Tại sao ngày vía Thần Tài lại cúng heo quay

Heo quay là lễ vật cúng trang trọng không thể thiếu trong các dịp lễ lớn.

Sự tích cúng Thần Tài

Theo dân gian, Thần Tài là vị thần cai quản tiền bạc và của cải. Ngày xưa có câu chuyện kể về Triệu Công Minh, người có công giúp Khương Tử Nha đánh Trụ Vương. Sau khi tử trận lên bảng Phong Thần, Triệu Công Minh đã được Khương Tử Nha sắc phong làm Chính Nhất Long Hồ Huyền chân quân, thống lĩnh bốn vị thần trên trời là Chiêu Bảo – Nạp Trân – Chiêu Tài – Lợi Thị. Vì thế mà ông được cho giữ chức vụ cai quản tiền bạc, của cải. Chính vì lí do đó này mà trong dân gian, mọi người thường thờ cúng Thần Tài để cầu mong tài lộc, may mắn sẽ đến.

Lễ vật không thể thiếu trong ngày cúng Thần Tài

- Cây nhang [5 nén hương]

- Chum rượu nhỏ [5 chum]

- 1 chén nước

- Hoa

- Muối hột

- Điếu thuốc

- Đèn cầy [2 đèn]

- Gạo 1 đĩa 

- Vàng bạc: tùy vào lòng thành

- Bộ tam sên đều đã luộc gồm: một hột vịt, một con tôm, một miếng thịt heo quay.

Ý nghĩa của heo quay?

Heo quay là lễ vật cúng tượng trưng cho sự căng tròn, thịnh vượng và ấm no vì thế trong các buổi cúng lớn, những dịp khai trương, lễ tết…người ta thường lựa chọn heo quay. Trong dân gian thường quan niệm, có heo mẹ trong nhà sẽ mang đến sự sinh sản, đem lại sự giàu có. Càng nhiều heo, thì tài sản và nguồn lực càng tăng. 

Từ sáng sớm, nhiều người đã mua sắm lễ vật để cúng vía Thần tài, các điểm bán thịt heo quay, cá lóc nướng, hoa quả tấp nập người mua kẻ bán.

Các lò quay heo nổi tiếng ở các đường Bùi Hữu Nghĩa, Phan Văn Trị [Q.5] hay Tạ Uyên [Q.11], Âu Cơ [Q.Tân Bình, TP.HCM] lượng khách mua thịt heo quay đông từ 6 giờ sáng. Giá thịt heo quay tăng 50.000 - 70.000 đồng/kg tùy loại. Thịt heo miếng lẻ chặt nhỏ lên tới 420.000 đồng/kg. Các vật phẩm khác ở các chợ như trái cây, hoa quả cũng tăng từ 10.000 - 20.000 đồng so với ngày thường. Cá lóc nướng có giá trung bình từ 120.000 - 150.000 đồng/con.

Tiệm chuẩn bị 200 kg thịt, khách xếp hàng giữa trưa mua heo quay cúng Thần Tài

Từ 6 giờ sáng các lò bán thịt quay đã đông đúc

Một cửa hàng lớn ở Q.5

Buôn bán tấp nập

Kiểm tra hàng chuẩn bị giao

Một lượng lớn heo quay được tiêu thụ trong ngày thần Tài

Heo nguyên con đóng hộp

Phần lớn khách mua heo nguyên con phải đặt trước

Sau một hồi chen lấn và chờ đợi

Kiểm tra lại sản phẩm trước khi ra về

Rất nhiều vật phẩm đã được chuẩn bị chỉ còn thiếu thịt quay

Phong tục thờ cúng Thần tài rất quan trọng trong đại bộ phận người dân

Giá cả cập nhật công khai

Phố heo vịt quay trên đường Âu Cơ

Chuẩn bị giao hàng, chỉ còn chờ shipper

Cá lóc nướng, bộ tam sên và nhiều thức khác đều sẵn có

Hoa quả cũng đắt hàng

Giấy tiền vàng bạc đủ bộ

Các loại bánh truyền thống người Hoa

Tin liên quan

Đăng nhập

Đăng nhập để trải nghiệm thêm những tính năng hữu ích

Zalo

  • Nóng

  • Mới

  • VIDEO

  • CHỦ ĐỀ

Theo tín ngưỡng dân gian, Thần Tài là vị thần mang lại tài lộc, của cải, sự sung túc cho các gia đình. Phong tục cúng Thần Tài bắt nguồn từ các gia đình gốc Hoa, sau phổ biến trong các hộ kinh doanh, buôn bán. Hầu như cửa hàng kinh doanh nào cũng đặt bàn thờ Thần Tài ở vị trí sát cửa ra vào. Ngày vía Thần Tài là ngày mùng 10 tháng Giêng âm lịch. Vào ngày này hàng năm, người dân có thói quen mua vàng, đồ phong thủy và làm lễ cúng Thần Tài, mong cho một năm buôn may bán đắt, tài lộc đầy nhà.

Bàn thờ Thần Tài thường đặt ở vị trí sát cửa ra vào để đón tài lộc.

Nguồn gốc sự tích

Sự tích Thần Tài bắt nguồn từ Trung Quốc. Chuyện kể rằng trong một lần uống rượu say, Thần Tài vô tình rơi xuống trần gian rồi bất tỉnh. Người dân thấy Ngài ăn mặc trang phục thần tiên, giống như diễn tuồng, tưởng là người điên nên lột sạch quần áo, mũ nón của Thần Tài mang đi bán. Khi tỉnh dậy, Ngài không nhớ mình là ai, cũng không còn trang phục trên người, lang thang ăn xin khắp nơi.

