Tại sao nói phúc đức tại mẫu

Chữ hiếu của người Việt đã thành quan niệm phổ thông trong xã hội và kết dính keo sơn với hai chữ phúc - đức mà ông bà cha mẹ luôn muốn trao truyền cho con cháu.

Chữ hiếu của người Việt đã thành quan niệm phổ thông trong xã hội, và kết dính keo sơn với hai chữ phúc - đức mà ông bà cha mẹ luôn muốn trao truyền cho con cháu.

Trong văn hoá Việt cổ, tục thờ Mẫu vốn mang gốc từ tín ngưỡng phồn thực, là sự cầu mong sinh sôi nẩy nở của tự nhiên và con người.

Hạt nhân thờ Mẫu là tục thờ đa thần, do lối sống của cư dân trồng lúa, phụ thuộc môi trường tự nhiên, dẫn đến tín ngưỡng sùng bái tự nhiên, “thần hoá” các hiện tượng: Đất, nước, lửa, cây, mây, mưa, sấm, chớp… thành những vị thần, mà nữ thần chiếm địa vị áp đảo. [Theo sách “Các nữ thần Việt Nam”, có tới 75 nữ thần Việt].

Tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam

Và nữ thần phải là các bà mẹ, các Mẫu, không phải gái đồng trinh. Sau đó, từ tên cổ: Bà Trời, bà Đất, bà Nước, bà Lửa, do ảnh hưởng văn hoá Trung Hoa, mà có tên: Bà Thiên, bà Địa, bà Thuỷ, bà Hoả. Bộ ba bà quản ba vùng Trời - Đất - Nước thành: Mẫu Thượng Thiên, Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thoải [đọc chệch từ chữ Thuỷ]…

Sống để lưu phúc cho con cháu

Tục thờ Mẫu mang căn cơ văn hoá thờ phụng Việt cổ và di truyền theo chiều ngang không gian, của nhà - làng - nước và theo chiều dọc huyết thống gia tộc, từ ngàn đời trong cấu trúc xã hội nông nghiệp Việt.

Theo Đào Duy Anh, sách “Việt Nam văn hoá sử cương”, xuất bản từ năm 1938, trong thiên Tổng luận, khi truy tìm được năm đặc tính, hay là đặc sắc của văn hoá Việt, ông phân tích rõ: Một trong đó là quan niệm sống của người Việt, “chỉ trông cậy vào con cháu để lưu truyền nòi giống và tiếp nối sự nghiệp của tổ tiên”, nên đã cho cái sống là “chỉ cốt lưu chút phúc ấm cho con cháu về sau”.

Điển hình là người mẹ Việt, người đã làm “phổ thông” quan niệm ấy trong lối sống của xã hội nông nghiệp. Và đó cũng là kết quả làm nên đặc tính thứ nhất của văn hoá nông nghiệp Việt, “ấy là xã hội đã lấy “gia tộc làm cơ sở”, cho nên “gia tộc chủ nghĩa vẫn là nguyên tố trọng yếu của xã hội”. Đây cũng là đặc tính khởi nguyên của văn hoá Việt, theo Đào Duy Anh.

Sự liên quan hữu lý này khiến ông Đào Duy Anh nêu ví dụ: “Ở trong lịch sử, cũng như trong truyện ký, tiểu thuyết hoặc hí khúc, thường thấy trong một gia đình, người gia trưởng hoặc cả nhà bị hại chỉ còn sót lại được một chú con trai di phúc là cục máu sót của gia tộc, người mẹ hoặc bạn hữu phải nương náu ở tha phương mà chịu trăm cay nghìn đắng, nuôi nấng cho thành người để mong vãn hồi gia tộc.

Ở những cảnh huống nước mất nhà tan, chính nhờ những quan niệm ấy mà hy vọng của người ta còn hăng hái mà khôi phục được cơ nghiệp. Ta có thể nói rằng trải qua những bước gian truân thảm hoạ, mà chủng tộc vẫn sống còn là nhờ cái nhân sinh quan ấy một phần lớn vậy”. Vậy người mẹ Việt để phúc đức lại cho con bằng cách nào?

Bằng cách trong đời làm chi chít việc thiện cứu người, không tính toán vụ lợi, thương người như thể thương thân.

