Tại sao người già lại bị huyết áp cao

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Đỗ Nguyễn Thùy Đoan Trang - Trưởng nhóm Tuần hoàn ngoài cơ thể - Trung tâm Tim mạch - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Người cao tuổi bị tăng huyết áp là vấn đề không còn mới hiện nay, nhất là tình trạng này ngày càng gia tăng và gây ảnh hưởng nhất định đến cuộc sống bình thường. Vậy làm sao để phòng tránh và điều trị tăng huyết áp ở người cao tuổi?

Song song với tình trạng dân số già là tình trạng tăng huyết áp ở người cao tuổi trên toàn thế giới. Theo Viện Tim mạch Quốc gia Việt Nam năm 2015, tỷ lệ tăng huyết áp chung là 47,3%, chiếm đến 60% ở người trên 60 tuổi và trên 80% ở người trên 80 tuổi.

Tăng huyết áp nói chung và tăng huyết áp ở người cao tuổi nói riêng là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm khác nhau. Tăng huyết áp là rối loạn bao gồm nhiều yếu tố, người cao tuổi bị tăng huyết áp có sự khác biệt so với các nhóm tuổi khác như:

  • Tăng độ nhạy với muối natri, tăng đáp ứng với điều trị lợi tiểu, giảm hoạt tính hệ renin-angiotensin-aldosterone [RAA]
  • Tăng huyết áp tâm thu đơn độc thường gặp hơn
  • Tăng độ cứng thành động mạch
  • Rối loạn chức năng nội mô
  • Tăng tần suất tăng huyết áp áo choàng trắng.

Người cao tuổi sức khỏe thường suy giảm, chính vì vậy tăng huyết áp ở người cao tuổi thường gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  • Suy tim là biến chứng đầu tiên, có đến 90% bệnh nhân suy tim với nguyên nhân là tăng huyết áp. Đây là biến chứng vô cùng nguy hiểm bởi nó diễn ra thầm lặng trong thời gian dài, nguy cơ tử vong cao nếu không được điều trị kịp thời.
  • Đột quỵ.
  • Các biến chứng về não có thể gặp do tăng huyết áp như xuất huyết não, nhồi máu não, thiếu máu não.
  • Tăng huyết áp ở người già có thể gây ra suy thận do màng lọc của tế bào thận bị hỏng dẫn đến tình trạng đi tiểu ra protein.
  • Mạch máu võng mạc bị tổn thương, xuất huyết võng mạc, thị lực suy giảm thậm chí là mù lòa.
  • Tiểu đường và tăng huyết áp thường đi kèm với nhau, chính vì vậy người bệnh tăng huyết áp cần lưu ý khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện bệnh tiểu đường nếu có.

Người cao tuổi bị tăng huyết áp có thể gặp biến chứng tiểu đường

Để cải thiện chất lượng sống cũng như duy trì tuổi thọ dài lâu, việc cân bằng huyết áp là điều vô cùng quan trọng nhất là khi người cao tuổi là nhóm có nguy cơ cao bị tăng huyết áp. Mặc dù tăng huyết áp nguy hiểm nhưng việc điều trị căn bệnh này chủ yếu dựa vào việc thay đổi lối sống hằng ngày. Sau đây là những biện pháp phòng tránh và điều trị tăng huyết áp ở người cao tuổi bạn nên biết:

  • Sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp ở người già theo chỉ định của bác sĩ, một vài loại thuốc thường được sử dụng như thuốc lợi tiểu, thuốc chẹn beta, thuốc ức chế men chuyển, thuốc giãn mạch...
  • Người cao tuổi tăng huyết áp nên thường xuyên kiểm tra huyết áp tại nhà, điều này giúp theo dõi được tình trạng huyết áp cũng như có sự chuẩn bị cho vấn đề cao huyết áp có thể xảy ra. Tuy nhiên bên cạnh việc kiểm tra huyết áp, người cao tuổi nên đi khám sức khỏe định kỳ, đây là biện pháp hữu hiệu nhất để phát hiện và điều trị những vấn đề liên quan đến sức khỏe, trong đó có tăng huyết áp.
  • Hạn chế ăn nhiều muối: Nhiều nghiên cứu y khoa chỉ ra mối liên hệ mật thiết giữa muối và tình trạng tăng huyết áp. Khi nạp quá nhiều muối vào cơ thể so với mức cần thiết, lượng Na+ sẽ bị vận chuyển vào tế bào cơ, gây ra tình trạng tăng huyết áp. Ăn nhạt hơn là biện pháp hữu hiệu giúp người già hạn chế tình trạng này xảy ra.
  • Giảm cân: Cân nặng có ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng tăng huyết áp, nghĩa là người béo phì có nguy cơ tăng huyết áp gấp đôi so với người bình thường. Chính vì vậy việc giảm cân đối với người béo phì và duy trì cân nặng lý tưởng đối với người bình thường là vô cùng quan trọng trong phòng tránh và cả điều trị tăng huyết áp.
  • Bỏ thuốc lá: Lượng cholesterol tốt có trong máu sẽ suy giảm do hút nhiều thuốc khiến nguy cơ đông máu gia tăng và khó nhận biết các triệu chứng đau ngực, khiến người bệnh không kịp thời nhận biết những nguy cơ của cơ thể. Ngoài ra, hút thuốc còn làm giảm hoạt động của hệ thống tim mạch, nhịp tim tăng cao hơn, gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm khác cho người cao tuổi.
  • Tập thể dục hằng ngày: Rèn luyện cơ thể không chỉ tốt cho người cao tuổi nói riêng mà có nhiều lợi ích cho mọi lứa tuổi. Chỉ cần đi bộ nhanh khoảng 30 phút mỗi ngày cũng giúp người cao tuổi phòng tránh nhiều bệnh lý nguy hiểm như bệnh đái tháo đường, tim mạch và cả tăng huyết áp.
  • Chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, tăng cường ăn nhiều chất xơ, chất béo có nguồn gốc thực vật, các loại hạt có tác dụng hạ cholesterol xấu trong cơ thể.
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu bia, cà phê... Các chất này thường gây ảnh hưởng nhất định đến huyết áp, đặc biệt là người cao tuổi.

Việc duy trì chế độ ăn uống khoa học cùng lối sống lành mạnh sẽ giúp huyết áp ở người cao tuổi sớm trở lại trạng thái cân bằng và hạn chế tối đa nguy cơ mắc những bệnh lý thường gặp.

Một chế độ ăn uống khoa học giúp phòng tăng huyết áp ở người già

Bên cạnh đó để đảm bảo an toàn và yên tâm về tình trạng sức khỏe, hiện Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec có triển khai gói khám sức khỏe tổng quát dành cho mọi đối tượng. Đặc biệt khi thực hiện gói khám này người cao tuổi sẽ được đánh giá sức khỏe một cách toàn diện thông qua các xét nghiệm chức năng gan, thận, mức cholesterol máu, triglycerid máu, đường máu, huyết áp... Quy trình kiểm tra được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ giàu chuyên môn, có nhiều năm kinh nghiêm trong nghề kết hợp cùng hệ thống máy móc hiện đại. Do đó, khách hàng hoàn toàn có thể an tâm về chất lượng y tế tại bệnh viện Vinmec.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

XEM THÊM:

Tăng huyết áp hay cao huyết là một trong những căn bệnh mãn tính mà nhiều người mắc phải. Đặc biệt là những người lớn tuổi sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Vậy bạn có biết vì sao người cao tuổi hay bị cao huyết áp không? Cùng ondinhtieuduong.com tham khảo bài viết sau để có thêm nhiều thông tin hữu ích nhé!

Bệnh tăng huyết áp hay còn được biết đến với tên gọi là bệnh cao huyết áp. Đây là căn bệnh mãn tính và có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe con người như: Mù mắt, suy thận, suy tim, xuất huyết não, nhồi máu não, đột quỵ, tạo biến mạch máu não,…

Cao huyết áp có thể xảy ra ở mọi độ tuổi nhưng phổ biến nhất là đối tượng từ 55 tuổi trở lên. Theo các chuyên gia y tế chia sẻ thì tuổi càng cao thì nguy cơ mắc bệnh sẽ càng lớn. Thậm chí có những trường hợp, bệnh nhân bị cao huyết áp còn có thể nguy hiểm đến tính mạng. Vậy vì sao người cao tuổi hay bị cao huyết áp?

Người lớn tuổi thường có nguy cơ mắc cao huyết áp cao bởi thành động mạnh đã bị mất đi tính đàn hồi, lão hóa và trở nên xơ cứng hơn. Từ đó, khiến mỡ dễ dàng tích tụ và bám thành từng mảng tạo nên xơ vữa động mạch và khiến huyết áp tăng cao. Bên cạnh đó, những người lớn tuổi bị cao huyết áp cũng có thể là do chế độ ăn uống không phù hợp, môi trường sống ô nhiễm, khói bụi, thần kinh không ổn định và có thể mắc đang mắc một số bệnh lý khác như: Gout, tiểu đường,… 

