Tại sao lợn bỏ ăn

BỆNH ĐÓNG DẤU LỢN

Lợn từ 2 tháng tuổi trở lên, nhưng tập trung chủ yếu ở lợn 3 tháng tuổi

Do vi khuẩn đóng dấu lợn bắt mầu gram(+) gây nên

Bệnh thường xảy ra vào thời gian có độ ẩm không khí cao trong năm

Lợn sốt cao 42 – 43 độ C, bỏ ăn, nằm một chỗ. Trên da nổi nhiều nốt đỏ bằng đồng xu, sau 4 – 8 giờ chuyển dần thành màu thâm tím. Bệnh lây lan nhanh trong đàn

Áp dụng biện pháp phòng tổng hợp: giữ vệ sinh chuồng nuôi sạch sẽ, định kỳ phun thuốc khử trùng chuồng trại chăn nuôi. Chăm sóc nuôi dưỡng tốt khi bị bệnh

Dùng các loại thuốc kháng sinh có tác dụng với vi khuẩn Gram(+) như penicillin, ampicilin, kanamycin

Kết hợp tiêm thuốc hạ sốt Anagil + Vitamin B , C;

Ví dụ: 1 g Penicillin + 5 ml Anagil tiêm bắp cho 20 kg P/lần chia 2 lần/ngày x 3 ngày

Vime ABC hoặc Anagil C 1ml/ 10kg P/ lẫn 2 lần/ ngày x 2 – 3 ngày

BỆNH TỤ HUYẾT TRÙNG

Lợn từ 2 tháng tuổi trở lên thường mắc bệnh

Do vi khuẩn Pasteurella muntocida gây nên thuộc vi khuẩn Gram (-)

Lợn ốm sốt cao 41 – 42 độ C, bỏ ăn đột ngột, năm một chỗ run rẩy, thở nhanh, thở

giật. Da vùng má, tai đỏ rồi chuyển nhanh sang màu tím bầm, có trường hợp chỉ sau

một vài giờ toàn thân tím bầm. Phân táo bón, bệnh lây nhanh trong đàn, tỷ lệ chết cao

nếu điều trị không kịp thời và đúng cách.

Tiêm phòng vacxin tụ huyết trùng lợn vào lúc lợn được 30 ngày tuổi (tiêm cùng lúc

với vacxin dich tả lợn, tiêm mỗi một bên bắp cổ 1 loại vacxin)

Khi tiêm cho đàn lợn con thì tiêm cho lợn mẹ

Khi bắt đàn lợn ở nơi khác về nuôi phải tiêm phòng lại vacxin tụ huyết trùng lợn

Dùng 1,5 g streptomycin + 5 ml Anagil tiêm cho 30 kg P/ngày chia 2 lần x 3 ngày

Hoặc kanatialin 1ml/10kg P x 2 lần/ ngày x 3 ngày, tiêm Vime ABC hoặc Anagil C

ml/10kg P ngày 2 lần

BỆNH LÉP TÔ (xoắn khuẩn)

Lợn ở mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh

Do xoắn khuẩn Leptospira gây nên

Đối với thể cấp tính: Lợn sốt cao, đột ngột, sốt cách nhật, ăn ít, nước tiểu đỏ như nước vối, mùi khét nồng. Lợn ốm vài ngày sau da có màu vàng nghệ
Đối với thể mãn tính: thường gặp ở lợn nái, bệnh xuất hiện với triệu chứng nước tiểu đỏ nâu, lợn mệt mỏi, uể oải, ăn ít, bệnh kéo dài dẫn đến chết thai trong bụng hoặc hai gỗ, quái thai lặp đi lặp lại nhiều lứa liên tục.

Áp dụng biện pháp phòng tổng hợp: giữ vệ sinh chuồng nuôi sạch sẽ, định kỳ phun thuốc khử trùng chuồng trại chăn nuôi.

Sáng dùng kháng sinh Hanoxylin LA 1ml/10 kg P kết hợp với chiều tiêm tiamulin 10 % 1ml/10kg P điều trị 5 ngày bệnh sẽ khỏi.

BỆNH SƯNG PHÙ ĐẦU

Lợn từ 1 đến 4 tuần tuổi, trước cai sữa và sau cai sữa 2-3 tuần

Do vi khuẩn E.coli chủng K gây nên

Tự nhiên xuất hiện một vài con sốt trong đàn lợn, nhưng chỉ kéo dài 1 ngày đến khi phát hiện lợn ốm thì hầu như hết sốt, bỏ ăn, năm một chỗ, 2 mắt sưng, sau đó phù toàn bộ vùng đầu . Bệnh thường xảy ra ở những con to béo, nhanh lớnnhất trong đàn. Lợn ốm có tiếng kêu khan dần, và xuất hiện triệu chứng co giật hoặc đi lại mất phương hướng, thường nghiêng đầu về bên trái. Bệnh lây lan nhanh trong đàn, khi gần chết thì lợn bị tiêu chảy nặng và thân nhiệt giảm dưới mức bình thường (39,5 độ C).
4. Biện pháp phòng

Tiêm phòng vacxin cho lợn khi đạt 16 ngày tuổi

Tập ăn và cai sữa sớm cho lợn trước 30 ngày tuổi

Khi lợn ăn tốt nên cân đối khẩu phần ăn không nên cho ăn quá nhiều đạm, nên cho lợn con ăn thêm các loại rau như bèo, rau khoai lang, rau muống, men vi sinh.

Áp dụng biện pháp phòng tổng hợp: giữ vệ sinh chuồng nuôi sạch sẽ, định kỳ phun thuốc khử trùng chuồng trại chăn nuôi.

