Tại sao phải có tiền tài chính tiền tệ

Nhiều cuộc nghiên cứu và khảo sát các doanh nghiệp cho thấy tiếp cận tài chính đang được xem là rào cản lớn đối với việc phát triển sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Do khả năng tiếp cận vốn ngân hàng còn khó khăn, nhiều doanh nghiệp đã phải tiếp cận các kênh tín dụng phi chính thức với rủi ro cao hơn hệ thống tài chính tiền tế chính thức. Việc các các doanh nghiệp Việt Nam đang gặp nhiều rào cản tài chính tiền tệ gây ảnh hưởng rất lớn đến khả năng phát triển của doanh nghiệp trong điều kiện hiện nay. Nếu không nhận diện được đúng và khắc phục một cách có hiệu quả các rào cản này, các doanh nghiệp Việt Nam khó có thể lớn mạnh trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu, và kéo theo nền kinh tế khó có thể tăng trưởng nhanh và bền vững. Để cung cấp thêm tài liệu tham khảo cho các nhà hoạch định chính sách, các đại biểu Quốc hội và các nhà nghiên cứu, Trung tâm Bồi dưỡng xin giới thiệu khái quát về hệ thống tài chính cho doanh nghiệp.

1. Khái niệm hệ thống tài chính tiền tệ

Hệ thống tài chính tiền tệ được hiểu là tổng thể các bộ phận khác nhau nằm trong một cơ cấu tài chính, có mối liên hệ tác động lẫn nhau, thực hiện chức năng tạo ra [thu hút] các nguồn lực tài chính và chu chuyển [truyền dẫn] các nguồn lực tài chính. Từ đó, hệ thống tài chính tiền tệ bảo đảm nhu cầu về vốn cho phát triển kinh tế - xã hội. Với khái niệm này, hệ thống tài chính tiền tệ bao gồm:

Thứ nhất, các chủ thể - tụ điểm vốn [tài chính doanh nghiệp, tài chính dân cư, tài chính nhà nước [tài chính công] và tài chính đối ngoại];

Thứ hai, truyền dẫn vốn giữa các tụ điểm vốn với chức năng phân bổ nguồn tài chính từ người cho vay đến người đi vay một cách có hiệu quả nhất thông qua thị trường tài chính [tài chính trực tiếp] và tổ chức tài chính trung gian [tài chính trung gian];

Thứ ba, cơ sở hạ tầng tài chính: bao gồm các tổ chức, mạng lưới và hệ thống thông tin, công nghệ, hành lang pháp lý và các tiêu chuẩn làm nền tảng cho các quan hệ giữa các tụ điểm vốn diễn ra, tạo điều kiện thuận lợi cho dòng vốn lưu thông trong hệ thống tài chính tiền tệ. Có thể thấy, hầu hết các chủ thể trong nền kinh tế đều tham gia vào hệ thống tài chính với tư cách là một tụ điểm vốn [nhà nước, dân cư, doanh nghiệp...]. Các tụ điểm vốn này tương tác với nhau nhằm mục đích tạo ra, thu hút các nguồn lực tài chính và chu chuyển các luồng tài chính. Tiếp cận hệ thống tài chính thông qua các tụ điểm vốn cho phép tìm hiểu đặc điểm, vai trò và tầm ảnh hưởng của từng tụ điểm vốn đến nền kinh tế nói chung và hệ thống tài chính nói riêng.

2. Vai trò của hệ thống tài chính tiền tệ

Hệ thống tài chính rất đa dạng và phức tạp, bao trùm lên hầu hết các hoạt động của nền kinh tế. Bởi vậy, vai trò của hệ thống tài chính không chỉ nằm ở tầm vĩ mô đối với nền kinh tế, mà còn hết sức quan trọng đối với từng chủ thể riêng biệt.

Thứ nhất, vai trò quan trọng bậc nhất của hệ thống tài chính là tạo ra kênh dẫn vốn giữa các chủ thể trong nền kinh tế. Trước hết, hệ thống tài chính cung cấp các công cụ tiết kiệm, chẳng hạn như trái phiếu, cổ phiếu hoặc các tài sản tài chính khác, thông qua đó các chủ thể có dư thừa nguồn vốn [mức thu nhập lớn hơn mức chi tiêu] có thể tìm kiếm các cơ hội sinh lời trên số vốn dư thừa đó.

