Tại sao không nên đăng hình con lên facebook

Các bậc phụ huynh thường đăng những bức ảnh, video về con cái của họ với vẻ tự hào. Mục đích thì có rất nhiều nhưng chủ yếu nhằm kết nối và chia sẻ với người thân. Ngoài ra, đây còn là cách để các bà mẹ có thể cảm thấy bớt cô đơn khi nuôi con và nhận được những lời khuyên hữu ích từ bạn bè trên mạng xã hội.

Nhưng chia sẻ bao nhiêu là đủ và có giới hạn nào cho việc chia sẻ ảnh con trẻ lên mạng xã hội hay không? Bài viết này sẽ chỉ ra 5 vấn đề đáng bàn nếu chúng ta cứ mải mê khoe ảnh con cái trên mạng xã hội.

Đăng ảnh con trẻ lên mạng xã hội có thể xâm phạm quyền riêng tư của con bạn

Mặc dù trẻ nhỏ không thể đưa ra bất kỳ suy nghĩ hoặc chính kiến nào của mình về những bức ảnh mà cha mẹ chúng đưa lên mạng xã hội. Tuy nhiên điều đó sẽ trở thành vấn đề với những đứa trẻ khi chúng lớn lên. Theo Common Sense Media, khi lên 5 tuổi, trẻ bắt đầu phát triển ý thức về bản thân và cá nhân, đồng thời chú ý hơn tới cách thế giới nhìn nhận về chúng.

Sự riêng tư lúc này trở nên quan trọng hơn rất nhiều. Chúng có thể bắt đầu cảm thấy xấu hổ khi bố mẹ đăng ảnh của chúng lên mạng xã hội mà không hỏi trước ý kiến, đặc biệt là các bức ảnh nhạy cảm chụp hồi còn bé.

Việc các bậc phụ huynh vô tư đăng tải ảnh của trẻ có thể khiến chúng cảm thấy bản thân bất lực, không có giá trị khi bị người thân chia sẻ mà chúng không có quyền lên tiếng.

Những bài đăng về trẻ nhỏ trên Facebook sẽ trở thành cơ sở cho nạn bắt nạt

Rất ít người quan tâm đến cách mọi người phản ứng với ảnh con cái họ trên Facebook hoặc các mạng xã hội khác. Điều đó quả thật là tai hại khi nhiều người có thể sử dụng những bức ảnh chụp con cái họ hồi bé để bêu giếu, xúc phạm thậm chí bắt nạt con bạn khi chúng lớn lên.

Rõ  ràng với một bức ảnh chụp con bạn hồi bé nếu bị chia sẻ và phát tán quá rộng, nó sẽ tạo tiền để cho những kẻ xấu lợi dụng và coi đó như một trò đùa để trêu chọc con bạn trên trường hoặc ngoài đời.

Nó không chỉ dừng lại ở những người quen biết mà nguy hiểm hơn chính là những người ẩn danh trên mạng Internet. Họ sẽ lợi dụng thông tin và hình ảnh họ có được để đe dọa hay bắt nạt con bạn trên mạng xã hội.

Những bức ảnh chụp con trẻ sẽ ảnh hưởng xấu đến tương lai của chúng

Một bức hình chụp biểu cảm xấu hoặc trông tai hại của con trẻ nếu bị chia sẻ sau khi chúng lớn lên và có được địa vị cao trong xã hội, đó sẽ là một thảm họa.

Bạn có thể đăng hình ảnh con cái lên mạng xã hội và xóa hình ảnh đó đi bất cứ lúc nào. Nhưng đâu ai biết có những người xấu sẵn sàng chụp lại hình ảnh đó và hủy hoại danh tiếng của con bạn khi chúng lớn lên thì sao? Thật khó để các bậc phụ huynh có thể ngăn chặn những kẻ xấu không sử dụng ảnh con họ cho những mục đích không tốt.

Đó là chưa kể còn có trường hợp các nhà tuyển dụng sẽ xem các bức ảnh thời bé của các ứng viên để phát hiện các khiếm khuyết của họ và nhiều vấn đề khác. Như vậy rõ ràng việc khoe khoang con cái một cách quá tự nhiên trên mạng xã hội chẳng hề tốt chút nào.

Chia sẻ ảnh con cái trên mạng xã hội chẳng khác nào dẫn đường cho những kẻ bắt cóc trong thời đại số

Có thể bạn chưa nghe đến khái niệm bắt cóc trong thời đại số nhưng đó là một loại trộm cắp danh tính rất nguy hiểm. Tình trạng này xảy ra khi một ai đó chụp ảnh hoặc lấy ảnh con của bạn trên mạng xã hội và sau đó lợi dụng hình ảnh đó phục vụ cho các mục đích xấu.

Con của bạn có thể sẽ bị gán cho một cái tên mới và có những người bố mẹ mạo danh khác. Có rất nhiều trường hợp bắt cóc kiểu như này đã xảy xa. Đơn cử như vào năm 2015, một người lạ đã chụp ảnh một cậu bé 18 tháng tuổi từ trang Facebook của một bà mẹ kiêm blogger và tự ý đăng lên trang Facebook cá nhân và ghi đây là con trai của người này.