Không điều trị con lợn đã khản tiếng kêu, mất giọng

Bước1: 

Nhốt đàn lợn vào nơi tối, yên tĩnh

Cho uống đủ nước pha 10g Gluco K.C/ 1 lít nước

Cho lợn ăn cháo loãng và rau khoai lang sống (cho lợn nhịn cám hoàn toàn 2 ngày)

Bước 2: 

Phải điều trị cả đàn

Tiêm bắp Canxi Mg B12 1ml/5kg P/lần x 2 lần/ ngày

Tiêm bắp thuốc LinSpec 5/10 1ml/5kg P/lần x 2 lần/ ngàyhoặc Vidan T 1ml/5kg P/lần x 2 lần/ ngàyhoặc Vina Flocol hoặc Flor 30 LA ml/20kg P DoFlor LA 1ml/10 kg P ngày 1 mũi

Kết hợp tiêm Canxi B12 hoặc Vinathazin để an thần chống co giật

Chú ý: Tiêm riêng mũi kim giữa con ốm và con khỏe

BỆNH PHÓ THƯƠNG HÀN

  1. Lứa tuổi bị bệnh Chủ yếu ở lợn sau cai sữa từ 2 đến 4 tháng tuổi

    2. Nguyên nhân gây bệnh


    Do vi khuẩn Salmonella gây ra
    3. Triệu chứng lâm sàng Lợn ốm sốt cao 41 – 41,5 độ C, hay chui vào rơm nằm run rẩy. Lợn ốm ỉa chảy, phân thối khắm, kèm theo một số con bị nôn.Rìa taivà mõm có hiện tượng xuất huyết tím bầm, một vài ngày sau tím cả 4 chân, da bụng và háng. Nếu điều trị không đúng phương pháp, không kịp thời thì tỷ lệ chết rất cao.

    4. Biện pháp phòng

    Tiêm vacxin phòng bệnh phó thương hàn cho lợn vào 20 ngày tuổi

    Áp dụng biện pháp phòng tổng hợp: giữ vệ sinh chuồng nuôi sạch sẽ, định kỳ phun thuốc khử trùng chuồng trại chăn nuôi.

    5. Biện pháp điều trị Tiêm bắp thuốc Vina Flocol 1ml/20 kg Phoặc Flo 30 LA 1ml/10kg P/ ngày x 3 ngày

    Tiêm bắp Vime ABC 1ml/ 5kg P/lần x 2 lần/ ngày x 3 ngày

BỆNH DỊCH TẢ

mọi lứa tuổi

Do virus dịch tả lợn gây nên

Lợn ốm bị sốt nhẹ 40,5 – 41độ C, sốt liện tục, kéo dài. Vì vậy, lúc không có người xung quanh thì lợn ốm nằm, khi có người vào thì lợn đứng dậy chạy như lợn khỏe, ăn ít, uống nước nhiều, phân thường táo bón có màng nhầy nhưng trước khi chết thì ỉa chảy. Xuất huyết lấm tấm ở gốc tai, bụng, bẹn. Niêm mạc mắt đỏ, khóe mắt có dử màu nâu, xung quanh mắt thâm quầng. Lợn ốm gấy sút chậm, vẫn có phản xạ ăn nhưng khi đổ cám vào máng thì bóp bép vài miếng rồi quay đi, mông và chân sau yếu

dần, khi xua đuổi thì đi loạng choạng, tréo dò.

Bệnh tích điển hình: Ruột già bị viêm xuất huyết hoại tử tạo ra nhiều nốt loét hình xoáy trôn ốc, lách có hiện tượng nhồi huyết ở rìa làm cho lách có hình răng cưa.

Tiêm phòng vắcxin dịch tả lơn cho lợn vào 30 ngày tuổi trở lên

Khi tiêm phòng vacxin cho lợn con thì tiêm cho lợn mẹ để vừa phòng bệnh được cho lợn mẹ và lợn mẹ có kháng thể truyền cho lợn con lứa sau phòng bệnh đươc đến 30 ngày tuổi.

Áp dụng biện pháp phòng tổng hợp: giữ vệ sinh chuồng nuôi sạch sẽ, định kỳ phun thuốc khử trùng chuồng trại chăn nuôi.

Khi bắt lợn ở nơi khác về nuôi thì phải tiêm phòng lại vacxin dịch tả lợn
 

Tiêu hủy những con lợn ốm mắc bệnh dịch tả theo pháp lệnh thú y

Chú ý: Bệnh Phó thương hàn và bệnh dịch tả lợn rất dễ ghép với nhau nên tỷ lệ chết rất cao vì vậy chăn nuôi lợn bắt buộc phải tiêm phòng 2 loại vacxin này.

BỆNH TIÊU CHẢY DO CLOSTRIDIUM PERFRINGENS

Thường bệnh xảy ra dưới 1 tuần tuổi.
2. Nguyên nhân

Do vi khuẩn yếm khí Clostridium perfrnigens gây nên
3. Triệu chứng lâm sàng

Tỷ lệ bệnh cao có thể 100% và chết 70-80%. Lợn tiêu chảy, đôi khi ói mửa, lợn

con rất hôi, xác chết chướng phình, vùng bụng tím bầm. Heo nái có biểu hiện tiêu chảy
4. Biện pháp phòng bênh

Tiêm Amoxylin LA cho heo sau khi sinh 1ml/10kgP
5. Biện pháp điều trị

Hầu như bệnh quá cấp, nên điều trị kém hiệu quả

BỆNH PHÂN TRẮNG LỢN CON

  1. Lứa tuổi bị bệnh Thường xảy ra ở lợn con từ3-20ngày tuổi

    2. Nguyên nhân gây bệnh

    Bệnh thường xảy ra khi thời tiết thay đổi đột ngột, nhất là đang nắng ấm đổ mưa, trở rét hoăc bị gió lùa.