Thứ hai, hệ thống tài chính thực hiện chức năng cung cấp tính thanh khoản cho các chủ thể trong hệ thống. Hệ thống tài chính không chỉ tạo ra các công cụ tài chính giúp luân chuyển các dòng vốn trong nền kinh tế, mà còn cung cấp các phương tiện để chuyển đổi các công cụ tài chính này thành tiền mặt với chi phí thấp nhất. Nhờ đó, tính hấp dẫn của các công cụ tài chính tăng lên, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình luân chuyển các dòng vốn. Như vậy, chức năng cung cấp tính thanh khoản gắn liền với chức năng tạo ra kênh dẫn vốn.

Thứ ba, hệ thống tài chính cung cấp dịch vụ thanh toán thông qua những công cụ thanh toán phổ biến như tiền mặt, tài khoản ngân hàng, séc..., việc mua bán hàng hóa và chuyển giao tiền tệ trên phạm vi thế giới ngày càng trở nên dễ dàng và thuận tiện. Một số hình thức thanh toán như thẻ tín dụng còn cho phép chi tiêu trước khi có dòng thu nhập. Khi công nghệ phát triển kéo theo xu hướng thanh toán thông qua các hệ thống thanh toán điện tử với độ chính xác, an toàn và bảo mật rất cao không chỉ tạo thuận lợi cho sự phát triển của thương mại quốc tế, các dịch vụ thanh toán còn thúc đẩy sự lưu thông của dòng vốn trên phạm vi toàn cầu. Tiết kiệm và đầu tư không còn nằm trong phạm vi một vùng hay một quốc gia, mà có thể trải rộng trên toàn thế giới. Tuy nhiên, một hệ quả tất yếu kéo theo là hệ thống tài chính ngày càng trở nên phức tạp và khó kiểm soát. Đây là một thách thức không nhỏ đối với nhiệm vụ bảo đảm sự ổn định cho hệ thống tài chính.

Thứ tư, hệ thống tài chính cung cấp các phương tiện phòng ngừa và chia sẻ rủi ro. Hệ thống tài chính cung cấp rất nhiều các kênh tiết kiệm thông qua các công cụ tài chính, nhờ đó nhà đầu tư có thể đa dạng hóa danh mục đầu tư của mình nhằm giảm thiểu rủi ro. Một hình thức phòng ngừa rủi ro truyền thống và điển hình đó là bảo hiểm, cho phép người thụ hưởng nhận được một sự đền bù nhất định trong trường hợp có những biến cố xảy ra không như kỳ vọng. Tuy nhiên, phương tiện phòng ngừa và chia sẻ rủi ro trong hệ thống tài chính ngày nay không chỉ dừng lại ở đó. Sự ra đời của rất nhiều các công cụ phái sinh [hoán đổi, quyền chọn, kỳ hạn...] cho phép các chủ thể trong hệ thống tài chính phòng ngừa rủi ro và chia sẻ rủi ro trực tiếp cho nhau. Hơn nữa, một số công cụ như quyền chọn còn cho phép chủ thể tham gia vừa có thể phòng ngừa rủi ro, vừa có thể tìm kiếm lợi nhuận.

Thứ năm, hệ thống tài chính cung cấp các kênh truyền dẫn chính sách kinh tế vĩ mô. Trong nhiều năm trở lại đây, can thiệp vào thị trường tài chính được coi là công cụ chủ đạo của nhà nước trong việc thực hiện các mục tiêu vĩ mô trong từng giai đoạn, chẳng hạn kiềm chế lạm phát, ổn định nền kinh tế hoặc kích thích tăng trưởng, Nhà nước có thể thông qua các công cụ thị trường để can thiệp, như điều chỉnh lãi suất hoặc hạn mức tín dụng, hoặc các công cụ hành chính. Sự can thiệp của nhà nước có tầm quan trọng rất lớn trong sự ổn định của hệ thống tài chính nói riêng và nền kinh tế nói chung, bởi chỉ nhà nước mới có đủ quyền lực và công cụ cần thiết để điều tiết và khắc phục những thất bại của thị trường - nguyên nhân sâu xa gây ra sự bất ổn tài chính.