Những bức ảnh của con bạn có thể bị "bắt cóc" và dùng cho nhiều mục đích xấu. Bạn có thể lên Facebook và gõ một số hashtag #BabyRP, #AdoptionRP và #KidRP. Bạn sẽ thấy có rất nhiều các bức ảnh trẻ con trên mạng xã hội bị đánh cắp và đăng lại với một nội dung khác.

Những kẻ chuyên ăn cắp hình ảnh trẻ con sẽ tạo một tài khoản giả mạo và liên tục đăng những bức hình của chúng để câu like và thu hút sự chú ý. Thậm chí, người xấu còn thay đổi các thông tin liên quan đến trẻ hay nói cách khác là biến đổi danh tính của trẻ mà các bậc cha mẹ không hề hay biết.

Đôi khi người mạo danh hình ảnh những đứa trẻ còn trả lời các bình luận dựa theo quan điểm và cách nói chuyện ngây ngô của chúng. Những bình luận này chắc chắn gây nguy hiểm cho đứa trẻ bị mạo danh bất kể những bức hình đó có thể không mang ý đồ xấu. Đôi khi các tài khoản mạo danh trẻ em thường là những người muốn làm cha mẹ hoặc muốn hồi tưởng lại ký ức ngày xưa.

Mặc dù vậy, đây là một ví dụ khác cho thấy sự lỏng lẻo của mạng xã hội và việc chúng ta dễ dàng mất quyền kiểm soát đối với danh tính của chính con cái mình nếu cứ mải mê đăng ảnh chúng lên mạng xã hội.

Bài đăng chia sẻ ảnh con cái trên mạng xã hội sẽ thu hút những kẻ nguy hiểm

Hình ảnh và video của trẻ em khi được chia sẻ lên mạng sẽ dễ bị các đối tượng xấu  sử dụng cho mục đích khiêu dâm và tiềm ẩn nguy cơ bị bắt cóc. Một trường hợp gần đây đã xảy ra khi một bà mẹ ở Columbia cố gắng truy tìm danh tính môt người lạ đã chia sẻ ảnh con gái mình.

Sau đó bà phát hiện đó là một người đàn ông Trung Quốc. Người này thậm chí còn thu thập ảnh của rất nhiều bé gái khác và dùng chúng cho mục đích đồi bại.

Theo Australian Children's eSafety Commissioner, một trang web cung cấp tới 45 triệu bức ảnh cho biết, có tới một nửa trong số 45 triệu bức ảnh chụp trẻ em được đăng tải trên mạng xã hội. Đó là bức ảnh chụp hoạt động thường ngày của gia đình nhưng đáng tiếc luôn kèm theo các bình luận không phù hợp.

Một bài đăng con trẻ trên mạng xã hội, thậm chí còn bật định vị nơi trẻ đang học, đang chơi sẽ trở thành món mồi béo bở cho những kẻ xấu có mưu đồ bắt cóc hoặc dâm ô trẻ con.

Phải làm gì để chia sẻ ảnh con trẻ trên mạng xã hội đúng cách?

Theo chuyên gia về quyền trẻ em tại Đức, bà Sophie Pohle cho biết, trẻ em là một phần của xã hội nên chúng có quyền xuất hiện trên mạng xã hội. Tuy nhiên mỗi bậc phụ huynh cần tự vấn lại bản thân để biết nên đăng ảnh con cái khi nào. Vấn đề không nằm ở việc nên hoặc không nên đăng ảnh trẻ con mà nằm ở cách chúng ta thực hiện nó sao cho đúng.

Rõ ràng trước khi chia sẻ lên mạng xã hội, hãy luôn hỏi xem chúng có cảm thấy bất tiện hoặc xấu hổ nếu ảnh của mình được chia sẻ hay không. Nếu quyết định chia sẻ, hãy ghi nhớ một số điều trước khi đăng bài. Đầu tiên là quyền riêng tư. Hãy chọn chế độ bài đăng trong phạm vi danh sách bạn bè, hoặc bạn có thể chọn đăng bài và loại trừ không hiển thị bài đăng với một số người mà bạn không tin tưởng.

Tiếp đó hãy chọn những bức ảnh không có nội dung nhạy cảm và ảnh hưởng tới thanh danh của con trẻ sau này. Chú ý chèn thêm watermark vào những vị trí khó bị xóa trên bức ảnh. Cách này sẽ giúp những người muốn lấy ảnh của bạn để đăng lại cũng dễ nản lòng hơn.

Cuối cùng nhớ đề nghị bạn bè và người thân hạn chế đăng ảnh hoặc video của con bạn lên mạng xã hội khi chưa được phép. Ngoài ra tuyệt đối không nên bật chế độ định vị bức ảnh để tránh để lộ nơi chụp ảnh và mở đường cho kẻ xấu dễ dàng tiếp cận.

Hơn hết, hãy học cách hỏi và lắng nghe con cái để biết không phải thứ gì thuộc về con trẻ cũng nên đem ra để khoe và chia sẻ với mọi người. Hãy luôn giữ gìn giá trị cho trẻ ngay cả khi chúng chưa nhận thức được các mối đe dọa trên thế giới này.