    3. Triệu chứng lâm sàng


    Lợn con tự dưng ỉa phân loãng, màu trắng sữa hoặc hơi vàng, ít hôi thối. Lợn bị bệnh bú ít, xù lông, ướt và nhầy, nếu không điều trị kịp thời, lợn bệnh sẽ chết rất nhanh.
    4. Biện pháp phòng 

Giữ ấm cho lợn, có thể làm lồng úm khi mùa đông lạnh giá, quan trọng nhất là không được để bụng lợn nằm tiếp súc trực tiếp với nền lạnh, phải có chất độn chuồng như rơm, trấu, phoi bào

Khi lợn con mới đẻ ra ta cắt nanh, thắt rốn và cho uống mỗi con 3 giọt thuốc kháng sinh có thành phần thuốc là: enrofloxacin hoặc spectinomycin, solistin, sorfnoxacin rồi thả vào cho lợn con bú ngay. Sau 3 ngày tiêm Sắt lần 1 ta lại cho uống thuốc, 10 ngày tiêm sắt lần 2 ta lại dùng thuốc trên để cho lợn uống.
Có thể dùng vắc xin E.coli tiêm cho mẹ trước khi đẻ 2 tuần để tạo kháng thể cho con

5.Biện pháp phòng trị

Khi bệnh xảy ra ta dùng 2 loại thuốc sáng dùng thuốc có thành phần enrofloxacin, chiều dùng thuốc có thành phần spectinomycin 5% dùng cho uống ngày 2 lần.Cải thiện ngay điều kiện chuồng nuôi giữ ấm cho lợn con không bị lạnh bụng.

BỆNH CẦUTRÙNG

Lợn con từ 5 – 15 ngày tuổi

Do cầu ký trùng Eimeria gây nên như: E. debliecki, E.suis, E.perminuta, E.neodebliecki, E.porci, E.polita., ký sinh ở ruột non

3. Triệu chứng lâm sàng

Tiêu chảy, phân vàng, phân vàng có bọt sau đó phân lẫn máu. Heo con bỏ bú hay bú ít, ủ rũ, Tỷ lệ heo mắc bệnh có khi đến 50 hay 70%, tỷ lệ chết cao đến 20%.

Dùng các loại thuốc đặc trị cầu trùng để cho uống phòng vào 3 ngày, 10 ngày khi ta tiêm sắt

Dùng một trong các loại thuốc sau:

Vina Cox 1ml/2kg P/ngày chia 2 lần

Bio Antycoc 1g/ 2kg P/ ngày chia 2 lần

Antycoc 1ml/2kg P/ ngày chia 2 lần

Centre toltr 1ml/ 2kgP / ngày chia 2 lần

BỆNH DO STREPTOCOCCUS

Lợn sơ sinh, theo mẹ

Do vi khuẩn Streptococcus gây nên do dụng cụ bấm nanh, cắt đuôi, thiến, cắt rốn

hông được vô trùng

Lợn xù lông, lạnh nằm tụm lại, viêm rốn, nứu răng, đuôi, viêm phổi

Vệ sinh phòng bệnh, khử trùng triệt để dụng cụ dùng bấm nanh, cắt đuôi, thiến, cắt rốn và sát trùng trước và sau khi tiến hành thủ thuật. Cho uống kháng sinh như spectinomycin, moxcoli, enrofloxacin … vào lúc tiến hành các thủ thuật.

Dùng Amox La

BỆNH HỒNG LỴ

  1. Lứa tuổi bị bệnh Lợn con từ 20 ngày tuổi trở lên

    2. Nguyên nhân gây bệnh

    Do vi khuẩn Hiotreponema gây nên

    3. Triệu chứng lâm sàng

    Tự nhiên lợn con ỉa phân dẻo rồi loãng dần, phân có màuxám trohoặc xám hơi vàng, mùi hôi tanh. Phân dính xuống nền chuồng rất khó quét. Bệnh lây nhanh trong đàn

    4. Biện pháp phòng

    Như bệnh phân trắng

    5. Biện pháp điều trị

    Cách 1: Lấy 1 ml tiamulin 10% 2 kg P lợn uống Cách 2: Tiêm bắp tiamulin 10 % 1 ml/3kg P (trường hợp làm như cách 1 lợn uống thuốc xong bị nôn ngay)

    Giữ cho lợn không lạnh bụng

BỆNH TIÊU CHẢY PHÂN BÙN

  1. Lứa tuổi bị bệnh Lợn từ 3 ngày tuổi đến 3-4 tháng tuổi

    2. Nguyên nhân gây bệnh

    Trường hợp lợn bị bệnh phân trắng, hồng lỵ hoặc ỉa chảy khác do không dùng đúng thuốc, không đúng liều dẫn đến bệnh này

    3. Triệu chứng lâm sàng

    Lợn tiêu chảy phân nhưbùn, mùi hôi tanh, lợn con gầy yếu, nhầy nhớt, run rẩy dễ chết

    4. Biện pháp phòng

    Áp dụng biện pháp phòng tổng hợp, phòng thuốc như bệnh phân trắng lợn con

    5. Biện pháp điều trị

    Cách 1: Lấy 2 ml tiamulin 10% + 10 ml spectinomycin 5% cho 30 kg P lợn uống Cách 2: Tiêm bắp tiamulin 10 % 1 ml/3kg P + Uống spectinomycin 5% 1 ml/3kg P (trường hợp làm như cách 1 lợn uống thuốc xong bị nôn ngay)

    Giữ cho lợn không lạnh bụng

BỆNH TIÊU CHẢY DO RỐI LOẠN TIÊU HÓA

  1. Lứa tuổi bị bệnh Lợn con tập ăn trở lên

    2. Nguyên nhân gây bệnh

    Do thay đổi đột ngột thức ăn, hoặc thức ăn bị ôi, thiu, nấm môc.