Tài liệu tham khảo

1. Vũ Duy Hào & Trần Minh Tuấn [2016], Tài chính doanh nghiệp, NXB Đại học kinh tế quốc dân.

2. Phạm Thị Minh Hoa, //tapchicongthuong.vn/bai-viet/he-thong-chinh-sach-tien-te-va-nhung-tac-dong-doi-voi-doanh-nghiep-viet-nam-68802.htm

Tiền tệ [Currency] là gì? Tiền tệ tiếng Anh là gì? Phân tích bản chất và chức năng của tiền tệ? Tiền tệ là thước đo giá trị, dùng để đo lường giá trị của các loại hàng hóa.

Tiền tệ là một phạm trù kinh tế và cũng là một phạm trù lịch sử. Sự xuất hiện của tiền là một phát minh vĩ đại của loài người, nó làm thay đổi bộ mặt của nền kinh tế – xã hội. Vậy tiền tệ là gì, chức năng của tiền tệ sẽ được giải thích trong bài viết sau đây?

1. Tiền tệ là gì?

Tiền tệ là một phạm trù lịch sử, nó là sản phẩm tự phát của nền kinh tế hàng hóa, sản phẩm của sự phát triển các hình thái giá trị. Đồng thời cũng là sản phẩm của sự phát triển mâu thuẫn giữa lao động và phân công lao động xã hội trong sản xuất hàng hóa. Sự ra đời và phát triển của tiền tệ gắn liền với sự ra đời và phát triển của sản xuất và trao đổi hàng hóa.

Theo Mac, tiền tệ là một thứ hàng hoá đặc biệt, được tách ra khỏi thế giới hàng hoá, dùng để đo lường và biểu hiện giá trị của tất cả các loại hàng hoá khác. Nó trực tiếp thể hiện lao động xã hội và biểu hiện quan hệ sản xuất giữa những người sản xuất hàng hóa.

Theo Mác, tiền tệ xuất hiện sau một quá trình phát triển lâu dài của trao đổi và các hình thái giá trị. Quá trình phát triển của các hình thái giá trị để đi đến hình thái giá trị diễn ra như sau:

Hình thái giá trị tương đối – vật ngang giá chung.

Hình thái giá trị toàn bộ hay mở rộng xuất hiện sau lần phân công lao động lần thứ nhất. Lúc này giá trị của vật không chỉ biểu hiện thông qua giá trị sử dụng của một vật mà còn biểu hiện thông qua giá trị sử dụng của nhiều hàng hoá khác.

Hình thái giá trị chung khi sự phân công lao động lần thứ 2, thủ công nghiệp tách rời khỏi nông nghiệp.

Hình thái tiền tệ khi vật ngang giá chung cố định ở một thứ hàng hoá, đó là kim loại [kẽm, đồng, sắt, bạc, vàng] chỉ đến lúc này thì hình thái tiền tệ mới được xác lập và vàng với tư cách là vật ngang giá chung và đã trở thành tiền tệ, gọi là kim tệ.

Kết luận: 

Sự ra đời và tồn tại của tiền tệ gắn liền với sự ra đời và tồn tại của sản xuất và trao đổi hàng hóa. Và trong quá trình này nó xuất hiện vật ngang giá chung.

Vàng, tiền tệ được coi là một hàng hoá đặc biệt.

Theo các nhà kinh tế hiện đại: Tiền được định nghĩa là bất cứ cái gì được chấp nhận chung trong việc thanh toán để nhận hàng hoá, dịch vụ hoặc trong việc trả nợ.

Tiền tệ là tiền khi chỉ xét tới chức năng là phương tiện thanh toán, là đồng tiền được luật pháp quy định để phục vụ trao đổi hàng hóa và dịch vụ của một quốc gia hay nền kinh tế. Vì định nghĩa như vậy, tiền tệ còn được gọi là “tiền lưu thông”. Tiền tệ có thể mang hình thức tiền giấy hoặc tiền kim loại [tiền pháp định] do Nhà nước [Ngân hàng nhà nước, Bộ tài chính…] phát hành, tiền hàng hóa [vỏ sò, gạo, muối, vàng], tiền thay thế [coupon, dặm bay, điểm thưởng, phỉnh poker,…], hoặc tiền mã hóa do một mạng lưới máy tính phát hành [điển hình là Bitcoin].