Bệnh tăng huyết áp hay còn được biết đến với tên gọi là bệnh cao huyết áp

Cách phòng tránh tình trạng cao huyết áp khi về già

Tăng huyết áp là một trong những bệnh lý gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe và tỷ lệ người lớn tuổi mắc phải cao. Chính vì vậy, những người trẻ tuổi cần có cách phòng tránh thích hợp để ngăn ngừa nguy cơ mắc phải khi về già. Đồng thời người già cũng cần phải có biện pháp thích hợp để kiểm soát bệnh. Sau đây là một số phương pháp phòng ngừa và kiểm soát bệnh mà bạn nên tham khảo:

Giữ cân nặng ổn định, tránh béo phì

Một trong những nguyên nhân chính gây nên tình trạng cao huyết áp chính là béo phì. Vậy nên, bạn cần phải kiểm soát các chỉ số huyết áp, glucose máu, hàm lượng cholesterol,… ở mức độ cho phép, tránh thừa cân, béo phì. Còn với những bệnh nhân thì cần phải tuân thủ tuyệt đối theo sự hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ điều trị. Kết hợp với đó là sử dụng thêm một số loại thuốc cân bằng hoạt động của hệ thần kinh giao cảm để ổn định huyết áp cũng như trọng lượng cơ thể. 

Đồng thời, kết hợp với những bài tập thể lực tăng sức bền, tăng sự hoạt động của cơ bắp như: Đạp xe đạp, thể dục nhịp điệu, chạy bước nhỏ, đi bộ nhanh,… Từ đó, giúp quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể bị chậm lại. Bên cạnh đó, bạn cũng nên có chế độ nghỉ ngơi và sinh hoạt điều độ, tránh ở những nơi nhiều khói bụi, ô nhiễm, nhiều tiếng ồn để kiểm soát cảm xúc, hạn chế căng thẳng. Bởi nó sẽ giúp tránh được tình trạng huyết áp tăng cao và khiến cho các cơ quan khác trong cơ thể bị ảnh hưởng. 

Giữ cân nặng ổn định, tránh béo phì

Có chế độ dinh dưỡng khoa học

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình giúp phòng ngừa và kiểm soát bệnh cao huyết áp. Vậy nên, bạn hãy xây dựng cho bản thân một chế độ chế độ dinh dưỡng khoa học. Theo đó, bạn hãy hạn chế tối đa những thực phẩm nhiều mỡ, chất béo, nhiều cholesterol như: socola, kem, bơ, gan động vật, tim, trứng gia cầm,… Đồng thời không sử dụng những thực phẩm chứa cồn, chất kích thích như: Rượu, bia, thuốc lá, cà phê… 

Thay vào đó hãy bổ sung cho cơ thể những loại thực phẩm giàu vitamin E, B, C,… Đặc biệt là trong quá trình chế biến thức ăn hãy sử dụng bằng dầu thực vật, ăn uống đủ chất, bổ sung không quá 6g muối mỗi ngày, tăng cường ăn đậu, cá,… Đồng thời không ăn quá nhiều và quá no để kiểm soát cân nặng tốt hơn. 

Ngoài ra, bạn hãy sử dụng thêm những thực phẩm hỗ trợ điều hòa huyết áp có nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên như viên uống Apharin. Sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền và công nghệ hiện đại nên không chỉ giúp huyết áp ổn định mà còn giúp tăng cường sức khỏe người bệnh, khôi phục chức năng cơ quan lục phủ ngũ tạng,… mà còn rất an toàn cho sức khỏe người sử dụng. Vậy nên, Apharin được rất nhiều chuyên gia y tế khuyên dùng. 

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình giúp phòng ngừa và kiểm soát bệnh cao huyết áp

Lời kết

Nhìn chung, cao huyết áp là một trong những bệnh lý mãn tính và có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm đổi với sức khỏe. Tuy nhiên nếu như được phát hiện và điều trị đúng cách, kịp thời thì bệnh lý này có thể dễ dàng được kiểm soát. 

Mong rằng qua những thông tin được chúng tôi chia sẻ bên trên bạn đọc đã có thể giải đáp được thắc mắc: “ Vì sao người cao tuổi hay bị cao huyết áp?”. Ngoài ra, bạn cũng đừng quên ghé qua ondinhtieuduong.com để được tư vấn kỹ càng hơn về viên uống Apharin nhé!

THÔNG TIN LIÊN HỆ

  • CÔNG TY CỔ PHẦN NESFACO
  • Địa chỉ:Tòa nhà GIC, Lầu 1, 228B Bạch Đằng, P.24, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
  • Hotline:093 878 6025 – 1900 633 004
  • Website:Nesfaco.com
  • Email:

Video liên quan

Chủ Đề