một số loại cây được trồng bằng cách giâm cành? Cành của những cây này thường có đặc điểm gì mà người ta có thể giâm được?

Trả lời:

– Đoạn cành có đủ mắt, đủ chồi đem cắm xuống đất, sau một thời gian sẽ có hiện tượng nảy chồi ở các mấu thân [mắt] và mọc rễ.

– Giâm cành là cắt một đoạn cành có đủ mắt, chồi cắm xuống đất ẩm cho cành đó bén rễ, phát triển thành cây mới.

– Tên một số loại cây được trồng bằng cách giâm cành: sắn, dâu, khoai lang, lá lốt, rau thơm, rau ngót…

Đặc điểm của cây đem giâm: có các mấu thân ngắn, cành có khả năng ra rễ phụ rất nhanh.

Trả lời câu hỏi Sinh 6 Bài 27 trang 89: Quan sát H.27.2, hãy cho biết:

– Chiết cành là gì?

– Vì sao ở cành chiết, rễ chỉ có thể mọc ra từ mép vỏ ở phía trên của vết cắt?

– Hãy kể tên một số cây thường được trồng bằng cách chiết cành? Vì sao những loại cây này thường không được trồng bằng cách giâm cành?

Trả lời:

– Chiết cành là làm cho cành ra rễ ngay trên cây rồi mới cắt đem trồng thành cây mới.

– Cành chiết, rễ chỉ có thể mọc ra từ mép vỏ ở phía trên của vết cắt vì chất dinh dưỡng cây tổng hợp được ở phần lá trên khi vận chuyển xuống nhờ mạch rây bị ứ đọng ở vị trí cắt nên kích thích cây ra rễ ở mép trên.

– Một số cây thường được trồng bằng cách chiết cành: đào, bòng, bưởi, nhãn, vú sữa… Những loại cây này thường không được trồng bằng cách giâm cành vì những cây này ra rễ mới rất chậm nên cần chiết để lấy dinh dưỡng do lá tổng hợp vận chuyển xuống nuôi cây, nếu trồng bằng cách giâm cành thì cành sẽ bị chết do thiếu dinh dưỡng.

Trả lời câu hỏi Sinh 6 Bài 27 trang 90: Trả lời câu hỏi:

Ghép mắt gồm những bước nào?

Trả lời:

Các bước ghép mắt:

Bước 1: rạch vỏ gốc ghép

Bước 2: cắt lấy mắt ghép

Bước 3: luồn mắt ghép vào vết rạch

Bước 4: buộc dây giữ chặt mắt ghép ở vị trí ghép.

Câu 1 trang 91 Sinh học 6: Tại sao cành giâm phải có đủ mắt, chồi?

Trả lời:

Sau khi cắm cành có đủ mắt chồi xuống đất ẩm từ các mắt sẽ mọc ra rễ mới. Tiếp đó các mầm non sẽ mọc lên từ chồi và để phát triển thành cây mới.

Câu 2 trang 91 Sinh học 6: Chiết cành khác với giâm cành ở điểm nào? Người ta thường chiết cành với những loại cây nào?

Trả lời:

Giâm cành Chiết cành
Đặc điểm Rễ được hình thành sau khi cắm xuống đất. Rễ đã hình thành trên cây mẹ trước khi trồng.
Loại cây Với những loại cây thân gỗ chậm mọc rễ phụ. Cây quýt, cây cam , cây bưởi, cây vải, cây nhãn, cây ổi, cây hồng xiêm.

Câu 3 trang 91 Sinh học 6: Hãy cho vài ví dụ về ghép cây thường được nhân dân ta thực hiện trong trồng trọt.

Trả lời:

Ghép cây là đem cành hay mắt của cây này ghép lên cây khác cho chúng tiếp tục phát triển. Nhân dân ta thường áp dụng phương pháp này để ghép loại cây này với loại cây khác [như cam với bưởi, hoa hồng với tầm xuân] hoặc ghép những cây trong cùng một loài với nhau [như táo với táo].

Câu 4 trang 91 Sinh học 6: Cách nhân giống nào nhanh nhất và tiết kiệm cây giống nhất? Vì sao?

Trả lời:

Nhân giống vô tính trong ống nghiệm là cách nhân giống tiết kiệm và rẻ tiền nhất bởi vì kĩ thuật này có ưu điểm lớn:

– Đòi hỏi nguồn nguyên liệu rất dễ kiếm, rẻ tiền: một mảnh nhỏ của một loại mô bất kì của cây mẹ.

– Đạt hiệu quả rất cao: trong một thời gian ngắn có thể tạo ra một số lượng rất lớn [hàng vạn đến hàng triệu] cây con làm giống.

Video liên quan

Chủ Đề