Khi phân biệt tiền tệ của quốc gia này với tiền tệ của quốc gia khác, người ta dùng cụm từ “đơn vị tiền tệ”. Đơn vị tiền tệ của nhiều quốc gia có thể có cùng một tên gọi [ví dụ: dollar, france…] và để phân biệt các đơn vị tiền tệ đó, người ta thường phải gọi kèm tên quốc gia sử dụng đồng tiền [ví dụ: dollar Úc]. Với sự hình thành của các khu vực tiền tệ thống nhất, ngày nay có nhiều quốc gia dùng chung một đơn vị tiền tệ như đồng EUR.

Tiền tệ là phương tiện thanh toán pháp quy nghĩa là luật pháp quy định người ta bắt buộc phải chấp nhận nó khi được dùng để thanh toán cho một khoản nợ được xác lập bằng đơn vị tiền tệ ấy. Một tờ séc có thể bị từ chối khi được dùng để thanh toán nợ nhưng tiền giấy và tiền kim loại thì không. Tuy nhiên tiền kim loại có thể là phương tiện thanh toán pháp quy bị luật pháp của một quốc gia giới hạn không vượt quá một số lượng đơn vị tiền tệ nào đó tuỳ theo mệnh giá của những đồng tiền kim loại ấy.

Tiền tệ trong tiếng Anh là Currency. Tiền tệ có thể định nghĩa theo nhiều cách như sau:

Quan điểm của Trường phái trọng thương

Tiền tệ đồng nghĩa với sự giàu có. Một quốc gia muốn làm giàu thì phải tích lũy thật nhiều tiền.

Quan điểm của Trường phái trọng nông

Tiền tệ chỉ là một thứ hư tưởng. Tiền chỉ có tác dụng như một chất nhờn bôi trơn hoạt động của guồng máy kinh tế. Bản thân guồng máy đó không hề chịu bất cứ tác động nào của tiền tệ.

Quan điểm của N. Gregory Mankiw

Tiền tệ là một khối lượng tài sản có thể sử dụng ngay để tiến hành giao dịch.

Quan điểm của Frederic S. Mishkin

Tiền tệ là bất cứ cái gì được chấp nhận chung trong việc thanh toán để lấy hàng hóa và dịch vụ hoặc trong việc hoàn trả các món nợ.

2. Phân tích bản chất của tiền tệ:

Tiền được xem là bất cứ cái gì được chấp nhận chung trong thanh toán để đổi lấy hàng hoá, dịch vụ hoặc để hoàn trả các khoản nợ.

Định nghĩa này chỉ đưa ra các tiêu chí để nhận biết một vật có phải là tiền tệ hay không. Tuy nhiên nó chưa giải thích được tại sao vật đó lại được chọn làm tiền tệ. Để giải thích được điều này phải tìm hiểu bản chất của tiền tệ.

Về bản chất, tiền tệ là vật trung gian môi giới trong trao đổi hàng hoá, dịch vụ, là phương tiện giúp cho quá trình trao đổi được thực hiện dễ dàng hơn.

Bản chất của tiền tệ được thể hiện rõ hơn qua hai thuộc tính sau của nó:

Giá trị sử dụng của tiền tệ là khả năng thoả mãn nhu cầu trao đổi của xã hội, nhu cầu sử dụng làm vật trung gian trong trao đổi. Như vậy người ta sẽ chỉ cần nắm giữ tiền khi có nhu cầu trao đổi. Giá trị sử dụng của một loại tiền tệ là do xã hội qui định: chừng nào xã hội còn thừa nhận nó thực hiện tốt vai trò tiền tệ [tức là vai trò vật trung gian môi giới trong trao đổi] thì chừng đó giá trị sử dụng của nó với tư cách là tiền tệ còn tồn tại. Đây chính là lời giải thích cho sự xuất hiện cũng như biến mất của các dạng tiền tệ trong lịch sử.

Giá trị của tiền được thể hiện qua khái niệm “sức mua tiền tệ”, đó là khả năng đổi được nhiều hay ít hàng hoá khác trong trao đổi. Tuy nhiên khái niệm sức mua tiền tệ không được xem xét dưới góc độ sức mua đối với từng hàng hoá nhất định mà xét trên phương diện toàn thể các hàng hoá trên thị trường.