Ngày nọ, Thần Tài được một gia đình buôn bán gà, vịt, heo quay đang ế ẩm mời vào nhà và cho ăn. Kỳ lạ là sau đó, căn tiệm bỗng trở nên đông khách, ngày nào cũng có khách ra vào nườm nượp, lấy hết khách của các cửa hàng bên cạnh. Sau một thời gian đắt khách, chủ quán thấy Thần Tài ăn nhiều, dùng tay bốc, hay lang thang nên quần áo rách rưới, không tắm giặt nên đuổi ông đi.

Chủ quán đối diện thấy vậy, lại mời Thần Tài ghé quán và sau đó, tiệm này cũng trở nên đông khách. Cả khu chợ sau đó đều tranh nhau mời Thần Tài ghé quán để kéo khách. Một thời gian sau, Thần Tài được người dân dẫn đi mua quần áo, tình cờ tìm lại đúng bộ trang phục thần tiên khi xưa, khiến Ngài nhớ lại mọi chuyện và bay về trời. Đó là ngày mùng 10 tháng 1 âm lịch. Từ đó, dân gian hình thành phong tục cúng vía Thần Tài.

Phong tục mua vàng, đồ phong thủy

Phong tục mua vàng ngày Thần Tài khá phổ biến vài năm gần đây.

Phong tục mua vàng ngày vía Thần Tài cũng hình thành từ đó. Ngày này, người dân thường cố gắng sắm sanh vài chỉ vàng để lấy may cả năm, ngay cả với những người không kinh doanh, buôn bán. Họ thường đặt vàng luôn lên bàn thờ Thần Tài cùng đồ lễ và mâm đồ ăn. Giá vàng vào những ngày này thường cao hơn ngày thường đôi chút vì nhu cầu tăng đột biến. Nhiều người phải xếp hàng từ sáng sớm ở các cửa hàng vàng.

Không chỉ mua vàng, không ít người cũng chọn mua trang sức, vật phẩm phong thủy vào ngày vía Thần Tài để cải thiện vận may tài lộc như vòng tay, nhẫn, dây chuyền, đồ trang trí phong thủy.

Mâm cúng ngày vía Thần Tài

Mâm cúng Thần Tài thường có cá lóc nướng. Ảnh: Quỳnh Trần

Cũng giống những ngày lễ khác trong năm, ngày vía Thần Tài, các gia đình, nhất là các hộ kinh doanh, doanh nghiệp đều sửa soạn mâm cúng chỉn chu, cầu mong cho một năm sung túc, đủ đầy, nhiều tài lộc. Bàn thờ thường đặt dưới đất và hướng ra cửa chính, tuy nhiên phải là chỗ sạch sẽ, tuyệt đối không gần nhà tắm, nhà vệ sinh hay nhà bếp. Trước khi cúng Thần Tài, người ta thường lau dọn sạch sẽ bàn thờ, sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp. Bạn có thể lau sạch bằng nước pha rượu hoặc lá bưởi, lau sạch cả bàn thờ và tượng Thần Tài, Ông Địa để đón may mắn.

Mâm cúng Thần Tài nhìn chung không khác nhiều so với các ngày lễ khác. Nếu cúng chay, các món nên chuẩn bị là hoa quả [mâm ngũ quả], bánh kẹo, gạo, muối. Nên chọn hoa tươi, có nụ và lộc, không chọn hoa giả. Sau khi thắp hương xong, muối và gạo được cất đi, còn nước thì được hắt từ ngoài vào trong nhà, với ý nghĩa mời tài lộc vào nhà.

Nếu cúng mặn, bạn có thể chuẩn bị một lọ hoa, một mâm ngũ quả, một con cá lóc nướng, một miếng thịt heo quay, một chum rượu, ngoài ra có thể thêm một con tôm hoặc một con cua biển. Người miền Nam thường chuẩn bị thêm một đĩa tam sên, gồm thịt heo luộc, trứng luộc và tôm luộc. Theo quan niệm dân gian, Thần Tài khi còn ở dân gian rất thích ăn cá lóc nướng, cua biển và thịt lợn quay. Do đó, tùy theo điều kiện mỗi nhà, ba món ăn này thường xuất hiện trên bàn thờ.

Vào ngày mùng 10 tháng Giêng âm lịch, cá lóc nướng trui luôn là món ăn được bán nhiều ở các khu chợ. Cá lóc nướng phải để nguyên con, không cạo vảy, không cắt vi, cắt đuôi. Việc này có ý nghĩa tưởng nhớ về cuộc sống khó khăn, thiếu thốn của Thần Tài khi còn ở dân gian. Ngoài ra, cá lóc cũng là loài vật mạnh mẽ, có tính nhảy vọt, tượng trưng cho sự may mắn, thành công.

Cá lóc nướng thường 'cháy hàng' vào ngày vía Thần Tài. Ảnh: Quỳnh Trần

Một số kiêng kỵ ngày vía Thần Tài

- Kiêng dùng hoa giả trên bàn thờ, phải dùng hoa quả tươi

- Kiêng sử dụng đèn điện thay cho nến trên bàn thờ Thần Tài

- Kiêng để bàn thờ Thần Tài trên cao, phải để dưới đất và hướng ra cửa, tuy nhiên cũng tránh để nơi ô uế như cống thoát nước, nhà vệ sinh... Ngoài ra, cũng không đặt bàn thờ Thần Tài ngoài trời.

- Kiêng để bàn thờ bụi bặm, bẩn, cần phải lau dọn sạch sẽ, sắp xếp gọn gàng

- Kiêng cho lửa, chia lộc sau khi cúng Thần Tài. Điều này khiến cho tài lộc bị tiêu tán.

- Kiêng ăn mặc xuề xòa, hở hang khi cúng Thần Tài

Ngoisao.net/VnExpress

Video liên quan

Chủ Đề