    3. Triệu chứng lâm sàng

    Lợn ốm ăn ít, phân lỏng màu xanh rau hoặc xám tro

    4. Biện pháp phòng

    Thường xuyên kiểm tra chất lượng thức ăn, khẩu phần ăn hàng ngày cho lợn

    5. Biện pháp điều trị

    Nếu là thức ăn bị ôi thiu, nấm mốc thì không được cho lợn ăn nữa Dùng một trong các loại thuốc điều trị sau :

    100gBioNeocolis hoặc Neotesol hoặc Bio Enro C hoặc 50 g Vina Cosul hoặc 50g Ampisultryl hoặc 50g Neox+ 50g Lacti Zime dùng cho 100 kg P/ngày chia 2 lần trộn vào thức ăn

BỆNH TIÊU CHẢY HÀNG LOẠT

Lợn từ tập ăn trở lên

Bệnh thường xảy ra vào thời gian trước và sau tết âm lịch.

Thường bắt đầu bằng hiện tượng ăn không tiêu, đầy bụng, hôm sau tiêu chảy hàng loạt, phân lỏng, mùi thối khắm

Giữ ấm bụng cho lợn

Dùng men vi sinh cho lợn

Sáng tiêm thuốc có thành phần tiamulin, chiều tiêm thuốc có thành phần tilosin.

Cách1: Dùng sáng tiêm Anflox TTS hoặc Clotiadexa hoặc kantialin hoặc tiamulin

10% 1ml/10kgP, chiều tiêm Hangen-tylo hoặc gentatylan 1ml/5kgP hoặc Bio Genta – tylosin 1ml/10kg P hoặc Tylo- Colistin

Ngoài ra cần giảm khầu phần đạm trong thức ăn trộn thêm 50g thuốc điện giải + 50g Lacti Zime/ 100kg P/ngày chia 2 lần x 3 ngày bệnh sẽ khỏi rất nhanh
Cách 2: Nếu lợn vẫn ăn uống bình thường thì giảm khẩu phần ăn và trộn vào thức ăn thuốc 20g Vina Cosul + 20g Ampisultryl 50g thuốc điện giải + 50g Lacti Zime cho 100kg lợn/ngày chia 2 lần x3 ngày

 
BỆNH VIÊM RUỘT TRUYỀN NHIỄM

1.Tác nhân gây bệnh

Do vi rút Coronavirus gây ra

Thường xảy ra với lợn ở tất cả các lứa tuổi, nặng nhất ở lợn <10 ngày tuổi

– Tiêu chảy cấp tính phân lỏng màu vàng xám dẫn đến mất nước nên tai cụp, mắt trũng sâu, bụng hóp. Lợn bệnh nôn, bỏ ăn.Có thể chết 100% lợn bệnh < 10 ngày tuổi.Nếu sống hơn 5 ngày sẽ hồi phục dần. Vào đầu ổ dịch, lợn nái ốm trước, sau mới đến lợn con, sốt 40-40,70 C Lợn >3 tuần tuổi chết 3-4% tổng đàn.

– Lợn con nôn dữ dội, kèm theo tiêu chảy phân toàn nước và bọt trắng, sau đó chuyển dần sang mau tro xám, sền sệt như bùn đất, mùi hôi rất khó chịu.

– Lợn con thiếu nước trầm trọng, rất khát. Khi bị cầm giữ lợn kêu lên một cách yếu ớt. Tiêu chảy kéo dài làm cho lợn con mất nước, yếu ớt, chết trong vòng từ 2 – 5 ngày.

– Ở thể cấp tính, tỷ lệ chết có thể lên đến 100% đối với lợn dưới 7 ngày tuổi. Ở các lợn đang tlợn mẹ lớn hơn thì tỉ lệ chết thấp, tuy nhiên khi điều kiện nuôi dưỡng không đảm bảo, môi trường ẩm ướt, lạnh kéo dàilợn rất dễ nhiễm các bệnh kế phát.

– Lợn nái mắc bệnh thường có triệu chứng như bỏ ăn, mệt mỏi, lượng sữa giảm hoặc ngừng tiết sữa, tiêu chảy phân màu xanh xám từ một ngày đến vài ngày. Lợn nái thường ốm vào giai đoạn đẻ con.Nái bệnh ít sốt nhưng thường, bỏ ăn, tiêu chảy phân xanh. Nái nuôi con ít hoặc mất sữa.

3.Điều trị

– Không có thuốc đặc trị. Lợn bệnh chết do đói, mất nước và bội nhiễm E.coli cho nên hỗ trợ bằng cách giữ chuồng ấm, cho uống Điện giải B.complex và phun sát trùng chuồng trại.

– Nên dùng Spectam SH,  PTLC, hoặc Norcoli cho uống để hạn chế bệnh ghép gây tử vong.