3. Chức năng của tiền tệ:

Tiền tệ là thước đo giá trị, dùng để đo lường giá trị của các loại hàng hóa. Mỗi vật phẩm đều có giá trị khác nhau và được đo lường bằng giá trị của tiền tệ. Giá trị hàng hóa tiền tệ [vàng] thay đổi không ảnh hưởng gì đến chức năng tiêu chuẩn giá cả chức năng của tiền tệ.

– Chức năng là phương tiện trao đổi: Khi tiền tệ xuất hiện, cũng là lúc quá trình trao đổi hàng hóa dần xuất hiện. Hình thức trao đổi trực tiếp dần dần chuyển qua trao đổi gián tiếp thông qua trung giang của tiền tệ. Tiền là vật ngang giá chung, là trung gian làm cho sự trao đổi hàng hoá giữa người này với người khác trở nên thuận lợi hơn. Phương tiện trao đổi là chức năng quan trọng nhất của tiền tệ. Nếu không có chức năng này thì tiền tệ sẽ không còn.

– Chức năng là phương tiện đo lường và tính toán giá trị: Việc đo giá trị hàng hoá dịch vụ bằng tiền cũng giống như việc đo khối lượng bằng cân và đo khoảng cách bằng mét. Đơn vị tiền tệ là một thước do được sử dụng phổ biến trong các quan hệ xã hội. Nhờ chức năng này mà tính chất tiền tệ hoá ngày càng phổ biến trong đo lường sự phát triển của xã hội, đo lường mức sống của con người…Nó đã tạo ra một nền kinh tế mang tính chất tiền tệ.

Tiền làm phương tiện trao đổi chỉ đóng vai trò trong chốc lát. Người ta đổi hàng hóa lấy tiền rồi lại dùng tiền để mua lại hàng hóa mà mình cần. Bản thân tiền giấy không có giá trị vì vậy việc in tiền giấy phải tuân theo quy luật lưu thông tiền giấy.

– Chức năng phương tiện thanh toán. Cùng với tiền quá trình trao đổi hàng hóa giữa người với người được đơn giản hóa đi rất nhiều. Người nông dân có thể bán lúa cho một người thứ ba và dùng tiền thu được để mua công cụ.

– Chức năng phương tiện tích luỹ: Tích luỹ là cơ sở để tái sản xuất và mở rộng sản xuất cho nên nó cũng là cơ sở phát triển kinh tế. Tiền có được chức năng này là vì nó là phương tiện trao đổi, là tài sản có tính lỏng cao nhất. tích lũy. Một phương tiện thanh toán phải giữ được giá trị của nó. Vì vậy hầu như các loại hàng hóa không hư hỏng mới được sử dụng làm tiền, ví dụ vàng hay kim cương. Nếu không có tiền thì người nông dân chỉ có thể trao đổi lúa gạo của mình để đổi lấy các hàng hóa khác đến khi chúng bị hư hỏng.

Vì thế người nông dân nên trao đổi nông phẩm để đổi lấy tiền để tích lũy và bảo toàn được giá trị của nó.

– Chức năng tiền tệ thế giới. Tiền tệ của một nước có chức năng tiền tệ thế giới khi được nhiều nước trên thế giới sử dụng. Làm chức năng tiền tệ thế giới phải là tiền vàng hoặc tiền tín dụng được thừa nhận thanh toán quốc. Tiền tệ thực hiện chức năng tiền tệ thế giới khi tiền tệ thực hiện bốn chức năng thước đo giá trị, phương tiện trao đổi, phương tiện thanh toán, phương tiện tích lũy ở phạm vi ngoài quốc gia, nói cách khác là đồng tiền của một nước thực hiện chức năng tiền tệ thế giới khi tiền của quốc gia đó được nhiều nước trên thế giới tin dùng và sử dụng như chính đồng tiền của nước họ.

Tóm lại, điều kiện quan trọng nhất để cho một vật được sử dụng làm tiền tệ thực hiện các chức năng: thước đo giá trị, phương tiện trao đổi, phương tiện thanh toán, phương tiện tích lũy, tiền tệ thế giới là chúng phải có sức mua ổn định, bền vững, tạo được niềm tin và sự tín nhiệm của dân chúng.

Bản quyền thuộc: Luật Dương Gia
Chuyên mục: Kinh tế tài chính

Video liên quan

Chủ Đề