Như cách xử thế của nhân vật mẹ Tứ trong “Vợ nhặt” - truyện ngắn kinh điển của nhà văn Kim Lân. Nhân vật con trai bà, trong nạn đói năm 1945, đã chỉ mời vài tấm bánh đúc cứu đói mà được cả một cô vợ theo không về nhà. Ấy vậy mà mẹ anh chỉ một bề thương cảm, cùng con trai lo cuộc mừng con dâu món chè cám, hiu hắt nghèo đói, và “cấy trồng” được giấc mơ phá kho thóc Nhật vào cuối truyện.

Mẹ Việt không chỉ thương con, mà thương cả dâu.

Chẳng thế mà nữ sĩ Xuân Quỳnh viết bài thơ “Mẹ của anh” hàm ơn mẹ chồng, đã có công “sinh anh để bây giờ cho em”. “Mẹ tuy không đẻ không nuôi, mà em ơn mẹ suốt đời chưa xong’’.

Biết ơn mẹ chồng, không để đâu cho hết trong thơ của Xuân Quỳnh, về một phương diện, đó là việc con dâu trả chữ hiếu cho mẹ chồng đã cưu mang mình như mẹ rứt ruột đẻ ra…

Bậc sinh thành nhận lại chữ hiếu?

Vẫn theo nghiên cứu của Đào Duy Anh, gia tộc Việt đã được khẳng định là “bản vị” của xã hội Việt truyền thống.

Trong gia tộc, gia trưởng đứng đầu, có vị thế như nóc ngôi nhà, nên dân gian cho cái việc “con không cha như nhà không nóc”.

Vì thế, học giả họ Đào viết tiếp: “Trong một nhà, con em phải phục tùng gia trưởng và trọng giai cấp trưởng ấu, đạo hiếu là mối đầu đạo đức. Một nước cũng như một gia tộc lớn, cho nên điển lễ giao miếu là đại kinh của quốc gia, mà nhân dân phải phục tùng quân chủ và trọng giai cấp tôn ty. Đạo đức dạy người ta phải trọng trung hiếu”.

Có lẽ bằng vào nghiên cứu này, ta thấy chữ hiếu của người Việt đã thành quan niệm phổ thông trong xã hội, và kết dính keo sơn với hai chữ phúc - đức mà ông bà cha mẹ luôn muốn trao truyền cho con cháu.

Tuy nhiên, đặc tính thứ năm theo Đào Duy Anh, là tính thường tồn [permanence], xét về phương diện văn hoá, lại là một thứ “tinh thần tồn cổ”, coi “văn hoá đời xưa thế nào thì đời nay vẫn thế”, đã “vốn làm cho xã hội ta không tiến bộ được mau chóng như xã hội phương Tây”.

Tiên liệu của Đào Duy Anh cách nay hơn nửa thế kỷ về lối sống đương đại Việt, vẫn còn nguyên giá trị nhận thức: Xã hội Việt đã, đang và sẽ khẳng định “khuynh hướng từ gia đình bản vị, bước dần sang cá nhân bản vị”.

Chính điều này đã khiến “cái nhân sinh quan “lưu ấm” là một đặc tính rất cảm động của văn hoá ta, ngày nay đã suy theo gia tộc chủ nghĩa. Quan niệm của người đời nay thiết thực hơn, đối với con cái, người ta [chỉ những phần tử giác ngộ] chăm lo nuôi nấng và dạy bảo để cho nó trở thành người, chứ không tưởng gì đến điều “để phúc” cho con cháu”.

Ngày nay, sự mãn nguyện không nằm trong “lưu ấm”, mà ở những cái “nhãn tiền” và “chỉ trông mong ở con cái bằng vào tư cách và tài năng của nó thôi”. Và kéo theo là các cử chỉ bày tỏ chữ hiếu đối với bậc sinh thành cũng nhiều phần phai bạc trong ứng xử của thế hệ hậu sinh.

Chính những điều trông thấy ấy, khiến người Việt hôm nay phải tìm về ứng xử truyền thống, với sự tri ân triết lý Việt “phúc đức tại Mẫu”, khởi từ người mẹ Việt xa xưa, đã mang một giá trị thật nhân văn, thuần hậu, thuần phác: Sống cốt là để lưu phúc cho con cháu.