– Định kỳ sát trùng chuồng trại bằng Vinadin

BỆNH VIÊM DẠ DÀY RUỘT TRUYỀN NHIỄM

1.Tác nhân gây bệnh

Còn gọi là bệnh TGE (Transmissible Gastro Enteritis) do vi rút Coronavirus gây ra

Thường xảy ra với lợn ở tất cả các lứa tuổi,chủ yếu là lợn con theo mẹ và lợn cai sữa.

– Là một bệnh nhẹ trừ trường hợp xảy ra ở lợn <3 tuần tuổi, đặc biệt rất nặng ở lợn 7-10 ngày tuổi.

Gây dịch tiêu chảy cấp tính. Lợn bệnh nôn, bỏ ăn tạm thời. Lợn con <3 tuần tuổi dễ chết trong vòng 2-4 ngày, những con sống sót qua 6-8 ngày thì hồi phục nhưng còi cọc. – Lợn nái có biểu hiện lâm sàng như bị bệnh viêm ruột truyền nhiễm

– Không có thuốc đặc trị. Lợn bệnh chết do đói, mất nước và bội nhiễm E.coli cho nên hỗ trợ bằng cách giữ chuồng ấm, cho uống Điện giải B.complex và phun sát trùng chuồng trại.

– Nên dùng Spectam SH,  PTLC, hoặc Norcoli cho uống để hạn chế bệnh ghép gây tử vong.

HỘI CHỨNG CÒI CỌC

  1. Lứa tuổi bị bệnh Lợn con sau cai sữa từ 5 đến 18 tuần tuổi

    2. Nguyên nhân gây bệnh

    Nguyên nhân chủ yếu là do Circovirus (porcine circovirus- PCV) gồm 2 chủng được ký hiệu là PCV- 1 và PCV- 2, trong đó vai trò gây bệnh còi cọc chủ yếu do circovirus typ 2 (PCV-2).

    3. Triệu chứng lâm sàng

    Triệu chứng điển hình nhất, dễ nhận thấy nhất là còi cọc, hơn những con lợn cùng lứa tuổi. Lợn hay bị viêm phổi và tiêu chảy nhưng điều trị bằng kháng sinh không khỏi. Một số con da khô, nhăn nheo, có màu xanh, đôi khi có màu vàng xanh vàng. Một số khác thấy viêm da vành tai và da phía sau đùi, dần dần lan tỏa ra toàn thân.

    4. Biện pháp phòng

    – Circovac của Pháp: tiêm 2ml/nái lúc 2-3 tuần trước khi đẻ nhằm tạo miễn dịch thụ động cho đàn con. Nếu nái đẻ chửa lần đầu thì phải tiêm 2 lần, lần 1 vào lúc nái chửa 80- 84 ngày, lần 2 nhắc lại lúc nái chửa 100 ngày. Vì miễn dịch tạo ra ngắn nên mỗi lần tiếp theo, lợn nái chửa phải được tiêm nhắc lại vacxin vào lúc 15 ngày trước khi sinh. – Circumvent.VM.PVC của Hà Lan là vacxin sống nhược độc tiêm cho lợn sơ sinh lúc 3 tuần tuổi cho những cơ sở chăn nuôi đã từng mắc bệnh, tiêm nhắc lại lần 2 sau 3 tuần để loại bỏ sự lây nhiễm PCV- 2 tạo miễn dịch chủ động phòng ngừa bệnh.

    Bên cạnh biện pháp tiêm phòng chủ động, các nhà chăn nuôi phải luôn quán triệt việc áp dụng biện pháp an toàn sinh học hạn chế tối đa sự lây lan, mất mát không đáng có về kinh tế đẻ tăng hiệu quả chăn nuôi.

  2. Biện pháp điều trị
    – Khi lợn bỏ ăn dùngVina Tilmotiêm 1ml/30kg P/lần có thể nhắc lại sau 3 ngày.

    – Khi lợn đã ăn cám ta dùng thuốc Vina Tilmo 1g/10kg lợn trộn vào thức ăn + với men tiêu hóa sống cho lợn ăn 3 ngày 1 lần

BỆNH SUYỄN LỢN

Lợn từ 2 tháng tuổi trở lên

Do Mycoplasma gây nên

Lợn ốm bắt đầu ho từng cơn ngắn, dần dần ho nặng hơn. Lúc đầu ho khan sau đó

hảy nước mũi, khó thở, thở thể bụng.Lúc nặng ngồi như chó ngồi để thở. Lợn bị

bệnh ăn ít, chậm lớn. Bệnh lây lan nhanh trong đàn.

Khi nhiễm Streptococcus hoặc Actinobacillus thì lợn ngoài bị viêm phổi còn bị viêm dính màng phổi. Khi sờ nắn vùng phổi, lợn có cảm giác đau, chùng lưng xuống và bỏ chạy ngay.

Áp dụng biện pháp phòng tổng hợp: giữ vệ sinh chuồng nuôi sạch sẽ, định kỳ phun thuốc khử trùng chuồng trại chăn nuôi.

Dùng tilmicosin 95,4% trộn vào thức ăn

Cách 1: Tiêm Vina Tilmo 1ml/30kg lợn, tiêm nhắc lại sau 3 ngày.