Tiến Thanh

Trẻ em có quyền được bảo vệ, tiếp cận thông tin; tham gia hoạt động xã hội, vui chơi, giải trí; giữ bí mật cá nhân, đời sống riêng tư và các quyền khác khi tham gia trên không gian mạng. Vì vậy, nếu đăng ảnh trẻ em lên mạng xã hội; đặc biệt là trẻ em từ 7 tuổi trở lên phải có sự đồng ý của trẻ và cha mẹ, hoặc người giám hộ. Vậy, pháp luật quy định cụ thể như thế nào? Hãy cùng Phòng tư vấn Luật dân sự của Luật sư X tìm hiểu thêm về vấn đề này nhé!

Bộ luật dân sự năm 2015;

Luật Trẻ em năm 2016;

Luật An ninh mạng năm 2018.

Bảo vệ trẻ em là việc thực hiện các biện pháp phù hợp để bảo đảm trẻ em được sống an toàn, lành mạnh; phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các hành vi xâm hại trẻ em; trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.

Do đó, theo quy định của Luật Trẻ em năm 2016 quy định các hành vi bị nghiêm cấm; trong đó có hành vi:

Công bố, tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em mà không được sự đồng ý của trẻ em từ đủ 7 tuổi trở lên; và của cha, mẹ, người giám hộ của trẻ em.

Mặt khác, theo Nghị định 56/2017/NĐ-CP; quy định về các biện pháp bảo vệ thông tin bí mật đời sống riêng tư cho trẻ em trên môi trường mạng thì:

Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên môi trường mạng; và cá nhân khi đưa thông tin bí mật đời sống riêng tư của trẻ em lên mạng; phải có sự đồng ý của cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em và trẻ em từ đủ 7 tuổi trở lên; có trách nhiệm bảo đảm an toàn thông tin của trẻ em.

Như vậy, nếu con dưới 7 tuổi thì việc bố mẹ đăng thông tin thuộc nhóm bí mật đời sống riêng tư của con lên mạng xã hội sẽ không phạm luật. Còn đưa hình ảnh trẻ em từ 7 tuổi trở lên mạng xã hội phải có sự đồng ý của trẻ và cha mẹ, hoặc người giám hộ. Vì đây là hành vi tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư; bí mật cá nhân của trẻ. Nếu tự ý đăng tải mà không được sự đồng ý thì hành vi này là vi phạm pháp luật.

Cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em, trẻ em từ đủ 7 tuổi trở lên; và cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ trẻ em theo quy định của pháp luật. Họ có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ; cá nhân tham gia hoạt động trên môi trường mạng xóa bỏ các thông tin bí mật đời sống riêng tư của trẻ em. Từ đó, bảo đảm sự an toàn và lợi ích tốt nhất của trẻ em.

Nếu sử dụng hình ảnh mà vi phạm thì:

Người có hình ảnh có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định buộc người vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại; và áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật.

Như vậy, cha, mẹ, người giám hộ và cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ trẻ em theo quy định của pháp luật; có quyền khởi kiện yêu cầu chấm dứt sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại…

Ngoài ra, nếu đưa hình ảnh của trẻ em vào các sản phẩm văn hóa, thông tin, truyền thông; có nội dung khiêu dâm, bạo lực, kinh dị sẽ:

Thứ nhất, bị phạt tiền từ 40.000.000 triệu đến 50.000.000 đồng.

Thứ hai, buộc tiêu hủy sản phẩm.

Hy vọng bài viết sẽ có ích với bạn đọc!

Hãy liên hệ khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ luật sư dân sự của Luật sư X: 0833 102 102

Đăng tải hình ảnh người khác lên facebook có vi phạm không?

Hành vi đăng tải hình ảnh người khác [đối với người từ 7 tuổi trở lên] mà không được sự đồng ý của họ thì vi phạm pháp luật. Có thể bị xử phạt hành chính từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng. Hoặc có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự như phạt tiền; phạt cải tạo không giam giữ hoặc tù có thời hạn.

Đăng video có nội dung xấu lên mạng xã hội có bị xử lý không?

Việc chia sẻ, đăng tải các nội dung xấu; độc hại lên mạng xã hội có thể bị phạt hành chính. Hành vi đăng tải video nội dung xấu, độc hại lên mạng xã hội có thể bị phạt hành chính từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng. Ngoài ra, người thực hiện vi phạm còn buộc phải gỡ bỏ thông tin.

Đăng video có nội dung xấu lên Facebook có bị xử lý về hình sự không?

Trường hợp nội dung video được đăng tải có tính chất làm nhục người khác trên mạng xã hội; và đã bị phạt hành chính hoặc gây hậu quả nghiêm trọng; người thực hiện thậm chí còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội làm nhục người khác.
Cụ thể: Phạt tù từ 03 tháng – 02 năm. Nếu gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc làm nạn nhân tự sát, người phạm tội có thể sẽ bị phạt tù từ 02 – 05 năm.

Video liên quan

Chủ Đề