Từ tục thờ Mẫu, thờ Mẹ và từ ứng xử văn hoá căn cơ này, mà sinh thời, GS Trần Quốc Vượng đã quy chiếu thành “nguyên lý Mẹ của nền văn hoá Việt Nam”.

Và trên đường về ấy, nhất định cả hai thế hệ cha mẹ - con cái của xã hội Việt đương đại sẽ tìm thấy lại một phép ứng xử văn hoá thích hợp với sự phát triển của thế kỷ mới và phú cho nội dung của chữ Phúc, chữ Đức, chữ Hiếu những giá trị hiện đại, tân kỳ, đáng được đời này lưu giữ và phát huy…

Bí quyết đơn giản đến bất ngờ để trở thành người hạnh phúc mỗi ngày

Theo Thiền sư Matthieu Ricard, để trở thành người hạnh phúc, bạn phải có lòng vị tha, nhân từ và nghĩ về những trải nghiệm ...

[Lichngaytot.com] Câu nói "phúc đức tại mẫu" ngày này được dùng với hàm ý cho rằng mình gặp vận xui, vận rủi là do mẹ mình đã gây ra những điều ác trước đó, nhưng đó có phải là sự thật hay không?


“Phúc đức tại mẫu” có thể hiểu là “phúc đức từ người mẹ mà ra”. Phúc đức, theo định nghĩa của Từ điển tiếng Việt [Viện Ngôn ngữ học] là “điều tốt lành để lại do con cháu do ăn ở tốt, theo quan niệm truyền thống”. 

Người mẹ chính là thầy dạy đầu tiên của việc hình thành nhân bản nơi đứa con. Con cái được thừa hưởng điều tốt lành, may mắn từ người mẹ, do cách ăn ở cư xử, sự gương mẫu, cách giáo dục của người mẹ mà ra. 

Như vậy, ông bà ta xưa cho rằng người mẹ nếu ăn ở tốt sẽ để lại những điều tốt lành cho con. Suy rộng ra là việc một người mẹ, người bà có thể để lại phúc đức cho con cháu hay không phụ thuộc vào cách sống, cách đối nhân xử thế của người đó. 

Thực tế thì điều này không sai khi người mẹ có ảnh hưởng rất lớn với con cái, không chỉ chăm bẵm nuôi dưỡng mà còn dạy dỗ. Chín tháng mười ngày mang con trong dạ, đến khi chào đời, ôm ấp bú mớm nâng niu… những điều đó đã làm cho vai trò làm mẹ của người phụ nữ trở thành mật thiết, gắn liền với cuộc sống người con hơn. 

Ngay từ khi em bé bắt đầu hoài thai, em đã mang trọn vẹn những gì mà cha và mẹ cho mình. Từng ngày, và từng giờ em lớn lên, sống bằng những dòng máu nóng của mẹ, và ảnh hưởng từng hơi thở, lời nói, hay một tác động nhỏ của mẹ. 


Trong gia đình, nếu cha là nóc che nắng mưa thì mẹ là cái nền vững chắc cho con đứng vững từ những bước chập chững đầu đời.

Theo quan điểm của Phật giáo, con cái đến với cha mẹ ở kiếp này là do 4 loại nghiệp duyên: một là để báo ơn; 2 là để đòi nợ; 3 là để trả nợ; 4 là để báo oán. Ơn oán nghiệp lực còn phụ thuộc vào cả kiếp trước và cả những việc làm của cha mẹ kiếp này.

Vậy chuyện phúc đức tại mẫu hay việc làm sai trái của bố mẹ nhưng con phải chịu thì có phải không tuân theo luật Nhân Quả không? Kỳ thật, cái gọi là “để lại tai họa cho con cháu” cũng chỉ là một câu nói theo thói quen, tập quán, chỉ là một hiện tượng ngoài mặt, chứ phía sau nó còn ẩn chứa một đạo lý rất sâu.

Trong kinh Xuất Diệu Đức Phật dạy: “Mình tạo tội thì tự mình chịu tai ương, không ai có thể thay thế mình được”. Câu này Đức Thế Tôn muốn nói với chúng ta, “tự làm tự chịu” là câu nói sắt thép về nhân quả, không có chuyện mình làm ác mà con cháu phải chịu ác báo thay.