Nếu con nặng có thể tiêm như sau:

Tiêm Vina Tilmo 1ml/30kgP ngày thứ 1 và 3, tiêm Vina Flocol 1ml/20kg lợn ngày thứ 2 và 4

Cách 2: Tiêm bắp Flor 30 LA 1ml/10 kg P/ ngày x 3 – 5 ngày, DoFlor LA 1ml/ 5kg P/ngày x3 ngày

Cách 3: Tiêm bắp Bio Genta-Tylosin 1ml/ 10 kg P/lần x 2 lần/ ngày, Gentatylan 1ml/5kg P x 2 lần/ ngày, Kanatialin 1ml/7kg P/lần x 2 lần/ ngày, Clotiadexa 1ml/7kg P/lần x 2 lần/ ngày, AmoxyGen LA 1ml/5kg P/lần x 2 lần/ ngày x3 ngày, LinSpec 1ml/5kgP/lần x2 lần/ngày.

Nếu trường hợp lợn có triệu chứng ghép thì ta kết hợp sáng tiêm thuốc như ở cách 1 chiều tiêm 1 trong các loại thuốc như ở cách 2 và tiêm hoặc trộn thuốc Bromhesin + Presnisolon cho lợn.

BỆNH VIÊM KHỚP

  1. Lứa tuổi bị bệnh Lợn ở mọi lứa tuổi

    2. Nguyên nhân gây bệnh


    Bệnh viêm khớp là hậu quả của bệnh tụ huyết trùng, xảy thai truyền nhiễm, Liên cầu lợn hoặc do Staphylococcus gây ra.
    3. Triệu chứng lâm sàng Tự nhiên lợn có hiện tượng què, đi lại khó khăn. Khớp bị viêm, sưng to, đau. Lợn ốm sốt, ăn ít hoặc không ăn. Nếu không điều trị kịp thời khớp bị viêm có mủ.

    4. Biện pháp phòng bệnh

    Áp dụng biện pháp phòng tổng hợp: giữ vệ sinh chuồng nuôi sạch sẽ, định kỳ phun thuốc khử trùng chuồng trại chăn nuôi.

    5. Biện pháp điều trị


    Dùng 1g tilosin bột pha tiêm + 5 ml lincomycin + 5 ml Vitamin B1 tiêm cho 20 kg P/ lần x 2 lần/ ngày

BỆNH THIẾU KẼM

  1. Lứa tuổi bị bệnh Mọi lứa tuổi

    2. Nguyên nhân gây bệnh

    Bệnh xảy ra là do trong khẩu phần ăn thiếu kém và một số loại khoáng thiết yếu

    3. Triệu chứng lâm sàng

    Một vài con trong đàn ăn ít, da vùng cổ, mông nổi các nốt đỏ nhưng nốt ghẻ (nhưng lợn ko cọ mình để gãi) sau vài ngày các nốt đõ vỡ ra đóng vảy sần sùi màu nâu thẫm

    4. Biện pháp phòng

    Đảm bảo khẩu phần ăn đầy đủ kẽm

    5. Biện pháp điều trị

    Bổ sung kẽm bằng các loại thuốc chứa thành phần kẽm như BM-POLIVITA-ZN 100g/ 50 kg thức ăn cho lợn ăn

    Nếu trường hợp lợn lở loét trên da, lợn bỏ ăn thì phải tiêm bắp thuốc Gentamycin 1ml/10 kg P/ ngày

BỆNH CẢM SỐT

Mọi lứa tuổi

Do thời tiết thay đổi đột ngột

Tự nhiên một vài con trong đàn ăn ít, da toàn thân có màu hồng đỏ, thân nhiệt 41 – 420c, 2 lỗ mũi chảy nước mũi trong. Phân và nước tiểu bình thường.

Khắc phục giảm thiểu tác động bất lợi của ngoại cảnh đến chuồng nuôi

Dùng kháng sinh để điều trị bội nhiễm có hoạt phổ rộng

như: amoxycilin, gentamicin, kanamycin, oxytetracylin, doxycilin

Kết hợp thuốc hạ sốt Anagil + VitaminB , C

Ví dụ: dùng kanatialin 1ml/10kg P/lần x2 lần/ngày

Vime ABC 1ml/10kg P x2 lần/ngày

BỆNH VIÊM TỬ CUNG

Ở lợn nái sau khi đẻ và lợn nái hậu bị

Do nhiễm khuẩn đường sinh dục

Đối với lợn nái sau khi đẻ một vài ngày, lợn mẹ ăn ít rồi bỏ ăn. Đường sinh dục ngoài vẫn đỏ, ướt, chảy dịch màu trắng đục. Lợn mẹ ít sữa dần nên lợn con bị đói kêu

nhiều.
Đối với lợn nái hậu bị viêm tử cung thì bộ phận sinh dục ngoài sưng to, đỏ, có nhiều

dịch màu trắng đục chảy ra

Đối với lợn nái sau khi đẻ, sau khi rau thai đã ra hết ta dùng một trong các loại kháng sinh dạng bột pha tiêm sau để pha với nước cất thụt vào tử cung: Oxytetracyclin, Kanamycin, Ampicilin, Tylosin (đảm bảo không sợ mất sữa). Ngày hôm sau tiêm bắp thịt một ống 2 ml Oxytocin

Đối với lợn nái hậu bị các dụng cụ dùng để thụ tinh nhân tạo phải sạch sẽ và được khử trùng

Nếu lợn nái vẫn khỏe chưa bỏ ăn thì chỉ cần sáng dùng 3 lọ Ampi – Kana 1g thuốc bột pha tiêm + 30 ml nước cất thụt vào tử cung chiều tiêm 2 ml Oxytocin làm như vậy liên tục 3 ngày bệnh chắc chắn khỏi.