Nương vào lý luận nhân quả của Phật giáo chúng ta thấy, sở dĩ có hiện tượng "phúc đức tại mẫu", nguyên nhân chính là do “Cùng nghiệp đi với nhau, cộng nghiệp chiêu cảm lẫn nhau, quả báo đời sau chuyển thành quả báo hiện tại”.

Cái gọi là “cùng nghiệp đi với nhau” là chỉ cho những người trong đời quá khứ đã tạo các nghiệp thiện, ác giống nhau, cho nên mới có xu hướng làm quyến thuộc lẫn nhau. Ví dụ đời trước có hai người cùng khuyên mọi người tu bố thí, nên đời này làm cha con lẫn nhau, người cha kiếm ra thật nhiều tiền, người con sinh trong gia đình ấy, cùng nhau hưởng phước báo giàu sang.

Cái gọi là “cộng nghiệp chiêu cảm lẫn nhau” là chỉ cho tất cả cộng đồng cùng tham gia trong đời trước, là những người cùng tạo nghiệp thiện hoặc ác, cho nên có xu hướng làm quyến thuộc lẫn nhau. Ví dụ trong đời trước, hai cha con cùng nhau đi ăn trộm, đời này người cha phải đi ăn xin, người con sinh làm con của người ăn xin đó, cho nên hai người phải chịu quả báo bần cùng, đói rách.

Cái gọi là “quả báo đời sau chuyển thành quả báo hiện tại” vốn ác báo đó đến đời sau mới chịu, nhưng do trong cuộc sống gặp được những duyên thích hợp, làm cho ác báo đó sớm thành thục. Vì thế đời này phải chịu luôn ác báo; có người đáng lẽ phải đến tuổi già mới thọ ác báo nhưng cũng do duyên mà phải thọ ác báo ngay khi tuổi còn trẻ. Là do duyên đã chín muồi.

Rất nhiều bằng chứng sống trong xã hội, người tạo nghiệp sát nhưng chưa thấy họ chịu ác báo, có phải ác giả ác báo không vận hành hay là do phước báo của họ chưa hết, với lại duyên chưa đủ để ác báo thành thục. Lúc này có hai loài tình hình và nguyên nhân để con cháu phải bị liên lụy, gặp tai ương. 

Sau khi chúng ta tạo nghiệp sát sinh, con cháu sinh ra có đứa tàn tật, dị hình, bệnh hoạn, chết yểu… đây là quả báo của việc sát sinh. Bởi vì do “cùng nghiệp thì đi với nhau, cộng nghiệp nên chiêu cảm lẫn nhau”. Đáng lẽ ác báo của những đứa con, đứa cháu này đến đời sau họ mới thọ ác báo này, nhưng do nó có cùng nghiệp với chúng ta nên nó đầu thai vào làm con chúng ta. Lúc này con cháu gặp những ác báo chính là do ác báo của nó đã thành thục, chứ chẳng phải chúng chịu tội thay bất cứ ai cả.

Sau khi sinh con cháu rồi chúng ta mới tạo ác nghiệp: Nếu nó là đứa phước mỏng, vả lại đời trước nó đã tạo nghiệp sát sinh, mà bây giờ chúng ta lại tạo nghiệp ác, khiến cho quả báo sát sinh của con cháu chúng ta đến sớm hơn; đáng lẽ với việc ác đó đời sau nó mới thọ ác báo, nhưng gặp duyên sát sinh của cha mẹ, do vậy mà ngay đời này nó phải hứng chịu ác báo nhiều bệnh tật, chết yểu hay gặp chuyện bất trắc.

Chuyện con cháu chịu ác báo chỉ là “quả báo đời sau chuyển thành quả báo hiện tại” mà thôi, nhưng chính vẫn là “tự làm, tự chịu”, điều này cho thấy Luật Nhân Quả rất công bằng.

Qua đây chúng ta thấy đây chỉ là sự kết hợp chặt chẽ của Luật Nhân Quả. Nhờ nó chúng ta mới không còn thắc mắc vì sao người làm ác không thấy họ chịu ác báo, còn người làm thiện không thấy họ gặp quả báo thiện, cũng giải quyết được nghi vấn là tại sao ông bà, cha mẹ làm ác mà con cháu phải chịu ác báo. Cũng giúp cho sự lý của “nhân quả báo ứng” tuy nhỏ nhiệm, ẩn kín khó thấy, nhưng để lại vết tích rất lớn.

Video liên quan

Chủ Đề