Nếu bệnh nặng lợn bỏ ăn ta sáng dùng Hanoxycylin LA hoặc Hamocylin LA 1ml/10kg P tiêm bắp một lần duy nhất và kết hợp với sáng dùng 3 lọ Ampi – Kana 1g thuốc bột pha tiêm + 30 ml nước cất thụt vào tử cung chiều tiêm 2 ml Oxytocin, làm liên tục 3 ngày và 5 ngày nếu bệnh mãn tính.

BỆNH TẮC TIA SỮA

  1. Lứa tuổi bị bệnh Lợn nái sau khi sinh

    2. Nguyên nhân gây bệnh

    Do lợn mẹ sau khi sinh bị tắc tia sữa do đầu bị bẩn hoặc do lợn con không bú

    3. Triệu chứng lâm sàng

    Bệnh xuất hiện vào 1 vài ngày đầu sau khi lợn mẹ đẻ biểu hiện là lợn mẹ đaunằm sấpkhông cho con bú, lợn con kêu nhiều, kiểm tra bầu vú thấy có một hoặc vài bầu vú bị sưng, nóng, sờ vào lợn mẹ thấy đau.

    4. Biện pháp phòng


    Sau khi lợn đẻ xong ta bắt lợn con vào và cho bú toàn bộ số bú của lợn mẹ làm vài lần trong ngày đầu

    Sau khi lợn đẻ xong nên thường xuyên quan sát và kiểm tra để phát hiện bệnh kịp thời
    5.Biện pháp điều trị Khi phát hiện thấy một vài bầu vú bị sưng nóng ta sử lý như sau:

    Bước 1: tiêm bắp thịt 1 ống 2 ml Oxytocin sau đó đợi 30 phút đến 1 giờ đồng hồ.


    Bước 2: dùng đá lạnh trườm quanh bầu vú, dùng 2 ngón tay văn ve đầu vú sau đó ta vừa trườm vừa nắn cho sữa chảy ra đến khi nào bầu vú đó bớt căng và sữa chảy ra hết sau đó mới được cho lợn con bú sữa từ bầu vú đó.

BỆNH BẠI LIỆT DO THIẾU CANXI

  1. Lứa tuổi bị bệnh Bệnh thường gặp lợn nái trước và sau khi đẻ khoảng 1 tháng, cũng có thể gặp sau khi sinh 1 tuần hoặn 15 ngày

    2. Nguyên nhân gây bệnh

    Do trong khẩu phần ăn thiếu Canxi, vitamin D3 hoặc khẩu phần ăn mất cân đối giữa canxi và phốt pho

    3. Triệu chứng lâm sàng


    Lợn ốm ít ăn, không sốt, phân táo bón, có thể bại liệt2chân sau hoặc cả 4 chân. Khi sờ vào chân bị liệt lợn có cảm giác đau kêu la nhiều.
    4. Biện pháp phòng
    Bổ sung thêm trong khẩu phần ăn và cân đôi Canxi, Photpho và Vitamin D3 cho lợn nái trong vòng trước và sau khi đẻ 1 tháng

    5. Biện pháp điều trị Nên phát hiện bệnh sớm khi thấy lợn có hiện tượng yếu chân, lười đi lại, hay nằm thì ta bổ xung ngay vào khẩu phần ăn Vitamin D3, B12, Canxi, Photpho như Nếu lợn đã bị bại liệt cũng cần điều trị sớm mới có hiệu quả

    Tiêm bắp thịt các thuốc sau: Vitamin – D3, Canxi – B12 và B-complex khi lợn đã đứng lên đươc bằng 4 chân thì ta tiếp tục bổ xung vào thức ăn các loại thuốc trên vào thức ăn đến khi lợn khỏi hoàn toàn.

BÊNH RỐI LOẠN SINH SẢN VÀ HÔ HẤP (PRRS)

  1. Lứa tuổi bị bênh Ở mọi lứa tuổi với những biểu hiện của triệu chứng lâm sàng khác nhau

    2. Nguyên nhân gây bệnh

    Do virus PRRS gây nên

    3. Triệu chứng lâm sàng

    Biểu hiện của bệnh này là sốt 39 – 40 độ C Đối với lợn con theo mẹ có biểu hiện tiêu chảy phân lỏng mầu vàng, gầy yếu, tỷ lệ chết cao Đối với lợn mẹ đang mang thai thì có thể làm cho thai chết lưu, đẻ non Biểu hiện chung của bệnh là hiện tượng bỏ ăn, sốt, mệt mỏi, nhiều trường hợp lợn vẫn khỏe nhưng ko ăn, các vùng da mỏngđỏ lên, lợn gầy sút chậm

    Bệnh sẽ trầm trọng hơn khi lợn bị bội nhiễm thêm các bệnh như: Dịch tả lợn, Tụ huyết trùng lợn, Phó thương hàn lợn, Viêm phổi do Mycoplasma, …

  2. Biện pháp phòng Tiêm phòng vacxin PRRS. Vắc xin JXA1-R 2 ml/con Lần 1: khi lợn 15 ngày tuổi Lần 2: sau lần 1 từ 30 – 60 ngày Lần 3 lợn giống đực và cái tiêm trước khi phối giống 30 ngày Lần 4: Nái giống tiêm khi phối giống 80 – 85 ngày Tiêm nhắc lại 1 năm 2 lần cho đàn lợn Trong chăn nuôi lợn bắt buộc phải tiêm vắc xin Dịch tả lợn, Tụ huyết trùng lợn, Phó thương hàn lợn … để khi bệnh này xảy ra sẽ giảm thiệt hại về kinh tế. Áp dụng biện pháp phòng tổng hợp: giữ vệ sinh chuồng nuôi sạch sẽ, định kỳ phun thuốc khử trùng chuồng trại chăn nuôi.

    5. Biện pháp điều trị
    5.1. Biện pháp điều trị với những con lợn không bị ghép bệnh khác


    Bước 1: Dùng 1 trong các loại kháng sinh sau để tiêm 1 mũi duy nhất chống bội nhiễm các vi khuẩn khác như:Vina Tilmo1ml/30kg P/lần, Vina Flocol hoặc Flor 30 LA 1ml/20kg P, Doflor LA 1ml/10kg P tiêm duy nhất.
    Bước 2: Dùng Vime ABC hoặc Anagil C 1ml/ 10 kg P tiêm bắp thịt 1 ngày 2 lần vào trước bữa ăn 1 giờ đồng hồ Khi lợn đã chịu ăn thì ta dùng các chế phẩm có chứa Anagil + Vitamin C + Vitamin K + Glucose trộn vào thức ăn cho lợn ăn liên tục ít nhất 7 ngày đến 15 ngày lợn sẽ khỏi. Đối với lợn con theo mẹ chưa biết ăn ta dùng thuốc loại dung dịch uống như PTLC hoặc T.tere , Spectinomicin 5% dùng 5ml + 200ml – 400ml sữa ấm đã pha của trẻ em< 6 tháng tuổi(hoặc gói đạm sữa của Bio, Hanvet) ngày cho bú bằng bình cho trẻ bú 2 lần. Làm liên tục rồi tập ăn cho lợn

    5.2. Biện pháp điều trị đối với lợn bị ghép bệnh

Một số lưu ý khi phân biệt 4 bệnh đỏ ở lợn

 Trong quá trình chăn nuôi lợn bà con thường gặp những bệnh như dịch tả lợn, bệnh đóng dấu, phó thương hàn… Các triệu chứng của bệnh thường giống nhau, bà con rất khó phân biệt bệnh này với bệnh khác để điều trị.Do vậy, để giúp bà con phân biệt được 4 bệnh đỏ thường xẩy ra trên đàn lợn cần lưu ý một số vấn đề sau:

            -Lứa tuổi mắc bệnh: Trong 4 bệnh đỏ, bệnh dịch tả thường gặp ở mọi lứa tuổi lợn,bệnh phó thương hàn thường mắc ở lứa tuổi dưới 3 tháng tuổi, bệnh tụ huyết trùng, đóng dấu lợn thường mắc ở lứa tuổi từ 3 tháng trở lên. Do đó lợn từ 3tháng tuổi trở lên, khi mắc bệnh không nên chẩn đoán bệnh là phó thương hàn và ngược lại lợn con (đặc biệt lợn con theo mẹ) không chẩn đoán là tụ huyết trùng hoặc đóng dấu lợn.
            – Khả năng đề kháng và nốt xuất trên da: Lợn mắc bệnh dịch tả hoặc phó thường hàn ban đầu thường không có dấu hiệu giảm sút về sức khỏe nhiều, chỉ gầy yếu dần, nhiều con vẫn đi lại chạy nhảy bình thường, tiến triển bệnh chậm. Đối với lợn mắc tụ huyết trùng hoặc đóng dấu lợn thì khác hẳn, bệnh thường tiến triển rất nhanh, nhiều con chưa kịp điều trị hoặc mới điều trị một hai mũi tiêm đã chết.Mặt khác về màu sắc da của 4 bệnh này rất khác nhau đối với bệnh dịch tả trên da tụ huyết, xuất huyết thể đinh ghim.Bệnh tụ huyết trùng có nhiều đám xuất huyết, tím bầm ở vùng da mỏng như ở bụng, ngực. Bệnh phó thương hàn tụ huyết thành từng đám, đỏ ửng hoặc tím xanh (vùng da mỏng) tím tai, tím mõm.Bệnh đóng dấu nổi nhiều nốt đỏ có gờ rõ rệt, hình vuông, tròn, đa giác.

            -Mức độ lây lan và tính chất mùa vụ: Bệnh tụ huyết trùng lợn thường hay xảy ra vào mùa mưa hoặc cuối mùa mưa, nhất là vào những ngày mưa phùn kéo dài còn đối với những bệnh đỏ khác có thể xảy ra quanh năm, bất cứ thời điểm nào. Đối với bệnh dịch tả lợn, có khả năng lây lan rất nhanh, khi trong đàn có một con nhiễm bệnh thì chỉ trong một thời gian rất ngắn là lây nhiễm cả đàn, thậm chí cả khu vực xung quanh. Khi thấy mức độ lây nhiễm như vậy chúng ta thường nghĩ nhiều đến việc lợn có thể bị dịch tả.

            -Nhận biết qua trạng thái và màu sắc phân: Trong thực tế hầu hết lợn mắc 4 bệnh đỏ phân lúc đầu đều táo nhưng đối với lợn bị dịch tả phân thường tròn và rất cứng, bề mặt có màng nhầy đen bóng, khi chuyển sang trạng thái lỏng phân cũng có màu đen, mùi khắm đặc biệt, bệnh phó thương hàn khi phân chuyển sang trạng thái lỏng thì phân lại có màu vàng nhớt. Đối với bệnh tụ huyết trùng và đóng dấu lợn nếu không mắc bệnh ghép khác thì lợn thường ít khi chuyển sang trạng thái ỉa chảy kéo dài.

Trên đây là một số lưu ý khi phân biết 4 bệnh đỏ ở lợn, bà con có thể tham khảo để trong quá trình chăn nuôi lợn nếu có gặp 4 bệnh đỏ đó thì có biện pháp điều trị phù hợp.